Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ DÒNG VI RÚT PRRS TRÊN ĐÀN HEO TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH THỊ THU HƯƠNG

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ DÒNG VI RÚT PRRS
TRÊN ĐÀN HEO TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH THỊ THU HƯƠNG

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ DÒNG VI RÚT PRRS
TRÊN ĐÀN HEO TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN THỊ DÂN


Th.S. TRẦN THỊ BÍCH LIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ DÒNG VI RÚT PRRS
TRÊN ĐÀN HEO TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG
HUỲNH THỊ THU HƯƠNG
Hội đồng chấm luận văn:
1. CHỦ TỊCH:
TS. LÊ ANH PHỤNG
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
2. THƯ KÝ:

TS. NGUYỄN ĐÌNH QUÁT
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3. PHẢN BIỆN 1: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
4. PHẢN BIỆN 2: TS. HỒ THỊ KIM HOA
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
5. ỦY VIÊN:

PGS. TS. TRẦN THỊ DÂN
Hội chăn nuôi Việt Nam
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i



CẢM TẠ

Xin thành kính ghi ơn
PGS.TS. Trần Thị Dân và Th.S. Trần Thị Bích Liên đã hết lòng tận tình dìu dắt,
hướng dẫn và giúp tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm và thầy cô Khoa
Chăn nuôi – Thú y, Phòng Đào tạo sau đại học đã tận tâm dạy, truyền đạt kiến thức và
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học.
Ban lãnh đạo Chi cục Thú y Thành phố và Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và điều
trị đã tạo điều kiện để tôi theo học lớp đào tạo thạc sĩ thú y.
TS. Trần Văn Chính và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tuân đã giúp đỡ trong thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Các bạn đồng nghiệp tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và điều trị, và đặc biệt là
các chị và bạn trong Bộ môn Siêu vi – huyết thanh đã hỗ trợ trong suốt quá trình học
tập.

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Huỳnh Thị Thu Hương sinh ngày 28 tháng 1 năm 1973 tại Hà Nội.
Con Ông Huỳnh Thuần và Bà Nguyễn Thị Tỵ.
Tốt nghiệp tú tài tại trường phổ thông trung học Bùi Thị Xuân, TP. Hồ Chí
Minh năm 1991.
Tốt nghiệp Đại học ngành Công Nghệ Sinh Học hệ mở rộng tại Đại học Mở
Bán Công, TP. Hồ Chí Minh năm 1996.

Tốt nghiệp Đại học ngành Thú Y hệ tại chức tại Đại học Nông Lâm, Thủ Đức,
TP. Hồ Chí Minh năm 2002.
Tháng 9 năm 2005 đến nay theo học Cao học ngành Thú y tại Đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Làm việc tại Chi Cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến nay.
Tình trạng gia đình: họ tên chồng là Nguyễn Vũ Duy Năng, nghề nghiệp Kỹ sư
cơ khí, kết hôn năm 1993, có 2 con tên Nguyễn Vũ Minh Nguyệt và
Nguyễn Huỳnh Minh Quân.
Địa chỉ liên lạc: Chi Cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08-38551258
Email:

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Huỳnh Thị Thu Hương

iv


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xác định tỷ lệ nhiễm và dòng vi rút PRRS trên đàn heo tại
một địa phương” tiến hành khảo sát trên 1803 heo từ 236 trại và hộ chăn nuôi chưa
tiêm phòng vaccin PRRS tại một địa phương từ tháng 01/2008 đến 01/2009.
Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần: (1) ghi nhận tỷ lệ heo có kháng thể kháng

vi rút PRRS và dòng vi rút lưu hành bằng phương pháp ELISA; (2) khảo sát tỷ lệ
nhiễm vi rút PRRS huyết và chủng độc lực cao bằng phương pháp RT-PCR, và so
sánh sự tương đồng giữa kết quả RT-PCR với tỷ số S/P trong phát hiện kháng thể; (3)
đánh giá sự thống nhất giữa các kết quả RT-PCR phát hiện vi rút trong huyết thanh và
trong máu.
Tỷ lệ heo và tỷ lệ trại có kháng thể kháng vi rút PRRS chiếm khá cao tại địa
phương khảo sát (56,52% và 63,56%). Dòng vi rút PRRS tại địa phương là dòng Bắc
Mỹ. Ở loại hình chăn nuôi công nghiệp, tỷ lệ heo có kháng thể biến động từ 58,55%
đến 66,85%, nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với hộ chăn nuôi (48,25%). Heo hậu bị
có tỷ lệ huyết thanh dương tính cao nhất (72,22%), tỷ lệ này ít nhất ở nái và heo 1 - 3
tháng (49,08% - 52,10%). Trong các heo có kháng thể kháng vi rút PRRS tỷ số S/P có
giá trị tập trung trong khoảng 0,4 - 1,99.
Khi xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, tỷ lệ heo nhiễm vi rút PRRS
huyết là 19,89%, và vùng tập trung nhiều trại công nghiệp có tỷ lệ nhiễm vi rút huyết
cao nhất. Đồng thời, có sự hiện diện của vi rút PRRS chủng độc lực cao tại vùng này
của địa phương khảo sát. Trại công nghiệp nhỏ và hộ chăn nuôi có tỷ lệ nhiễm vi rút
PRRS huyết cao nhất. Heo 1 - 3 tháng tuổi nhiễm vi rút PRRS huyết (82,86%) nhiều
hơn so với các hạng heo thịt, nái, hậu bị (tỷ lệ nhiễm biến động từ 5,75% đến 23,53%).
Khả năng phát hiện vi rút PRRS trong máu bằng phương pháp RT-PCR cao khi huyết
thanh heo có tỷ số S/P ≥ 1 và thấp ở mức S/P < 1. Riêng heo 1 - 3 tháng tuổi khả năng
phát hiện vi rút PRRS trong máu vẫn cao khi S/P ≥ 0,4. Phát hiện vi rút huyết khi kết
quả ELISA âm tính (S/P<0,4).
Có sự thống nhất về kết quả RT-PCR phát hiện vi rút PRRS với RNA được ly
trích từ máu bằng bộ kít QIAamp®RNA Blood Mini kit hay RNA được ly trích từ
v


huyết thanh bằng bộ kít QIAampViral RNA Mini kit, tuy nhiên khả năng phát hiện vi
rút PRRS trong máu cao hơn trong huyết thanh.


vi


SUMARY
The study “Serological prevelence and detection of the types of porcine
reproductive and respiratory syndrome virus in one province” was carried out in 1803
blood samples were taken from 236 pig farms not previously used PRRS vaccine from
January 2008 to January 2009. The study included three following parts: (1) to
determine of PRRS seropositive rate and the types of the virus in swine; (2) to survey
the PRRS viremia rate and atypical strains, and the agreement between RT-PCR
results and S/P ratios of ELISA; (3) to compare RT-PCR results detect RNA of PRRS
virus in serum and whole blood.
The PRRS seropositive rates were fairly high (56,52% of pigs and 63,56% of
farms). American type were detected in this province. Seropositive rates in pigs varied
form 58,55% to 66,85% in intensive pig farms, higher than household farms’ (48,25%)
with P<0,05. Seropositive proportions were high in gilts (72,22%), low in sows and
pigs of 1- 3 months (49,08% - 52,10%). S/P ratio of PRRS antibody was not high, and
most of seropositive pigs had S/P ratios from 0,4 to 1,99.
The PRRS viremia proportion in swine was 19,89% (105/528 tested pigs) and
the area where many intensive farms located showed the highest rate of infection.
Atypical strains were found in the area of large intensive farms. PRRS viremia rates
were highest in small intensive farms and household farms. Pigs of 1 - 3 months were
more infected (82,86%) than finishing pigs, sows and gilts (5,75% to 23,53%). The
possibility to detect PRRSV in blood by RT-PCR was high when pig serum had
S/P ≥ 1, and low when S/P < 1. This possibility was high in pigs of 1 - 3 months had
S/P≥0,4, however. It could be detected PRRS virus in blood in seronegative pigs
(S/P<0,4).
There was high agreement in RT-PCR to detect RNA of PRRSV when RNA
was extracted from whole blood by QIAamp®RNA Blood Mini kit, and QIAampViral
RNA Mini kit was used for extracting RNA from serum. However, it was more

sensitive when extracting RNA from whole blood.

vii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

Trang

Trang tựa
Trang chuẩn y ........................................................................................................... i
Cảm tạ .....................................................................................................................ii
Lý lịch cá nhân ...................................................................................................... iii
Lời cam đoan .......................................................................................................... iv
Tóm tắt .................................................................................................................... v
Mục lục ................................................................................................................ viii
Danh mục bảng và biểu đồ ..................................................................................... xi
Danh mục các hình và sơ đồ .................................................................................xii
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................... xiii
1. MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu.............................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..............................................................................................................2
2. TỔNG QUAN.............................................................................................................3
2.1 Giới thiệu vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên heo..3
2.1.1 Hình thái và cấu trúc ......................................................................................3
2.1.2 Phân dòng của vi rút .......................................................................................4
2.1.3 Các protein cấu trúc .......................................................................................5
2.1.4 Tính chất kháng nguyên và tính sinh miễn dịch ............................................6

2.2 Đặc điểm truyền lây và triệu chứng bệnh tích ..................................................7
2.2.1 Chất chứa vi rút ..............................................................................................7
2.2.2 Phương thức truyền lây và tuổi nhiễm ...........................................................8
2.2.3 Triệu chứng ....................................................................................................9
2.2.4 Bệnh tích ......................................................................................................10
2.3 Chẩn đoán........................................................................................................12
2.3.1 Các phương pháp phát hiện kháng nguyên ..................................................12
2.3.1.1 Phân lập vi rút PRRS.................................................................................12
viii


2.3.1.2 Phương pháp kháng thể huỳnh quang và hóa mô miễn dịch ...................13
2.3.1.3 Phương pháp RT-PCR ..............................................................................15
2.3.2 Các phương pháp huyết thanh học phát hiện kháng thể ............................17
2.3.2.1 Phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp ........................................17
2.3.2.2 Xét nghiệm tế bào một lớp với peroxidase miễn dịch ..............................17
2.3.2.3 Phương pháp ELISA ................................................................................18
2.3.2.4 Phương pháp trung hòa vi rút (SN: serum virus neutralization) ...............18
2.4 Phân bố của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo ..........................19
2.4.1 Trên thế giới .................................................................................................19
2.4.2 Tại Việt Nam ................................................................................................21
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................23
3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng khảo sát ......................................................23
3.1.1 Thời gian thực hiện ......................................................................................23
3.1.2 Địa điểm khảo sát .........................................................................................23
3.1.3 Đối tượng khảo sát .......................................................................................23
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................23
3.3 Trang thiết bị, kít, hoá chất .............................................................................23
3.3.1 Trang thiết bị ................................................................................................23
3.3.2 Kít ELISA ....................................................................................................23

3.3.3 Kít, hóa chất ly trích RNA và RT-PCR .......................................................24
3.4 Phương thức thực hiện ....................................................................................26
3.4.1 Khảo sát tỷ lệ heo có kháng thể kháng vi rút PRRS và các dòng vi rút ......26
3.4.2 Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS huyết và chủng độc lực cao trên heo. ...27
3.4.3 Đánh giá sự thống nhất giữa kết quả phát hiện vi rút PRRS bằng phương
pháp RT - PCR từ huyết thanh và từ máu. ............................................................28
3.5 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản .................................................................28
3.6 Phương pháp xét nghiệm.................................................................................29
3.6.1 ELISA phát hiện kháng thể kháng vi rút PRRS trong huyết thanh .............29
3.6.2 ELISA phát hiện kháng thể kháng vi rút PRRS dòng Châu Âu và dòng Bắc
Mỹ trong huyết thanh ............................................................................................31
3.6.3 Phương pháp RT-PCR phát hiện vi rút trong huyết thanh và máu ..............33
ix


3.7 Xử lý số liệu ....................................................................................................35
4. KẾT QUẢ và THẢO LUẬN ...................................................................................36
4.1 Phân bố heo có kháng thể kháng vi rút PRRS và xác định dòng vi rút bằng
phương pháp ELISA .............................................................................................36
4.1.1 Tỷ lệ heo có kháng thể kháng vi rút PRRS theo vùng chăn nuôi ...............38
4.1.2 Tỷ lệ heo có kháng thể kháng vi rút PRRS theo loại hình chăn nuôi ..........39
4.1.3 Phân bố mẫu có kháng thể kháng vi rút PRRS theo hạng heo .....................41
4.1.4 Phân bố các mức tỷ số S/P trên các hạng heo ..............................................43
4.2 Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS huyết và chủng độc lực cao ....................................45
4.2.1 Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS huyết và chủng độc lực cao theo vùng chăn nuôi
............................................................................................................................46
4.2.2 Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS huyết và chủng độc lực cao theo loại hình chăn
nuôi .....................................................................................................................48
4.2.3 Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS huyết và chủng độc lực cao theo hạng heo .......50
4.2.4 Phân bố heo nhiễm vi rút PRRS ở các mức S/P của kháng thể ................51

4.3 Đánh giá sự thống nhất giữa kết quả RT-PCR phát hiện vi rút trong huyết
thanh và trong máu. ............................................................................................53
5. KẾT LUẬN và ĐỀ NGHỊ .......................................................................................55
5.1 Kết luận ........................................................................................................55
5.2 Đề Nghị ........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................57

x


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Bệnh phẩm dùng trong các phương pháp chẩn đoán bệnh PRRS................14
Bảng 3.1: Trình tự các đoạn mồi sử dụng phát hiện vi rút PRRS và chủng độc lực cao .
.......................................................................................................................................25
Bảng 3.2: Phân bố mẫu khảo sát kháng thể kháng vi rút PRRS bằng kỹ thuật ELISA
(nội dung 1), và nhiễm vi rút PRRS huyết bằng kỹ thuật PCR (nội dung 2) tại 3 vùng
chăn nuôi........................................................................................................................27
Bảng 4.1: Tỷ lệ heo và trại có kháng thể kháng vi rút PRRS và dòng vi rút lưu hành 36
Bảng 4.2: Tỷ lệ heo và trại có kháng thể kháng vi rút PRRS theo vùng chăn nuôi .....38
Bảng 4.3: Tỷ lệ heo và trại có kháng thể kháng vi rút PRRS theo loại hình chăn nuôi
.......................................................................................................................................39
Bảng 4.4: Tỷ lệ huyết thanh dương tính theo hạng heo ................................................41
Bảng 4.5: Phân bố các mức tỷ số S/P trên heo có kháng thể kháng vi rút PRRS ........44
Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS huyết và chủng độc lực cao ...............................45
Bảng 4.7: Tỷ lệ heo và trại nhiễm vi rút PRRS huyết và chủng độc lực cao theo vùng
chăn nuôi........................................................................................................................47
Bảng 4.8: Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS huyết và chủng độc lực cao theo loại hình chăn
nuôi ................................................................................................................................48
Bảng 4.9: Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS huyết và chủng độc lực theo hạng heo ................50

Bảng 4.10: Tỷ lệ phát hiện heo nhiễm vi rút PRRS huyết bằng phương pháp PCR ở
các mức tỷ số S/P...........................................................................................................52
Bảng 4.11: Kết quả RT-PCR phát hiện vi rút PRRS trong máu và huyết thanh ..........53
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ heo và trại có kháng thể kháng vi rút PRRS theo vùng chăn nuôi .38
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ heo và trại có kháng thể kháng vi rút PRRS theo loại hình chăn
nuôi ................................................................................................................................39
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ huyết thanh dương tính theo hạng heo............................................42
Biểu đồ 4.4: Phân bố các mức tỷ số S/P trên heo có kháng thể kháng vi rút PRRS ....44
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ heo và trại nhiễm vi rút PRRS huyết theo vùng chăn nuôi.............47
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ heo và trại nhiễm vi rút PRRS huyết theo loại hình chăn nuôi ......49
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS huyết theo hạng heo.........................................50
xi


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Hình thái vi rút PRRS .....................................................................................1
Hình 2.2: Cấu trúc bộ gen của vi rút PRRS ....................................................................4
Hình 2.3: Độ tương đồng của trình tự acid amin được mã hoá từ các khung đọc mở
ORF1 đến ORF7 của các dòng vi rút thuộc dòng Châu Âu và dòng Bắc Mỹ ................5
Hình 2.4 : Heo con yếu và thai chết lưu do heo nái nhiễm ............................................9
Hình 2.5: Bệnh tích trên heo chết do vi rút PRRS chủng độc lực cao .........................11
Hình 2.6 : Thao tác trên máy PCR và hệ thống máy đọc gel trong phương pháp
RT-PCR phát hiện RNA vi rút PRRS ...........................................................................16
Hình 2.7 : Thao tác ELISA phát hiện kháng thể kháng vi rút PRRS ...........................18
Hình 3.1: Bộ kít HerdCheck* PRRS 2XR phát hiện kháng thể kháng thể PRRS, bộ kít
CEVTEST suis PRRS E/S phát hiện vi rút PRRS dòng Châu Âu, bộ kít CEVTEST
suis PRRS A/S phát hiện vi rút PRRS dòng Bắc Mỹ ....................................................24
Hình 3.2: QIAamp®RNA Blood Mini Kit và QIAamp®Viral RNA Mini Kit ly trích
máu và huyết thanh ........................................................................................................25

Hình 3.3: Thao tác lấy máu tĩnh mạch cổ .....................................................................28
Hình 3.4 : Kết quả phát hiện kháng thể kháng vi rút PRRS .........................................29
Hình 3.5 : Kết quả phát hiện kháng thể kháng vi rút PRRS dòng Châu Âu, Bắc Mỹ..31
Hình 3.6: Kết quả phát hiện vi rút PRRS và chủng độc lực cao trong máu heo ..........34
Hình 4.1: Chuồng trại của các loại hình chăn nuôi ......................................................40
Sơ đồ 3.1: Phát hiện kháng thể kháng vi rút PRRS chung cho cả 2 dòng Châu Âu và
Bắc Mỹ ..........................................................................................................................30
Sơ đồ 3.2: Phát hiện kháng thể kháng vi rút PRRS dòng Bắc Mỹ hoặc dòng Châu Âu
.......................................................................................................................................32
Sơ đồ 3.3: RT-PCR phát hiện vi rút PRRS và chủng độc lực cao ................................33

xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ctv

: Cộng tác viên

ELISA

: Enzyme linked immunosorbent assay

F

: Forward

FA

: Fluorescent antibody


IFA

: Indirect flourescent antibody

IHC

: Immunohistochemistry staining

IPMA

: immunoperoxidase monolayer assay

IRPC

: Relative index x 100

NHC

: Normal host cell

NS

: Serum virus neutralization

NSP

: Nonstructural proteins

OD


: Optical density

ODn

: Optical density negative

ODp

: Optical density positive

ORF

: Open reading frame

PMA

: Porcine alveolar macrophage

R

: Reverse

PRRS

: Porcine reproductive and respiratory syndrome

RT-PCR

: Reverse transcriptase polymerase chain reaction


S/P

: Sample/positive

TMB

: 3,3’,5,5’tetramethylbenzidine

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp lần đầu tiên được phát hiện tại Mỹ năm
1987, lan rộng sang các nước Châu Âu và hiện nay bệnh có mặt trên khắp thế giới.
Bệnh gây tình trạng ăn không ngon, thở khó, sốt, sảy thai, chậm động dục, tăng số heo
con chết khi sinh, heo con rối loạn hô hấp, chậm phát triển và tăng tỷ lệ heo cai sữa
chết (Zimmerman và ctv, 2006). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền chăn nuôi
heo trên thế giới.
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1997 trên đàn heo nhập từ
Mỹ (10/51 con có huyết thanh dương tính). Các nghiên cứu về bệnh trên những trại
heo giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ heo có huyết thanh dương tính với bệnh
rất khác nhau, từ 1,3% cho tới 68,29% (Cục Thú y, 2007). Kết quả nghiên cứu của
Trần Thị Bích Liên và Trần Thị Dân (2007) tại 21 trại chăn nuôi heo ở miền Đông
Nam bộ cho thấy có sự hiện diện của cả hai dòng Châu Âu và Bắc Mỹ. Từ đầu năm
2006, tại Trung Quốc đã phát hiện nhiều heo bệnh, chết, nguyên nhân do
vi rút PRRS dòng Bắc Mỹ thể độc lực cao làm chết cả heo trưởng thành và có tỷ lệ
chết lên đến 20%; đầu năm 2007 đến nay bệnh đã xảy ra ở nước ta tại nhiều địa

phương từ Bắc vào Nam gây thiệt hại đáng kể, và theo kết quả xét nghiệm do tổ chức
Lương nông thế giới (FAO) cho thấy chủng vi rút phát hiện trên các đàn bệnh giống
vi rút PRRS phát hiện ở Trung Quốc (Báo Sài Gòn Giải Phóng, 2007).
Với tổng đàn trên 300000 heo, trong đó heo sinh sản chiếm 10% tổng đàn, địa
phương được nghiên cứu là nguồn cung cấp con giống cho nhiều tỉnh thành nên khả
năng làm lây lan bệnh PRRS có thể xảy ra nếu không kiểm soát bệnh một cách chặt
chẽ. Do đó, việc xác định tình hình nhiễm và các dòng vi rút PRRS đang lưu hành tại
địa phương, cũng như áp dụng phương pháp RT-PCR xác định chủng độc lực cao có
hiện diện trong đàn heo hay không là hết sức cần thiết để hoạch định phương hướng
phòng chống bệnh hiệu quả. Trước yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
1


“XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ DÒNG VI RÚT PRRS TRÊN ĐÀN HEO
TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG”
1.2 Mục tiêu
Đánh giá mức độ nhiễm vi rút PRRS và phân bố dòng vi rút này trên heo tại
một địa phương sản xuất nhiều heo giống.
1.3 Yêu cầu
(1) Khảo sát tỷ lệ heo có kháng thể kháng vi rút PRRS và dòng vi rút lưu hành
bằng phương pháp ELISA, qua đó phân tích một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ heo phát
hiện kháng thể.
(2) Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS và chủng độc lực cao trong máu heo bằng
phương pháp RT-PCR, từ đó so sánh sự tương đồng giữa kết quả RT-PCR và tỷ số S/P
trong phát hiện kháng thể bằng phương pháp ELISA.
(3) So sánh sự thống nhất giữa các kết quả RT-PCR phát hiện vi rút trong huyết
thanh và trong máu.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên heo
Bệnh PRRS là bệnh truyền nhiễm, do vi rút Arterivirus thuộc bộ Nidovirales,
họ Arteriviridae gây nên. Có 2 dòng vi rút PRRS nhưng có rất nhiều chủng, khả năng
biến dị cao và tính gây miễn dịch chéo không cao. Hạch lympho là nơi vi rút nhân lên,
gây hư hại hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng nhiễm thứ cấp trầm trọng trên heo đã
nhiễm vi rút PRRS trước đó, và cũng nhờ đặc điểm này vi rút tồn tại trong đàn trong
thời gian dài. Triệu chứng trên thú mắc bệnh rất đa dạng nhưng biểu hiện rõ trên nái
với chứng sảy thai và chậm động dục, gây bệnh hô hấp trên heo con, tỷ lệ chết cao trên
heo cai sữa.
Bệnh lây lan mạnh và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Theo quyết định số
1037/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, bệnh chứng rối loạn
sinh sản và hô hấp trên heo (porcine reproductive and respiratory syndrome – PRRS)
là bệnh phải công bố dịch.
2.1.1 Hình thái và cấu trúc
Vi rút PRRS là một vi rút RNA sợi
dương có vỏ bọc, đường kính 50 – 60 nm, có
mặt vỏ tương đối phẳng, và chứa lõi
nucleocapsid hình khối có đường kính 25 –
35 nm (Zimmerman và cộng sự, 2006).

Hình 2.1: Hình thái vi rút PRRS

Bộ gen của vi rút PRRS có chiều

( />agraragazat/2005-ev/06/kepek/62-1-N.jpg)

dài 15 kb và có 8 khung đọc mở (ORF).

ORF1a và ORF1b chiếm khoảng

80% bộ gen và mã hóa cho enzym RNA-dependent RNA polymerase, đây là một
enzym sao chép (replicase). ORF1a và ORF1b mã hóa các polyprotein để hình thành
các protein không cấu trúc (nonstructural proteins - nsp). Có khoảng 12 protein không

3


cấu trúc được tạo ra từ ORF1. Sáu ORF nhỏ hơn (ORF2 đến ORF7) ở đầu 3’ của bộ
gen mã hóa cho những protein cấu trúc của vi rút là GP2, GP3, GP4, GP5, M, N.
Vùng gen mã hóa các protein
không cấu trúc

Vùng gen mã hóa các protein
cấu trúc

Hình 2.2: Cấu trúc bộ gen của vi rút PRRS
(A) Gồm 8 khung đọc mở (ORF): ORF1a và ORF1b mã hóa các protein
không cấu trúc; ORF2 đến ORF7 mã hóa các protein cấu trúc.
(B) Bộ RNA thông tin từ gen phụ được phân nhánh theo đầu 3’.
(Meulenberg, 2000)
2.1.2 Phân dòng vi rút
Dựa vào sự khác biệt về trình tự gen, vi rút PRRS được chia thành dòng Châu
Âu và dòng Bắc Mỹ. Trình tự ORF5 của 2 dòng vi rút có sự khác biệt lớn nhất, do đó
protein GP5 là protein cấu trúc khác biệt rất lớn và chỉ có 51 -55% acid amin tương
đồng. Trong khi đó, protein M là protein cấu trúc ổn định nhất với 78 – 81% acid amin
tương đồng. So sánh trình tự ORF1 của 2 dòng cũng cho thấy có sự khác nhau. Sự
khác biệt lớn nhất là ở trình tự acid amin của nsp2. Protein nsp2 của các chủng


4


vi rút dòng Châu Mỹ có trình tự gen dài hơn các chủng thuộc dòng Châu Âu 102 acid
amin và chỉ có 32% acid amin tương đồng (Meulenberg, 2000).
Theo Kegong (2007), vi rút PRRS chủng độc lực cao là nguyên nhân gây dịch
PRRS không điển hình thuộc dòng Bắc Mỹ và có cấu trúc protein nsp2 mất 30 acid
amin không liên tục so với cấu trúc protein nsp2 dòng Bắc Mỹ.

Hình 2.3: Độ tương đồng của trình tự acid amin được mã hoá từ các khung đọc mở
ORF1 đến ORF7 của các dòng vi rút thuộc dòng Châu Âu và dòng Bắc Mỹ
(Meulenberg, 2000)
2.1.3 Các protein cấu trúc
Vi rút PRRS có từ 5 đến 7 protein cấu trúc. Những protein cấu trúc chính gồm
GP5, M và N được mã hóa từ ORF5, ORF6, ORF7. Protein N có trọng khối phân tử
nhỏ (15 kDa) và là protein cơ bản nhất của vi rút, được phát hiện với lượng lớn trong
các tế bào bị nhiễm và chiếm khoảng 20 - 40% lượng protein có trong hạt vi rút.
Protein M (18 kDa) không liên kết với phân tử đường, là protein ổn định nhất
của vi rút PRRS. Protein này có cấu trúc nhọn, có thể đóng vai trò gắn kết và nảy chồi.
Protein M có rất nhiều trong lưới nội chất, hình thành các phân tử dị hợp liên kết với
glycoprotein GP5 (25 kDa) bằng cầu nối disulfide (disulfide-linked heterodimers).
Các phân tử dị hợp này không liên kết chặt chẽ trong hạt vi rút và được cho là protein
cần thiết cho sự gây nhiễm của vi rút.
Protein GP5 có đầu tận cùng là N, được cho là có liên quan đến sự nhận biết
điểm tiếp nhận. Trong ống nghiệm, vi rút PRRS kích hoạt quá trình chết theo chu kỳ
của đại thực bào và tế bào mầm, và protein GP5 được cho là đóng vai trò khởi động
5


quá trình này; tuy nhiên, nghiên cứu trên cá thể thí nghiệm thì sinh bệnh học không rõ

ràng.
Protein GP2 (29-30 kDa) và GP4 (31-35 kDa) là các glycoprotein màng. Chúng
chứa trình tự tín hiệu ở đầu tận cùng N, một đoạn xuyên màng tận cùng là C.
Hiện nay có các dữ liệu khác nhau về sự hiện diện của glycoprotein GP3 được
mã hóa từ ORF3 trong hạt vi rút. Nieuwstadt phát hiện protein GP3 (45-50 kDa) bằng
phương pháp Western blot trên vi rút Lelystad đã tinh sạch với các kháng thể đơn
dòng đặc hiệu nhưng không phát hiện được protein GP3 của vi rút dòng Canadian
IAFklop bằng phương pháp khuyếch tán trên thạch. Tuy nhiên, protein GP3 được phát
hiện trong tế bào bị phân giải và được giữ trong lưới nội chất, và một lượng protein
được tìm thấy ở dạng GP3 dạng lỏng. Các protein GP3, GP4, GP5, M, N là các protein
mang tính kháng nguyên (Meulenberg, 2000).
2.1.4 Tính chất kháng nguyên và tính sinh miễn dịch
Thí nghiệm trên chuột cho thấy các protein GP3, GP4, GP5, M và N đều tạo
các kháng thể đơn dòng riêng biệt. Phần lớn các kháng thể đơn dòng kháng lại protein
N cho thấy đây là protein sinh miễn dịch mạnh nhất. Trên tế bào vật chủ có một số
điểm tiếp nhận đặc hiệu cho các chủng thuộc dòng Châu Âu hay các chủng thuộc dòng
Bắc Mỹ, trong khi đó một số điểm tiếp nhận có thể chung cho cả 2 dòng. Các kháng
thể đơn dòng kháng protein GP4 và GP5 có thể trung hòa vi rút trong phòng thí
nghiệm cho thấy 2 protein này có vai trò tiếp cận tế bào vật chủ. Kháng thể kháng
protein vỏ GP5 có khả năng trung hòa vi rút mạnh hơn kháng thể kháng tiểu protein
GP4. Các protein này cũng tạo đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, và trên heo
nhiễm vi rút PRRS có sự tăng sinh các tế bào T chủ yếu kháng các protein M, GP2 và
GP5 (Meulenberg, 2000).
Kháng thể IgM kháng vi rút PRRS xuất hiện trong huyết thanh 5-7 ngày sau khi
heo nhiễm vi rút và không phát hiện được sau 2-3 tuần. Kháng thể IgG phát hiện được
trong máu heo 7-10 ngày sau nhiễm và đạt đỉnh cao nhất ở 4 tuần sau nhiễm, kéo dài
nhiều tháng và giảm trong khoảng 300 ngày (Zimmerman và ctv, 2006).
Kháng thể kháng protein N có giá trị chẩn đoán nhưng không phải là kháng thể
trung hòa. Kháng thể trung hòa xuất hiện trong huyết thanh 3 tuần sau nhiễm và duy trì
trong thời gian dài nhưng ở mức độ thấp (Loemba và ctv, 1996). Kháng thể trung hòa

6


kháng lại các glycoprotein GP4, GP5 và protein matrix (M) (Ostrowski và cộng sự,
2002).
Theo báo cáo của AUSVETPLAN (2006), sự bảo hộ chéo giữa các serotype
của vi rút PRRS không cao.
Đáp ứng miễn dịch của heo với vi rút PRRS rất thay đổi tùy độc lực vi rút.
Theo Johnson và cộng sự (2004), trên heo con 2 – 3 tuần tuổi nhiễm các dòng vi rút
PRRS có độc lực cao và trung bình kháng thể được phát hiện sau 15 ngày; tuy nhiên
heo được gây nhiễm với các dòng vi rút nhược độc có thể phát hiện được kháng thể
sau 21 – 28 ngày hoặc có thể không phát hiện được kháng thể 42 ngày sau khi nhiễm.
2.2 Đặc điểm truyền lây và triệu chứng bệnh tích
Heo nhà và heo hoang dã là động vật cảm nhiễm tự nhiên của bệnh. Vịt trời
cũng là động vật cảm nhiễm của vi rút PRRS (Zimmerman và ctv, 2006).
2.2.1 Chất chứa vi rút
Vi rút PRRS phát triển chủ yếu trong tế bào chất của đại thực bào phế nang
phổi và các đại thực bào ở các mô khác. Vi rút có thể nhân bản trong tế bào mầm của
tinh hoàn, bao gồm tinh tử và tinh bào heo nhiễm bệnh (Meulenberg, 2000).
Có thể phân lập được vi rút trong hạch amidan của thú sau khi nhiễm vi rút 157
ngày (Wills và ctv, 1997a), bằng phương pháp PCR có thể phát hiện được vi rú sau
nhiễm 225 ngày trong hạch amidan và 251 ngày trong huyết thanh (Wills và ctv,
2003).
Vi rút hiện diện trong phổi và não từ 7 đến 57 ngày, trong tinh dịch vào ngày
92, trong máu vào ngày 210 (Benfield và ctv, 1999b; Shin và Molitor, 2002), trong
nước bọt đến 42 ngày (Wills và ctv, 1997b), trong phân đến 38 ngày (Yoon và ctv,
1993) và trong nước tiểu đến 28 ngày (Rossow và ctv, 1994), trong sữa 9 ngày sau
nhiễm (Wagstrom và ctv, 1998). Vi rút tồn tại trong mô cơ và xương của thú nhiễm
bệnh (Zimmerman và ctv, 2006).
Benfield và cộng sự (1999a, b) phát hiện được vi rút trong máu heo 210 ngày

tuổi nếu mẹ nó bị nhiễm vi rút vào ngày thứ 85 đến 90 của thai kỳ, và có thể lây
nhiễm cho các heo nuôi chung trong 112 ngày sau nhiễm. Thí nghiệm khác cho thấy
heo tiếp xúc với các heo 22 tuần tuổi được sinh từ nái nhiễm vi rút ngày 90 của thai kỳ
có huyết thanh dương tính (Bierk và ctv, 2001).
7


2.2.2 Phương thức truyền lây và tuổi nhiễm
Vi rút PRRS có thể gây nhiễm trên heo qua nhiều con đường khác nhau như
qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua đường gieo tinh và qua tử cung. Lượng vi rút
tối thiểu gây nhiễm là 10 hạt vi rút.
Heo nái mang thai có thể truyền vi rút cho bào thai qua nhau thai. Vi rút truyền
từ nhau qua thai vào giai đoạn thứ ba của thai kỳ. Tuy nhiên một số dòng có thể
truyền qua nhau thai khi nái mang thai được 30 ngày. Heo mẹ có thể truyền vi rút cho
heo con qua sữa.
Heo khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm vi rút khi tiếp xúc trực tiếp với heo nhiễm
bệnh hay chất chứa vi rút của chúng (tinh dịch, máu, sữa).
Vi rút có thể lây tuyền gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi (quần áo, ủng, tay, kềm
bấm tại, kềm bẻ răng, dụng cụ xăm da, kim, sirynge, ..), côn trùng (muỗi, ruồi), khí
dung.
Lây truyền qua khí dung đã từng được xem là con đường lây truyền chính của
vi rút PRRS, Anon (1991) cho rằng vi rút có thể lây qua không khí ở khoảng cách trên
20 km. Tuy nhiên, Wills và cộng sự (1997) đã chứng minh việc lây nhiễm qua tiếp xúc
trực tiếp dễ hơn là truyền qua không khí ở khoảng cách một mét. Torremorell và cộng
sự (1997) chứng minh kết quả tương tự. Lager and Mengeling (2000) đã lây nhiễm
thành công vi rút PRRS từ heo bệnh sang 1 trong 2 heo thử nghiệm qua 1 ống có
đường kính 8cm và dài 50cm. Otake và cộng sự (2002) báo cáo có sự lây nhiễm từ thú
bệnh qua thú mẫn cảm ở khoảng cách 2,5m, nhưng khí dung từ quạt hút ở khoảng cách
1 – 30m không gây nhiễm cho heo khỏe (trích dẫn Zimmerman và ctv, 2006).
Theo Zimmerman và cộng sự (2006), nếu trong đàn có sự hiện diện của vi rút

PRRS thì heo cai sữa có tỷ lệ nhiễm tăng nhanh. Nghiên cứu của Dee và cộng sự
(1994) trên 3 đàn heo cho thấy có đến 80 - 100% heo 8 – 9 tuần tuổi nhiễm vi rút
PRRS. Maes (1997) khảo sát 50 đàn heo xuất chuồng cho thấy tỷ lệ heo nhiễm lên đến
96% (trích dẫn Zimmerman và ctv, 2006). Tuy nhiên trong các đàn, tốc độ lây nhiễm
phụ thuộc vào các nhóm heo, chuồng nuôi. Houben và cộng sự (1995) nhận thấy một
số lứa heo nhiễm vi rút PRRS sớm, khoảng 6 - 8 tuần và ở một số lứa khác nhiễm trễ
hơn, 10 tới 12 tuần tuổi.

8


2.2.3 Triệu chứng
Các dòng vi rút độc lực thấp có thể gây nhiễm ở phạm vi vùng hay địa phương
và hoàn toàn không gây triệu chứng lâm sàng. Các dòng độc lực cao gây nhiễm với
triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng và tùy thuộc tình trạng miễn dịch của đàn.
Giai đoạn nhiễm cấp tính khoảng 2 tuần và giai đoạn sau đó kéo dài khoảng 1 4 tháng. Ở giai đoạn nhiễm, heo có triệu chứng chán ăn, ngủ lịm, có thể giảm bạch
cầu, sốt 39 – 41oC, thở gấp, thở khó, xung huyết da trong thời gian ngắn, các cực của
cơ thể có màu xanh tím xuất hiện ở mọi lứa tuổi heo.
Nái mang thai thường sảy thai ở thời kỳ cuối thai kỳ, gây bệnh tự miễn trên heo
con. Sau khi sảy thai, heo chậm động dục hay bị nâng. Nái nuôi con mất sữa và viêm
vú.
Trên heo đực giống gây giảm tính hăng, giảm phẩm chất tinh dịch. Tinh dịch có
chứa vi rút và lây truyền cho heo nái qua thụ tinh.

Hình 2.4 : Heo con yếu và thai chết lưu do heo nái nhiễm
vi rút PRRS trong thời gian mang thai
( />Tỷ lệ chết cao trên heo trước cai sữa (có thể đến 60%). Heo con bị sinh non
không linh hoạt, gầy ốm, chân bơi chèo, thở nhanh, thở khó, phù kết mạc, vòm trán
mềm, thiếu máu, giảm tiểu cầu, xuất huyết rốn và các vị trí khác, tăng hiện tượng viêm
não và viêm khớp do vi khuẩn

9


Trên heo cai sữa và heo lứa, ngoài các triệu chứng chung như giảm tăng trọng,
lông thô ráp, tỷ lệ chết 12-20%, thường kết hợp các bệnh như viêm màng não do
Streptococcus, nhiễm trùng huyết do Salmonella,

viêm da có dịch tiết, ghẻ do

Sarcoptes, viêm phổi và phế quản do vi khuẩn (Zimmerman và ctv, 2006).
2.2.4 Bệnh tích
Vi rút PRRS gây bệnh tích viêm phổi kẽ và hạch lympho triển dưỡng trên heo
mọi lứa tuổi. Đây là bệnh tích đặc trưng nhưng không điển hình của bệnh PRRS. Hầu
hết các bệnh tích chủ yếu trên heo 1 đến 70 ngày tuổi.
Phổi heo có bệnh tích viêm kẽ trở lên đặc và chắc, hạch lympho lớn gặp ở mọi
lứa tuổi sau khi nhiễm vi rút PRRS khoảng 4 đến 28 ngày. Bệnh tích nhẹ thường gặp ở
vùng thùy đỉnh phổi hoặc lan rộng, và vùng mô bệnh đàn hồi, hơi rắn chắc, không xẹp,
lốm đốm nâu xám và ướt. Bệnh tích nặng phân bố lan rộng, vùng mô bệnh có màu nâu
đỏ xen kẽ hay lan rộng, không xẹp, rắn, đàn hồi như cao su và rất ướt. Quan sát vi thể
thấy vách phế nang có nhiều đại thực bào, lympho bào, tương bào và có thể bị thâm
nhiễm tế bào phế nang loại II (pneumocyte). Phế nang có thể chứa nhiều đại thực bào
hoại tử, các mảnh tế bào, thanh dịch. Lympho bào và tương bào tạo thành dải quanh
khí quản và mạch máu.
Sau khi nhiễm vi rút 2 – 48 ngày, hạch lympho to gấp 2 – 10 lần so với bình
thường, phù nề, nâu, rắn vừa phải, sau đó hạch rắn, nâu sáng hay trắng. Bệnh tích vi
thể phần lớn ở tâm phôi. Trong giai đoạn đầu nhiễm vi rút, tâm phôi bị hoại tử và tiêu
dịch. Ở giai đoạn sau, tâm phôi rất lớn chứa nhiều lympho bào dạng mầm. Vùng vỏ có
thể chứa nhiều túi nang nhỏ, chứa dịch có protein, lympho bào và tiền hồng cầu có
nhân. Tuyến giáp, vỏ bạch huyết của lách, nang bạch huyết của hạch amidan, mảng
peyer có thể bị hoại tử, tiêu dịch và tăng sản.

Tại tim, mạnh máu và cơ tim có thể bị viêm nhẹ hay vừa sau nhiễm 9 ngày.
Viêm chất trắng não hay viêm não, tiểu não vào 7 ngày sau nhiễm.
Đôi khi sau 14 -42 ngày nhiễm vi rút, thận có tình trạng tập trung tế bào lympho
trong quản cầu và tiểu quản ngoại biên. Viêm mạch máu từng đoạn nghiêm trọng nhất
tại bể và tủy thận. Biểu mô vùng mạch tổn thương bị sưng, chứa dịch có protein, hoại
tử dạng fibrin, tập trung bạch cầu và đại thực bào ở trong và xung quanh mạch máu.
Bệnh tích vi thể quan sát trên tử cung heo nái gồm cơ tử cung và nội mạc tử cung bị
10


×