Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

THIẾT BỊ HỖ TRỢ ĐIỀU CHỈNH VỊ TRÍ MÁY CHIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 14 trang )

PHÒNG GD&ĐT............
TRƯỜNG THCS ............
-------------o0o------------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
DỰ ÁN

THIẾT BỊ HỖ TRỢ ĐIỀU CHỈNH VỊ TRÍ
MÁY CHIẾU
Lĩnh vực: 13 – KĨ THUẬT CƠ KHÍ

NGƯỜI (NHÓM) THỰC HIỆN:
1. .....................
2. .....................

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

Nhóm trưởng
Thành viên

................................
................................

......................, tháng 09/2017
1


MỤC LỤC

NỘI DUNG


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
6.1. Chuẩn bị:
6.2. Quy trình công nghệ:
6.3. Thực hiện:
6.4. Vận hành, kiểm tra sản phẩm:
7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA DỰ ÁN / ĐỀ TÀI.
8. PHẦN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
9. KẾT LUẬN KHOA HỌC:
10. KHUYẾN NGHỊ:
11. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TRANG
2
3
4
3
5
5
6
6
7
17
18
18

18
18
19

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2


DỰ ÁN “THIẾT BỊ HỖ TRỢ ĐIỀU CHỈNH VỊ TRÍ MÁY
CHIẾU”
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chúng em nhận thấy hoạt động trình chiếu là sự kết hợp giữa máy chiếu và
phần mềm trình chiếu được ứng dụng rất rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau
trong cuộc sống như: trong kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị hay quốc phòng
và dùng để trình chiếu trong các cuộc hội nghị, hội thảo…, trong giáo dục được
dùng như một công cụ không thể thiếu trong việc giảng dạy, trong sinh hoạt gia
đình thì nó xem như là một công cụ giải trí….và còn rất nhiều trong các lĩnh vực
khác.
Trong thực tế khi quan sát các thầy cô giáo thực hiện các bài giảng trong lớp
học, thầy cô sử dụng máy chiếu như một phương tiện rất thuận tiện cho việc
tiếp thu kiến thức, tạo ra các tiết học cho chúng em thêm phong phú, sinh động
và hấp dẫn hơn, chúng em dễ dàng lắm chắc và lĩnh hội kiến thức tốt hơn…Tuy
nhiên việc tổ chức được buổi học máy chiếu ở các phòng học thực sự rất khó
khăn cho các thầy cô giáo nhất là việc điều chỉnh máy chiếu để chuẩn bị cho tiết
dạy đôi lúc làm cho các thầy cô mất nhiều thời gian, công sức, nhiều khi vị trí
máy chiếu không tốt (không đặt vuông góc với màn hình) cũng ảnh hưởng đến
chất lượng của hình chiếu trên màn. Hiện tượng thường gặp gây khó chịu cho
chúng em ngồi học khi thầy cô sử dụng máy chiếu là hình ảnh trình chiếu hình
thang trên màn chiếu, có 2 dạng hình thang ngang và hình thang dọc.


3


Nhược điểm thứ hai đó là khi các thầy, cô giáo sử dụng máy chiếu trong các
phòng học thường để máy chiếu trên mặt bàn học sinh, máy chiếu thường chiếm
vị trí của bàn đó và các bạn ngồi bàn đó phải di chuyển sang bàn khác để học.
Câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để giúp điều chỉnh máy chiếu cho hình ảnh
tốt nhất trên màn chiếu giúp việc giảng dạy của các thầy cô hiệu quả ?”.
Những khó khăn trong trình chiếu của thầy cô sẽ được khắc phục một cách
đơn giản, thuận tiện, dễ dàng mà vẫn đảm bảo thời gian, chất lượng hình ảnh,
góc chiếu để giúp các thầy cô thực hiện các hoạt động trình bày cần thiết.
Máy chiếu được đặt trên giá chiếu, độc lập với bàn học tạo không gian ngồi
học tốt hơn cho các em.
Từ những suy nghĩ, trăn trở đó mà chúng em đã nghiên cứu, thực hiện tạo ra
thiết bị nhằm hỗ trợ điều chỉnh vị trí máy chiếu một cách thuận tiện dễ dàng
nhất.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Thiết bị hỗ trợ điều chỉnh vị trí máy chiếu được chúng em tạo ra nó sẽ
giúp giảm bớt thời gian công sức cho thầy cô trong việc chuẩn bị tiết giảng dạy
bằng giáo án điện tử, ngoài ra sản phẩm của chúng em có thể còn hỗ trợ trong
các hoạt động trình diễn, hội nghi, hội thảo, hướng dẫn trên nhiều lĩnh vực khác
trong xã hội. Là tiền để nâng cao chất lượng của các hình thức truyền dạy hay
tuyên truyền thông qua các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Tiến tới điều
khiển, tự động hóa.
4


3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Khi thầy cô giáo chuẩn bị một tiết dạy học bằng giáo án điện tử với máy
chiếu, em nhận thấy rằng các thầy cô rất vất vả điều chỉnh máy chiếu và mất
nhiều thời gian công sức, đôi khi màn hình chiếu không được như ý muốn như
hiện tượng hình thang máy chiếu (Máy chiếu được bố trí không thẳng góc với
màn chiếu sẽ gây ra hiện tượng hình thang máy chiếu). Máy chiếu thường được
lắp đặt chưa thật chính xác, vì thế mà phải di chuyển các đồ đạc và màn hình
cho tương ứng với vị trí máy chiếu.
Nhằm tạo ra thiết bị hỗ trợ điều chỉnh vị trí máy chiếu một cách dễ dàng
sao cho đạt được hình ảnh tốt nhất trên màn chiếu giảm công sức điều chỉnh
máy chiếu và thuận tiện hơn khi chuẩn bị một tiết dạy hoặc một hoạt động trình
diễn.
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thiết bị hỗ trợ điều chỉnh vị trí máy chiếu được chúng em nghiên cứu là
thiết bị hỗ trợ đắc lực trong việc điều chỉnh máy chiếu giúp cho việc trình bày
bài giảng đơn giản, khoa học. Nó chưa thể tự động điều chỉnh được mà hoạt
động điều chỉnh vẫn là do con người.
Thời gian nghiên cứu có hạn, khả năng kiến thức trong lĩnh vực còn hạn
chế, phương tiện nghiên cứu chưa nhiều, phương pháp nghiên cứu còn nhiều bỡ
ngỡ do đây là lần đâu tiên tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chính nhận định, tìm hiểu, phân tích, tổng kết đánh giá rút
kinh nghiệm qua thực hành: Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này chúng
em tiến hành nhận định vấn đề, quan sát, tìm hiểu sau những tiết học bổ ích, lý
thú khi thầy cô trình bày bài giảng bằng phương tiện máy chiếu trong giờ học tại
lớp, thấy những bất cập mà bản thân chúng em có thể tạo ra được các sản phẩm
để khắc phục, giảm bớt khó khăn vất vả cho thầy cô. Vì vậy chúng em xây dựng
5



ý tưởng dựa trên những nhận thức chung của mình về vấn đề bất cập khi sử
dụng phương tiện máy chiếu trong giờ dạy. Lập kế hoạch đưa ra các phương án,
chốt phương án, chuẩn bị nguyên vật liệu dụng cụ, tiến hành thực hiện, thử
nghiệm phân tích ưu, nhược điểm và cho sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu kỹ
thuật.
Tư duy, trải nghiệm thực tiễn trên các thiết bị cụ thể trong nghiên cứu qua
sản phẩm thực tiễn chúng em cho vận hành thử từ những kết quả đạt được trong
các lần thử nghiệm chúng em đúc rút kinh nghiệm chỉnh sửa khắc phục những
sai sót bất cập trên sản phẩm và tiến hành chỉnh sửa, sửa chữa những vấn đề bất
cập đẻ sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ ý tưởng tạo ra sản phẩm hỗ trợ đơn giản, thuận tiện khi di
chuyển hiệu quả trong hoạt động trình chiếu, khắc phục hiện tượng hình thang
trên trang chiếu, máy chiếu được đặt trên giá chiếu, độc lập với bàn học, có thể
sử dụng ở nhiều góc độ, nhiều vị trí, tạo không gian ngồi học tốt hơn cho người
học.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tính toán thiết kế thông qua nhận định sản phẩm lập kế hoạch,
thiết kế bản vẽ kỹ thuật (hình dáng, kích thước, vật liệu, dung sai và các yêu
cầu kỹ thuật của sản phẩm) thông qua bản vẽ có các số liệu cần thiết của sản
phẩm, thể hình dung ra cấu tạo, vị trí, chức năng và nguyên lý hoạt động.
Mô phỏng hình dạng kích thước thiết bị ra giấy.
Bước 2: Chế tạo ra sản phẩm( Chân đế , thân, mâm mặt)
6.1. Chuẩn bị:
Nguyên vật liệu cần thiết làm ra sản phẩm gồm có:
Thân 1: Ống kẽm Ø32mmx 600mm = 01
6


Thân 2: Ống kẽm Ø27mmx 40mm = 01

Thân 3 : Ống kẽm Ø21mmx 78mm = 01
Thanh giằng : Thép hộp(10x10)mmx 260mm = 03
Mỏ : Thép lá 20mm x 3mm = 15
Mâm : thép tấm (230 x230x2)mm = 01
Đĩa quay : Thép tấm (60x3)mm= 02 tấm
Trụ mâm : Thép đặc Ø14mm x 120mm= 01
Tay đa năng : Ống kẽm Ø21mmx 400mm = 01
Bu lông chốt : 8mmx4mm= 12
Bu lông chốt : 13mmx8mm= 02
6.2. Quy trình công nghệ:
Giai đoạn 1: Chế tạo đế chân, thân 1
Giai đoạn 2: Chế tạo thân 2
Giai đoạn 3: Chế tạo thân 3 và mâm
Giai đoạn 4 : Chế tạo tay quay đa năng

6.3. Thực hiện: Chế tạo đế chân

7


Sản phẩm chế tạo đế chân, thân 1.

8


Chế tạo thân 2

Chế tạo
mâm


thân 3 và

Chế tạo tay
năng

quay đa

9


Chế tạo tay quay đa năng

10


11


12


Hoàn thiện sản phẩm: Qua các bước thực hiện sản phẩm đã được hoàn thành.
Lắp ghép các thiết bị bằng bulong và ốc vít.

6.4. Vận hành, kiểm tra sản phẩm:
Kiểm tra tính an toàn: Thiết bị phải đảm bảo an toàn cho máy chiếu (tránh bị đổ,
rơi, vỡ).
Thiết bị khắc phục được hiện tượng hình thang chiếu trên màn.
Thiết bị giúp tạo không gian tốt hơn cho người học.
Thời gian lắp đặt máy chiếu chuẩn bị cho bài giảng của thầy cô đã cải thiện đáng

kể (bình thường thời gian điều chỉnh máy chiếu từ 2- 4 phút nhưng khi dùng với
thiết bị hỗ trợ thời gian điều chỉnh xuống con 1-2 phút).

7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA DỰ ÁN / ĐỀ TÀI.
Thiết bị này chưa từng có và bày bán trên thị trường.
Các thiết bị hỗ trợ điều chỉnh vị trí máy chiếu thông thường thì gắn cố
định trên trần nhà hoặc tường.
Thiết bị hỗ trợ điều chỉnh vị trí máy chiếu của chúng em tạo ra có thể di
chuyển cơ động và được đặt trên mặt phẳng nền nhà, có thể mang từ phòng học
này sang phòng học khác….
8. PHẦN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
Sản phẩm của chúng em tạo ra khắc phục được những hiện tượng thang
chiếu trên màn chiếu. Tạo không gian tốt hơn trong phòng học (do thiết bị hỗ trợ
điều chỉnh vị trí máy chiếu nằm độc lập với bàn học, không mất diện tích phần
bàn ngồi học). Dễ dàng điều chỉnh vị trí máy chiếu phù hợpở mọi góc độ không
gian, giảm thời gian điều chỉnh máy chiếu trước giờ học hay hoạt động trình
diễn.

13


9. KẾT LUẬN KHOA HỌC:
Dự án nghiên cứu khoa học của chúng em cho sản phẩm đáp ứng được
các yêu cầu kỹ thuật đã đề ra và đảm bảo kết quả là hoàn toàn khách quan và
chính xác.
Sản phẩm có thể được áp dụng trong các trường học, ngoài ra có thể áp
dụng cho các hoạt động trình diễn khác như hội thảo, các hoạt động ngoại khóa,
báo cáo khoa học.
10. KHUYẾN NGHỊ:
Để đảm bảo an toàn cho máy chiếu khi trình diễn cần cố định máy chiếu

vào mâm.
Vị trí chân đế cân đối.
11. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Để thực hiện đề tài này chúng em đã tham khảo các tài liệu trên mạng
internet với nội dung tìm hiểu các biện pháp khắc phục hiện tượng thang chiếu
trên màn ( />
14



×