Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và
nguyên nhân tăng huyết áp kháng trị
Đặng Duy Quý*
Nguyễn Đức Công**
Nguyễn Oanh Oanh*
Tóm tắt
Nghiên cứu 102 bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA), trong đó 50 BN THA kháng trị (THAKT),
điều trị tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện 103 từ tháng 9 - 2005 đến 6 - 2008. THA khi huyết áp (HA)
140/90 mmHg; THAKT: tất cả BN dùng 3 thuốc chống THA từ 5 - 10 ngày, nhng HA vẫn 140/90 mmHg.
Những yếu tố nguy cơ của THAKT là: rối loạn lipid máu (54%); hút thuốc (42%); THA độ 3 và giai
đoạn 3 (54%). Đã phát hiện 14 BN THAKT và có biến chứng, suy thận 50%, BN dùng thuốc kết hợp
50%, dùng erythropoetin 30%, tỷ lệ BN không tuân thủ phơng pháp điều trị 56% và 38% ăn mặn.
* Từ khoá: Tăng huyết áp kháng trị; Yếu tố nguy cơ; Nguyên nhân.
Study of risk factors and causes of
resistant hypertention
Summary
We studied 102 patients hypertension, 50 patients with resistant hypertension treated in the A2,
Hospital 103 from 9 - 2005 to 6 - 2008. Hypertension: blood pressure 140/90 mmHg. Resistant
hypertension: all patitents used 3 anti-hypertensive drugs but blood pressure of patients 140/90 mmHg.
Risk factors of resistant hypertension are as follows: dyslipidemia (54%), cigarette smoking
(42%), hypertension with 3
rd
degree and stage III: 54%.
We found 14 causes of resistant hypertension and complications: renal failure was 50%, the
patients were using the associated drugs was 56%, with erythropoetin 30%, the prevalence of
undiscipline patients was 56%, salty diet 38%.
* Key words: Resistant hypertension; Risk factors; Causes.
Đặt vấn đề
Tăng huyết áp kháng trị (hoặc THA kháng thuốc) (resistant hypertension) đợc xác định
khi đã sử dụng một phác đồ điều trị với ít nhất 3 loại thuốc phối hợp, với liều thích hợp bao
gồm 1 loại thuốc lợi tiểu liên tục trong 5 - 10 ngày vẫn không đạt đợc HA mục tiêu là 100/80
- 140/90 mmHg) [3, 5, 7].
THAKT chiếm 2 - 5% số BN bị THA [9]. Theo Sandra J (2000), tỷ lệ kháng trị ở các
phòng khám < 1%, còn các phòng khám chuyên khoa THA là 11 - 13% [1]. Tuy nhiên, một
số nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ THAKT thay đổi ở mức cao (5 - 30%), tùy theo phát hiện ở
phòng khám đa khoa hay bởi các bác sỹ chuyên khoa [2, 9].
* Bệnh viện 103
**Bệnh viện Tim Thống nhất
Phản biện khoa học: GS. TS. Nguyễn Phú Kháng
Hiện nay, khoảng 25% dân số thế giới bị THA và sẽ có nhiều ngời đợc cho là
THAKT.
Tại Việt Nam, THAKT hầu nh mới chỉ đợc các bác sỹ chuyên ngành tim mạch quan
tâm. Việc xác định nguyên nhân và đặc điểm THAKT sẽ giúp nâng cao kết quả điều trị và dự
phòng. Nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị THAKT, làm giảm tỷ lệ biến chứng gây tàn phế,
đặc biệt là tử vong của THA nói chung và THAKT nói riêng, chúng tôi nghiên cứu đề tài này
nhằm: Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của THAKT.
đối tợng và phơng pháp nghiên cứu
1. Đối tợng nghiên cứu.
102 BN THA, điều trị tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện 103 từ tháng 9 - 2005 đến 6 - 2008,
chia làm hai nhóm:
- Nhóm 1: 50 BN THAKT (25 BN THA vô căn và 25 BN THA có suy thận).
- Nhóm 2: 52 BN THA không kháng trị (nhóm chứng), thấp nhất 30 tuổi, cao nhất 79 tuổi.
* BN THAKT: dùng kết hợp 3 loại thuốc chống THA, trong đó có 1 thuốc lợi tiểu trong 10
ngày mà chỉ số HA 140/90 mmHg.
* BN THA: có HA 140/90 mmHg.
2. Phơng pháp nghiên cứu.
Mô tả, điều tra cắt ngang, hồi cứu kết hợp với tiến cứu.
Thu thập và xử lý số liệu bằng phơng pháp thống kê y học theo chơng trình Epi.info
6.04.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Bảng 1: Tuổi BN nghiên cứu
Tuổi
Nhóm THA
(n = 52)
Nhóm THAKT
(n = 50)
p
30 - 39 2 (4,0) 4 (7,69) > 0,05
40 - 49 12 (24,0) 13 (25,0) > 0,05
50 - 59 16 (32,0) 19 (36,54) > 0,05
60 - 69 13 (26,0) 12 (23,08) > 0,05
70 - 79 7 (14,0) 4 (7,69) > 0,05
57,22 11,64 54,43 10,94
> 0,05
Lứa tuổi mắc bệnh cao nhất tập trung trong độ tuổi 50 - 59 ở cả 2 nhóm. Tuổi trung bình
của nhóm THA 57,22 11,64, cao hơn nhóm THAKT (54,43 10,94), khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy (2007):
nhóm tuổi hay gặp THAKT là 62,5 15,4. Yu Hua Liao và CS (2005): tuổi trung bình là 54,3
13, còn Cuspidi và CS (2001): tuổi trung bình 57 10.
Bảng 2: Các yếu tố nguy cơ.
Yếu tố nguy cơ
Nhóm THA
(n = 52) (%)
Nhóm THAKT
(n = 50) (%)
p
Tiền sử gia đình
(THA)
12 (23,07) 8 (16,0) > 0,05
Stress 5 (9,6) 6 (12,0) > 0,05
Chế độ và tập
quán ăn mặn
12 (23,07) 9 (18,0) > 0,05
Béo (BMI) 25
16 (30,77) 11 (22,0) > 0,05
Uống rợu 9 (17,31) 10 (20,0) > 0,05
Nam 55 - 60 tuổi,
nữ tuổi tiền mãn kinh
15 (28,85) 13 (26,0) > 0,05
Tăng lipid máu 11 (21,15) 27 (54,0) < 0,05
Đái tháo đờng 9 (17,30) 17 (34,0) > 0,05
Hút thuốc lá 8 (15,38) 21 (42,0) < 0,05
Suy thận 0 25 (50,0%) < 0,001
THAKT gặp đầy đủ các yếu tố nguy cơ nh THA, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong số các yếu tố nguy cơ của cả 2 nhóm, 3 yếu tố là tăng lipid,
hút thuốc và suy thận ở nhóm THAKT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm THA (p <
0,05).
- Theo nghiên cứu ở Framingham, rối loạn chuyển hóa lipid máu đóng vai trò quan trọng
trong vữa xơ động mạch. Béo phì là yếu tố dự đoán thứ nhất ở những BN có THA tâm trơng,
thứ hai đối với THA tâm thu [10]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 54% BN THAKT có tăng
lipid máu tơng tự kết quả của Nguyễn Văn Duy (2007). Sự khác biệt về tăng lipid máu giữa
2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nh vậy, tăng lipid máu là một trong các yếu tố nguy
cơ gây THAKT. Tỷ lệ BN có BMI > 40 phải dùng 3 - 4 thuốc chống THA cao hơn ngời có
BMI < 25 là 3,2 lần [6, 10].
- Số BN hút thuốc ở nhóm THAKT cao hơn có ý nghĩa nhóm THA (p < 0,05). Nh vậy, hút
thuốc lá cũng là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ THAKT, theo chúng tôi điều này rất có ý nghĩa đối
với các bác sỹ trong việc t vấn cho BN về tác hại của thuốc lá.
Bảng 3: Số yếu tố nguy cơ trên một BN.
Số yếu tố
nguy cơ
Nhóm THA
(n = 52) (%)
Nhóm
THAKT
(n = 50) (%)
p
1 yếu tố 8 (15,38) 1 (2,0) > 0,05
2 yếu tố 18 (34,62) 21 (42,0) > 0,05
3 yếu tố 17 (32,69) 13 (26,0) > 0,05
4 yếu tố
9 (17,31) 15 (30,00) > 0,05
Tổng 52 (100) 50 (100)
Số yếu tố nguy cơ trên 1 BN ở cả 2 nhóm tơng đơng nhau, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Chúng tôi nhận thấy, tất cả các trờng hợp THAKT đều có ít nhất
1 yếu tố nguy cơ tác động. Càng nhiều yếu tố tác động trên 1 BN, càng dễ bị THAKT, tuy
nhiên không thấy khác biệt về các yếu tố nguy cơ giữa 2 nhóm nghiên cứu.
Bảng 4: Liên quan giữa yếu tố hút thuốc và tăng lipid máu với giai đoạn THA.
Nhóm THA
(n = 52)
Nhóm THAKT
(n = 50)
Giai
đoạn
Hút
thuốc
n (%)
Tăng
lipid
n (%)
Hút
thuốc
n (%)
Tăng
lipid
n (%)
p
Giai
đoạn I
2
(3,85)
3
(5,76)
0 0
Giai
đoạn II
3
(5,76)
5
(9,61)
8
(16,0)
10
(20,0)
> 0,05
Giai
đoạn III
3
(5,76)
3
(5,76)
13
(26,0)
17
(34,0)
< 0,05
Tổng 8
(15,38)
11
(21,15)
21
(42,0)
27
(54,0)
< 0,05
THA giai đoạn 3 ở BN THAKT có liên quan tới yếu tố tăng lipid máu so với nhóm THA (p <
0,05).
* Nguyên nhân gây THAKT:
BN không tuân thủ đúng cách điều trị: 28 BN (56%); liều lợi tiểu quá thấp: 2 BN (4,0%);
dùng hormon vỏ thợng thận và hormon đồng hóa: 23 BN: (46%); dùng thuốc chống THA với
NSAIDs: 4 BN (8,0%); uống rợu: 9 BN (18,0%); hút thuốc: 11 BN (22,0%); sử dụng
erythoropoetin: 18 BN (36,0%); suy thận mạn tính: 25 BN (50,0%); dùng thuốc đông y có
cam thảo: 6 BN (12,0%); ăn mặn: 19 BN 938,0%); đau mạn tính: 4 BN (8,0%); THA ngời
già: 2 BN (4,0%); sử dụng bao quấn thông thờng cho cánh tay ngời béo: 8 BN (16,0%);
hẹp động mạch thận: 4 BN (8,0%).
Nguyên nhân hay gặp nhất ở BN THAKT là không tuân thủ điều trị (56%), cao hơn của
Nguyễn Văn Duy (43,1%). Việc sử dụng thuốc chống THA phối hợp với NSAIDs thờng làm
giảm kiểm soát HA. Các thuốc NSAIDs làm tăng HA trung bình lên 5 mmHg [8], làm giảm tác
dụng của thuốc lợi tiểu, chất ức chế men chuyển và chẹn thụ cảm thể angiotensin [5].
Kết luận
- ở nhóm THAKT, tỷ lệ tăng lipid máu (54,0%) và hút thuốc (42,0%) cao hơn có ý nghĩa
so với nhóm THA (21,15% và 15,13%) (p < 0,05).
- Các yếu tố nguy cơ này thờng gặp ở THA độ III, giai đoạn III (54,0%); THA kịch phát,
khác biệt có nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Nguyên nhân hàng đầu hay gặp ở BN THAKT là không tuân thủ chế độ điều trị (56%),
tiếp đến là suy thận mạn tính (50%) và có 8% BN bị hẹp động mạch thận.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Duy. Tình hình THAKT ở BN tại Khoa Nội Tim mạch. Bệnh viện TW Huế. Tạp chí Tim
mạch học Việt Nam. 2007, số 47, tr.485-493.
2. Huỳnh Văn Minh. THAKT một vấn đề cũ cho một giải pháp mới. Hội nghị Khoa học chuyên ngành
Tim mạch toàn quân. 2005, tr.84-93
3. Nguyễn Phú Kháng. THA hệ thống động mạch. Lâm sàng tim mạch. Nhà xuất bản Y học. Hà
Nội. 2001, tr.449-487.
4. Bramlage P, Pittrow D. Hypertension in overweight and obese primary care patients is highly
prevalent and poorly controlled. Am J Hypertens. 2004, 17, pp.904-910.
5. Calhoun DA, Jones D. Resistant Hypertension. Hypertension. 2008, 51, pp.1403-1419.
6. Cushman WC, Ford CE at el. Success and predictors of blood pressure control in diverse North
American settings: the antihypertensive and lipid-lowering and treatment to prevent heart attack trial
(ALLHAT). J Clin Hypertens. 2002, 4, pp.393-404.
7. JNC VII. Seven report of the joint committee on prevention, detection, evaluation and treatment
of high blood pressure. 2003.
8. Kaplan NM. Resistant hypertension. J Hypertens. 2005, Agu, 23 (8), pp.1441-1444.
9. Lloyd-Jones DM, Evans JC. Treatment and control of hypertension in the community: a
prospective analysis. Hypertension. 2002, 40, pp.640-646.
10. Yu Hua Liau et al. Effects of autoantibodies against AT1-receptor and angiotensin II on refractory
hypertension. 2005.