Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bai tap NHOM He thong may tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.8 KB, 4 trang )

BT NHÓM Hệ thống máy tính ĐHKHMT 11
Đề tài 1: Sử dụng Raspberry Pi để giao tiếp với thế giới thực
Raspberry Pi (RP) là một dự án phát triển máy tính có kích thước bằng một thẻ tín dụng bởi Đại
học Cambridge. RP có ngoại hình như Hình 1. Mục tiêu chính của RP để khuyến khích việc tiếp cận
ngành khoa học máy tính trong các trường học.

Hình 1: Máy tính Raspberry Pi, kích thước bằng thẻ tín dụng

RP chạy với CPU ARMv6 ở tốc độ 700 MHz hoặc cao hơn khi ép xung; phiên bản hiện tại có bộ
nhớ 512 MB. RP sử dụng hệ điều hành Linux, và hỗ trợ các thư viện để giao tiếp qua các gpio.
Với đề tài này, các bạn yêu cầu sử dụng RP để giao tiếp với những thiết bị bên ngoài, ví dụ: Điều
khiển đèn LED, đọc nhiệt độ từ cảm biến nhiệt, hay bất cứ những điều gì khác mà nhóm cho là thú vị.
Tham khảo: />Số nhóm: 1. Số thành viên trong nhóm: 3.

1


Đề tài 2: Sử dụng Beaglebone để giao tiếp với thế giới thực
Beaglebone (BB), Hình 2, là một máy tính tựa như RP, được khởi xướng bởi TI. BB có cấu hình
cao hơn một chút so với RP, với mức giá cao hơn khoảng 200k VND. BB hướng đến những nhà phát
triển, cung cấp sẵn thư viện javascript để giao tiếp ngoạivi.

Hình 2: Máy tính Beaglebone Black, tựa như RP, được phát triển bởi TI

Đề tài này tựa như đề tài RP, yêu cầu sử dụng BB giao tiếp các thiết bị bên ngoài, hay xây dựng
webserver ngay tại BB để giám sát một thông số nào đó của board mạch.
Số nhóm: 1. Số thành viên trong nhóm: 3.

Đề tài 3: Sử dụng Arduino để giao tiếp với thế giới thực
Arduino là một trong những dự án mã nguồn mở phần cứng thành công nhất. Arduino đầu tiên
được giới thiệu vào năm 2005, mục tiêu cung cấp một công cụ rẻ tiền và nhanh chóng cho những


người mới bắt đầu (và cả chuyên nghiệp) giao tiếp với cảm biến và cơ cấu chấp hành.
Vào thời điểm hiện nay, có rất nhiều board mạch Arduino, chạy từ các MCU 8 bit AVR đến 32 bit
ARM.
Một số ứng dụng gợi ý: Đèn giao thông, điểu khiển motor cho xe tự hành.
2


Số nhóm: 2. Số thành viên trong nhóm: 3.

Hình 3: Bo Arduino Uno

Đề tài 4: Mô phỏng ALU 8 bit đơn giản
Tham khảo ALU 1 bit trong bài học. Từ đó mô phỏng mạch ALU 8 bit, thực hiện các phép toán
ADD, SUB, INV với Proteus.
Thực hiện mô phỏng với Proteus.
Số nhóm: 1. Số thành viên trong nhóm: 3.

Đề tài 5: Mô phỏng RAM đơn giản
Tham khảo RAM 4x3 trong bài học. Từ đó mô phỏng mạch RAM 8x8 với Proteus.
Số nhóm: 1. Số thành viên trong nhóm: 3.

Đề tài 6: Thuyết trình multiprocessors
Trình bày Phần 8.3, sách Structured Computer Organization, 5th edition của A. Tanenbaum.
Số nhóm: 1. Số thành viên trong nhóm: 3.

Đề tài 7: Thuyết trình warehouse-scale computer
Trình bày Chương 6, sách Computer Architecture: A Quantitative Approach, 5th Edition của
John L. Hennessy và David A. Patterson.
Số nhóm: 1. Số thành viên trong nhóm: 3.


Đề tài 8: Thuyết trình biểu diễn số nguyên, số chấm động
Trình bày Phụ lục A, B, sách Structured Computer Organization, 5th edition của A. Tanenbaum.
Số nhóm: 1. Số thành viên trong nhóm: 3.
3


Đề tài 9: Thuyết trình về Mapping Function
Như tên gọi của đề tài, các bạn sẽ trình bày về hai loại Mapping: Associative mapping, và Setassociative mapping. Đưa ra một số bài tập để so sánh với phương pháp Dirrect Mapping.
Số nhóm: 1. Số thành viên trong nhóm: 3.

Đề tài 10: Thuyết trình về Multicore Computer
Tham khảo chương 18, sách Computer Organization and Architecture Designing for
Performance, Ninth Edition của William Stallings
Số nhóm: 1-2. Số thành viên trong nhóm: 3.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×