Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.68 KB, 100 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

NGUYN VN DNG

THựC TRạNG Và NHậN THứC THáI Độ Về TảO
HÔN,
KếT HÔN CậN HUYếT THốNG CủA NGƯờI DÂN
MộT Số
DÂN TộC íT NGƯờI TạI 4 Xã HUYệN MAI SƠN TỉNH


SƠN LA

LUN VN THC S Y T CễNG CNG
Mó s: 60.72.03.01
Hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Phm Vn Trng
2. TS. Lờ c Cng


Thái Bình - 2014



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bè bạn.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thái
Bình cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
NGND.PGS.TS Phạm Văn Trọng, Trưởng khoa Y tế công cộng,
Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
TS. Lê Đức Cường, Giảng viên Bộ môn Dịch tễ học, phó trưởng

Phòng Quản lý Đào tạo đại học, Trường Đại học Y Dược Thái Bình. Những
người thầy đã giành nhiều tâm huyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn một cách
tốt nhất.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y tế
Sơn La và các Trạm y tế của các xã nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong thời gian thu thập số liệu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tôi
- những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, ngày


tháng

năm 2014

Nguyễn Văn Dũng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu,
kết quả của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Dũng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HDDH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá


DS-KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hoá gia đình

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long


KH

Kết hôn

CHT

Cận huyết thống

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


PT

Phổ thông

TH

Tảo hôn

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

UNICEF

United Nations International Children 's Emergency Fund

UNFPA

United Nations Fund For Population Activities


AIHRC

Afghanistan Independent Human Rights Commission


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1.......................................................................................................3

TỔNG QUAN...................................................................................................3
1.1. Tảo hôn trên thế giới và Việt Nam.........................................................3
1.1.1. Khái niệm tảo hôn...........................................................................3
1.1.2. Thực trạng tảo hôn trên thế giới......................................................4
1.1.3. Thực trạng tảo hôn đáng báo động ở Việt Nam...............................6
1.1.4. Nguyên nhân của tảo hôn................................................................7
1.2. Tập quán hôn nhân cận huyết thống trên thế giới và Việt Nam...........10
1.2.1. Khái niệm và các tên gọi...............................................................10
1.2.2. Thực trạng hôn nhân cận huyết thống trên thế giới.......................10
1.2.3. Tập quán hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam..........................12
1.2.4. Nguyên nhân của hôn nhân cận huyết...........................................15
1.3. Một số nghiên cứu về nhận thức, thái độ của người dân về tảo hôn và

kết hôn cận huyết thống...............................................................................17
CHƯƠNG 2.....................................................................................................20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................20
2.1. Địa bàn và đối tượng nghiên cứu.........................................................20
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu........................................................................20
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.....................................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................22
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu.....................................................................22



2.2.3. Biến số và các chỉ số trong nghiên cứu.........................................23
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin....................................................24
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá.......................................................................25
2.2.6. Xử lý số liệu..................................................................................27
2.2.7. Các biện pháp khắc phục sai số.....................................................28
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................28
CHƯƠNG 3.....................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................29
3.1. Thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại địa bàn nghiên cứu
.....................................................................................................................29
3.2. Nhận thức, thái độ của người dân về hôn nhân....................................35
3.3. Nhận thức của cán bộ chính quyền, phụ nữ, dân số và y tế về tảo hôn

và hôn nhân cận huyết.................................................................................46
CHƯƠNG 4.....................................................................................................48
BÀN LUẬN....................................................................................................48
4.1. Thực trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở các dân tộc Mông, Thái,
Mường tại địa bàn nghiên cứu.....................................................................48
4.2. Nhận thức và thái độ của người dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết
.....................................................................................................................56
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................56
4.2.2. Nhận thức của các đối tượng về tảo hôn và hôn nhân cận huyết......61
4.2.2. Nhận thức của các đối tượng về tảo hôn và hôn nhân cận huyết......64
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang


1


ĐẶT VẤN ĐÊ
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đến thế kỷ XX vẫn luôn
được coi là tập quán hôn nhân phổ biến của nhiều dân tộc ở châu Phi, Trung
Đông và Nam Á đặc biệt là ở Khu Đông Nam Á trong đó có Việt Nam [16].
Hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực của các chính phủ và nhiều tổ chức từ
thiện trong thực hiện các chương trình can thiệp, tảo hôn và kết hôn cận huyết
vẫn còn phổ biến và cần phải giải quyết không chỉ ở một châu lục, một cộng
đồng ngôn ngữ, tôn giáo, một xã hội, hay trong một quốc gia [43]. Hàng năm,
tảo hôn đã và đang làm mất đi quyền được học tập, vui chơi của hàng chục
triệu trẻ em gái trên toàn thế giới. Tảo hôn đã làm cho các em gái phải sống
một cuộc sống bị xâm phạm cả về thể xác và tâm hồn, sống trong sự nghèo

đói, thiếu hiểu biết gây ảnh hưởng đến chất lượng sống. Theo kết quả một số
nghiên cứu cho thấy, các cặp vợ chồng tảo hôn sinh con thường bị nhẹ cân
(dưới 2,5kg), còi cọc, phát triển chậm và dị tật bẩm sinh cao hơn so với những
đứa trẻ khác [58]. Việc mang thai và sinh đẻ khi cơ thể người mẹ phát triển
chưa hoàn thiện, chưa đủ các điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng bào thai sẽ
gây những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người mẹ và sự phát triển bình thường
của thai nhi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tử vong
chu sinh và sơ sinh, đẻ non, sơ sinh nhẹ cân, dị dạng, dị tật. Tảo hôn vì vậy đã
trở thành nỗi sợ hãi của phụ nữ và trẻ em gái ở các nước đang phát triển [40].
Cùng với tảo hôn, tập quán hôn nhân cận huyết thống đang tạo ra
những hiểm họa cho tương lai giống nòi của hàng chục triệu gia đình tại nhiều
cộng đồng. Các nghiên cứu đã chứng minh những đứa trẻ sinh ra từ các cặp

vợ chồng hôn nhân cận huyết thống rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền
do sự kết hợp của các gien lặn mang bệnh [37]. Trẻ mắc bệnh có thể bị biến
dạng xương mặt, bụng phình to, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Những gen
lặn bệnh lý ở chồng và vợ kết hợp với nhau còn có thể sinh ra con dị dạng


2

hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt phổ biến là
căn bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia. Vì vậy, người ta gọi các tập quán
hôn nhân như vậy là một vấn nạn của tương lai - cũng là một trong những trở
ngại lớn đối với sự nghiệp phát triển bền vững của nhân loại [32].

Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cùng sinh sống và là một trong những tỉnh
có tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết cao. Theo thống kê của Cục chăm sóc và
bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội năm 2009, tỷ lệ tảo hôn
trong độ tuổi từ 12-19 của nữ lên đến 29,08%, chỉ trong 6 tháng đầu năm
2014 đã thống kê được 255 trường hợp tảo hôn và 26 cặp kết hôn cận huyết.
Kết quả điều tra của Trung tâm Truyền thông và sức khoẻ cũng cho thấy dân
tộc Mông có tỷ lệ tảo hôn cao nhất vùng núi phía Bắc với 33%, dân tộc Thái
chiếm 23,1%, dân tộc Mường chiếm 15,8% [12]. Một trong những nguyên
nhân dẫn đến tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết ở Sơn La còn cao được cho là
do trình độ nhận thức của người dân thấp, còn nhiều quan niệm và phong tục
lạc hậu nhất là người dân thuộc các dân tộc thiểu số (DTTS). Để góp phần tìm
hiểu tình hình tảo hôn và kết hôn cận huyết cũng như nhận thức và thái độ của

người dân ở một số dân tộc về tảo hôn và kết hôn cận huyết tỉnh Sơn La
chúng tôi đề xuất đề tài “Thực trạng và nhận thức thái độ về tảo hôn, kết hôn
cận huyết thống của người dân một số dân tộc ít người tại 4 xã huyện Mai
Sơn tỉnh Sơn La” với hai mục tiêu:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống của người dân
tại 4 xã của huyện Mai Sơn ở tỉnh Sơn La năm 2011 - 2013.
2. Đánh giá nhận thức, thái độ của của người dân một số dân tộc ít
người ở Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tảo hôn trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tảo hôn
Tảo hôn là hiện tượng kết hôn của hai người nam và nữ khi họ chưa
đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, luật pháp mỗi quốc
gia lại quy định về điều kiện kết hôn cũng như tuổi kết hôn khác nhau. Ở
Pháp tuổi kết hôn được pháp luật quy định đối với nam là 18 và với nữ là
16 tuổi, đồng thời pháp luật cũng cấm những người có quan hệ họ hàng
trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau [36]. Tại châu Âu luật công giáo quy
định tuổi kết hôn cho nữ là 14 tuổi, ở Bắc Mỹ các cô gái có thể kết hôn ở

tuổi 15, ở Canada và nhiểu tiểu bang của Hoa Kỳ cho phép kết hôn với trẻ
em dưới sự cho phép của tòa án [43]. Còn ở Anh độ tuổi kết hôn đối với cả
nam lẫn nữ theo pháp luật là qua tuổi 16 và cấm kết hôn giữa những người
họ hàng trong phạm vi 4 đời. Theo Luật Hồi giáo Sharia quy định, các giáo
sĩ Hồi giáo ở mọi nơi đều được kết hôn với những bé gái dưới 15 tuổi. Luật
Hồi giáo còn khẳng định tính hoàn toàn hợp pháp của việc kết hôn với các
bé gái dưới 12 tuổi [60],[39].
Pháp luật Việt Nam coi tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên
hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào
sự phát triển tâm sinh lý của con người và vào các điều kiện KT-XH ở nước
Việt Nam, tại khoản 4 Điều 8 luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam 2000 quy
định “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ

tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật” [35]. Cách giải thích của Luật Hôn
nhân và Gia đình có thể được hiểu theo các quan điểm.


4

Quan điểm thứ nhất, tảo hôn là việc nam nữ lấy vợ lấy chồng có đăng
ký kết hôn nhưng một hoặc cả hai bên chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định
của pháp luật. Theo quan điểm này, tảo hôn là một trường hợp của kết hôn trái
pháp luật tại Khoản 3 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Đây là quan
điểm phổ biến nhất hiện nay. Với quan điểm này, để được coi là tảo hôn phải
thoả mãn hai điều kiện: (1) hai bên nam nữ có đăng ký kết hôn và (2) một

hoặc hai bên vi phạm điều kiện độ tuổi quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn
nhân và Gia đình [4].
Quan điểm thứ hai: Tảo hôn là việc nam nữ lấy vợ lấy chồng không
đăng ký kết hôn và một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định
pháp luật.
Quan điểm thứ ba: Tảo hôn bao gồm cả hai trường hợp trên, là việc
nam nữ lấy vợ, lấy chồng có đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn
nhưng một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tuổi kết hôn đối với nam là 20
và đối với nữa là 18, đồng thời cấm kết hôn giữa những người họ hàng trong
phạm vi 3 đời [35].
1.1.2. Thực trạng tảo hôn trên thế giới

Tảo hôn trên thế giới đang tạo nên một cảnh báo về phát triển bền vững
và vi phạm nhân quyền của các bé gái. Cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc về
quyền của bé gái nhân ngày Quốc tế bé gái (ngày 11/10/2012) cho thấy hiện
nay tình trạng bé gái bị lạm dụng tình dục và tảo hôn đang diễn ra ở rất nhiều
nước trên thế giới, chủ yếu là các nước Trung Đông và Nam Á [41]. Tại
Afghanistan, theo khảo sát của Liên Hợp Quốc có tới 57% nữ giới nước này
kết hôn trước 16 tuổi - là tuổi pháp luật nước này cho phép [46].
Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), tảo hôn rất phổ biến ở
các nước đang phát triển, có đến 1/3 phụ nữ lấy chồng trước tuổi 18. Thống


5


kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) khẳng định ít nhất 1/3 số “em
gái” ở Nigeria lấy chồng khi chưa được 15 tuổi (phổ biến là tuổi 13, có trường
hợp chỉ 9 hoặc 10 tuổi) và 75% lấy chồng trước 18 tuổi [56]. Theo số liệu của
Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Phụ nữ ở Anh (ICRW), năm 2012 có hơn
50 triệu cô dâu trẻ con trên toàn thế giới, và dự kiến sẽ tăng lên đến 100 triệu
trong thập kỷ tới. Với sự phát triển hiện nay, Liên Hợp Quốc ước tính trong
thập kỷ tới có khoảng 1 triệu bé gái sẽ kết hôn trước tuổi 18. Đây là một vấn
đề cảnh báo nghiêm trọng cho nạn tảo hôn trong các cộng đồng các quốc gia
đang phát triển [45].
Ở Yemen và một số nước khác có tỉ lệ tảo hôn cao, người chồng có thể
là một người đàn ông trẻ tuổi nhưng cũng có thể là những người đàn ông góa

vợ ở tuổi trung niên hoặc thậm chí là những kẻ bắt cóc, cưỡng hiếp cô gái
trước rồi sau đó được quyền tuyên bố nạn nhân là vợ mình. Đa số các cô vợ
trẻ trong một ngôi làng ở miền Tây Yemen đều kết hôn trong độ tuổi từ 14-16
và chưa từng được đến trường [57], [50].
Ở Afghanistan, Ủy ban nhân quyền độc lập (AIHRC) của nước này
khẳng định, hơn một nửa số vụ hôn nhân ở tỉnh miền Nam Kandahar là tảo
hôn. Ở Ấn Độ, 46% phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi lấy chồng hoặc sống như vợ
chồng trước tuổi 18, còn ở những khu vực nông thôn, tỷ lệ này có thể là 55%.
Ở Nepal, tỷ lệ tảo hôn là 56%, còn ở Dải Gaza (Palestine), tỷ lệ này cũng
chiếm đến 42%. Đặc biệt, tại Ấn Độ, ngay từ xa xưa, nhiều cô bé đã bị cha
mẹ bắt ép lấy chồng là những người đáng tuổi cha, tuổi ông của các em [52].
Hiện vẫn còn khoảng 40% đám cưới trẻ em trên thế giới đang diễn ra ở nước

này, nhiều em bé gái 5 tuổi ở làng quê nghèo Ấn Độ bị gọi dậy trong đêm và
được người thân bồng tới lễ cưới [38],[49].


6

Trong xã hội Hồi giáo, theo một nhà hoạt động xã hội cho biết, hầu hết
các giáo sĩ Hồi giáo đều kết hôn với các cô bé dưới 12 tuổi. Thậm chí, trước
đây nhà tiên tri Muhammad của cộng đồng này đã kết hôn với một bé gái bảy
tuổi [38]. Điều đáng nói ở đây là hầu hết các bé gái sau khi lấy “chồng”
thường bị bạo hành và nói cách khác là bị lạm dụng tình dục. Đặc biệt là
nhiều bé gái đã phải làm vợ ở tuổi từ 8 đến 11 tuổi, khi cơ thể các em vẫn

chưa phát triển hoàn thiện, do vậy những bé gái này thường dễ bị tổn thương
cả về thể xác lẫn tinh thần [44], [38].
1.1.3. Thực trạng tảo hôn đáng báo động ở Việt Nam
Tảo hôn là một tập quán khá phổ biến trong các cộng đồng dân tộc
thiểu số (DTTS) ở nước ta. Tảo hôn đang diễn ra trên khắp các vùng nông
thôn miền núi, nơi có người DTTS cư trú, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc,
Tây Bắc và Tây Nguyên, trong đó, các tỉnh phía Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao
hơn hẳn các vùng khác với trên 30% [1],[6],[18].
Phụ nữ nông thôn ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long nước
Việt Nam, chủ yếu là phụ nữ người DTTS, có trình độ học vấn thấp là đối
tượng trọng điểm của nạn tảo hôn và kết hôn sớm ở Việt Nam. Bỏ học sớm,
kết hôn sớm và đi làm sớm là ba vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và là

hệ lụy của nhau [21]. Số liệu thống kê về tỷ lệ tảo hôn theo tỉnh trong 3 năm
gần đây (2009 - 2012) đã cảnh báo một thực trạng về tảo hôn như sau:
Tỉnh Sơn La: Theo số liệu thống kê của Chi cục DS - KHHGĐ năm
2010: tỷ lệ tảo hôn của tỉnh cao vào hàng nhất cả nước: xã (Lóng Luông
huyện Mộc Châu) từ năm 2005 đến nay có khoảng 390 cặp kết hôn thì có
đến 204 cặp vợ chồng tảo hôn ở lứa tuổi từ 12 - 17 tuổi, chiếm gần 52%
cặp vợ chồng đã kết hôn; xã Vân Hồ tỷ lệ tảo hôn là 68% so với tổng số
cặp kết hôn, xã Lóng Sập (huyện Mộc Châu) chiếm 49%, các xã Kim Bon,
Tân Lang (huyện Phù Yên) có tỷ lệ tảo hôn từ 25,4 đến 39%, xã Tà Xùa


7


(huyện Bắc Yên) là 35% và Muổi Nọi (huyện Thuận Châu) có tỷ lệ thấp
nhất là 27% [12],[11].
Tỉnh Lai Châu: Theo số liệu Chi cục DS - KHHGĐ năm 2012, với
khoảng gần 1/3 dân số nam và nữ 15 – 19 tuổi đã từng kết hôn, đưa con số
toàn tỉnh có hơn 35% số cặp vợ chồng DTTS kết hôn theo hủ tục tảo hôn [21].
Tỉnh Lào Cai: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2006 - 2010
có 952 cặp tảo hôn. Trong đó, huyện Sapa là 36,2% (453/1.251 cặp); Si Ma
Cai: 6,2% (52/826 cặp)... Còn tại xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai)
1 năm (2011) có đến 21 cặp vợ chồng tảo hôn, độ tuổi phổ biến từ 14 đến 17
tuổi, thậm chí có em 13 tuổi đã lập gia đình. Nạn tảo hôn xảy ra ở hầu hết các
thôn, bản, nhiều nhất là ở cộng đồng người Mông, Thái, Phù Lá…nhiều

trường hợp có trẻ chỉ mới học lớp 5 đã phải nghỉ học ở nhà lấy chồng [5].
Tỉnh Kon Tum: Theo báo cáo của xã Rờ Cơi, huyện Sa Thầy, Kon Tum,
thì nhiều em chỉ khoảng 13 tuổi đã lấy chồng, 14 tuổi sinh con đầu lòng. Tình
trạng trẻ em bỏ học, tảo hôn chính quyền địa phương không biết và đến khi
biết thì việc đã lập gia đình riêng. Rất nhiều em năm nay mới 19 tuổi đã có
hai đứa con, con đầu chỉ gần 4 tuổi [15].
1.1.4. Nguyên nhân của tảo hôn
Các chuyên gia phân tích, có nhiều nguyên nhân khác nhau và khá
phức tạp ở các cộng đồng, dẫn đến vấn nạn tảo hôn ngày càng tăng. Tuy
nhiên, nguyên nhân chủ yếu là tập tục truyền thống và sự thiếu hiểu biết của
phụ nữ ở các nước đang phát triển [2].
1.1.4.1. Trên thế giới

Ở một số quốc gia, tảo hôn là một phong tục truyền thống phổ biến
[48] bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác bổ sung làm tăng tỷ lệ tảo
hôn, đó là:


8

- Tăng cường sức mạnh và vị thế gia đình: ở nhiều gia đình không có vị
thế, cuộc hôn nhân của cô con gái nhiều khi sẽ cải thiện được vị thế và củng
cố được liên minh gia đình.
- Lý do về kinh tế: thông thường cuộc tảo hôn là cuộc trả nợ, gả bán
hoặc bù cho những tổn thất do thiên tai để duy trì sự sống cho cả gia đình

cô dâu. Ở hạ Sahara châu Phi, gia đình cô dâu nhận được đồ thách cưới có
giá trị nhiều khi là gia súc từ gia đình chú rể. Ở Ấn Độ, nơi những gia đình
nghèo phải vay nợ để lo một khoản hồi môn cho gia đình chú rể khi cho
con gái lấy chồng, số tiền họ phải trả sẽ ít hơn nếu cô gái còn trẻ. Một lý do
khác là nhiều gia đình muốn tránh cho con gái họ bị xâm hại tình dục, nên
thường cho con gái lấy chồng sớm [47]. Chính vì vậy, gả chồng sớm còn là
sự đảm bảo trinh tiết cũng như giá trị của cô dâu cũng như sự bảo vệ giá trị
và danh dự của gia đình [47].
- Nguyên nhân tảo hôn còn do những quan điểm lạc hậu, bất bình
đẳng giới, có quan niệm con gái chỉ cần đảm nhiệm thiên chức làm mẹ, nuôi
con. Nếu được gả chồng sớm, người con gái sẽ sớm trưởng thành và thích
nghi tốt hơn với những hoàn cảnh kinh tế nhà chồng [42].

1.1.4.2. Ở Việt Nam
Những nguyên nhân của nạn tảo hôn đã đề cập trên thế giới cũng xuất
hiện ở Việt Nam, hay gặp nhất là nguyên nhân do những tập tục của các cộng
đồng DTTS [25]. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Nghèo đói, thất học, thiếu hiểu biết được coi vừa là nguyên nhân, vừa
là hệ quả của nạn tảo hôn. Bên cạnh đó trình độ học vấn thấp cũng có những
tác động đến việc kết hôn sớm nhất là đối với nữ, khi người phụ nữ có học
vấn càng cao thì tỷ lệ kết hôn sớm càng thấp và những phụ nữ có trình độ học
vấn thấp thì tỷ lệ kết hôn sớm càng cao [7].


9


Đối với đồng bào dân tộc miền núi thì nhu cầu về lao động là động cơ
quan trọng dẫn đến kết hôn sớm. Theo kết quả điều tra "Một số đặc điểm về
hôn nhân và gia đình của dân tộc H’Mông và Thái tại Lai Châu và Cao Bằng"
do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện năm 2009 cho thấy lý do này
chiếm tới 54%. Báo cáo cũng cho thấy trong hầu hết các trường hợp kết hôn
sớm tuổi người vợ luôn lớn tuổi hơn tuổi của người chồng. Điều này phản ánh
rõ về động cơ cần thêm lao động ở gia đình nhà trai và xuất phát từ thực tế
đời sống còn nhiều khó khăn của người dân các DTTS”. Như vậy, việc kết
hôn sớm có liên quan đến các yếu tố về bỏ học đi làm sớm, nhóm dân tộc ít
người và những trường hợp này rơi vào phụ nữ nhiều hơn [11], [21].
Không có việc làm cũng là yếu tố góp phần làm tỷ lệ kết hôn sớm tăng,

những trường hợp có việc làm thì khả năng kết hôn sớm thấp hơn người
không có việc làm, khác biệt này ở nam giới rõ hơn nữ giới [30].
Pháp luật của Việt Nam chưa nghiêm và vấn đề thực thi pháp luật hôn
nhân và gia đình chưa nghiêm túc. Người Kdong và người B’râu ở xã Bờ Y
luôn xem chuyện kết hôn của người dân nơi đây là do tổ tiên truyền con nối
cháu, chứ không theo luật pháp. Do vậy những phụ nữ và nam giới ở đây cứ
đến tuổi dậy thì là kết hôn [33].
Sự chấp nhận của phụ nữ và sự bao che của cộng đồng. Trên thế giới, ở
nhiều quốc gia đã xảy ra nhiều sự phản đối của phụ nữ và của cộng đồng đối
với việc tảo hôn. Ở việt Nam, sự phản đối này chỉ xuất hiện từ các cơ quan
chức năng địa phương và những tổ chức chăm sóc sức khỏe bé gái, cộng đồng
thì thường là bao che ủng hộ, còn các cô gái luôn hãnh diện khi lấy được

chồng sớm hơn người khác. Điều này cho thấy trình độ dân trí của người dân
thấp, nhận thức pháp luật của người dân về Luật Hôn nhân và Gia đình còn
hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu, bản thân người dân không vượt qua được
chính những hủ tục của địa phương [27].


10

Nhiều gia đình chưa quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của
các bé gái mà phó mặc cho xã hội. Một số gia đình cũng chưa quan tâm đến
việc giáo dục giới tính cho con nên khi xảy ra sự cố có thai ngoài ý muốn
cha mẹ phải tổ chức đám cưới vì bọn trẻ đã "lỡ yêu nhau"… đây cũng là

một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ tảo hôn ở các địa phương
hiện nay [15].
1.2. Tập quán hôn nhân cận huyết thống trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Khái niệm và các tên gọi
Hôn nhân cận huyết thống là hình thức hôn nhân nội tộc, là hôn nhân
giữa các cặp vợ chồng trong cùng một họ hàng, hay nói cách khác là hôn nhân
giữa những người có cùng dòng máu trực hệ [61]. Đó có thể là hôn nhân anh
chị em họ chéo, hôn nhân anh chị em họ song song tức hôn nhân con anh/chị
với con em [55]. Vì vậy, trên thế giới còn gọi là hôn nhân bà con hay hôn
nhân giữa anh em họ (cousin marriage) - đây là cách hôn nhân phổ biến trong
các cộng đồng Hồi giáo từ xưa đến nay. Hôn nhân cận huyết thống còn dẫn
tới loạn luân khi các anh chị em ruột trong gia đình kết hôn lẫn nhau. Điều

này cũng đã từng xảy ra từ xa xưa. Thời Ai Cập cổ đại, Nữ hoàng Cleopatra
nổi tiếng cũng lấy em trai ruột làm chồng [45].
1.2.2. Thực trạng hôn nhân cận huyết thống trên thế giới
Hôn nhân cận huyết thống đã từng tồn tại trong đời sống xã hội loài
người từ thời sơ khai. Chế độ mẫu hệ từ thời xa xưa và gần đây là nhất chế độ
phong kiến đã từng coi hôn nhân cận huyết thống như một hiện tượng bình
thường trong đời sống xã hội. Hôn nhân cận huyết cũng là điều phổ biến ở các
hoàng gia từ phương Đông sang phương Tây vào thời xa xưa. Hôn nhân theo
cách đó thường là giữa các anh chị em họ, thậm chí giữa chú cháu kết hôn
trong hoàng tộc để duy trì sự nối dõi ngai vàng và bảo vệ uy quyền dòng họ
vẫn là chuyện không lạ [45],[59].



11

Ở một số triều đại phong kiến, kết hôn trong họ là một cách gìn giữ
sự trong sạch dòng máu hoàng tộc và để duy trì quyền lực. Hapsburg là một
triều đại từng thống trị hơn 500 năm ở châu Âu, trên khắp vùng lãnh thổ,
các quốc gia lớn như: Áo, Hungary, Bỉ, Hà Lan, Đức ngày nay. Tuy nhiên,
người ta không ngờ rằng chính phong tục cổ hủ này lại là nguyên nhân dẫn
tới sự hủy diệt [61],[34].
Các nhà khoa học sau này đã phát hiện ra rằng các thế hệ thừa kế ngai
vàng đều lần lượt mắc phải những căn bệnh kỳ lạ, liên quan đến đột biến gen
do quan hệ hôn nhân cùng huyết thống, mà ngày nay đôi khi được gọi là quan

hệ "loạn luân" giữa anh chị em ruột, hoặc giữa cha mẹ và con cái. Cha của
vua Charles, vua Philip IV đồng thời là chú của mẹ Charles. Còn ông nội của
ông, vua Philip II đồng thời là chú của bà nội Charles. Chính quan hệ hôn
nhân trong họ đã khiến chứng bệnh này di truyền từ đời này sang đời khác và
ngày càng nghiêm trọng [60].
Ở các vương triều Ai Cập cổ đại, anh chị em ruột cũng đã thành vợ
chồng - chuyện đó lại trở thành câu chuyện loạn luân. Xã hội Ai Cập thời các
Pharaon không phải là xã hội duy nhất trong lịch sử có hiện tượng loạn luân
trong hoàng gia. Theo truyền thống của dòng họ Ptolemy, dòng họ của
Cleopatra, các nữ hoàng không được phép cai trị một mình mà chỉ được đồng
cai trị với một người đàn ông và chỉ đóng vai trò phụ thuộc vào người nam
giới đó. Chính vì vậy khi vua cha qua đời, Cleopatra đã lên ngôi ở tuổi 18 và

cùng ngồi trên ngai vàng với em ruột mình là Ptolemy 13 với tư cách khi đó
là chồng của Nữ hoàng [46].
Gần đây, khi đi tìm câu trả lời cho những căn bệnh di truyền trong gia
tộc Darwin, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng, nó xuất phát từ những
cuộc hôn nhân cận huyết giữa các thành viên trong gia tộc này. Manh mối đầu
tiên được tìm thấy là cuộc hôn nhân giữa Charles Darwin với chính người chị


12

họ của ông, Emma Wedgwood. Nó mở đầu cho một chuỗi bi kịch gia đình
ông ở các thế hệ sau. Đó là tỷ lệ vô sinh và chết non ở những đứa trẻ trong gia

đình Darwin sau này [60],[53].
Nghiên cứu liên ngành y sinh - xã hội học gần đây cho thấy, hôn
nhân cận huyết thống còn tồn tại khá phổ biến ở thế giới Hồi giáo và các
nước đang phát triển châu Phi: khu vực Nubia (phía Nam Ai Cập) vẫn là
nơi có tỷ lệ hôn nhân cận huyết cao nhất thế giới với mức 80% các cuộc
hôn nhân hiện nay; Tập tục này cũng rất phổ biến ở một số cộng đồng các
quốc gia Nam Á và Trung Đông khác: ở Pakisstan có tới trên 70% các cuộc
hôn nhân được coi là cận huyết [46]. Đặc biệt, người ta đã ước tính rằng ít
nhất 55% người Anh gốc Pakistan đã kết hôn với người anh em họ thứ nhất
của mình; Ả Rập Saudi có tới 67% hôn nhân cận huyết; ở Kuwait và Jordan
có tới 64%; 63% ở Sudan, 60% ở Iraq, 54% ở Qatar và Tiểu vương Quốc Ả
Rập, 48% ở Libya, 47% ở Mauritania, 46% ở cộng đồng Bahrain, 45% ở

Yemen, 40% ở Syria, 39% ở Tunisia, 34% ở Algeria, 33% 42% ở
Lebanon…[56]. Tuy nhiên, sự kết hôn với một người nào đó trong chính
gia đình gây ra một nguy cơ về rối loạn di truyền gen lặn đối với sự sống
của đứa trẻ sinh ra do cận huyết thống [51],[54].
1.2.3. Tập quán hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam
Tình trạng hôn nhân cận huyết thống đang là một vấn đề đáng lo ngại ở
các tỉnh vùng cao. Tại nhiều bản vùng cao ở nước ta, nơi cư trú của đông
đồng bào DTTS, tình trạng hôn nhân cùng, cận huyết thống vẫn còn diễn ra
khá phổ biến [1].
Theo thống kê của trung tâm nghiên cứu và phát triển dân số (Tổng cục
Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế), tại một số dân tộc như Lô Lô, Hà
Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, Chứt… và đặc biệt là các dân tộc Si La

(Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Mông Xanh (Lào Cai), Rơ


13

Mân, Brâu (Kon Tum) thì cứ 100 trường hợp kết hôn thì có 10 trường hợp là
hôn nhân cận huyết thống [10],[3]. Cũng theo tài liệu khảo cứu của trung tâm
này, thì có vùng đồng bào dân tộc vẫn áp dụng hôn nhân cận huyết thống một
cách triệt để đến mức, chỉ cho phép những người trong cùng họ hàng, huyết
thống lấy nhau, nếu vi phạm sẽ bị phạt [24].
Theo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng: Tình trạng hôn
nhân cận huyết thống xảy ra nhiều nhất đối với dân tộc Thái (64%), Mông

(61%); ít nhất là dân tộc Tày cũng chiếm 23%. nhiều nhất tại ba huyện Bảo
Lạc, Nguyên Bình và Thông Nông, chiếm 45%. Ở miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên phổ biến nhất là hôn nhân con cô - con cậu, tức là hôn nhân giữa con
của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái. Theo thống kê của Tổng
cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Trong 5 năm trở lại đây, tại 13 tỉnh miền
núi, số cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống có xu hướng gia tăng ở các tỉnh
có đông đồng bào DTTS. Ước tính, trung bình mỗi năm ở nước ta có thêm ít
nhất là hơn 100 cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống. Tình trạng này đã và
đang diễn ra tương đối phổ biến tại các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai,
Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái... Năm 2012, Tổng cục dân số đã
thực hiện khảo sát tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở 44 xã của 9 huyện
thuộc tỉnh Lào Cai và đã phát hiện 224 cặp kết hôn cận huyết. Trong đó, có

221 cặp là con bác lấy con dì; con chị gái lấy con em trai, cháu lấy dì, chú lấy
cháu, cháu lấy dì/cô/chú [21]. Đây là một trong những nguyên nhân làm suy
thoái chất lượng giống nòi, làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số và nguồn
nhân lực của các tỉnh miền núi nước ta. Theo báo cáo của Chi cục dân số Lào
Cai, một cặp có tới 3 con đầu sinh ra đều bị dị dạng bẩm sinh và chết sơ sinh;
một cặp khác sinh con ra đều bị bại liệt. Tại xã Bản Liền, huyện Bắc Hà,
thuộc tỉnh Lào Cai, có một cặp kết hôn trực hệ sinh được 3 con, nhưng 2 cháu
đầu sinh ra đều rất yếu ớt và chúng chỉ sống được vài tháng, cháu thứ 3 bị mù,


14


câm và điếc.... Đó là chưa tính đến một số nơi, trẻ em do các cặp tảo hôn, kết
hôn cận huyết khi sinh ra không được làm khai sinh, dẫn đến vô số những hệ
lụy khác khi các em đến trường [20].
Ở Yên Bái, tại các xã có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống cho
thấy trình độ dân trí của người Mông ở các xã của huyện Trạm Tấu còn hạn
chế, một số phong tục tập quán lạc hậu, thói quen sinh hoạt không phù hợp
vẫn chưa được xóa bỏ triệt để, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
còn diễn ra phổ biến, dẫn đến đẻ dày, đẻ nhiều đã làm cho tỷ lệ sinh giảm
chậm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giống nòi, tỷ lệ suy dinh dưỡng
thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2011 chiếm tới 45%. Vấn đề tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Trạm Tấu hiện nay vẫn còn rất
phức tạp, từ năm 2011 đến đầu năm 2012, trên địa bàn các xã có 207 cặp kết

hôn thì có tới 45 cặp tảo hôn và 4 cặp hôn nhân cận huyết thống [22].
Ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, nơi có 90% dân số là người Mường,
địa phương vốn là "điểm nóng" của tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Có
tình trạng này, theo một cán bộ dân số của huyện Kim Bôi, là do người dân cứ
thấy "ưng cái bụng" là nên vợ, nên chồng, không qua cán bộ tư pháp hoặc
chính quyền xã để đăng ký kết hôn [29],[23].
Ở các bản làng vùng cao của tỉnh Sơn La, nạn tảo hôn và kết hôn cận
huyết thống diễn ra khá phổ biến. Theo số liệu thống kê của Chi cục Dân sốKế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La, trong ba năm (2007 - 2009) có 6.258 cặp
vợ chồng tảo hôn, chiếm 23,3% trong tổng số cặp vợ chồng kết hôn; có 783
trường hợp kết hôn cận huyết thống, chiếm 2,7% so với tổng số cặp kết hôn
tại địa bàn [12]. Mặc dù đã có mô hình thí điểm triển khai thực hiện mô hình
can thiệp giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại địa bàn 26 xã và

11 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (3 năm từ 2009 - 2012). Tuy nhiên, tình
trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống vẫn còn ở mức cao. Riêng năm


15

2012, có 265 trường hợp tảo hôn, 12 trường hợp kết hôn cận huyết thống xảy
ra trong địa bàn các xã đang thực hiện thí điểm mô hình này [17].
1.2.4. Nguyên nhân của hôn nhân cận huyết
Hôn nhân cận huyết thống giữa những người Hồi giáo đã diễn ra từ hơn
1400 năm về trước, cho tới nay đã hơn 50 thế hệ, kể từ khi tiên tri của họ cho
phép cuộc hôn nhân anh em họ đầu tiên của mình. Đối với nhiều người Hồi

giáo, hôn nhân được coi như là một sự thực thi nghi thức tôn giáo của họ.
Trong nhiều cộng đồng Hồi giáo, hôn nhân cận huyết thống có nguồn gốc từ
lịch sử xã hội từ xa xưa, khi ông cha họ cũng đã từng quen với việc cho con
mình kết hôn với con gái hoặc con trai của một người anh em họ của mình và họ cho là câu chuyện xã hội bình thường [38].
- Ở Việt Nam, những người dân tộc có hôn nhân cận huyết thống lý giải
rằng: Hôn nhân theo cách này mới đảm bảo tài sản được lưu giữ trong gia
đình. Tổ tiên nhiều cộng đồng DTTS truyền lại rằng, lấy trong họ tộc để
không mang của cải sang họ khác.... nhiều cộng đồng có phong tục, dù là con
trai đi lấy vợ, con gái đi lấy chồng thì gia đình đều phải chia tài sản cho họ
mang đi. Người dân không muốn chia tài sản cho người ngoài nên đành kết
hôn với những người anh em, họ hàng để đỡ phải chia tài sản [14].
- Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Công dân

các dân tộc được hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện nhưng cấm kết hôn
giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời” [35]. Ngoài yếu tố đạo đức và phong tục, việc cấm kết
hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ nhằm duy trì sự cường tráng
của thế hệ sau là cần thiết. Nhưng vấn đề kết hôn cận huyết thống khó tiếp
cận, quản lý hơn tại các cộng đồng dân tộc thiểu số vì người dân ở đây hầu
hết đều sống theo hủ tục này [28]. Nó trở thành một phần trong đời sống văn
hóa của dân tộc đó nên rất khó để xóa bỏ trong thời gian ngắn. Trong quan


16


niệm của họ, vấn đề này được xử lý ở góc độ tình cảm, thói quen chứ không
hề xem xét đến khía cạnh luật pháp [30].
- Đồng bào DTTS ở Việt Nam thường sống ở vùng sâu vùng xa, vùng
biên giới, nơi giao thông đi lại khó khăn nên vấn đề tuyên truyền đến với
người dân còn hạn chế. Vì thế, để chuyển biến nhận thức của dân về tình
trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại thời điểm này là vấn đề rất khó
khăn, yêu cầu phải có thời gian nhất định [19].
- Nguyên nhân để người dân vùng sâu vùng xa không biết được những
hệ lụy nghiêm trọng từ cuộc hôn nhân của họ gây ra - một phần lớn thuộc về
thiếu sót của ngành truyền thông. Có thể trong kinh tế thị trường, những nhà
truyền thông đã phải dành nhiều quan tâm hơn cho công tác quảng cáo, nơi có
thể thu được những khoản lợi nhuận nhất định cho nên công tác truyền thông

dân số có phần chưa được quan tâm [27].
- Ngoài ra, cán bộ dân số của các địa phương vùng cao còn ít về số lượng
và yếu về chất lượng. Cán bộ tại các địa phương vùng cao đang quá sức thực
thi nhiệm vụ này, khi ngân sách cho công tác phí rất eo hẹp, lương không đủ
để hàng ngày đường mới đến được bản nhưng không có xăng để đổ vào xe,
không có cơm nắm để mang theo ăn đường [25].
- Một nguyên nhân nữa là pháp luật hôn nhân gia đình ở nước ta chưa
được thực hiện chặt chẽ và cả những người thực thi pháp luật ở các địa
phương cũng chưa được nghiêm ngặt. Việc quản lý đăng ký kết hôn cho các
cặp vợ chồng đủ tuổi kết hôn theo luật hôn nhân tại các xã chưa thật sự khoa
học, việc tuyên truyền về những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống cho đồng bào DTTS còn hạn chế, nên vẫn còn rất nhiều trường hợp tảo

hôn và hôn nhân cận huyết thống xảy ra ở các địa phương. Bên cạnh đó, cơ
chế xử phạt cũng chưa rõ ràng, còn nể nang, bao che vì chạy theo thành tích
của tập thể [21].


×