Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề KT CL Văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.57 KB, 4 trang )

Phòng giáo dục Hng Hà
Trờng THCS Đông Đô
Đề kiểm tra hết học kì II
Năm học 2007 - 2008
Môn: Ngữ văn 9
(Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Trắc nghiệm. (2 điểm)
Đọc đoạn trích trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên và trả lời câu hỏi
bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
à ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi! Ngủ đi
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi.
(Theo Ngữ văn 9 - tập hai)
Câu 1: Bài thơ đợc viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ C. Thơ tự do
B. Thơ năm chữ D. Thơ tám chữ
Câu 2: ý nào dới đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ?


A. Sự vất vả của ngời mẹ.
B. ý nghĩa lời ru của mẹ đối với cuộc sống của mỗi con ngời.
C. Tình cảm của con đối với mẹ.
D. Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ.
Câu 3: Hình ảnh con cò trong bài thơ đợc xây dựng bằng nghệ thuật gì?
A. So sánh B. Nhân hoá C. ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 4: Câu "à ơi!" đợc xếp vào loại câu nào xét về cấu tạo?
A. Câu đơn C. Câu ghép
B. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt
Câu 5: Trong đoạn thơ trên tác giả đã vận dụng sáng tạo và thành công loại hình
nào của văn học dân gian?
A. Ca dao B. Thành ngữ C. Tục ngữ D. Dân
ca
Câu 6: Xét về mục đích nói, câu thơ "Ngủ đi! Ngủ đi" thuộc kiểu câu gì?
A. Trần thuật B. Nghi vấn C. Cầu khiến D. Cảm thán
Câu 7: Trong đoạn thơ sau, các bộ phận in đậm có quan hệ với nhau nh thế nào?
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
A. Phụ thuộcB. Song songC. Chính phụ D. Tơng phản
Câu 8: Dòng nào dới đây có động từ?
A. cò, vạc, rừng, con, mẹ. C. rừng, vỗ, con, mẹ, nôi.
B. rừng, bể, con, mẹ, nôi. D. nôi, rừng, bể, cò, cánh.
II. Tự luận. (8 điểm)
1. Trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống của ngời cách mạng trong bài thơ
"Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải. (2đ)
2. Trong bài "Vì sao tôi viết tiểu thuyết? " Lỗ Tấn viết: "Mỗi khi chọn đề
tài, tôi đều chọn những ngời bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích lôi

hết bệnh của họ ra, làm cho mọi ngời chú ý tìm cách chạy chữa".
Hãy phân tích sự thay đổi cả về diện mạo lẫn tinh thần của Nhuận Thổ và
tâm trạng của nhân vật tôi trớc sự thay đổi đó (trong tác phẩm Cố hơng) để làm
rõ ý kiến trên của nhà văn Lỗ Tấn. (6đ)
Đáp án, biểu điểm chấm môn ngữ Văn 9
I. Phần trắc nghiệm:
- Mỗi câu đúng đợc 0,25 điểm.
Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: D
Câu 5: A Câu 6: C Câu 7: B Câu 8: C
II. Phần tự luận:
1. HS trình bày đợc các ý sau đây:
- Giới thiệu đợc vấn đề lẽ sống của ngời cách mạng "mỗi ngời vì mọi ngời" đ-
ợc đề cập đến qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. (0,25đ)
- Qua bài thơ tác giả đã gợi lên trong lòng ngời đọc những suy nghĩ về ý
nghĩa giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân: hãy sống có ích, sống đẹp, tự nguyện,
khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung, cho sự nghiệp
cách mạng, cho đất nớc. Đó là một lẽ sống cao đẹp, một tình cảm lớn cao cả của
những ngời cách mạng. (1,5đ)
- Có thể liên hệ đến những con ngời trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa",
"Những ngôi sao xa xôi". (0,25đ)
2. HS cần nêu đợc các ý kiến sau đây:
- Lỗ Tấn là nhà văn có quan điểm, t tởng tiến bộ. Ông muốn dùng sức
mạnh của văn học để cải tạo xã hội. Muốn thế ông cho rằng phải lôi hết bệnh tật
của những ngời bất hạnh trong xã hội bệnh tật, làm cho mọi ngời lu ý tìm cách
chạy chữa. Nhân vật của ông hầu hết là những ngời nghèo khổ, bất hạnh. Ông th-
ơng xót cho số phận của họ, ông giận họ không biết đấu tranh. Lỗ Tấn đã tìm
thấy ở văn học một vũ khí lợi hại để biến đổi tinh thần của quần chúng đang ở
tình trạng ngu muội và hèn nhát. Truyện ngắn Cố hơng là một trờng hợp thể hiện
rõ quan điểm của Lỗ Tấn thông qua nỗi đau xót của nhân vật "tôi" trớc sự thay
đổi diện mạo của nhân vật Nhuận Thổ.

- Những năm trớc, Nhuận Thổ và "tôi" vốn là đôi bạn thân. Dù mang hai
thân phận khác nhau những Nhuận Thổ vẫn đợc "tôi" yêu mến, cảm phục.
+ Hình ảnh Nhuận Thổ trong quá khứ:
(+) Khuôn mặt tròn trĩnh, nớc da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí
tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
(+) Thái độ lẽn bẽn, đáng yêu.
(+) Nó biết nhiều chuyện thú vị về việc đi nhặt vỏ sò ven biển, tối đi canh
da, đi bẫy chim vào mùa đông.
Đây là một chú bé hồn nhiên, lanh lợi, thông minh, dự báo những điều tốt
đẹp trong tơng lai.
+ Hình ảnh Nhuận Thổ thời hiện tại, sau 20 năm:
(+) Khuôn mặt tròn trĩnh, nớc da bánh mật xa kia nay đổi thành vàng xạm
lại có thêm những nếp răn sâu hoắm.
(+) Mi mắt viền đỏ húp mọng lên.
(+) Anh đội 1 chiếc mũ lông chiên rách tơm, mặc chiếc áo bông mỏng
dính, ngời co ro cúm rúm.
(+) Bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp xa kia giờ thay đổi vào là bàn tay
vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ nh vỏ cây thông.
(+) Chào tôi bằng một dáng điệu cung kính.
(+) Cả thêm thói mê tín.
Sau 20 năm, Nhuận Thổ có sự thay đổi từ hình hài đến tính cách, nhất là sự mê
tín, sự tự ti mà là do sự đầu độc bởi nọc độc của t tởng phong kiến. Điều đó khiến
nhân vật "tôi" thấy rõ bức tờng ngăn cách giữa hai ngời. Hình ảnh Nhuận Thổ ám ảnh,
day dứt lòng "tôi". Từng trang viết của Lỗ Tấn tố cáo mạnh mẽ chế độ và lễ giáo
phong kiến đã huỷ hoại tinh thần và thể lực của ngời nông dân.
- Nhân vật "tôi" đi từ nỗi buồn đến nỗi thất vọng, cuối cùng lại là hi vọng.
Lòng yêu mến quê hơng của nhân vật thể hiện ở sự đoạn tuyệt với những gì lỗi thời
của quá khứ để rồi hớng tới một chân trời mới. Trên đờng về quê "tôi" nghĩ đến
con đờng tơng lai và kết thúc tác phẩm là hình ảnh con đờng ấy, con đờng của 1
chặng đờng cách mạng mới nhằm biến đổi số phận con ngời.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×