Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích diễn biến và nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 20102015 và tác động của lạm phát đến tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.57 KB, 19 trang )

Contents

LƠI MƠ ĐÂU
Hiện nay, do nền kinh tế của toàn thế giới có nhiều thay đổi, các quốc gia dần và đang
chuyển mình để hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa. Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt
động cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt nhàm thu lại lợi nhuận cao và đứng vững trên thị
trường. Các nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp phải biết cách tiếp cận, nắm bắt
nhanh chóng những vấn đề của nền kinh tế mới. Một trong những vấn đề đó là lạm phát,tham
nhũng, hối lộ…nhưng nổi bật nhất chính là vấn đề Lạm phát.
Do đó, nhóm 5 chúng em đã chọn đề tài “Phân tích diễn biến và nguyên nhân của lạm
phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 và tác động của lạm phát đến tăng trưởng của Việt
Nam trong giai đoạn này” để tìm hiểu sâu sắc hơn vấn đề trên. Lạm phát như mọt căn bệnh
của nền kinh tế thị trường, nó hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và trí tuệ mơi
có kết quả khả quan được. Việc chống lạm phát không chỉ là việc của các doanh nghiệp mà
nó còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến toàn bộ nền kinh tế
quốc dân và đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Ở nước ta hiện nay, chống lạm phát,

Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 1


giữ vững kinh tế phát tiển ổn định, cân đối là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Vấn đề lạm phát đã có nhiều quốc gia quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp
khắc phục, trong đó có Việt Nam chúng ta. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế
khi có Lạm phát là hầu hết giá cả hàng hóa đều tăng cao và sức mua đồng tiền ngày càng
giảm mạnh.
Với thời gian và khả năng có hạn nên chúng em mong nhận được sự góp ý chân thành
của cô và các bạn để bài nghiên cứu được hòa thiện hơn.


Phân 1. CƠ SƠ LY LUÂN
1.1

Khai niêm lam phat
Trong kinh tế học, lạm phát được hiểu là hiện tượng giảm mãi lực của đồng tiền. Điều
này cũng đồng nghĩa với “vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao khiến với
cùng một số lượng tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao
hơn để hưởng cùng một dịch vụ.
Một khái niệm khác về lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng
tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội
chiến, hao hụt ngân sách v.v .). Trong khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân chúng
cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát.
Ta cũng có thể hiểu lạm phát là sự tăng lên mức giá chung liên tục của nền kinh tế
trong một giai đoạn nào đó. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng
kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, ta có
giảm phát.
Ví dụ: quay lại với một vài năm trước đây một kg xoài có thể là 5000vnd=> 7000vnd.
Nhưng đến với thời điểm hiện tại giá của một kg xoài đó có thể là 20000vnd=>30000vnd. Đó
là một hiện tượng của lạm phát.
Để thu hút nguồn nhân lực và để cải thiện hóa nền kinh tế, Nhà nước cho phát hành
nhiều tiền. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tiền lương cũng sẽ được tăng cao. Và với đồng
tiền đã có trong tay bạn sẽ không ngại để bỏ tiền ra mua một sản phẩm nào đó. Và bất kì ai
cũng thế. Như vậy sức mua của từng sản phẩm sẽ tăng lên. Vây với sức mua của sản phẩm
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 2


như thế các nhà doanh nghiệp cũng từng bước đưa giá sản phẩm leo thang. Và cứ như thế.
lạm phát hoành hành.

1.2. Đo lương lam phat
Để đo lường lạm phát người ta đã dung hai chỉ số sau:
- Hệ số giảm phát GDP (GDP deflator) được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính
theo giá hiện hành, và GDP tính theo giá kỳ trước. Nghĩa là đo lường mức tăng và giảm giá
trên tất cả các loại hàng hoá dịch vụ tính trong GDP. - Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả
CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hoá thiết yếu, ở VN nhóm
hàng lương thực, giá vàng, đô la có lẽ có trọng số lớn. Chỉ số này khôngphản ánh sự biến
động giá chung nhưng phản ánh biến động giá cả ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống, tiêu
dùng.
Khi nói tốc độ lạm phát, nguời ta cũng thường dùng chỉ số này. Khi nền kinh tế có
lạm phát, nếu không do nguyên nhân tác động từ nước ngoài, hay một thay đổi lớn về cung
sản phẩm, thì nó thể hiện cầu hàng hoá lớn hơn cung hàng hoá. Việc duy trì cầu hàng hoá lớn
hơn cung hàng hoá ở một mức độ vừa phải, do đó, lạm phát ở mức vừa phải, là cần thiết để
kích thích sản xuất, giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá tốt hơn, và tạo lợi nhuận cần thiết cho các
doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao.

Phân 2. THƯC TRANG LAM PHAT Ơ VIÊT NAM TƯ NĂM 2010- 2015

I

Thực trạng lạm phát
trong những năm gần
đây:

Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm từ 2008-2015
(Đơn vị %)

Năm
2008
Tỉ lệ 22,97

lạm
phát

2009
6,88

2010
11,75.

2011
18,13

2012
6,81

2013
6,04

2014
4,09

2015
0,63

-Năm 2008 là năm có chỉ số lạm phát cao. Giá tiêu dùng nhìn chung tăng khá cao và diễn
biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay
từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II , quý III, nhưng các tháng quý IV lại liên tục giảm.
Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu
dùng bình quân năm tăng 22,97%. Lạm phát ở mức 22,97%


Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 3


-Nếu năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao trong vòng hơn một thập kỉ qua
thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con số. Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49% so với 12/2008. Đây là một mức tăng chỉ
số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây nhưng là mưc tăng hợp lí không gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Tỉ lệ lạm phát năm 2009 là 6,88%. Duy
trì tốc độ tăng lạm phát và giá cả của năm 2009 ở mức một con số là một điểm sáng trên bức
tranh của nên kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái kinh
tế. Thành tựu kiềm chế lạm phát trong năm 2009 đã có những tác dộng tích cực, giúp ổn định
cho kinh tê-xã hội , tạo thuận lợi ho việc triển khai các chính sách kinh tế.
-Năm 2010 lạm phát cả nước ở mức 11,75% chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12/2010 của cả
nước tăng 1,98%, qua đó đấy mức lạm phát của năm 2010 lên 11,75% so với năm 2009. Con
số này vượt gần 5%so với chỉ tiêu được Quốc hội đè ra hồi đầu năm . trong khi đó , nếu tính
bình quân theo từng tháng thì lạm phát năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009
-Bước sang năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm. Chỉ số
giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 0,53% so với tháng trước và tăng
1,98% của cùng kì năm 2009 và 2010. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 18,13% so
với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân
năm 2010. Tỉ lệ lạm phát năm 2011 ở mức 18,13%.
-Theo số liệu của tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với
tháng trước, lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng
12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 0,4% so với tháng 12/2011.
-Tháng 12/2013 Tông cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12/2013 và cả
năm 2013. Theo đó, chỉ số gúa tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và
tăng 6,04% so với tháng 12/2012. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với
bình quân năm 2012. Lạm phát cả năm được giữ ở mức 6,04%.

-Năm 2014, so với mặt bằng giá năm 2013 thì lạm phát năm 2014 ở mức 4,09%. Chỉ số gí
tiêu dùng năm 2014 có ba đợt giảm vào các tháng 3,11 và 12, các tháng còn lại tăng cũng rất
thấp
-Năm 2015 mức lạm phát ở Việt Nam đã xuống thấp ở mức kỉ lục là 0,63%. Theo tổng cục
Thống kê, mức lạm phát năm 2015 xuống thấp như vậy, chủ yếu là nhờ giá dầu trên thế giới
giảm mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12/2015 tăng 0,02% so với tháng trước và tăng
0,6% so với cùng kì năm 2014. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng chỉ tăng 0,05%.
Đây là mức tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 đến nay
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng to lớn tới bề mặt
đời sông kinh tế xã hội. Việt Nam cũng như phần lớn các quốc gia khi vừa trải qua chiến
tranh, luôn phải đối mặt với tỉ lệ lạm phát rất cao, lêm tới ba con số. Hiện nay, nền kinh tế
nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trải qua 30 năm
đổi mới, đối mặt với mức lạm phát cao, thì hiện nay chỉ số lạm phát đã được kiềm chế ở mức
vừa phải.
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 4


II. Nguyên nhân gây ra lạm phát
Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây:
2.1 Năm 2010
- Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) tháng 12 tăng tới 1.98% so với tháng trước đã kéo dài chỉ số
chung của cả năm vọt lên mức 2 con số: 11,75%.
- Chỉ số CPI bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009.
* Nguyên nhân:
- Yếu tố “ cầu kéo”:
+ Năm 2009 kiềm chế lạm phát ở mức một con số đã cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu phục
hồi. Nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất đã tăng trở lại. Khi cầu tăng cũng giúp kích thích
nền kinh tế xong cũng làm giá cả tăng trở lại.

+ Cán cân thương mại của nước ta đã thâm hụt kéo dài trong nhiều năm và có dấu hiệu phục
hồi trong năm 2009 xong sự nới lỏng của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo
chương trình kích thích kinh tế đã đẩy mạnh nhập khẩu, góp phàn làm thâm hụt cán cân
thương mại lớn.
+ Tỷ giá hối đoái biến động, VNĐ mất giá làm nhu càu tích trữ vàng, đô la tăng là một phần
đẩy lạm phát lên cao.
-Yếu tố chi phí đẩy:
+ Chỉ số tháng tiêu dùng tháng 12 và cả năm 2010 tăng ngoài dự kiến là do tác động trong
tương hỗ phức tạp,cùng lúc nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình là do dịch bệnh trên gia
súc, gia cầm trên cả nước chưa được khống chế, tốc độ tais đàn sau dịch bệnh còn chậm, tiên
tai nặng nề, mặt bằng giá lương thực thế giới tăng cao…
-


-

-

Ngoài ra, chỉ số tăng còn do việc sử dụng nguồn vốn đầu tư không hệu quả kéo theo
chính sách tiền tệ phải đáp ứng, giá nguyên vật liệu cơ bản tăng trưởng kinh tế như
xăng dầu, phôi thép, ximang,phân hóa học nhập khẩu gần 30% tác ddoogj vào giá thị
trường trong nước…
Năm 2010 chính phủ tăng lương tối thiểu, tuy nhiên trước khi tiền lương được chính
thức tăng lên thì thôn tin tăng lương cũng đã đẩy giá các măt hang thiết yếu lên cao.
Yếu tố tiền tệ:
Dòng ngoại tệ (đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối, đầu tư gián tiếp nước ngoài) đổ
vào Việt Nam lớn đã gây sức ép mạnh mẽ bộc Ngân hang Nhà nước phải mua ngoại
tệ vaofddeer dảm bảo tỉ giá USD/VND. Vì vậy,cung tiền ra nền kinh tế cũng tăng lên
tương ứng.
Việc bơm tiền ra để đầu tư kchs thích nền kinh tế tang trưởng năm 2009 đã gây ra sức

ép lạm phát trong năm 2010.

Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 5


-

Trong ngắn hạn tín dụng có vai trò nhất định đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng ảnh
hưởng của tín dụng đối với lạm phát cũng không nhỏ.

2.2 Năm 2011
-

-

-

Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả à các “đầu tàu”
của nền kinh tế đầu tư ồ ạt ra ngoài ngành. Nghị quyết 11 (ngày 24/2/2011) của Chính
phủ được coi như một phát súng ra lệnh để tổng rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của
nền kinh tế, ổn định vĩ mô.
Việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu
tư công,kiềm chế nhập siêu… và đảm bảo an sinh xã hội theo nghị quyết 11 đã được
thể hiện xuyên suốt trong điều hành vĩ mô của Chính phủ năm 2011. Mặc dù lạm phát
vẫn cán mốc trên 18% nhưng những dấu hiệu cải thiện vĩ mô rõ rệt vào thời điểm cuối
năm cũng như các định hướng tái cấu trúc kinh tế, cứt giảm lãi suất,thoái vốn ngoài
ngành, tăng hiệu quả đầu tư công.
Tháng cuối cùng trong năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tăng 0,53%, đẩy CPI

cả năm tăn 18,58% so năm 2010. So cùng kỳ tang 12/2010, CPI cả nước tăng 18,13%.
*Nguyên nhân


-


-

-


-

-

Yếu tố “cầu kéo”:
Lý do cơ bản nhất để lạm phát bộc lộ mạnh vào nhũng năm gần đây là quá trình phát
triển nền kinh tế dựa vào đầu tư kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn trong suốt cả
thạp kỉ qua. Hiện tượng này phổ biến cả trongkhu vực doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) và khối doanh nghiệp tuwnhaan/ nước ngoài (DNTN)
Giá vàng lien tiếp lập kỷ lục
Yếu tố chi phí đẩy
Đầu năm 2011,tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp:lạm phát tăng,
giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực,thực
phẩm và giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tặng cao đã tác động
không nhờ đến nền kinh tế trong nước.
Doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu tăng giá 2 lần (ngày 24/2 và ngày 29/3), mỗi lít
xăng tăng khoảng 30%, dầu tăng khoảng 38% đã tắcđộng trực tiếp tăng chỉ số giá
nhóm giao thong vận tải và gián tiếp nhiều vòng đến hoạt động sản xuất của các lĩnh

vực khác.
Giá điện cho sản xuất và sinh hoạt cũng được điều chỉnh tăng khoảng 15,3% áp dụng
từ 1/3.
Yếu tố tiền tệ:
Việc phát triển dựa trên đầu tư khiến lượn cung tiền trong nền kinh tế liên tục tăng với
tốc độ chóng mặt. So với 5 năm trước, VND mất giá gần một nửa, CPI của năm 2011
bằng 1,96 lần năm 2006, tức là 100 VND của năm 2011 chi bằng 50,1 VND của năm
2006. So với 10 năm trước, giá trị VND chỉ còn bằng hơn một phần 3. CPI của năm
2011 bằng 2,58 lần so với CPI ủa năm 2011, tức 100 VND của năm 2011 chỉ bằng
38,6VND của năm 2011.
Việc tăng cug tiền với gia tốc lớn như vậy trong khi thực lực của nền kinh tế không
mạnh, hiệu quả sử dụng vốn thấpkhiến lượng hang hóa sản xuất ra không tăng cùng

Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 6


-

với nhịp với tăng cug miền. Từ đó tất yếu dẫn tới giá cả leo thang- hay nói cách khác
lfVND mất giá.
Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

2.3 Năm 2012
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so
với tháng 12/2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân
năm 2011.
* Nguyên nhân
* Yếu tố “cầu kéo”

-

CPI tăng chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục.

- Sự ổn định của lạm phát năm 2012 là kết quả và chịu sự chi phối rất lớn của sự tặng
chậm lại rõ rệt của tổng cầu, cả tổng cầu tiêu dùng và tổng cầu đầu tư, cả tổng cầu trong
nước và xuất khẩu.
* Yếu tố chi phí đẩy:
- Trong đó, cước vận tả năm 2012 tăng 13,2% so với năm trước với mức giá cước tại
dịnh vụ vận tải hang hóa là 7,82%. Chỉ sô giá cước vận tải đường sắt năm 2012 tăng
15,49% so với năm 2011; đường ộ và x buýt tăng 9,98%; đường thủy tăng 7,84%; đường
hàng không tăng 31,97%;
- Chỉ số giá nguyên,nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2012 tăng 9,04% so với năm
2011.
- Với mức tăng tổng cộng tới 14,4% đưa giá xưng dầu lên mức cao kỷ lục từ trước tới
nay.
2.4 Năm 2013
-

-

Tổng cụcThống kê đang tổ chức họp báo số liệu tình hình kinh tế xã hội năm 2013,
theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tang 0,51% so với tháng trước và
tăng 0,04% so với tháng 12/2012.
Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá
tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012.
*Nguyên nhân

-


CPI năm nay tăng do một số nguyên nhân chủ yếu: Giá một số mặt hang và dịch vụ
do Nhà nước quản lý được điều chỉnh theo kế hoạch và theo cơ chế thi trường. Cụ thể,
trong năm có 17 tỉnh, thành phố điều chỉnh giá dịch vụ y tế làm cho CPI của nhóm
thuốc và dịch vụ y tế tăng 18,97% so với tháng 12 năm trước, đóng góp vào chỉ số
chung cả nước gần 1,1%. Các địa phương cũng tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí

Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 7


-

-

-

-

làm CPI nhóm giáo dục tăng 11,7% đóng góp vào chỉ số chung cả nước tăng khoảng
gần 0,7%.
Giá xăng dầu dù được điều chỉnh tăng và giảm nhưng tựu chung lại vẫn tăng và cả
năm thực tế đã tăng 2,18% góp tăng CPI chung cả nước 0,08%. Giá điện năm qua
thực tế đã được điều chỉnh tăng 10%, đầy CPI chung tăng khoảng 0,25%. Bên cạnh
đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng góp vào CPI cả nước với mức tawg 0,08%...
Nhu cầu hang hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất tăng vào dịp cuối
năm; Ảnh hưởng của thiên tai,mưa bão,…
CPI cuối năm 2013 còn chịu them áp lực từ sự mất cân đối thu-chi ngân sách nhà
nước các cấp, với mức bội chi trong 8 tháng qua đã lên tới hơn 100.000 tỷ đồng( tính
đến ngày 15/8 tổng thu ngân sách nhà nước đạt 461 ghìn tỷ đồng, bằng 56,6% dự toán

năm; tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến ngà 15/8/2013 ước tính đạt 563
nhìn tỉ đồng, bằng 57,6% dự đoán năm); trong khi trai phiếu Chính phủ đang ế hơn so
với đầu năm.
Năm 2013 tăng lương tối thiểu
CPI năm 2013 tăng thấp chủ yếu do vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu năm nay được mùa trê
cả nước nên nguồn cung lương thực dồi dào, cùng với đó là sức mua phục hồi
chậm,tổng cầu thấp. Tổng mức bán lẻ hangf hóa và doah thu dịch vụ xã hội năm 2013
ước tăng 12,6% loại trừ yếu tố giá chi tăn 5,6% thấp hơn so với năm 2012(tăng 6,2%).
Trong khi đó, các doanh nghiệp bị tồn đọng sản phẩm.
CPI cũng được níu kéo bởi giá một số hàng hóa Việt Nam có kim ngạch xuất, nhập
khẩu lớn và giá lương thực, thực phẩm có xu hướng giảm.

2.5. Năm 2014
- Tỷ lệ lạm phát của các tháng năm 2014 so với cùng kỳ đạt cao nhất vào tháng 1 cũng
chỉ là 5,45%. Kể từ tháng 6, tỷ lệ tăng của CPI ngày càng giảm. CPI tháng 12 chỉ tăng
1,84% so với cùng kỳ năm 2013, kéo tỷ lệ lạm phát bình quân tháng chỉ còn 4,09%/năm,
thấp hơn mức trung bình của năm 2013 là 2,5 điểm phần trăm.
* Nguyên nhân:
- Tiêu dùng thấp và mức cải thiện chậm trong khi nguồn cung hàng hoá ổn định và có xu
thế tăng trưởng tích cực hơn . Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2014 tăng 7,6%
so với năm 2013, cao hơn đáng kể mức tăng 5,9% của năm 2013 nhưng tăng trưởng tổ ng mứ
c bá n lẻ và doanh thu, dịch vụ tiêu dùng năm 2014 chỉ đạt 6,3% sau khi loại trừ yếu tố giá,
mặc dù cao hơn giai đoạn 2011 – 2013 nhưng vẫn thấp đáng kể so với các năm có tăng
trưởng cao và lạm phát thấp. Thêm nữa, tăng trưởng cung tiền và tín dụng thấp trong năm
2013 - 2014 cũng góp phần đáng kể kiềm chế tốc độ tăng lạm phát. Tính đến ngày
22/12/2014, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán ở mức 15,99%, tăng trưởng tín dụng ở
mức 12,62% so với cuối năm 2013, cao hơn không đáng kể so với mức bình quân giai đoạn
2011 - 2013 và bằng một nửa giai đoạn 2006 - 2010. Mặc dù tăng trưởng tín dụng và cung
tiền năm 2014 cao hơn năm 2013 nhưng tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn nên khả năng
hấp thụ vốn còn hạn chế , phần lớn các luồng tiền đều luân chuyển trong hệ thống ngân

hàng , do đó không gây ra tá c đôn ̣ g tiêu cực đáng kể n ào đố i vớ i lam ̣ phá t.
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 8


-Sự ổn định của thị trường ngoại hối cùng với mức điều chỉnh tăng tỷ giá thấp 1%
trong năm 2013 - 2014, việc điều chỉnh giảm liên tục các mức lãi suất cho vay cũng góp
phần kiềm chế đáng kể tốc độ tăng lạm phát.
-Quán triệt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngà y 02/01/2011 vớ i nhiêm ̣ vụ quan tron ̣ g là ổ n đin ̣
h vĩ mô, kiểm soá t lam ̣ phá t nên trong năm 2014, lạm phát chủ yếu chịu sự tác động của
việc điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản như giá dị ch vụ y tế , giáo dục, giá xăng dầu. Tuy
giá các mặt hàng cơ bản này có sự điều chỉnh nhưng nhìn chung, mức ảnh hưởng không lớn
và không gây ảnh hưởng kéo dài
-Giá cả hàng hoá thế giới có mức tăng thấp và vẫn tiếp tục xu hướng giả m. Tính bình quân
11 tháng đầu năm 2014, chỉ số giá hàng hoá chung thế giới đã giảm 4,2% so vớ i bình quân
cù ng kỳ năm 2013, trong đó lương thực - thực phẩ m giả m 3,75%, nguyên liêu ̣ công nghiêp
̣ giả m 5,4% (nguyên liêu ̣ thô công nghiêp ̣ giảm 2,74%, kim loaị giả m 9,66%), năng lượng
giảm 4,57% (giá dầu thô giảm 4,33%). Do giá cả hàng hoá thế giới giảm nên giá hàng hoá
nhập khẩu cũng giảm , riêng giá xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 đã có
19/24 lần điều chỉnh giảm giá, mức điều chỉnh giảm giá xăng dầu ngày 22/12/2014 đã khiến
giá xăng và dầu diesel giảm khoảng 26%, dầu hoả giảm 22%, mazut giảm 28,2% so với cuối
năm 2013, đây là nguyên nhân chính khiến giá của nhóm hàng giao thông giảm mạnh trong
năm 2014 và góp phần gián tiếp làm giá của các nhóm hàng khác cũng giảm theo.
Một số dự báo quốc tế và trong nước đều cho rằng , lạm phát Việt Nam năm 2015 sẽ tăng ở
mức thấ p nhưng cao hơn đáng kể so với lạm phát năm 2014.
2.6. Năm 2015
Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 12/2015 tăng 0,02% so với tháng trước, tăng 0,6% so
với cùng kỳ năm 2014; CPI bình quân năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,63%.
*Nguyên nhân:

-Nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, ngoài ra sản lượng lương
thực của thế giới tăng cùng với sự cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ nên
việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn, do đó giá lương thực luôn ở mức
thấp hơn các nước khác. Trong năm 2015 chỉ số giá lương thực liên tục giảm từ tháng
3 đến tháng 10, có 4 tháng tăng nhưng mức độ tăng không cao, nguyên nhân chính là
do tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
-Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh, giá dầu Brent xuống mức
thấp nhất trong vòng 5 năm qua, từ mức 110,47 USD/thùng (cuối năm 2013) xuống
còn dưới 40 USD/thùng (thời điểm ngày 15/12/2015), bình quân giá dầu Brent năm
2015 giảm khoảng 45,6% so với năm 2014, nên giá xăng dầu trong nước được điều
chỉnh giảm, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng “Nhà ở và vật liệu xây dựng” và “Giao
thông” năm 2015 lần lượt giảm 1,62% và 11,92%, so với năm trước, trong đó riêng
giá xăng dầu giảm 24,77% so với năm trước đã góp phần giảm CPI chung 0,9%.

Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 9


- Mức độ điều chỉnh giá của nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo
dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với năm trước. Năm 2014 các tỉnh đã điều chỉnh giá dịch
vụ y tế gần hết khung theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y
tế và Bộ Tài chính và năm 2014 là năm cuối của chu kỳ điều chỉnh giá dịch vụ giáo
dục theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP nên mức độ điều chỉnh thấp hơn nhiều so với
những năm trước. Năm 2015 giá dịch vụ y tế được điều chỉnh với mức độ thấp chỉ tác
động đến CPI khoảng 0,07%,giá dịch vụ giáo dục tác động đến CPI khoảng 0,12% và
giá điện điều chỉnh tăng 7,5% (ngày 16/3/2015) cũng chỉ tác động đến CPI khoảng
0,19%
- Với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu

quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động. Trên cơ sở Nghị quyết 01/NQ-CP ngày
3/1/2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của Chính phủ, năm 2015
là năm có ý nghĩa quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2011 - 2015, là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp nên các ngành các cấp
đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm
soát lạm phát.
- Trong hai năm gần đây, CPI tăng thấp, ngoài các nguyên nhân như đã đề cập, còn có
yếu tố tâm lý, chi tiêu của người dân được tính toán kỹ hơn, cân nhắc hơn. Do đó,
người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng không tăng giá cao vào dịp trước, trong và sau
Tết Nguyên đán hay các ngày lễ hội như những năm trước đây.

II

Tác động của lạm phát đến Việt Nam

1.Tac dộng của lam phat đối với sản lượng và viêc làm.
Đi đôi với việc tăng giá cả,sản lượng quốc gia có thể đi giảm xuống, tăng lên hoặc không
thay đổi.
Nếu lạm phát do cung gây ra thì sản lượng bị giảm sút, nền kinh tế vừa có lạm phát vừa có
suy thoái.Nếu lạm phát do cầu gây ra thì sản lượng có thể tăng lên nhưng thực chất chỉ là sự
tăng sản lượng tới sản lượng tối ưu mà giá vẫn tăng lên còn gọi là lạm phát thuần: giá cả tăng
lên chứ sản lượng không tăng lên.Nếu lạm phát do cả cầu lẫn cung thì tùy theo mức độ dich
chuyển của cung và cầu mà sản lượng có thể tăng hoặc giảm.
2.Đối với phân phối lai thu nhập.
Tác động của lạm phát đối với việc phân phối lại thu nhập phụ thuộc vào kết quả dự tính tỉ lệ
lạm phát, tính linh hoạt của tiền lương, sự chênh lệch về tốc độ tăng giá giữa các loại hàng
hóa và dịch vụ. Một số hướng phân phối lại điển hình:

• Giữa người hưởng lương và người trả lương
• Giữa người mua và người bán tài sản chính

• Giữa người mua và người bán sản phẩm hiện vật
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 10


• Giữa các doanh nghiệp với nhau
• Giữa chính phủ và dân chúng
Việc phân phối lại thu nhập do lạm phát gây ra theo hướng chuyển bớt thu nhập từ những
người nắm các yếu tố giá tăng hơn so với tỉ lệ lạm phát. Mức độ phân phối lại thu nhập còn
phụ thuộc ít nhiều vào:
Mức dộ chênh lệch về tốc độ giá của các loại hàng hóa, các yếu tố sản xuất, các loại tài sản.
chênh lệch càng cao thì phân phối lại càng nhiều
3.Đối với cơ cấu kinh tế.
Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa không thay đổi theo
cùng một tỷ lệ. những nghành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỉ trọng trong tăng trưởng.
Do giá tăng nhanh làm tăng giá trị sản lượng theo giá hiện hành, nguồn sản xuất sẽ cha về
nghành đó, sẽ làm tăng sản lượng thực của nghành. Đòng thời lúc đó sản lượng của nghành
khác có thể giảm xuống. kết quả là tỉ trọng của nghành có giá cao hơn sẽ cao hơn, tỉ trọng của
nghành khác sẽ thấp hơn, cho dù tính giá hiện hành hay giá cố định.
4.Đối với hiêu quả kinh tế
Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá: Giá là tín hiệu quan tronnhgj để giúp người mua có được
quyết định tối ưu. Trong thời kỳ có lạm phát cao, giá thay đổi quá nhanh làm cho mọi người
không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các loại hàng hóa thay đổi như thế nào. Vì vậy,
quyết định mua mặt hàng này hay mặt hàng khác, mua nhiều hay ít có khi không đúng với
quyết định tối ưu.
Lạm phát làm tốn thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ. Khi lạm phát xảy
ra, càng giữ nhiều tiền mặt trong tay càng trở nên “ nghèo” đi, do giá trị đồng tiền bị giảm
sút. Do đó mà mọi người giữ ít tiền bạc, muốn gửi tiền ngân hàng để mất ít thời gian đi lại,
hoặc có thể dự trữ một số mặt hàng có thể cất giữ tốt mà không thể làm những việc khác có

ích.
Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá. Chi phí này còn được gọi là “chi phí thực
đơn”. Các doanh nghiệp phải in lại catalogue, in lại thực đơn, phiếu báo giá, sửa lại các giá
trên các máy tính tiền…Ngoài ra đói với các công ty lớn, còn phải tốn kém thời gian, tiền bạc
cho các cuộc điều chỉnh giá.

Lạm phát làm biến dạng cơ cấu đầu tư: Khi tỷ lệ lãi suất danh nghĩathấp hơn tỷ lệ lạm phát
rất nhiều, thậm chí có lúc lãi suất thực âm. Điều này làm cho người gửi tiền bị thiệt, tiền của
họ bị hao mòn một cách vô hình.Vì vậy, họ sẽ chuển sang mua vàng, hàng hóa, đầu tư chứng
khoán hay ngoại tệ mạnh…để tránh sự mất giá của đồng nội tệ.
Lạm phát làm kích thích người nước ngoài rút vốn về: lạm phát làm chi phí phí, giá cả
nguyên vật liệu, hàng hóa cao gây áp lực đối với nhà đầu tư, đồng thời trong tình thế lạm phát
mang nhiều rủi ro, nguy cơ đối với nhà đầu tư, nên nhà đấu tư nước ngoài sẽ e dè hơn trong
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 11


vấn đề đầu tư và rút vốn về để đảm bảo không bị thua lỗ trong tình trạng nền kinh tế bất ổn
do lạm phát.
Lạm phát làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài: giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản
xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền
kinh tế
Lạm phát làm suy yếu thị trường vốn: lạm phát gia tăng thì giá phải trả để sử dụng vốn của
người khác sẽ tăng lên để tương xứng với mức độ tăng của giá cả. Chính vì vậy, lãi suất huy
động của ngân hàng phải tăng lên dẫn tới lãi suất cho vay của ngân hàng cũng tăng lên, nó tác
dộng lên hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp,
gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, khiến cho thu nhập thấp hơn và cuối cùng nó làm cho
thị trường chứng khoán kém hấp dẫn với các doanh nghiệp. Đồng thời khi lạm phát, lãi suất
tăng tác động trực tiếp tới giá trái phiếu làm giá trái phiếu giảm.


III

Giải pháp chống lạm phát
Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều
nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung
tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua
các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân quan trọng gây
lạm phát. Nhận thức được tình hình đó, Chính phủ chủ trương kiểm
soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay
từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước, thông qua việc chủ động, linh hoạt
sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị
trường
để
thực
hiện
bằng
được
yêu
cầu
này.
Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo
đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng,
tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu
phát
triển.
Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ
quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh
nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ
nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện

chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ
làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả
của nền kinh tế. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi

Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 12


phí hành chính phải cắt giảm và yêu cầu các bộ, địa phương xác định
các công trình kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết để
có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ được thực hiện một cách kiên
quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn.
Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch
UBND các tỉnh, thành phố với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà
nước, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp nhà
nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả. Đồng
thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn
thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộc mọi thành
phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất.
Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản
lượng lương thực, thực phẩm. Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của
nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của
Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân
tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản
xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung
cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát,
giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản
ứng

phụ.
Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ
trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp
thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ
tục
hành
chính,
thúc
đẩy
sản
xuất
phát
triển.
Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất
khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt
hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định
để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.
Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các
hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết
yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép,
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 13


vật liệu xây dựng, phân bón... giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải
bảo đảm nguồn hàng, đồng thời có trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm
giữ
giá
cả.

Trong khi kiên trì chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xoá bỏ
bao cấp qua giá, nhưng trong tình hình hiện nay, mặc dầu giá thế giới
tăng cao, Chính phủ đã quyết định: từ nay cho đến hết tháng 6, chưa
tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu; giữ ổn định giá xi măng, phân
bón, nước sạch, thuốc bệnh, vé máy bay, tàu hoả; giao Bộ Tài chính rà
soát để cắt, giảm các loại phí thu từ nông dân...
Để bảo đảm nguồn cung trên thị trường nội địa, giữ vững an ninh
lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này,
Chính phủ quy định lượng xuất khẩu gạo năm nay ở mức 4 triệu tấn
và từ nay đến hết quý 3 không quá 3,2 triệu tấn. Chính phủ cũng đã
giao Bộ Tài chính đề xuất phương án nâng thuế xuất khẩu than, dầu
thô và nghiên cứu khả năng áp dụng thuế xuất khẩu gạo.
Trong điều kiện đồng Đô la Mỹ giảm giá so với đồng tiền các nước là
thị trường xuất khẩu lớn của nước ta, việc neo giữ quá lâu tỷ giá hối
đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng Đô la Mỹ không phản ánh đúng
quan hệ thực trên thị trường ngoại tệ. Vì vậy, Chính phủ chủ trương áp
dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh quan hệ cung
cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không ảnh
hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ
diễn
ra
thuận
lợi.
Cán cân thương mại là một chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng. Nhập siêu
tăng trong năm 2007 và tăng cao hơn trong quý 1 năm nay, đã đe doạ
đến cân đối vĩ mô, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kiên quyết để
hạn chế tình trạng này trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập
khẩu.
Để làm việc này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều
giải pháp: Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ

cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về
tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 14


công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; cải cách mạnh
thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí
cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng
xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và
các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để
giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không
thiết
yếu.
Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay,
tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở
các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng
là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm
10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các
khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi
người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng
lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm
nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã
hội.
Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc
chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra
tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá,
nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng
dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…;

ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng
dầu,
khoáng
sản.
Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên
kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của
doanh nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo các tổng công ty nhà nước
phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách
nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán
lẻ của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu các hiệp hội ngành hàng
tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn thị
trường,
giá
cả.
Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 15


Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân
dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động
có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về
an
sinh
xã
hội.
Chính phủ đã quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho những
người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ ngày 1 tháng 1 năm 2008.

Chính phủ cũng quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng
tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá
nhân người nước ngoài tại Việt Nam, lao động làm việc ở công ty,
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân
và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh
nghiệp tự dạy nghề), mức lương tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7%
so với mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, khoảng 1,8 triệu người về
hưu và người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được tăng lương 20%,
hơn 1,5 triệu người có công đã được điều chỉnh trợ cấp lên 20% so với
mức
chuẩn
hiện
hành.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 289/QĐTTg về một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc
diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Theo đó, thực
hiện cấp bằng tiền tương đương 5 lít dầu hoả/năm (dầu thắp sáng) cho
các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ
nghèo ở những nơi chưa có điện lưới; điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảo
hiểm y tế cho người nghèo từ 80.000 đồng/người/năm lên 130.000
đồng/người/năm; hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế đối với thành
viên thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; hỗ trợ ngư
dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản, tàu cung ứng dịch vụ
cho hoạt động khai thác hải sản; hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang
loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn; hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm
thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai
thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp
đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ; hỗ trợ về dầu cho ngư dân
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1


Page 16


là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt
động
khai
thác
hải
sản.
Chính phủ đã quyết định giữ ổn định mức thu học phí, viện phí và tiếp
tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh
khó khăn được vay ưu đãi để học tập. Tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc
gia để cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói (5).
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùng khó khăn, vùng bị
thiên tai. Điều quan trọng cần chú ý là phải xây dựng cơ chế và kiểm
tra việc thực thi, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối
tượng, không bị thất thoát, tham nhũng.

LỜI KẾT
Chúng ta thấy rằng đấu tranh chống lạm phát không đơn giản ngày một
ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên nhưng việc xóa bỏ hoàn toàn lạm phát thì
cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích đem lại.
Tình hình diễn biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất phức
tạp.Lạm phát đã hoàn toàn công khai khi Việt Nam tiến hành cải cách xã hội,
xóa bỏ cơ cấu bao cấp, quan liêu. Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và
quản lí kinh tế dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Thnahf công trong công cuộc
chống lậm phát 1989 đưa đất nước vượt lên chính là sự đổi mới trong nhận
thức quản lí kinh tế của Đảng và Nhà nước. Kinh tế ởn định đã làm tiền đề cơ

Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 17


sở cho sự thành công của các thành tựu trong nhiều kĩnh vực. Những thành tựu
to lớn mà chúng ta đạt được trong côn cuộc chống lạm phát cũng không vì thế
mà làm chúng ta chủ quan,nới lỏng. Lạm phát luôn rình rập và đe doajchungs
ta bất cứ kucs nào. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cần phải luôn thận trọng
trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho nề kinh tế nước ta phát triển vững
mạnh, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước
trên thế giới nói chung.Điều này không chỉ của riêng ai mà là mọt phàn không
nhỏ dành cho các doanh nghiệp trẻ góp phần làn rạng danh đất nước trong
nhiều năm tới này
Lạm phát đã và đang sẽ là vấn đề nổi cộm trong lý thuyết tài chính – tiền tệ.
Tuy vậy,nhóm 5 chúng em đã cố gắng tới mức cao nhất trong bài thảo luận nhóm lần
này. Bài viết này chỉ là những thu nhặt bước đầu mang tính chất cơ sở cho việc nhạn
thức sau này.
Nhóm em hy vọng đay afcachs tiếp cận có hiệu quả trong nền kinh tế nói chung và
lạm phát nói riêng.
HẾT

Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 18


Bài thảo luận kinh tế vĩ mô 1

Page 19




×