Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

GIAO TRINH sua chua AMPLIfier 2017 TCN va CDN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 81 trang )

Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

Bài 1
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ÂM THANH
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:

- Phân loại các hệ thống âm thanh.
- Trình bày chính xác về vị trí, cấu tạo, chức năng nhiệm vụ, chỉ tiêu kỹ thuật của các
khối trong hệ thống âm thanh.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống âm thanh:
Tiếng nói của một diễn giả, tiếng đàn của một nhạc sĩ chỉ đủ cho một số người nghe
được rõ. Muốn phục vụ nhiều người cùng nghe rõ thì cần phải cho những âm thanh ấy lớn
lên bằng sự khuếch đại của máy tăng âm.
Thơng thường, micrơ biến đổi áp suất âm thanh thành dòng điện âm tần rồi đưa tới bộ
khuếch đại làm cho dòng điện ấy tăng lên nhiều lần, sau đó dùng loa để biến đổi dòng điện
trở lại thành âm thanh với cơng suất lớn hơn, phục vụ đủ cho số lượng đơng thính giả. Máy
tăng âm là thiết bị chủ yếu trong hệ thống truyền thanh bằng dây. Máy tăng âm cũng được
dùng rộng rãi ở khắp nơi, ở trong các xí nghiệp, cơng nơng trường, nhà hát, rạp chiếu bóng...
Máy tăng âm là cơng cụ phục vụ đắc lực cho làm việc chỉ đạo sản xuất ở hợp tác xã nơng
nghiệp, cho việc chỉ huy, giữ gìn trật tự ở những nơi đơng người.
2. Phân loại hệ thống âm thanh
2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng:
Theo mục đích sử dụng thì máy tăng âm được phân ra hai loại: Máy tăng âm dân
dụng và máy tăng âm chun dùng.
- Máy tăng âm dân dụng là loại máy tăng âm nhỏ dùng trong các buổi nói chuyện, mít
tinh biểu diễn văn nghệ trước một số đơng người. Loại tăng âm này còn được gọi là máy


phóng thanh, cơng suất độ vài chục ốt.
- Máy tăng âm chun dùng là loại máy tăng âm dùng trong các đài và trạm truyền
thanh để phục vụ một mạng lưới đường dây loa tương đối lớn trong một thị xã, một huyện,
một thành phố hay một xí nghiệp cơng trường. Loại máy tăng âm này có cơng suất lớn từ vài
chục ốt đến vài nghìn ốt. Loại tăng âm chun dùng thường có những u cầu riêng nên
kết cấu phức tạp hơn và có kèm theo những thiết bị phụ như bảng phân phối phiđơ, máy đo
trở kháng đường dây...
2.2. Phân loại dựa vào kết cấu:
Dựa vào linh kiện chủ yếu có thể phân ra:
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 1-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

- Máy tăng âm transistor.
- Máy tăng âm IC.
2.3. Phân loại theo cách mắc tải:
Phân loại theo cách mắc tải chủ yếu là:
- Máy tăng âm xuất bằng tụ
- Máy tăng âm xuất trực tiếp
- Máy tăng âm xuất bằng biến áp ra.
3. Sơ đồ khối
3.1. Hệ thống âm thanh Mono
3.1.1. Sơ đồ khối:

Hình 1.1 Sơ đồ khối máy tăng âm mono

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ các khối:
 Khối tiền khuếch đại (PRE- AMP):
Khối này thường được bố trí các mạch khuếch đại tín hiệu, nhận các nguồn tín hiệu từ
các nguồn vào như: Tín hiệu micro, tín hiệu này thường có điện áp nhỏ khoảng vài chục
micro vơn (µV); tín hiệu từ ngõ PHONE, thơng thường có điện áp vài chục µV; tín hiệu vào
các ngõ AUX (Auxiliary) là ngõ ra tín hiệu vào phụ như: CD, DVD, VCR, TAPE... thường
có biên độ lớn khoảng vài trăm µV.
u cầu quan trọng của khối này là phải đạt được nhiễu thấp (LOW NOISE) và tín
hiệu ra ít méo, để ổn định cho hoạt động của tầng sau.
 Khối âm sắc (TONE):
Là khối lọc tần số của tín hiệu âm tần trong khoảng tần số từ 20Hz đến 20KHz. Trong
đó âm trầm hay còn gọi là tiếng Bass nằm trong khoảng tần số từ 20Hz đến 500Hz, âm trung
hay còn gọi là Midrange nằm trong khoảng tần số từ 500Hz đến 5KHz, âm bổng hay còn gọi
là tiếng Treble có tần số từ 5KHz đến 20KHz.
Đặc điểm của mạch này là khuếch đại tín hiệu đủ lớn mà biên độ của tín hiệu được
điều chỉnh theo tần số. Đặc biệt tín hiệu ra của khối này phải có độ méo nhỏ.
 Khối khuếch đại cơng suất:
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 2-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

Khối này gồm các tầng khuếch đại như: Khuếch đại vi sai, khuếch đại cơng suất nhỏ
để tăng cường tín hiệu do bị suy giảm sau khi qua khối âm sắc và khuếch đại tín hiệu lái để
lái tầng cơng suất ngõ ra, ngồi ra còn có phần mạch hồi tiếp để sữa méo tín hiệu và ổn định
ngõ ra, cuối cùng là tầng khuếch đại cơng suất.

Đặc điểm của khối này là để khuếch đại tín hiệu đủ lớn, vừa khuếch đại điện áp vừa
khuếch đại dòng điện để cho cơng suất ra lớn làm rung màng loa. Khối này quyết định chất
lượng và sự khác nhau của Ampli, quyết định cơng suất của Ampli lớn hay nhỏ, thơng
thường các Ampli có các giá trị cơng suất sau: 50W, 80W, 100W, 110W, 200W, 300W,
500W...,1KW, 1,1KW...
 Khối bảo vệ loa:
Là mạch bảo vệ cho tầng cơng suất chống q tải (OVERLOAD PROTECT) hoặc
bảo vệ chạm tải (SHORT PROTECT), bảo vệ loa, nhằm tăng cường chất lượng và độ tin cậy
của Ampli.
 Khối nguồn cung cấp:
Cung cấp các mức điện áp và dòng điện cần thiết cho các tầng khuếch đại và các mạch
phụ trợ của máy Ampli hoạt động.
3.2. Hệ thống âm thanh STEREO:
3.2.1. Sơ đồ khối:

Hình 1.2: Sơ đồ khối máy tăng âm Stereo
3.2.2. Chức năng các khối:
 Mạch MICRO:
Âm thanh phát ra đạp vào màng rung của loa, tạo dao động và được chuyển thành tín
hiệu điện, tín hiệu này có biên độ vài mV. Tín hiệu từ micro đưa vào trước tiên qua mạch
tiền khuếch đại 1, làm nhiệm vụ tăng cường tín hiệu ngõ vào có biên độ đủ lớn, thường chọn
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 3-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống


dộ khuếch đại khioangr vài trăm lần. Tín hiệu qua mạch tiền khuếch đại được đưa đến mạch
lọc để điều chỉnh tín hiệu ở các mức tần số sau:
 Tần số thấp (LO) nằm trong khoảng từ 20Hz đến 500Hz.
 Tần số trung (MID) nằm trong khoảng từ 500Hz đến 5KHz.
 Tần số cao (HI) nằm trong khoảng từ 5KHz đến 20KHz.
Tín hiệu sai khi qua mạch lọc được đến tầng khuếch đại 2 để khuếch đại tín hiệu bù
vào sự suy hao tín hiệu sau khi qua mạch lọc.
Trong mạch micro phải có tín trung thực cao ít gây nhiễu (Low Noise) để đảm bảo tín
hiệu ra ít bị méo dạng.
 Mạch ECHO:
Đặc điểm của mạch ECHO là có bộ phận làm trễ tín hiệu. Trong kỹ thuật làm trễ tín
hiệu có rất nhiều cách nhưng thơng dụng nhất trong mạch ECHO là dùng IC lưu trữ tín hiệu
để tạo ra độ trì hỗn tín hiệu, còn gọi là RAM.
Tín hiệu trễ RELAY được cộng với tín hiệu trực tiếp gây ra hiệu ứng dội âm thanh
(ECHO). Chính nhờ điều đó nên khi dùng một Ampli để karaoke có mạch ECHO thì chất
lượng giọng hát được tăng len rất nhiều.
Trên mạch ECHO thường có các nút chỉnh sau:
+ Repeat: Nút chỉnh tiếng vang dội
+ Delay: Nút chỉnh sự trễ cho tín hiệu
+ Volume: Nút chỉnh âm lượng cho mạch ECHO
+ LO, MID, HI: Nút chỉnh âm thấp, âm trung , âm cao hay còn gọi là chỉnh
tiếng Bass, Treble...
 Mạch MUSIC:
Mạch Music có nhiệm vụ nhận hai đường tín hiệu (L, R) từ các nguồn tín hiệu như:
VCD, DVD, CD, VCR, TAPE... được đưa vào tầng khuếch đại và lọc lấy tín hiệu ở các
khoảng tần số thấp (LO), tần số trung (MID), tần số cao (HI). Tín hiệu này sẽ được chia
thành hai kênh: kênh trái (L), kênh phải (R) đưa đến mạch Master.
 Mạch MASTER:
Mạch Maser nhận đường tín hiệu từ mạch Micro đã được xử lý qua mạch ECHO đưa
đến cộng với hai đường tín hiệu L, R của mạch Music, tín hiệu được phân chia ra hai kênh:

kênh trái L và kênh phải R. Tín hiệu của hai kênh này được đưa vào mạch lọc để điều chỉnh
tín hiệu âm tần theo tần số, giúp tai người cảm nhận được các âm thanh trầm bổng khác
nhau.
Tín hiệu sau khi qua mạch lọc được đưa đến phần mạch khuếch đại để tăng cường tín
hiệu, bù lại sự suy giảm tín hiệu sau khi qua tần âm sắc (mạch lọc), mức suy giảm từ 10 đến
30 lần.
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 4-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

 Mạch Khuếch đại cơng suất (KĐCS)
Đây là phần mạch điện quyết định mức cơng suất ra của máy Ampli có các giá trị như
sau: 50W, 80W, 100W, 110W, 200W, 300W, 500W...,1KW, 1,1KW...
Mạch KĐCS dùng để khuếch dại cả dòng và áp để phù hợp với cơng suất u cầu.
Thường người ta dùng một số kiểu mạch KĐCS như sau:
+ Mạch KĐCS OTL (Output Transform Less): Là mạch KĐCS khơng dùng biến áp
ngõ ra. Mạch này dùng tụ để xuất tín hiệu ngõ ra.
+ Mạch KĐCS OCL (Output Capacitor Less): Là mạch KĐCS khơng dùng tụ ngõ ra.
Mạch này xuất tín hiệu ra loa trực tiếp.
+ Mạch KĐCS BTL (Brigde Transistor Line Out): Là mạch KĐCS ngõ ra dùng cầu
transistor.
 Mạch bảo vệ (Protect)
Mạch bảo vệ hoạt động khi có hiện tượng q tải, lệch áp cân bằng ngõ ra...để bảo vệ
tầng KĐCS, bảo vệ loa,...
Mạch bảo vệ thiết kế gồm mạch điện tử và một Relay ngắt mở. Khi mạch bảo vệ hoạt

động, Relay sẽ hở ra, cơ lập loa với mạch KĐCS.
4. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của hệ thống âm thanh
Để đánh giá chất lượng Ampli một cách chính xác ta phải dựa vào các chỉ tiêu kỹ
thuật của máy.
4.1. Cơng suất danh định: Là cơng suất âm tần lớn nhất lấy ra trên tải quy định của ampli.
Đây cũng chính là cơng suất của tầng khuếch đại cơng suất. Cơng suất danh định của máy
lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nhiệm vụ của máy, có thể từ vài chục đến hàng vạn ốt.
Ta có: Po(ac) = V2L(rms)/RL = V2L(P) /2RL = V2L(PP) /8RL
Với: VL(rms) : Là điện áp ra hiệu dụng
VL(P) : Biên độ điện áp ra
VL(PP) : Điện áp ra đỉnh đối đỉnh trên tải danh định.
4.2. Tổng trở ra danh định: Cần biết tổng trở ra của máy để mắc loa phù hợp.
4.3. Dải tần số làm việc: Là khoảng tần số giữa tần số thấp nhất f T và tần số cao nhất fC,
trong khoảng đó hệ số khuếch đại của máy khơng bị biến đổi hơn kém một mức quy định.
Dải tần số làm việc là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng ampli.
4.4. Độ méo tín hiệu: Do tầng cơng suất là chủ yếu vì tầng này làm việc với tín hiệu vào có
biên độ lớn. Ta có:
+ Méo tần số: Độ méo tần số của các ampli thơng thường từ 0,8 đến 1,25%, với các
ampli HiFi thì thấp hơn có thể dưới 0,01%.
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 5-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

+ Méo biên độ: Do hệ số khuếch đại của các tầng có trị số khác nhau đối với mỗi ttrị
số tức thời của điện áp vào, làm cho dạng của tín hiệu ra khơng giống như dạng của tín hiệu

vào. Ngun nhân gây ra méo biên độ trong tầng khuếch đại là tính khơng thẳng của các đặc
tuyến vào ra của transistor, đặc tuyến từ hóa của lõi bién áp. Vì vậy méo biên độ còn được
gọi là méo khơng đường thẳng. Độ méo biên độ của các ampli thơng thường là dưới 5%.
4.5. Mức tạp âm: Tạp âm sinh ra trong bản thân của máy, phụ thuộc nhiều vào các tầng
khuếch đại đầu, tạp âm sẽ lấn át các tín hiệu có biên độ nhỏ và hạn chế khả năng khuếch đại
của các tín hiệu này,ní cách khác là làm giảm độ nhạy của máy.
4.6. Độ nhạy ngỏ vào: Độ nhạy ngỏ vào tùy thuộc vào các nguồn tín hiệu, các ngn tín
hiệu đưa vào phải có mức tín hiệu ra tương ứng với độ nhạy ở ngõ vào. Độ nhạy của một
đầu vào là mức điện áp dang định phải đưa vào đầu đó để đảm bảo cơng suất ra danh định.
Ngã vào
Mic
Phone
Line in
Tape monitor
Aux
Tuner

Độ nhạy
1mV – 5mV (-60dB đến-20dB)
300mV– vài V(-20dB đến 5dB)
100mV – vài V (-20dB đến 5dB)
100mV – vài V (-20dB đến 5dB)
100mV – vài V (-20dB đến 5dB)
200mV – vài V (0dB đến 5dB

Tổng trở
100 đến 1K(or vài chục K)
20 đến 100K
Vài chục K đến vài trăm K
Vài chục K đến vài trăm K

Vài chục K đến vài trăm K
Vài k đến 50K

4.7. Hiệu suất: Được định nghĩa là tỷ số giữa cơng suất ra danh định lấy ra ở tầng cuối và
cơng suất nguồn cung cấp:
 % = Po(ac) / Pi(dc).100%
Trong máy tăng âm, hiệu suất của tầng cuối cùng là quan trọng nhất do cơng suất tiêu
thụ của tầng này lớn hơn cơng suất tiêu thụ tồn bộ các tầng trước rất nhiều, vì vậy người ta
thường chú ý nâng cao hiệu suất của tầng cuối.
Như ta biết % < 80%.
Ta thấy các thơng số dãy tần số làm việc, độ méo tín hiệu, mức tạp âm, hiệu suất là
chỉ tiêu đánh giá chất lượng của âm thanh các thơng số khác cơng suất ra danh định, điện trở
ra danh định, độ nhạy đầu vào là các chỉ tiêu cần thiết để sử dụng ampli hợp lý.
Ngồi ra, vấn đề lắp ráp 1 ampli cơng suất lớn mà các chỉ tiêu chất lượng vẫn đảm
bảo là vấn đề khó khăn. Nhất là khi cân bằng cơng suất ở mức nguồn thấp (ampli cấp điến
bằng bình ắc quy).
Từ cơng thức định nghĩa của cơng suất danh định, ta thấy muốn tăng cơng suất ta có
các cách sau:
- Tăng điện thế cấp điện, đây là cách dể dàng và phổ biến nhất, vì điện áp ra hiệu dụng
trên tải bị giới hạn bởi mức nguồn. Tất nhiên, với mức nguồn cao thì phải sử dụng các linh
kiện thích hợp và giá thành cũng tăng cao.

Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 6-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống


- Giảm tổng trở tải: điều nầy tỏ ra bất lợi, vì khi R L giảm thì dòng điện sẽ tăng cao,
cơng suất tổn hao sẽ rất lớn, vì vậy hiệu suất sẽ giảm. Tổng trở tải của ampli thơng thường từ
3,2 đến 16, thơng dụng nhất là 4 đến 16.
- Dùng trasistor cơng suất Darlingtor với hệ số khuếch đại lớn làm điện áp ra đỉnh trên
tải tăng gần tới VCC, nhờ đó cơng suất được nâng lên đến mức cao nhất có thể ứng với một
nguồn cấp điện nhất định.
- Dùng tầng khuếch đại cơng suất mắc theo kiểu cầu, BTL (Balance Transformer Less)
phương pháp nầy thường được ứng dụng để nâng cơng suất lớn ở mức nguồn thấp.
4.8. Đáp tuyến tần số:
K
s è lÇ n
k h u Õ c h ®¹ i

b

c

a

f th Ê p

d

f t r u n g b ×n h

f bçng

f


Hình 1.3: Đáp tuyến tần số của máy tăng âm
Đáp tuyến tần số là đồ thị biểu diễn khả năng khuếch đại ở các tần số khác nhau của
một máy tăng âm . Hình 1.3 biểu diễn đáp tuyến tần số. Trục hồnh biểu thị tần số, trục tung
biểu thị hệ số khuếch đại. Đoạn bc tương đối thẳng và song song song với trục hồnh cho
biết ở khoảng tần số trung bình, máy có độ méo nhỏ khơng đáng kể. Đoạn ab và cd chéo
xun với trục hồnh cho thấy máy bị méo nhiều ở tần số thấp và tần số cao.
* Trong các thơng số trên thì: dải tần số làm việc, độ méo tín hiệu, mức tạp âm, hiệu suất
là các chỉ tiêu đnáh giá chất lượng của âm thanh, còn cơng suất danh định, điện trở ra danh
định, độ nhạy đầu vào là các chỉ tiêu cần biết để sử dụng ampli hợp lý.
C. Câu hỏi ơn tập:
1/ Trình bày chức năng, nhiệm vụ của máy tăng âm?
2/ Phân loại máy tăng âm?
3/ Trình bày sơ đồ khối máy tăng âm và chức năng nhiệm vụ của các khối trong máy
tăng âm.
4/ Nêu các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của hệ thống âm thanh.

Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 7-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

Bài 2
Bài 2: SỬA CHỮA KHỐI NGUỒN CUNG CẤP
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:


- Trình bày đúng các khối chức năng trong khối nguồn cung cấp.
- Phân tích đúng ngun lý hoạt động của mạch điện khối nguồn cung cấp.
- Chẩn đốn, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại mạch điện khối
nguồn đúng tiêu chuẩn thiết kế.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
Nguồn cung cấp cho các diode, transistor, IC... là nguồn một chiều DC. Như vậy,
nguồn tốt nhất phải là PIN hay ắc quy. Nhưng thực tế chỉ những máy mang theo (di động)
mới phải dùng pin hoặc máy dùng trên xe hơi mới có ắc quy. Hơn nữa, nếu một máy tăng âm
từ 100 W trở lên mà sử dụng nguồn cung cấp bằng ắc quy sẽ khơng kinh tế.
Trong thực tế nguồn xoay chiều 220V AC được biến đổi thành nguồn điện một chiều
DC rồi cung cấp cho máy. Q trình biến đổi tuần tự qua biến áp hạ áp, chỉnh lưu, lọc phẳng
rồi ổn áp.
1. Sơ đồ khối, chức năng, nhiệm vụ của các khối
1.1. Sơ đồ khối: Sơ đồ khối của khối nguồn cung cấp có các phần như hình dưới.

Hình 2.1. Sơ đồ khối nguồn cung cấp
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 8-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các khối:
- Nguồn điện AC: Là nguồn điện lưới Quốc gia, cung cấp điện xoay chiều AC, có điện
áp và tần số được qui định ở Việt Nam là: 220V/50Hz.
- Biến áp: Là thiết bị biến đổi điện xoay chiều của điện lưới sang các thành phần điện áp
xoay chiều thích hợp để đưa qua mạch chỉnh lưu cấp cho các mạch điện tử tương ứng. Tùy

theo từng thiết bị điện tử mà u cầu các mức điện áp khác nhau. Chẳng hạn các mức điện
áp thường gặp là: 60V, 45V, 30V, 24V, 18V, 15V, 12V, 10V, 9V, 6V, 3V, 1,5V,...
- Bộ chỉnh lưu: Là bộ biến đổi điện áp xoay chiều từ biến áp đưa tới thành các mức điện
áp một chiều (DC) thích hợp để cung cấp cho tải.
- Mạch lọc: Điện áp ra tại bộ chỉnh lưu đã có chiều ổn định nhưng biên độ vẫn còn có
các thành phần xoay chieuefowr trong đó, chưa thể cung cấp cho mạch điện tử được, mà cần
phải đưa qua bộ lọc điện để loại bỏ thành phần xoay chiều cho ra điện áp một chiều được
phẳng hơn.
- Mạch ổn áp một chiều: Có nhiệm vụ ổn định điện áp (dòng điện) ở đầu ra (trên tải)
khi điện áp ở đầu vào hoặc đầu ra thay đổi, nhằm ổn định trạng thái làm việc của các mạch
điện tử.
2. Sơ đồ mạch điện và ngun lý làm việc của một số mạch nguồn cung cấp
2.1. Mạch nguồn khơng có ổn áp
Trong máy tăng âm, nguồn khơng dùng ổn áp được sử dụng để cấp cho các mạch
khuếch đại cơng suất, khi đó mạch nguồn chỉ cần có bộ lọc tốt, điện áp ngõ ra bằng phẳng là
được. Trong phần này ta nghiên cứu mạch chỉnh lưu nguồn đơn và nguồn đơi là hai mạch
được sử dụng nhiều nhất trong Ampli.
2.1.1. Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha nguồn đơn
 Sơ đồ mạch:

Hình 2.2. Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 1 pha nguồn đơn
 Ngun lý hoạt động: Trong bán kỳ đầu: A dương hơn B thì D 2 và D4 dẫn, D1 và D3
tắt, dòng điện chảy từ A qua D 2 qua RL qua D4 về B. Trong bán kỳ sau, A âm hơn B, D 2 và D4
tắt, D1 và D3 dẫn dòng điện chảy từ B qua D 3 qua tải qua D1 về A. Như vậy điện áp ngõ ra sẽ
là điện chỉnh lưu tồn kỳ, sau đó được lọc phẳng bởi tụ điện C có điện dụng lớn để đảm bảo
điện áp cung cấp cho mạch cơng suất là điện áp một chiều tương đối bằng phẳng.
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 9-



Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

2.1.2. Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha nguồn đơi (nguồn đối xứng)
 Sơ đồ mạch:

Hình 2.3. Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 1 pha nguồn đơi
 Ngun lý hoạt động: Biến áp có chấu giữa làm điểm chung và điện áp ở 2 đầu
ngược pha nhau so với điểm chung.
Trong bán kỳ đầu VA dương, VB âm, nên D2 và D4 dẫn, D1 và D3 tắt dòng điện nạp
vào tụ C1 và C2. Trong bán kỳ sau V1 âm V2 dương, D1 và D3 tắt, D2 và D4 dẫn, dòng điện
trên các tụ xxar qua tải về nguồn.
Kiểu mạch này ngun lý giống như mạch chỉnh lưu tồn sóng, nhưng có thêm dây
trung tính tạo ra nguồn đối xứng  VCC và Mass là 0V. Kiểu mạch này thường dùng trong bộ
nguồn Amply đời mới .
Chú ý: Trong tất cả các mạch nắn điện trên nếu tải là tụ điện, thì tụ sẽ nạp điện khi
Diode dẫn do đó điện áp trên tải sẽ sắp sĩ đạt cực đại, nghĩa là :
V DC V max  2 .V HD

Và lúc đó điện áp gợn sóng khơng còn nửa (rất nhỏ từ 0,1 – 2%), điện áp ra là DC
thuần t. Vì vậy trong các mạch nắn điện cho nguồn cung cấp thì đều có tụ lọc mắc song
song với tải nhằm mục đích loại bỏ thành phần dợn sóng. Nghĩa là tụ sẽ nạp bằng giá trị V max
và xả qua tải khi điện áp bắt đầu giảm nhỏ hơn Vmax.
2.2. Mạch nguồn có ổn áp
Trong Amply, việc khuếch đại tín hiệu ngõ vào đòi hỏi phải ổn định và đảm bảo độ
trung thực của tín hiệu, nên các mạch tiền khuếch đại và các mạch âm sắc u cầu phải đảm
bảo tỷ số S/N là nhỏ nhất và nằm trong giới hạn cho phép. Vì vậy nguồn cung cấp cho các
mạch này cũng phải có độ ổn định cao, đó là các mạch nguồn có ổn áp (mạch ổn áp). Sau

đây chúng ta đi vào tìm hiểu một số mạch ổn áp thơng dụng được dùng trong Amply:
2.2.1. Mạch ổn áp nguồn đơn dùng diode Zener:

Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 10-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

R

D1

Rl

Hình 2.4: Sơ đồ ngun lý mạch ổn áp nguồn đơn dùng Diode Zener
Các diode Zener thường có điện trở động RZ rất nhỏ nghĩa là chúng ổn áp tốt.
Nếu áp nguồn tăng thì điện trở đặc tính R Z của Zener giảm dòng tăng mạnh qua
Zener, lúc này áp chủ yếu rơi trên R dẫn đến tải được bảo vệ.
Nếu tải RL giảm, thì dòng qua tải sẽ tăng dẫn đến điện trở R Z tăng bởi dòng qua DZ rất
nhỏ, dòng nhỏ này qua R làm điện áp rơi trên R giảm. Vậy R L giảm thì IL tăng, VRL giảm và
RZ tăng, kéo theo IZ giảm, VRS giảm nên Vout trở về giá trị cũ.
Khi thiết kế mạch này cần phải chú ý 2 vấn đề:
- Diode phải ln làm việc ở vùng đánh thủng, nếu khơng sự ổn áp sẽ mất.
- Dòng chảy qua Zener khơng vượt q chỉ số tới hạn của nó. Thơng số này do
nhà sản xuất cung cấp.
Do đó khi tính tốn phải tính trong điều kiện mạch làm việc nặng nề nhất, đó là:

- Tính R khi điện áp vào nhỏ nhất và dòng tải lớn nhất.
- Tính diode zener khi điện áp vào lớn nhất và dòng tải nhỏ nhất.
 Ngồi ra zener còn được sử dụng cho nguồn đơi (Nguồn ổn áp đối xứng dùng
diode zener):
1k

+Vcc=+40V

+Vcc1=18V

Q1( C2383)

+Vcc=40V

+Vcc1=+17V4

1k

Dz

+

-Vcc1=-18V
-Vcc=40V
Hình 2.8.b1
Hình 2.5: Mạch sử dụng với dòng tải
nhỏ khoảng vài chục mA

18V


100/25V

1k

-Vcc=-40V

Q2(A1013)

100/25V

100/25V

-Vcc1=-17V4

Hình 2.6: Mạch sử dụng với dòng tải
lớn khoảng vài trăm mA.

2.2.2. Mạch ổn áp tuyến tính dùng IC ổn áp:
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 11-

Dz2

100/25V

+

Dz

+


1k

Dz1

+

18V


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

IC ổn áp là mạch ổn áp được chế tạo đồng loạt trên mạch có kích thước rất nhỏ và
bọc bên ngồi bằng vỏ Plastic và kim loại. IC ổn áp có nhiều loại như LM 317, LM337,
STR… Nhưng thơng dụng là các họ ổn áp 78XX, 79XX (họ STR thường dùng trong tivi
màu có điện áp ra 115V).
Họ IC ổn áp nguồn cố định:
- Họ 78XX: Ổn áp nguồn dương
- Họ 79XX: Ổn áp nguồn âm
- XX là chỉ điện áp ra
- Điện áp vào: Vi =Vcc = (XX + 3V) đến 35V.
Riêng 7824 có Vin Max = 50V
Dòng tải từ 0,1A đến 1A tùy thuộc vào mã số: L;
M; H. Với L= 0,1A, M= 0,5A, H=1A
Ví dụ: 78L05, 78M05, 78H05

Hình 2.7: IC ổn áp

- Các IC ổn áp thơng dụng trên thị trường là: 7805; 7806; 7809; 7812; 7815; 7818;
7824 (dòng tải 1A ):
+V cc

1

78XX

3

+V o

-V c c

2

79XX

2
M A SS

3

-V o

1
M A SS

Hình 2.8: Sơ đồ chân IC ổn áp
- Sơ đồ ngun lý mạch ổn áp nguồn đơi dùng IC ổn áp họ 78 và 79:


Hình 2.9: Sơ đồ mạch ổn áp tuyến tính dùng IC ổn áp
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 12-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

Cách nâng cao dòng tải: Muốn tăng dòng tải trên 1A và chỉnh điện áp ra thay đổi ta
thường ghép thêm transistor cơng suất và biến trở VR như sau:
B688 ( MJ 2955)

D718 ( 2N3055)

+Vin

1

78XX
2

-Vin

3

2
Vout


A
10k

79XX

3

1
A
10k

B

B

Hình 2.10: Sơ đồ mạch nâng dòng bộ nguồn
+ Khi chỉnh VR ở A: Vo min = XX- 0,6V
+ Khi chỉnh VR ở B: Vo max = Vcc – 0,6
2.3. Mạch điện khối nguồn thơng dụng trong máy Ampli.
 Sơ đồ mạch điện:

Hình 2.11. Sơ đồ mạch nguồn cung cấp thơng dụng trong máy Ampli
 Chức năng các linh kiện:
- S1: Cầu chì bảo vệ
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 13-

Vout



Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

- SW1: Chuyển mạch lấy điện áp xoay chiều (AC) 220V hoặc 110V đưa vào cuộn sơ
cấp biến áp T1.
- SW2: Cơng tắc đóng mở nguồn
- C0: Tụ điện dể dập xung ngược khi tắt nguồn bảo vệ cho cầu chì khi tắt nguồn.
- T1: Biến áp có cuộn thứ cấp có cả nguồn đối xứng và nguồn đơn, cho ra nhiều mức
điện áp.
- D1 – D12: Hình thành các diode cầu nắn điện xoay chiều AC thành một chiều DC,
thường là các Diode có mã hiệu 1N4004, 1N4007,1N5404...
- C1 – C12: Các tụ điện mắc song song với các diode có tác dụng dập xung ngược
bảo vệ cầu diode.
- C13 – C19: Các tụ điện để lọc gợn songscho nguồn Dc ở ngõ ra.
- IC 7815: IC ổn áp +15V để cấp cho mạch diện tử cần sự ổn định cao. Thơng thường
IC ổn áp nguồn dương được ký hiệu 78xx, xx là số Volt cần ổn áp. Thí dụ: xx là đặc trưng
cho số 12 tức IC được ký hiệu 7812 có nghĩa là IC ổn áp +12V.
- IC 7915: IC ổn áp nguồn âm -15V. Thơng thường IC ổn áp nguồn âm được ký hiệu
79xx, xx là đặc trưng cho số Volt cần ổn áp.
- +Vcc, -Vcc: Là nguồn một chiều đối xứng cung cấp cho mạch cơng suất trong máy
Ampli. Thơng thường nguồn này có giá trị như sau: 24, 30, 36, 50...
3. Hiện tượng, ngun nhân và phương pháp sửa chữa những hư hỏng mạch điện khối
nguồn.
3.1. Hiện tượng:
- Mất điện áp nguồn cung cấp
- Nguồn cung cấp DC bị giảm
3.2. Ngun nhân:

- Đứt cầu chì
- Biến áp nguồn bị hỏng
- Diode chỉnh lưu hỏng
- Tụ lọc nguồn bị rò hoặc chập
3.3. Phương pháp sửa chữa:
- Bước 1 : Xác định mạch điện thực tế về:
+ Vị trí mạch điện khối nguồn
+ Vị trí biến áp nguồn, mạch chỉnh lưu, tụ lọc nguồn .
- Bước 2 : Kiểm tra nguội
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 14-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

+ Kiểm tra cầu chì, nếu đứt tiến hành thay cầu chì mới, đúng tiêu chuẩn quy
định.
+ Kiểm tra biến áp nguồn (kiểm tra các cuộn sơ, cuộn thứ, kiểm tra độ cách
điện các cuộn sơ, thứ với mass), nếu thấy các cuộn dây bị đứt, sờ tay mà thấy biến áp
nguồn nóng q chứng tỏ biến áp bị chạm một số vòng dây. Phải thay biến áp mới,
khi thay biến áp mới khơng để biến áp chạm vào vỏ máy, vì khi biến áp bị nóng sẽ
làm cong vỏ máy.
- Kiểm tra mạch chỉnh lưu bằng VOM thang đo điện trở (kiểm tra chất lượng
các điốt chỉnh lưu). Nếu hỏng, phải thay các điốt mới cùng chủng loại .
- Kiểm tra tụ lọc nguồn bằng VOM thang đo điện trở.
- Bước 3 : Kiểm tra nóng
+ Cấp nguồn cho máy sau khi đã thay các linh kiện bị sai, hỏng. Đo điện áp cuộn sơ

cấp, điện áp cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bằng VOM thang đo điện áp AC.
+ Đo điện áp ra của mạch chỉnh lưu bằng VOM thang đo điện áp DC.
Nếu các số liệu đo được đúng chỉ tiêu kỹ thuật ghi trên sơ đồ là được.

2

Ví dụ: Sửa chữa Bộ nguồn dùng cho máy tăng âm hình 2.12.

3

4

+

-

3

2

4

C

1

2200 M F

220 V


30 V

1

Rt

Hình 2.12: Bộ nguồn cung cấp cho mạch KĐCS của máy tăng âm
* Hiện tượng: Mất điện áp nguồn
- Bước 1: Xác định vị trí mạch điện khối nguồn, vị trí biến áp nguồn, mạch chỉnh lưu,
tụ lọc nguồn
- Bước 2: Kiểm tra nguội
+ Kiểm tra cầu chì, nếu bị đứt ta thay cầu chì mới. Sau khi thay dùng VOM thang
Rx1 đo điện trở giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp của biến áp. Nếu khơng chập đo tiếp tại đầu ra
của mạch chỉnh lưu (điểm 1 với điểm 4) trở đầu que đo hai lần nếu điện trở chênh lệch nhau
là tốt. Nếu khơng chênh lệch nhau có thể tụ lọc bị rò. Kiểm tra tiếp tụ lọc. Gía trị điện trở
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 15-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

sau hai lần đổi que đo phải trở về vị trí vơ cùng trên thang đo. Nếu có giá trị điện trở xác
định là tụ bị rò.
- Bước 3: Kiểm tra nóng
+ Nếu thay cầu chì rồi, bật máy chạy mà cầu chì vẫn đứt, chứng tỏ biến áp nguồn bị
hỏng, B+ giảm do biến áp chạm một số vòng dây, nếu sờ vào sẽ thấy nóng dữ dội, phải thay
biến áp ( trước khi thay nên tháo tất cả các mối dây hàn vào thứ cấp , cho chạy thử xem cầu

chì còn bị đứt nữa khơng, nếu đứt chắc chắn đã bị hỏng; nếu khơng đứt cần kiểm ta thêm các
đường dây nối vào thứ cấp có bị chạm đâu khơng .
+ Tháo các điốt chỉnh lưu ra khỏi mạch điện, bật máy chạy thì cầu chì khơng nổ như
vậy B+ giảm khơng do biến áp nguồn. Hàn lại các điốt vào mạch mà cầu chì vẫn nổ thì tiếp
tục kiểm tra tụ C1.
+ Kiểm ta tụ lọc C1 (thử tháo một đầu tụ ra khỏi mạch để xem kết quả, khi tháo ra
điện áp tăng lên, tức là tụ bị rò) thay tụ C1
+ Cấp nguồn AC vào cuộn sơ biến áp: Đo điện áp sơ cấp (đầu1 – 2), điện áp thứ cấp
(đầu 3 - 4 ) sờ xem biến áp có bị nóng khơng, nếu giá trị điện áp trên cuộn sơ cấp (U S =
220V , Uth = 30V, loại biến áp bán sẵn trên thị trường) và biến áp khơng bị nóng thì biến áp
đạt u cầu.
Trước khi cho máy hoạt động, phải cho bộ nguồn chạy khơng tải, điện áp đo được lúc
bộ nguồn chạy khơng tải ln ln đạt mức cực đại.
4. Chuẩn đốn, kiểm tra và sửa chữa khối nguồn cung cấp:
- Sửa chữa khối cấp điện áp xoay chiều
- Sửa chữa khối chỉnh lưu
- Sửa chữa khối lọc nguồn
- Sửa chữa khối nguồn dựng mạch ổn áp.
C. Câu hỏi ơn tập:
1/ Trình bày sơ đồ khối, chức năng, nhiệm vụ và ngun tắc làm việc của các khối
trong bộ nguồn?
2/ Nêu một số mạch nguồn thơng dụng và đặc điểm của từng loại mạch đó?
3/ Trình bày các hiện tượng, ngun nhân và phương pháp sửa chữa những hư hỏng
mạch khối nguồn?

Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 16-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT

âm thanh

Giáo trình Hệ thống

Bài 3
SỬA CHỮA MẠCH KHUẾCH ĐẠI ĐẦU VÀO
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:

- Phân biệt đúng chức năng, nhiệm vụ của các loại mạch khuếch đại đầu vào.
- Phân tích đúng ngun lý hoạt động của mạch.
- Chẩn đốn, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch khuếch đại đầu vào.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Chức năng, nhiệm vụ của mạch khuếch đại đầu vào:
Đây là tầng đầu tiên của máy tăng âm, đó là tầng khuếch đại micro, khuếch đại PU...
có một đặc điểm quan trọng là tín hiệu đưa tới khuếch đại rất nhỏ (  v) với mức tạp nhiễu
thấp trong giải tần làm việc vì vậy nhiệm vụ của của tầng bao gồm:
- Khuếch đại điện áp tín hiệu từ các nguồn tín hiệu đưa tới lên đủ lớn.
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 17-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

- Nâng cao tỷ số tín hiệu/ tạp âm (S/N) tức là nâng cao điện áp lối vào với mức tạp
âm nhỏ nhất.
Đảm bảo độ méo tín hiệu cho phép (méo biên độ, méo tần số)

Các tăng âm chất lượng cao tầng khuếch đại đầu vào đều dùng khuếch đại vi sai bằng
BJT hay FET. Để đạt được độ khuếch đại điện áp cao thường dùng transistor mắc theo mạch
cực phát chung (CE). Chỉ khi nào cần phối hợp trở kháng mơí dùng mạch cực góp chung.
Muốn loại trừ tạp âm nên chọn loại transistor BJT đặc biệt có tạp âm riêng nhỏ hoặc là dùng
mạch khuếch đại mắc theo kiểu cascode.
2. Các loại mạch khuếch đại đầu vào.
2.1. Mạch KĐ đầu vào dùng transistor.
 Sơ đồ mạch điện: Hình 3.1
+U cc

R c

R b

C 2
ri
n g u å n t Ýn h i Ư u

U r

C 1

en

R e

C e
0

Hình 3.1: Sơ đồ mạch khuếch đại đầu vào mắc theo kiểu E chung

 Tác dụng các linh kiện trong mạch điện

- en: nguồn tín hiệu
- ri : nội trở nguồn tín hiệu
- RB : Điện trở Phân cực
- RC : điện trở tải
- Re : ổn định điểm làm việc về nhiệt cho transistor
- C1, C2 tụ dẫn tín hiệu
 Ngun tắc hoạt động của mạch: Khi cho nguồn tín hiệu e n vào đầu vào (hai cực B
– E) qua tụ dẫn tín hiệu C 1, thì ở đầu ra (hai cực C - E) có điện áp tín hiệu (U r) cùng dạng
với tín hiệu vào với biên độ lớn hơn nhưng ngược pha với tín hiệu vào. Tín hiệu này đưa
sang tầng pha trộn qua tụ dẫn tín hiệu C2.
2.2. Mạch khuếch đại đầu vào dùng IC:
 Sơ đồ mạch:
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 18-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

10M F

100n

+ 7 ,2 V

220k


2
3

741

6

1k

4

100n U r
5k

100n

100k

47n

7

15k

100k

6 ,8 k

1k


0

Hình 3.2: Sơ đồ mạch khuếch đại micro dùng IC
 Ngun lý hoạt động: Hoạt động của mạch dựa trên ngun lý hoạt động của Opamp. Tín hiệu ngõ vào ở micro được đưa vào chân số 3 của Op-amp, tín hiệu này được so
sánh với mức điện áp chân số 2 và được Op-amp khuếch đại lên. Ngõ ra sau khi được
khuếch đại được đưa ra chân số 6 của Op-amp, tín hiệu sau khi được khuếch đại sẽ được đưa
sang mạch điều chỉnh âm lượng, âm sắc trước khi đưa qua tầng kế tiếp của Ampli.
3. Mạch khuếch đại đầu vào dùng trong Ampli
3.1. Mạch khuếch đại Micro:
 Sơ đồ mạch:

Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 19-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

Hình 3.3. Sơ đồ mạch micro thơng dụng trong ampli
 Phân tích mạch:

Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 20-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh


Giáo trình Hệ thống

Tín hiệu lấy từ Microphone được giảm 1 phần xuống mass qua 10k, tụ 22uF sau đó
được dẫn vào mạch khuếch đại qua điện trở 100, tụ liên lạc 22uF để vào cực B/Q1. Tại đây
có mạch lọc nhiễu tần số cao xuống mass gồm tụ 102p, 470p, 102p. Q1 được phân cực cấp
điện DC hoạt động qua 22k, 1k8, 18k. Khi cắm jack Mic vào mạch, lúc này cực B/Q2
được nối mass qua điện trở 100, Q2 dẫn mạnh, CE/Q2 đóng vai trò như 1 điện trở xoay
chiều nhỏ để dẫn tín hiệu hồi tiếp nghịch từ cực E/Q1 xuống mass qua tụ 22uF, điện trở
5k6, cơng tắc S1 ở vị trí thường đóng. Khi cơng tắc S1 ở vị trí hở tín hiệu hồi tiếp nghịch
được dẫn xuống mass ít hơn qua tụ 22uF, điện trở 33k nên tín hiệu microphone lấy ra nghe
nhỏ hơn.
Tín hiệu lấy ra tại cực C/Q1 được đưa tiếp vào IC 1b khuếch đại tăng biên độ điện
thế với độ lợi được định bởi điện trở hồi tiếp 51k, 82p song song 51k tạo hồi tiếp nghịch
chống mạch phát sinh dao động tự kích tần số cao . Tụ 82p ở chân 5 và 6 IC tạo hồi tiếp
thuận tăng 1phần độ lợi tần số cao cho mạch.
Tín hiệu lấy ra tại chân 7 của IC 1b tiếp tục đưa vào IC 1a khuếch đại tăng tổng trở
KF 

10
1
10
. Đối với tần số cao, tụ 682p được xem như nối tắt, lúc này

ngõ vào với độ lợi
điện trở 3k9 song song với điện trở 10k nên sẽ làm giãm độ lợi tần số cao của mạch là
KF 

3k 9 // 10k
0,28

10

Tín hiệu lấy ra tại chân 1 của IC 1a được làm giảm biên độ qua cầu phân thế 3k3, 10k
sau đó được dẫn vào mạch âm sắc tới IC 3a làm mạch khuếch đại chọn lọc tần số tiếng
1KHz ( Mid ), tần số được xác định bởi tụ 153p, 222p, điện trở 22k và IC 3b được xem như
mạch lọc tích cực. Tín hiệu tiếp tục được dẫn vào mạch âm sắc Lo- Hi dùng IC 4a gồm:
3k3, 3k3, 3k3, 683p, 683p biến trở 50k là mạch lọc tần số thấp ( Lo )
153p, 472p, 1k, biến trở 50k là mạch lọc tần số cao ( Hi )
Sau khi qua mạch khuếch đại âm sắc tín hiệu được dẫn vào mạch khuếch đại tăng
cường dùng IC 4b qua điện trở 220, tụ liên lạc 10uF. Độ lợi của IC 4b được định bởi hệ
thức:
KF 

22
100
0,22
.

Tín hiệu lấy ra tại IC 4b được dẫn vào biến trở âm lượng Vol (10k ), tín hiệu lấy ra
tại chấu giữa Vol được đưa vào IC 2a khuếch đại với độ lợi được xác định được định bởi hệ
KF 

6k 8
 1 4
2k 2
. Tín hiệu này được giảm biên độ qua 220, 10uF để vào biến trở cân

thức
bằng Bal là biến trở đơi để tách 1 tín hiệu thành 2 tín hiệu đưa ra 2 kênh qua 2 điện trở cách
ly 22k vào trạm 4 và 5. Tín hiệu còn được đưa vào biến trở ECHO VR3 qua điện trở 22 để

vào trạm 7 để đến mạch khuếch đại tiếng vang ECHO.

Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 21-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

Tín hiệu lấy ra tại tại IC 2a còn được đưa vào chân 6 IC 2b để khuếch đại và lấy ra tại
chân 7 qua tụ 10uF, điện trở 22k để đưa ra trạm 6 dẫn ra ngồi so sánh vơi tín hiệu nhạc làm
mạch chấm điểm khi dùng để hát Karaoke.
3.2. Mạch khuếch đại nhạc (Music)
 Sơ đồ mạch điện:
A

IN L

S1a

R 1
680

B

C 1
+
10uF

R 2
56k

5
1b
6

IN R

S1b

680

B

C 3

R 5

10uF

22k

+

C 2
100

A


V R 1A L

C 4
223

R 6

B
C 5
223

10k

R 7

C 6

10uF
+

3

56k

2

22k

1a


1

10uF
+

R 8
6K 8 A
R 9
V R 2A M ID
50K
C 8
6K 8 A
R 11
V R 3A H I
C
50K
LO

2b
6

22k
B
C 7
562
222
B

6K 8
R 10


C 11
+

7 10uF
O U T .L
V R 4A
50K
V O L .L

6K 8
R 12

9 100
M ID

H I

100
6k8

C 10 56

5

562

2
1k


O

R 4 6k8

R 3
1k

A

7

2a

1

3

10uF
+
V R 4B
50K

O U T .R

V O L .R

Hình 3.3. Sơ đồ mạch music thơng dung trên Ampli
 Phân tíc mạch:
Tín hiệu nhạc lấy từ ngõ vào A hoặc B sẽ được dẫn vào cơng tắc S để chọn tín hiệu vào.
Tín hiệu này qua tụ liên lạc C1 được giảm biên độ bởi cầu phân thế R1, R2 để vào In – của

IC1 và được khuếch đại tăng biên độ với độ lợi là :
KF = Av=

Rf
R4
6,8

1 
 1 7.8 .
Ri R3
1

Tụ C2//R4 dùng để chống mạch phát sinh dao động tự kích tần số cao
Tín hiệu sau đó truyền qua C3 để vào mạch khuếch đại âm sắc gồm:
 R5, R6, R7, VR1, C4, C5 dùng để khuếch đại đối với tín hiệu tần số thấp ( Lo )
 Khi chỉnh VR1 ở vị trí A thì tín hiệu tần số thấp được khuếch đại với độ lợi là:
KF = Av=

Vo Rf VR1  R6 50  22



3,3
Vi
Ri
R5
22

 Khi chỉnh VR1 ở vị trí B thì tín hiệu tần số thấp bị giảm biên độ là:
Biên Soạn: Trần Văn Đạt

- 22-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

KF = Av=

Vo Rf
R6
22



0,3
Vi
Ri VR1  R5 50  22

 R7, R8, R9, VR2, C6, C7 dùng để khuếch đại đối với tín hiệu tần số tiếng (Mid )
 Khi chỉnh VR2 ở vị trí A thì tín hiệu tần số tiếng được khuếch đại với độ lợi là :
Av=

Vo Rf V 2  R8 50  6,8



8,3
Vi

Ri
R7
6,8

 Khi chỉnh VR2 ở vị trí B thì tín hiệu tần số tiếng bị giảm biên độ là :
KF = Av=

Vo Rf
R8
6,8



0,12
Vi
Ri VR 2  R 7 50  6,8

 R10, R11, VR3, C8, C9 dùng để khuếch đại đối với tín hiệu tần số cao ( Hi )
 Khi chỉnh VR3 ở vị trí A thì tín hiệu tần số cao được khuếch đại với độ lợi là :
KF = Av =

Vo Rf VR3  R11 50  6,8



8,3
Vi
Ri
R10
6,8


 Khi chỉnh VR1 ở vị trí B thì tín hiệu bị giảm biên độ là :
KF = Av=

Vo Rf
R11
6,8



0,12
Vi
Ri VR3  R10 50  6,8

 Tụ C10 tạo hồi tiếp nghịch chống mạch phát sinh dao động tự kích tần số cao.
 Tín hiệu lấy ra được dẫn qua tụ liên lạc C11 vào biến trở volume VR4 để chỉnh lấy biên
độ phù hợp với người nghe.
50k 1%

10uF
+

5

10k

6

1b


7

10k

47

VOL.

+

4,7uF

473
100k

8k2

3k9

100k

10uF OUT
+
L

3k9

S2
3S
8k2


50k 1%

10uF
+
10k

5

1a
6

10k

10uF OUT
+
R

47

VOL.
100k

7

8k2

473
100k


Hình 3.4. Mạch âm thanh nổi (3S)
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 23-

Tín hiệu lấy ra từ chấu giữa Vol nhạc sẽ
được dẫn vào IC 1a, 1b tạo âm thanh xoay
vòng khi ta đặt cơng tắc S2 ở vị trí đóng (on),
lúc này 2 tín hiệu từ ngõ vào IN- của IC 1a và
1b sẽ được trộn với nhau qua 2 điện trở 3k9,
đồng thời tụ 4,7uF, điện trở 8k2 sẽ làm tăng
1phần độ lợi cho IC, kết quả ta nghe được tín
hiệu nhạc có âm thanh mạnh mẽ, lan rộng phát
ra từ 2 loa. Khi cơng tắc S2 ở vị trí hở ( off ), thì
IC 1a, 1b được xem như mạch tăng tổng trở do
độ lợi gần bằng 1.
KF 

8k 2
 1 1,082
100k

Để tránh gây nhiễu khi lấy ra ở 2 kênh
OUTL, OUTR trước khi nhập chung vơi các tín
hiệu khác khi đưa vào mạch trộn (Mixer).
Trước khi đưa ra 2 kênh OUTL, OUTR , tín
hiệu ở ngõ ra IC 1 sẽ được làm giảm biên độ


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh


Giáo trình Hệ thống

qua điện trở 10k, và giảm 1 phần tín hiệu tần số
cao xuống mass qua tụ 473p, 100k.
4. Hiện tượng, ngun nhân và phương pháp sửa chữa những sai, hỏng của mạch
khuếch đại đầu vào.


Hiện tượng:
- Khơng có tín hiệu đầu ra, khi ở đầu vào vẫn có tín hiệu.
- Tín hiệu ra méo tiếng .



Ngun nhân:
- Tụ dẫn tín hiệu bị đứt
- Tầng khuếch đại dùng Transistor khơng hoạt động
- Phân cực cho tầng khuếch đại bị thay đổi



Phương pháp sửa chữa
Tiến hành thứ tự theo các bước :
- Bước 1: Xác định mạch thực tế để tìm
+ Vị trí của mạch khuếch đại đầu vào

+ Xác định chính xác vị trí của các tụ liên lạc, transsistor, điện trở Phân cực... của
mạch khuếch đại đầu vào .
- Bước 2 : Kiểm tra nguội

Kiểm tra nguội các linh kiện trong mạch điện bằng VOM để xác định linh kiện hỏng.
+ Kiểm tra tụ dẫn tín hiệu
+ Kiểm tra các điện trở phân cực của cho transistor
+ Kiểm tra chất lượng transistor .
+ Kiểm tra mạch in
Sau khi kiểm tra xong, phát hiện linh kiện sai, hỏng hoặc mạch in bị dứt, tiến hành
hàn nối chỗ mạch in bị đứt và thay các linh kiện bị hỏng.
Trong q trình kiểm tra chất lượng tụ điện, transistor mà chưa xác định chắc chắn
transistor còn tốt hoặc đã hỏng thì ta sẽ kiểm tra nóng tiếp ở bước sau để xác định thật chính
xác mới thay linh kiện mới vào.
- Bước 3: Kiểm tra nóng
+ Cấp nguồn cho mạch điện hoạt động.
+ Đo điện áp tại các cực của transistor bằng VOM (U E, UB, UC) và xác định điện áp
phân cực thuận UBE của mỗi transistor.
Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 24-


Khoa KT Điện- ĐL- ĐT
âm thanh

Giáo trình Hệ thống

+ Điều chỉnh điện áp phân cực (điều chỉnh điện trở phân cực) nếu phát hiện sai lệch
với giá trị đã ghi trên sơ đồ.
+ Nếu trong q trình điều chỉnh điện áp phân cực, phát hiện transistor đã già thì phải
thay transistor mới.
- Bước 4: Thay thế các linh kiện hỏng - kiểm tra tổng thể tồn mạch
+ Chọn đúng linh kiện để thay thế các linh kiện đã bị hỏng
+ Hàn nối linh kiện vào mạch điện

+ Kiểm tra tổng thể tồn mạch trước khi cấp nguồn cho máy hoạt động, dùng nguồn
tín hiệu từ máy phát tín hiệu âm tần đưa tới lối vào mạch khuếch đại đầu vào. Đo điện áp
đầu ra bằng máy hiện sóng (biên độ và dạng sóng). Nếu đúng với trị số ghi trên sơ đồ, như
vậy cơng việc đã hồn thành.
- Bước 5: Vận hành mạch và kết luận chất lượng mạch KĐ đầu vào
5. Chẩn đốn, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch khuếch đại đầu vào:
5.1. Sửa chữa mạch khuếch đại khuếch đại Micro.
 Pan 1: Microphone 1 có tiếng tốt, Microphone 2 mất tiếng:


Kiểm tra: Nguồn cấp điện ở chân 8 IC4558 có +12v . Chân 4 có -12v
* Tại chân 1, 2, 3 IC đo có điện thế 0v
* Tại chân 5, 6, 7 của IC có điện thế dương hoặc âm



Kết luận : IC có 2 kênh khuếch đại; kênh 1a hoạt động tốt, kênh còn lại 1b bị hư

 Pan 2: Microphone 1 tiếng lớn bị rè , Microphone 2 tiếng lớn nghe tốt :


Kiểm tra: Tại kênh 1 của IC 1 dùng để khuếch đại cho microphone, khi đo có :
Chân 2 và 3 ở IC la 0v
Chân 1 ở IC là 2v
Đo tại chân 1 và 2 bằng ohm kế có số  lớn hơn so với chân 6 và 7



Kết luận : Hở RF hồi tiếp nghịch từ chân 1 về chân 2


 Pan 3: Tiếng bị rè và kêu nhỏ:




Ngun nhân : Các tầng khuếch đại thường liên lạc với nhau bằng tụ ( 1-10uF ) các tụ
này lâu ngày sử dụng bị rỉ, gây méo tín hiệu đồng thời làm lệch điện thế DC giữa các
tầng khuếch đại
Phương pháp sửa chữa : Hút các tụ liên lạc ra ngồi , đo kiểm tra và thay thế vào tụ
tương đương loại tốt

 Pan 4: Microphone 1 tiếng nghe tốt nhưng nhỏ hơn microphone 2

Biên Soạn: Trần Văn Đạt
- 25-


×