Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ động vật hoang dã ở hạt kiểm lâm thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.22 KB, 74 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................................iii
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN..........................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................................3
2.1. Tổng quan về động vật hoang dã...........................................................................................3
2.1.1. Khái niệm động vật hoang dã.........................................................................................3
2.1.2. Vai trò của ĐVHD đối với đời sống con người..............................................................3
1. Động vật hoang dã cung cấp thực phẩm cho con người...................................................3
2. Động vật hoang dã cung cấp dược liệu cho con người.....................................................3
3. Động vật hoang dã dùng làm cảnh...................................................................................4
4. Động vật hoang dã dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp.............................................4
2.2. Tổng quan về tình hình quản lý và bảo vệ ĐVHD hiện nay..................................................4
2.2.1. Tình hình gây nuôi ĐVHD hiện nay..............................................................................4
1. Một số khái niệm trong gây nuôi động vật hoang dã.......................................................4
2. Vai trò của việc gây nuôi động vật hoang dã....................................................................5
3. Sơ lược tình hình gây nuôi ĐVHD và một số nghiên cứu phát triển gây nuôi trong
nước......................................................................................................................................5
2.2.2. Các mối đe dọa chính và tiềm tàng đối với ĐVHD........................................................6
2.3. Tình hình quản lý và bảo vệ ĐVHD ở tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................10
2.4. Một số cơ sở pháp lý trong công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD..........................................12
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..............................................................................................................15
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội địa phương................................................................15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................15
4.1. Mục tiêu đề tài.....................................................................................................................28
4.1.1. Mục tiêu chung.............................................................................................................28
4.1.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................28
4.2.2. Tìm hiểu các loài ĐVHD hiện đang bị săn bắn, mua bán, vận chuyển ở Thị xã Hương
Trà...........................................................................................................................................28
4.2.3. Tìm hiểu công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD ở Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà tỉnh


Thừa Thiên Huế......................................................................................................................28
4.2.4. Những thuận lợi, khó khăn đang gặp phải trong quá trình quản lý và bảo vệ ĐVHD tại
địa phương..............................................................................................................................29
4.2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD trong những năm gần đây......29
i


4.2.6. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD
ở Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế......................................................29
4.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................29
4.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu..........................................................................29
4.3.2. Xử lý số liệu..................................................................................................................30
4.4. Phạm vi và giới hạn.............................................................................................................30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................................................31
5.3.1. Công tác nhân giống và nuôi dưỡng các loài ĐVHD...................................................35
5.3.2. Tình hình tuần tra, xử phạt các vụ mua bán, săn bắn ĐVHD trái phép........................52
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................70

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bản đồ 3.1. Bảng đồ hành chính Thị xã Hương Trà.................................................16
Bản đồ 3.2. Phân vùng sinh thái đầm phá Tam Giang, Cầu Hai...............................18
Biểu đồ 5.1. Diện tích đất rừng Thị xã Hương Trà...................................................31
Biểu đồ 5.2. Biểu đồ chủ rừng Thị xã Hương Trà.....................................................31
Bảng 5.1. Bảng thống kế các trại nuôi ĐVHD trên địa bàn Thị xã Hương Trà.......36
Bảng 5.2. Diện tích chuồng ở và nghỉ ngoài sân cho heo rừng................................ 42

Bảng 5.3. Khẩu phần ăn cho heo mang thai, heo nuôi con...................................... 43
Bảng 5.4. Khẩu phần ăn hằng ngày theo từng giai đoạn của Nhím......................... 46
Bảng 3.1. Dân số Thị xã Hương Trà năm 2011.........................................................19
Bảng 5.5. Thống kê số vụ vi phạm về ĐVHD ở Thị xã Hương Trà.........................55
Bảng 5.6. Danh sách các loài ĐVHD đang bị săn bắt, mua bán, vận chuyển trên
địa bàn Thị xã Hương Trà..........................................................................................56

iii


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
ĐVHD

: Động vật hoang dã.

CITES

: Công ước quốc tế về buôn bán động, thực vật hoang dã nguy cấp.

WWF

: Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.

HĐND

: Hội đồng nhân dân.

UBND

: Ủy ban nhân dân.


BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên.

SNV

: Tổ chức phát triển Hà Lan.

QL

: Quốc lộ.

WB

: Ngân hàng Thế giới.

HTX

: Hợp tác xã.

THCS

: Trung học cơ sở.

THPT

: Trung học phổ thông.

CN – TTCN


: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân.

BQL

: Ban quản lý.

DN

: Doanh nghiệp.

KLĐB

: Kiểm lâm địa bàn.

KLCĐ

: Kiểm lâm cơ động.

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng.


KL

: Kiểm lâm.

VQG

: Vườn Quốc gia.

KBTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên.

IUCN

: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới.

BNN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
iv


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nằm ở khu vực Đông Nam Á được thiên nhiên
ưu đãi cho hệ sinh thái tài nguyên sinh vật với tiến trình tiến hoá lâu dài, trong môi trường
địa lý đặc thù, nguồn tài nguyên thiên nhiên đó là tiềm năng to lớn cho sự phát triển của
đất nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cũng đặt ra
nhiều thách thức đối với các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội. Nước ta có mật độ

dân số cao, một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề nông - lâm nghiệp với phương thức
sản xuất canh tác nặng về khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cho hệ sinh thái đa dạng có
nguy cơ suy thoái.
Năm 1993, Việt Nam ký Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học và việc ký Công
ước này được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào tháng 10/1994. Để thực hiện những cam
kết và trách nhiệm của mình, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành xây dựng kế hoạch hành
động đa dạng sinh học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/12/1995. Đây là văn
bản có tính pháp lý và là cơ sở cho việc bảo vệ đa dạng sinh học ở tất cả các cấp từ trung
ương đến địa phương, các ngành và đoàn thể.
Cùng thời gian trên, Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về buôn bán các loài
ĐVHD có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).
Như vậy, Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế CITES và cũng đã ban hành
các văn bản chỉ thị nhằm bảo vệ và phát triển ĐVHD.
Việc chăn nuôi ĐVHD quý hiếm, thông thường không vi phạm Công ước Quốc tế
được Chính phủ Việt Nam khuyến khích cho phép nhân nuôi nhằm: Đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng xã hội về các sản phẩm ĐVHD. Nhu cầu chăn nuôi ĐVHD phục vụ nhà hàng là một
vấn đề quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời về đặc sản ĐVHD và đã góp phần giảm áp lực
trong săn bắn, buôn bán ĐVHD và sản phẩm của chúng một cách bất hợp pháp. Một số
loài động vật có vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học nhằm
tìm ra các nguyên lý, cơ chế sinh học, sinh lý học phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh,
nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Nuôi ĐVHD còn là việc bảo tồn ngân hàng gen vô cùng
quý giá, có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh cân bằng sinh thái trong tự nhiên,
cũng là yếu tố cấu thành đa dạng sinh học.
Trong nhiều năm gần đây cùng với sự phát triển đi lên của xã hội thì nhu cầu của
con người ngày càng cao dẫn đến việc lạm dụng quá mức tài nguyên rừng đặc biệt là việc
săn bắn, bẫy, giết mổ các loài động vật rừng trái phép làm suy giảm ngày càng cạn kiệt tài
nguyên động vật. Đặc biệt trên địa bàn Hương Trà với các điểm nóng buôn bán ĐVHD
1



như Bình Điền, Bình Thành, Hương Thọ ...
Để phục vụ nhu cầu xã hội nói chung và góp phần bảo vệ các loài ĐVHD thì yêu
cầu thực tế đặt ra cần phải quản lý chặt chẽ việc săn bắn, buôn bán nguồn ĐVHD đồng
thời cấp phép chăn nuôi để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của ĐVHD đối với con người và các vấn đề đặt ra
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu công tác quản lý và bảo vệ động vật
hoang dã ở Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về động vật hoang dã.
2.1.1. Khái niệm động vật hoang dã.
Là khái niệm chỉ các loài thuộc các lớp động vật khác nhau sống trong môi trường
tự nhiên. [16]
Động vật hoang dã là những loài động vật có tập tính sinh sống phụ thuộc vào môi
trường tự nhiên, chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên. Sống theo bản năng sẳn có của
chúng.
2.1.2. Vai trò của ĐVHD đối với đời sống con người.
Động vật hoang dã có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng đối với đời sống con người.
Gía trị kinh tế của chúng tập trung vào một số nội dung sau:
1. Động vật hoang dã cung cấp thực phẩm cho con người.
Từ lâu con người đã biết sử dụng các sản phẩm săn bắt, hái lượm thu được từ tự
nhiên để làm nguồn thức ăn chính cho mình. Nhiều loài động vật đã được sử dụng làm
thức ăn trong cuộc sống hàng ngày như gà rừng, heo rừng,… Có thể nói nguồn đạm động
vật là không thể thiếu đối với con người. Ngày nay đời sống của con người ngày càng
phát triển, nhu cầu của con người về loại thực phẩm này càng cao trong khi số lượng động
vật hoang dã trong tự nhiên không còn nhiều thì con người đã thuần hóa, nuôi dưỡng qua

nhiều một số loại động vật để tạo giống gia súc , gia cầm cho mình.
2. Động vật hoang dã cung cấp dược liệu cho con người.
Động vật hoang dã là nguồn dược phẩm độc đáo đã được khai thác sử dụng làm
nguyên liệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ được ưa thích trên
thị trường. Nhiều sản phẩm từ động vật được con người sử dụng với mục đích dược liệu
(mật ong, mật gấu, nọc rắn, nhung hươu, cao khỉ, mỡ trăng,…) có tác dụng chữa bệnh và
bồi bổ cơ thể rất tốt. Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm,
nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, cơ chế sinh học, sinh lý học phục vụ cho
việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Có các chế phẩm sinh học được
chiết xuất từ nuôi cấy mô động vật hoặc động vật sống để tạo văcxin, hoocmon…

3


3. Động vật hoang dã dùng làm cảnh.
Một số động vật buôn bán trên thị trường hay được bẫy bắt là được dùng làm cảnh
phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giải trí của con người. Đặc biệt các loài chim hót hay như vẹt,
sáo, yểng,… và các loài ăn thịt khác như cắt… nhiều vườn thú, vườn quốc gia dùng để
phục vụ tham quan du lịch. Đặc biệt một số loài có thể biểu diễn múa, xiếc như khỉ, hổ.
4. Động vật hoang dã dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp.
Nhiều nhóm động vật cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác
nhau. Các loài thú và bò sát có thể cung cấp lông, da cho công nghiệp may mặc; các loài
côn trùng cung cấp sáp như (ong, cánh kiến), tơ (tằm); một số loài thân mềm cung cấp các
sản phẩm quý như ngọc trai,…
2.2. Tổng quan về tình hình quản lý và bảo vệ ĐVHD hiện nay.
2.2.1. Tình hình gây nuôi ĐVHD hiện nay.
1. Một số khái niệm trong gây nuôi động vật hoang dã.
Theo Cẩm nang ngành Lâm nghiệp chương Bảo tồn và quản lý ĐVHD:
• Nuôi sinh sản: Là quá trình nhân giống động vật trong môi trường có sự kiểm soát
của con người.

• Nguồn giống sinh sản: Là các cá thể động vật ban đầu được sử dụng để sản xuất ra
các thế hệ kế tiếp trong trại nuôi. Nguồn giống sinh sản phải có nguồn gốc hợp
pháp.
• Thế hệ:
o Thế hệ F1: Là các cá thể được sinh ra trong quá trình gây nuôi của con
người. Trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ có nguồn gốc tự nhiên.
o Thế hệ F2 hoặc kế tiếp: Là các cá thể được sinh ra trong quá trình gây nuôi
của con người mà bố, mẹ chúng là thế hệ F1.
• Trại nuôi động vật hoang dã:
o Trại nuôi sinh sản là nơi nuôi động vật hoang dã để sinh đẻ ra các thế hệ kế
tiếp trong môi trường có kiểm soát.
o Trại nuôi sinh trưởng là nơi nuôi con non, trứng của các loài động vật hoang
dã từ tự nhiên để nuôi lớn cho ấp nở thành cá thể con trong môi trường có
kiểm soát.

4


• Thuần chủng: Là cá thể còn giữ nguyên các đặc điểm sinh học của tổ tiên loài đó,
không bị lai tạp với loài khác.
2. Vai trò của việc gây nuôi động vật hoang dã.
Do động vật hoang dã trong tự nhiên hiện nay ngày càng bị khai thác kiệt quệ, làm
giảm đáng kể về số lượng loài cũng như số lượng cá thể từng loài .Vì vậy việc gây nuôi
động vật hoang dã là cách duy nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về
đặc sản động vật hoang dã làm giảm áp lực săn bắn, bẫy bắt, buôn bán động vật hoang dã
trong tự nhiên và cũng được xem là một cách để phát triển bền vững.
Mặt khác: Nuôi động vật hoang dã sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở
nông thôn. Các trang trại chăn nuôi góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo việc
làm cho người lao động như người nông dân tham gia vào quá trình bắt mồi bán cho chủ
hộ chăn nuôi động vật hoang dã, tham gia lao động trong các trang trại, lao động ở các

nhà hàng đặc sản động vật hoang dã, tham gia vào quá trình vận chuyển đi tiêu thụ và
xuất khẩu.
Nuôi động vật hoang dã dựa trên quy trình chăn nuôi có khoa học sẽ làm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường vì có một số loài như rùa, kỳ đà, cá sấu... chuyên ăn thức ăn
thừa, ôi thối như trứng thối, gà chết.
Nuôi động vật hoang dã là cách tốt nhất để gián tiếp bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên
góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan
trọng thực sự góp phần vào nền tảng cho chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững đa
dạng sinh học là nguồn cung cấp thực phẩm, là nguồn dược phẩm độc đáo đã được khai
thác sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ
được ưa thích trên thị trường. Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong các phòng
thí nghiệm, nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, cơ chế sinh học, sinh lý học
phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
3. Sơ lược tình hình gây nuôi ĐVHD và một số nghiên cứu phát triển gây nuôi
trong nước.
Từ thời tiền sử loài người đã biết nuôi ĐVHD và đã tạo ra nhiều gống gia súc gia
cầm có giá trị. Nước ta đã có một số cơ sở nhân nuôi ĐVHD quốc doanh và tư nhân. Đảo
Rều ( Quảng Ninh) đã thành công trong nhân nuôi bán tự nhiên Khỉ vàng, Vườn Quốc
Gia (VQG) Cúc Phương, VQG Cát Bà, Lâm trường Hiếu Liêm (Đồng Nai), Xí nghiệp
nuôi hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhiều thành công trong việc nhân nuôi Hươu sao,
các trại rắn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thành công trong việc nhân nuôi Trăn, Rắn,
và Cá sấu. Các vườn thú đã nhân nuôi thành công nhiều loài chim thú. Một số gia đình ở
5


Tây Nguyên đã thành công trong nhân nuôi Công, Nai. Đặc biệt phong trào nuôi Gấu hiện
đang được phát triển mạnh trong cả nước. [13]
Hiện nay, hoạt động nuôi sinh sản ĐVHD vẫn còn tiếp tục và đã phát triển mạnh ở
nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều loài đã được các cơ sở gây nuôi thành công và
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Theo Báo cáo của Cục Kiểm lâm năm 2011, đến nay đã có 10.000 cơ sở nuôi
ĐVHD đăng ký với cơ quan chức năng ở 63 tỉnh thành trên cả nước. Có 3 triệu ĐVHD
thuộc 70 loài đang được nuôi, trong đó có bốn loài chính là Trăn, Cá sấu, Khỉ đuôi dài và
rắn các loại. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ là hai khu vực nuôi ĐVHD lớn
nhất cả nước (chiếm 70%), tiếp theo là đồng bằng sông Hồng (20%). Một số tỉnh hiện
đang có nghề nuôi ĐVHD phát triển như Đồng Nai, Đăclăk, Kontum, Thành phố Hồ Chí
Minh. Ngoài ra còn một số tỉnh đang ngày càng có nhiều người dân, cơ sở đầu tư nuôi
như Quảng Trị, Hải Dương, Bình dương…
Theo GS Đặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội ĐVHD Việt Nam: “Ở nhiều nước trên
thế giới, chăn nuôi ĐVHD đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa thật sự, mang lại rất
nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, việc nhân nuôi các loài ĐVHD tại VN đến nay còn mang
tính tự phát, chưa thực hiện đúng hướng dẫn, hình thức nuôi nhốt chưa phù hợp và không
đáp ứng yêu cầu an toàn dịch bệnh, chuồng trại và hầu hết là mang mục đích thương
mại”.[17]
2.2.2. Các mối đe dọa chính và tiềm tàng đối với ĐVHD.
• Mất sinh cảnh:
Chặt phá rừng, khai thác lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và canh tác
nông nghiệp là những nguyên nhân chính làm mất sinh cảnh của các loài
ĐVHD. Diện tích rừng tự nhiên trước đây (1943) che phủ hơn 43% diện tích đất
nước, hiện tại diện tích rừng Việt Nam chỉ còn lại khoảng 30%. Bên cạnh đó,
cháy rừng và xâm lấn của các loài sinh vật lạ cũng làm mất sinh cảnh của
ĐVHD. Vụ cháy rừng năm 2002 ở VQG U Minh Thượng đã làm thiệt hại gần
4000 ha rừng, là nơi cư trú của nhiều loài động vật như thuỷ sinh và bò sát,
chim và thú. Tại VQG Tràm Chim, hiện tại cây Mai dương, một loại sinh vật
lạ đã xâm lấn hàng nghìn ha vườn làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của loài
Sếu đầu đỏ.

• Săn bắn trái phép:

6



Săn bắt, sưu tầm sinh vật hoang dã cũng là một nguyên nhân quan
trọng dẫn đến nạn diệt chủng. Trước đây, người dân địa phương thường săn bắn
quanh năm, đặc biệt là mùa sinh sản, chính vì vậy nhiều con cái bị săn bắn, khả
năng tái tạo đàn giảm. Do tác động từ nhu cầu ĐVHD trên thị trường, đặc biệt là
xuất khẩu, áp lực săn bắn ĐVHD tại các KBTTN và VQG ngày một tăng.
• Buôn bán bất hợp pháp:
Tình hình buôn bán ĐVHD tại Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp,
với nhiều thủ đoạn rất tinh vi. Bọn buôn lậu sử dụng các tuyến đường bí mật và
các phương tiện chuyên chở cũng như liên lạc hiện đại nhằm đối phó với sự
kiểm soát của các cơ quan chức năng. Nhiều chủ buôn sử dụng giấy tờ giả
mạo, khai báo sai về loài, số lượng ĐVHD nhằm đánh lừa các cơ quan chức
năng. Các loài bị buôn lậu chủ yếu như: rắn, rùa các loại, tê tê, gấu, các loài
khỉ, các loài ếch nhái, chim (chủ yếu là động vật tươi sống). ĐVHD trong
nước chủ yếu được cung cấp cho các nhà hàng thịt thú rừng. Lợi nhuận thu
được từ việc buôn bán bất hợp pháp các loài ĐVHD là rất lớn.
Nguyên nhân của tình trạng này là:
-

Khung hình phạt với các hành vi buôn lậu trong lĩnh vực này còn thấp.

-

Lực lượng thực thi pháp luật về quản lý ĐVHD còn mỏng, trình độ
chuyên môn, kỹ thuật còn yếu, phương tiện, công cụ hỗ trợ còn lạc
hậu.

-


Nhu cầu về ĐVHD trên thị trường nội địa và quốc tế rất lớn.

-

Nhận thức của các chủ kinh doanh và cộng đồng về vấn đề bảo vệ
ĐVHD vẫn còn thấp.

-

Công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về hệ thống văn bản
pháp quy về quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi tự nhiên chưa
được coi trọng và thực hiện rộng rãi.

-

Cơ chế chính sách cho lực lượng thực thi chưa thõa đáng.

-

Lực lượng thực thi chưa có được thực quyền, trang thiết bị phục vụ
công tác chưa đủ và lạc hậu. Vẫn còn những chồng chéo về chức năng
nhiệm vụ giữa các cơ quan hành pháp.

Buôn bán các loài thú: Trong tổng số hơn 252 loài thú thì có đến 147
loài là đối tượng bị săn bắt và buôn bán, nhưng trên thị trường mới chỉ ghi nhận
được 55 loài thú. Trước đây buôn bán các loài thú chủ yếu phục vụ nhu cầu thực
7


phẩm của người dân địa phương. Trong những năm gần đây việc buôn bán các

loài thú trên thị trường chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng nhằm đáp ứng nhu cầu
ẩm thực của người dân thành phố và xuất khẩu.[13]
Ngoài thịt, thú rừng còn được buôn bán với mục đích làm cảnh, tình
trạng nuôi nhốt động vật diễn ra khá phổ biến. Các loài thường bị nuôi nhốt làm
cảnh như: Thú linh trưởng, báo, gấu, một số loài cầy, chồn. Bên cạnh đó việc
buôn bán, săn bắt thú với mục đích làm thuốc dân tộc khá phổ biến. Mật gấu,
sừng tê giác, cao khỉ, cao xương hổ... vẫn được coi là những bài thuốc cổ truyền
chữa được nhiều loại bệnh. Hiện tại có hàng nghìn con gấu bị buôn bán, nuôi
nhốt phục vụ cho khai thác mật.
Buôn bán các loài chim: Buôn bán chim ở Việt Nam chủ yếu đáp ứng
nhu cầu nuôi cảnh và làm thực phẩm. Hiện tại rất khó kiểm soát thị trường
này, ở các chợ làng, thôn, bản hay bày bán các loại chim như: Chim di, chim sẻ
đồng, các loại Nhạn làm thực phẩm. Ở các thị trường lớn của Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, thì việc trưng bày và bán chim chủ yếu phục vụ làm cảnh và
thu gom để xuất khẩu. Các loài chim được xuất khẩu chủ yếu là Khướu đầu
trắng, Vành khuyên họng vàng, Khướu Trung Quốc, Mai hoa, Chào mào...
Hiện trạng buôn bán các loài chim có nguồn gốc hoang dã đang ở mức
báo động, nếu không được quản lý sẽ dẫn đến suy giảm nghiêm trọng quần thể
một số loài ngoài thiên nhiên.
Buôn bán các loài bò sát: Bò sát được buôn bán trên thị trường với nhiều
mục đích khác nhau như làm thực phẩm, làm thuốc, làm cảnh và các sản phẩm
da.
Các loài làm thực phẩm như: các loại rắn, Nhông cát, Kỳ đà, Ba ba và
Rùa.Các loài được sử dụng làm thuốc như: Tắc kè, rắn Hổ mang, rắn Cạp nong,
rắn Ráo, cao Trăn, mỡ Trăn, mai rùa...
Ở Việt Nam bò sát được bẫy bắt và thu gom nhiều ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long và miền Trung sau đó được đưa đến các thành phố lớn để tiêu thụ
và xuất khẩu. Trong tất cả các loài ĐVHD bị buôn bán trên thị trường thì bò sát
chiếm số lượng lớn nhất do đặc tính sinh học của chúng có thể tồn tại trong thời
gian dài mà không cần cung cấp thức ăn, ngoài ra chúng còn có khả năng chịu

đựng các điều kiện vận chuyển.
Buôn bán các loài lưỡng cư: Các loài lưỡng cư thường bị buôn bán nhiều
nhất trên thị trường Việt Nam là một số loài cóc, nhái bầu, ếch đồng...Các
loài này bị buôn bán chủ yếu phục vụ nhu cầu làm thực phẩm. Trong những
8


năm gần đây, ngoài áp lực từ thị trường trong nước, một số loài lưỡng cư cũng
được xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu và Mỹ dưới dạng thực phẩm
đông lạnh. Một số loài cóc con được người dân sử dụng như một loại thuốc dân
tộc.
• Nhận thức trong vấn đề bảo tồn ĐVHD:
Những nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đã nhận thức tầm quan
trọng của vấn đề bảo tồn ĐVHD khá sớm. Ngày 21/06/1960, Phủ Thủ Tướng đã
ra Chỉ thị 134/TTg về cấm săn bắt voi; tiếp theo là Nghị định 39/CP ngày
05/04/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về săn bắt chim
thú rừng và Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ra đời năm 1972.
Trước những thách thức ngày càng lớn trong bảo tồn thiên thiên cũng như
quản lý môi trường, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật
để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và ĐVHD nói riêng đồng thời thực
thi hiều công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng đã hết sức
được chú trọng, coi đây là một trong những công cụ hiệu quả nhằm bảo tồn và
sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, những năm trước 1990, do nền kinh tế kém phát triển nên các
cấp lãnh đạo thường quan tâm nhiều đến tăng trưởng kinh tế. Việc khai thác tài
nguyên không chỉ phục vụ tiêu dùng mà còn để xuất khẩu. Nhiều khi việc thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế chưa dựa trên cơ sở khoa học, quy hoạch
tổng thể, gây nên việc lạm dụng, khai thác quá mức làm nguồn tài nguyên sinh
vật nhanh chóng suy giảm.
Bên cạnh các chính sách thể hiện mối quan tâm của Nhà nước đến công

tác bảo tồn thì nhận thức của các tầng lớp dân cư về vấn đề bảo tồn và phát triển
ĐVHD chưa cao. Đối với người dân địa phương nơi có các loài ĐVHD sinh
sống, từ nhiều đời nay việc săn bắt ĐVHD vẫn được coi là một nghề kiếm sống,
họ không có nhiều kiến thức về bảo tồn. Họ không biết được tại sao nguồn tài
nguyên ĐVHD ngày một ít đi. Do vậy việc nâng cao nhận thức đối với người
dân địa phương có vai trò hết sức quan trọng, nhờ đó áp lực vào rừng sẽ giảm.
Đối với các chủ buôn: Họ không hề có khái niệm bảo tồn ĐVHD, vì lợi
nhuận cao họ không quan tâm đến việc ngừng mua bán các mặt hàng ĐVHD.
Thậm chí họ biết rằng việc buôn bán một số loài ĐVHD là vi phạm pháp luật.
Những nỗ lực liên tục của Chính phủ Việt Nam và của nhiều tổ chức quốc
tế đã giúp công chúng và các nhà hoạch định chính sách, các nhà ra quyết định
9


nhận thấy rõ hơn vai trò của bảo tồn và kiểm soát buôn bán ĐVHD. Tuy nhiên,
nhận thức đó còn chưa sâu sắc, đặc biệt các hoạt động truyền thông và nâng cao
nhận thức còn chưa mạnh mẽ, chưa biến thành hành động cụ thể, do đó kết quả
của công việc kiểm soát buôn bán ĐVHD còn nhiều hạn chế.
2.3. Tình hình quản lý và bảo vệ ĐVHD ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh Miền Trung Việt Nam gồm có 9 huyện, thị xã, và
thành phố Huế. Diện tích tự nhiên là 505.399 ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp
352.679,9ha trong đó có: 51.267,9ha rừng phòng hộ, 70.028,7ha rừng đặc dụng và
21.345,2ha rừng sản xuất chiếm tỷ lệ gần 70% tổng diện tích và độ che phủ rừng hiện nay
đã lên tới 43%. Là lưu vực của hệ thống sông Hương, Sông Bồ và Sông Ô Lâu với dân số
hơn 1 triệu người. Thừa Thiên Huế còn có một hệ thống tổ chức các khu bảo vệ bảo tồn
đa dạng sinh học bao gồm các khu bảo tồn và vườn quốc gia: vườn quốc gia Bạch Mã,
Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, rừng cảnh quan Bắc Hải Vân, rừng cảnh quan Tây
Nam Thừa Thiên Huế, các khu rừng cảnh quan bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, lăng
tẩm cung đình và dãi rừng thuộc dãy Trường Sơn được mệnh danh là ngôi nhà cư ngụ của
các loài thú quý hiếm như Hổ, Báo, Vượn, Vọc ngũ sắc, Gà lôi lam mào trắng,... và các

loài mới mới được phát hiện ở đây như Sao la, Mang lớn, Mang Trường Sơn và nhiều loài
thú quý hiếm khác.
* Một số biện pháp của chính quyền địa phương:
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành
chính, hình sự đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ ĐVHD theo
qui định của pháp luật.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách và các phương án đã được phê
duyệt, xây dựng các phương án quản lý, các quy ước bảo vệ ĐVHD.
- Quản lý và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong việc thừa hành pháp luật để quản
lý, bảo vệ ĐVHD.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và vận động nhân
dân tham gia vào quản lý, bảo vệ ĐVHD.
- Ban hành quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng: Kiểm lâm,
Quân đội, Công an, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường … và nhân dân trên địa bàn để tổ
chức tuần tra truy quét các tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắt, buôn
bán trái phép ĐVHD, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Trong việc quản lý và bảo vệ ĐVHD thì lực lượng Kiểm lâm đóng vai trò hết sức
quan trọng. Trong những năm qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần
nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án,
chiến lược chống săn bắt buôn bán ĐVHD, khoanh vùng bảo tồn. Ngoài ra Chi cục Kiểm
lâm Thừa Thiên Huế còn hợp tác với các tổ chức quốc tế về công tác bảo tồn tài nguyên
10


thiên nhiên và đa dạng sinh học: Năm 2001-2003, dưới sự hỗ trợ của tổ chức Danida- Ðan
Mạch thông qua chương trình WWF đã tài trợ cho Chi cục Kiểm lâm dự án "Tăng cường
năng lực quản lý hệ thống các khu bảo tồn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế"; năm 20032006, tổ chức Macathur Foundation của Hoa Kỳ đã tài trợ cho Chi cục Kiểm lâm dự án
"Hợp tác với cộng đồng xây dựng các mô hình quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong
Ðiền” và dự án đã được mở rộng cho giai đọan 2 vào năm 2006-2009 về “Xây dựng mô
hình làng sinh thái cộng đồng vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Ðiền”; Và hiện

nay, Dự án Hành lang xanh là một dự án bốn năm do chương trình WWF Việt Nam và
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới –
Quỹ môi trường toàn cầu, WWF, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và SNV. Dự án nhằm góp
phần vào mục tiêu bảo vệ và duy trì cảnh quan Hành lang xanh bằng cách củng cố quản lý
và xây dựng năng lực. Dự án sẽ áp dụng các phương pháp phân cấp cấp độ cảnh quan, xác
định các khu vực đa dạng sinh học và tầm quan trọng của bảo tồn rừng. Nghiên cứu này
sẽ được sử dụng nhằm đáp ứng các mục tiêu bảo tồn thông qua quản lý rừng đa dụng.
Trong đó có củng cố bảo tồn và ngăn chặn các hoạt động phi pháp: xác định các điểm
nóng về đa dạng sinh học, các hành lang ĐVHD, lập bản đồ các khu vực rừng và tiến
hành bảo vệ.[6]
Vận động nhiều tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp các cá thể ĐVHD đang nuôi
không hợp pháp: khỉ đuôi lợn, khỉ vàng, khỉ mặt đỏ… và chuyển giao Trung tâm cứu hộ.
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế phần lớn các trại nuôi động vật rừng đã được cấp giấy
chứng nhận đăng ký nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản ĐVHD thông thường và quý hiếm
theo quy định của pháp luật.
Việc gây nuôi bước đầu đã đem lại hiệu quả ở một số nơi, vì vậy các chủ trại nuôi
đã mạnh dạn đầu tư mua thêm giống, mở rộng chuồng trại, quy mô sản xuất… Số lượng
trại nuôi ngày càng tăng lên.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thì tính đến cuối năm
2011 toàn tỉnh có 57 trại gây nuôi động vật rừng được cấp phép. Trong đó: 55 trại gây
nuôi động vật rừng thông thường thuộc các huyện, thị xã: Phú Lộc, Phú Vang, Phong
Điền, Hương Trà, Hương Thủy và A Lưới với 1138 cá thể gồm các loài: nhím, heo rừng,
hươu sao, cầy vòi hương, rùa ba gờ, rùa hộp trán vàng, rùa hộp lưng đen, rùa đất Sêpôn,
rùa sa nhân…, 2 trại nuôi động vật rừng quý hiếm kỳ đà vân ở huyện Phú Lộc (nhóm IIB
Nghị định 32 và phụ lục I CITES). Hiện nay ở Thừa Thiên Huế không có trại nuôi gấu
nào.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề tài “Nghiên cứu xây dựng
mô hình trang trại gây nuôi cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus) để phát triển
11



kinh tế hộ gia đình, hạn chế buôn bán ĐVHD trái phép và góp phần bảo tồn đa dạng sinh
học ở vùng nông thôn và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế”. Trung tâm chuyển giao công
nghệ và kiểm định, kiểm nghiệm Thừa Thiên Huế cũng đã xây dựng dự án “Xây dựng mô
hình nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ tại Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế”.[6]
2.4. Một số cơ sở pháp lý trong công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD.
Trong công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD Chính phủ cũng ra những quyết định,
nghị định, chỉ thị để tăng tính pháp lý:

• Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
• Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

• Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

• Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16/05/2003 và Chỉ thị 08/2006/CT-TTg ngày
08/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo
vệ và phát triển rừng.

• Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về danh
mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

• Căn cứ các Công ước quốc tế liên quan đến quản lý ĐVHD Việt Nam đã tham gia
ký kết.

• Kế hoạch hành động ngăn chặn mua bán động vật rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2015 do UBND tỉnh phê duyệt và ban hành theo quyết định số 1850/QĐ-UBND
ngày 18/08/2008.


• Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
do UBND tỉnh phê duyệt và ban hành theo quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày
11/12/2008.

• Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH ngày 25 tháng 12 năm 2002 của Quốc hộ
khóa X, kỳ họp thứ 10 về xử lý vi phạm hành chính.

• Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của Kiểm lâm.

12


• Chỉ thị số 32/2000/CT/BNN-KL ngày 27 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về giao cho lực lượng Kiểm lâm tổ chức theo dõi
diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi toàn quốc.

• Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai
thác rừng trái phép.

• Thông tư số 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP của Liên bộ Quốc Phòng –
Công An – Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc phối hợp giữa các lực lượng
Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng.

• Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết
30/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của chính Phủ.


• Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi
sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quý
hiếm.

• Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN ngày 20/06/2008 của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong
các phụ lục của Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp quý hiếm.

• Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn về việc ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản.

• Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh
trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã.

• Hướng dẫn số 515/K1-VPCITES ngày 14/05/2007 của Cục Kiểm lâm về việc đăng
ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD thông thường.

• Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/09/2008 của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn về việc ban hành quy chế quản lý Gấu nuôi.

• Sách đỏ Việt Nam với phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam 2007
được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008.
13


• Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế CITES và cũng đã ban hành các văn bản

chỉ thị nhằm bảo vệ và phát triển ĐVHD.
Như vậy, Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế CITES và cũng đã ban hành các
văn bản chỉ thị nhằm bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học nói chung, bảo vệ và phát triển
động vật hoang dã nói riêng trên tinh thần bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị.

• Bảo tồn nguyên vị là biện pháp bảo vệ tại chỗ các hệ sinh thái, các nơi
sinh cư và các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Có thể đây là
biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính đa dạng sinh học. [10]

• Bảo tồn ngoại vị (chuyển vị) là một trong những biện pháp quan trọng
và có hiệu quả trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Biện
pháp bảo tồn ngoại vị là chuyển dời và bảo tồn các loài hoặc các nguyên
liệu sinh học của chúng sang môi trường mới, không phải là nơi cư trú
tự nhiên vốn có của chúng. Bảo tồn ngoại vị bao gồm bảo quản giống
loài, nuôi cấy mô, thu thập các cây trồng và các loài động vật để nuôi
nhằm duy trì nguồn gen quý hiếm cho nghiên cứu khoa học, nâng cao
dân trí và giáo dục lòng yêu thiên nhiên cho mọi tầng lớp nhân dân. [10]
Như vậy, việc chăn nuôi động vật hoang dã quý hiếm, thông thường ở tỉnh Thừa
Thiên Huế nói chung và Thị xã Hương Trà nói riêng không vi phạm Công ước quốc tế
được Cơ quan Kiểm Lâm, Chính Quyền địa phương và Chính phủ Việt Nam khuyến
khích cho phép nhân nuôi. Đồng thời việc săn bắn, mua bán ĐVHD trái phép sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật.

14


CHƯƠNG 3
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội địa phương.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.

1. Vị trí địa lý.
Ngày 15/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP thành lập thị
xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trên cơ sở toàn bộ huyện Hương Trà.
Thị xã Hương Trà có vị trí nằm ở phần trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế,
giáp thành phố Huế, có diện tích 51.853,4 ha (518,53 km²) và dân số 118.534
người (Số liệu năm 2011). Thị xã nằm giữa sông Hương và sông Bồ, có miền núi,
đồng bằng và vùng duyên hải.
Địa giới hành chính:
o Phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú
Vang.
o Phía Tây giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới.
o Phía Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới.
o Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông.
Trên địa bàn Thị xã có bờ biển dài 7 km, có QL1A chạy ngang dài 12km
song song với tuyến đường sắt Bắc Nam, có các tuyến Quốc lộ 49A dài 25km nối
thành phố Huế với huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49B dài 7km nối các xã vùng
biển; có các tuyến đường Tỉnh lộ 8A, 8B, Tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng, có
2 con sông lớn của tỉnh chảy qua: sông Bồ dài 25km, sông Hương dài 20 km, có
phá Tam Giang rộng 700 ha.
Toàn Thị xã có 16 đơn vị hành chính, theo địa hình chia làm 3 vùng:
- Vùng miền núi và gò đồi có 5 xã: Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành,
Hương Bình và Hương Thọ.
- Vùng đồng bằng và bán sơn địa có 8 phường, xã: phường Hương Hồ,
phường Hương Chữ, phường Hương An, phường Hương Xuân, phường Hương
Văn, phường Hương Vân, xã Hương Toàn, xã Hương Vinh và phường Tứ Hạ.

15


16



Bản đồ 3.1. Bản đồ hành chính Thị xã Hương Trà.

2. Đặc điểm khí hậu.
Thị xã Hương Trà nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,
mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam – Bắc.
a. Nhiệt độ không khí.
Nền nhiệt độ trung bình hàng năm là 24°C. Các tháng có nhiệt độ cao là:
6,7,8. Các tháng có nhiệt độ thấp là tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau.
Số giờ nắng trung bình năm là 1.839,6 giờ. Các tháng có nhiều giờ nắng
nhất là tháng 5, 6, 7. Các tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 2, 12.
b. Mưa.
Mưa tập trung nhiều vào các tháng: 9,10,11,12. Lượng mưa hàng năm rất
lớn, trung bình là 2636mm – 2876 mm và chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa
trong năm. Do lượng mưa phân bố không đều, chỉ tập trung một số tháng trong
mùa mưa nên thường xuyên xảy ra lũ lụt vào các tháng của mùa mưa ảnh hưởng
lớn đến các ngành sản xuất và đời sống nhân dân, do đó cần phải quan tâm và đề ra
các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về
tài sản, hoa màu và tính mạng nhân dân trên địa bàn vào mùa lũ.
c. Độ ẩm.
Thị xã Hương Trà có độ ẩm bình quân tương đối cao, trung bình từ 80% 87%. Độ ẩm tăng nhanh vào các tháng mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) và duy trì
đến tháng 2 năm sau.
d. Gió.
Chế độ gió có hai mùa: Gió Tây – Nam (gió Lào) khô nóng hoạt động từ
tháng 5 đến tháng 8, đây củng là thời gian nắng nóng, nhiệt độ cao làm bốc hơi nước
lớn. Gió Lào trùng với mùa nắng nóng nên thường gây hạn hán, thiếu nước, ảnh
17



hưởng đến cây trồng vật nuôi. Gió mùa Đông – Bắc thổi từ tháng 9 đến tháng 2 năm
sau làm giảm nhiệt độ gây ra mưa lớn, bão, lũ lụt.
3. Địa hình.
Thị xã Hương Trà có địa hình trung du, nằm tiếp giáp với huyện miền núi A
Lưới. Có địa hình kiểu miền núi và gò đồi với 5 xã: Bình Điền, Bình Thành, Hồng
Tiến, Hương Thọ, Hương Bình. Vùng đồng bằng bán sơn địa có 6 phường và 2 xã:
Hương Hồ, Hương Chữ, Hương An, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân, Hương
Toàn, Hương Vinh, Tứ Hạ. Vùng đầm phá ven biển có 2 xã: Hương Phong và Hải
Dương.
4. Nguồn nước.
Có hệ thống nước ngọt và nước lợ vùng đầm phá. Thị xã Hương Trà được
bao quanh bởi sông Hương và sông Bồ cung cấp nước sử dụng cho hầu hết các xã,
phường của Thị xã. Hầu hết các sông đều chảy theo hướng từ Tây sang Đông
thuận lợi trong việc phát triển nguồn nước đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân.
Theo tài liệu báo cáo của Viện Tài Nguyên và Môi Trường Biển năm
2007, thủy vực đầm phá của huyện Hương Trà được phân thành ba tiểu vùng
sinh thái rõ rệt:
a) Vùng nước nhạt-lợ: chủ yếu xung quanh cửa sông Hương đổ ra đầm phá.
b) Vùng nước lợ: chủ yếu là vùng từ ranh giới với huyện Quảng Điền về cầu Ca
Cút.
c) Vùng nước lợ mặn: là vùng ở gần cửa Thuận An cận kề thôn Thai Dương
Hạ Nam và Thai Dương Thượng Tây xã Hải Dương.

18


Bản đồ 3.2. Phân vùng sinh thái đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
(Nguồn: Viện Tài Nguyên và Môi Trường Biển năm 2007)


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
1. Dân số và lao động.
Tính đến hết năm 2011 dân số toàn Thị xã Hương Trà là 112461 người,
trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm hơn 99%, còn lại là các dân tộc khác: Cơ
tu, Tà ôi, Vân Kiều, họ định cư chủ yếu thuộc xã Hồng Tiến và xen kẽ với một số
thôn thuộc các xã vùng gò đồi như: Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình. Mật độ
dân số toàn thị xã là 215,89 người/km². Thị xã gồm 16 đơn vị hành chính trong đó
có 7 phường và 9 xã.
Bảng 3.1. Dân số Thị xã Hương Trà năm 2011.
Đất tự nhiên

Dân số
Mật độ
(Người/Km²)

Địa danh
Diện tích
(Km²)

Tỷ lệ
%

Người

Tỷ lệ %

Phường Hương Hồ

33.75


6.48

9391

8.35

278.25

Phường Hương Chữ

15.85

3.04

9280

8.25

585.49

Phường Hương An

10.69

2.05

5498

4.89


514.31

Phường Hương Xuân

14.93

2.87

7654

6.81

512.66

Phường Hương Văn

13.9

2.67

7997

7.11

575.32

Phường Hương Vân

61.68


11.84

6567

5.84

106.47

Phường Tứ Hạ

8.454

1.62

7608

6.77

899.93

Xã Hương Toàn

12.2

2.34

12760

11.35


1045.90

Xã Hương Vinh

7.215

1.39

12866

11.44

1783.23

Xã Hương Phong

15.69

3.01

10060

8.95

641.17

Xã Hải Dương

10.27


1.97

6778

6.03

659.98

Xã Hương Thọ

47.14

9.05

4794

4.26

101.70

Xã Bình Thành

65.02

12.48

3922

3.49


60.32

Xã Bình Điền

119.1

22.86

3743

3.33

31.43

Xã Hương Bình

63.37

12.17

2656

2.36

41.91

Xã Hồng Tiến

21.65


4.16

887

0.79

40.97

19


TỔNG

520.909

100

112461

100

215.89

(Nguồn: Cổng thông tin Điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế)
Lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp và lâm nghiệp, còn lại là lao
động trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và các ngành khác. Mức độ chuyển
dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua chuyển biến tích cực, lao động nông
nghiệp và lâm nghiệp vẫn giữ ở mức ổn định và có xu hướng giảm dần, lao động
trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng cao.
Mức sống của đại bộ phận dân số trong Thị xã phần lớn đã được cải thiện,

nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.
2. Cơ sở hạ tầng.
a. Ngành nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp năm 2011 gặp nhiều yếu tố bất lợi của thời tiết khí
hậu, đầu vụ bị ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kéo dài, cùng với nhiều loại dịch
bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi, nhưng toàn Thị xã đã triển khai nhiều biện
pháp chống rét, tập trung phát hiện, xử lý kịp thời dịch bệnh, tập trung thu hoạch
lúa Hè Thu nhanh gọn nên đã hạn chế được thiệt hại và bảo đảm sản xuất phát
triển khá.
* Trồng trọt: Các loại cây trồng năm 2011 tiếp tục được mùa khá toàn diện. Tổng
diện tích gieo trồng cây hằng năm 10.535,9 ha đạt 101,85 % kế hoạch và bằng
99,70 % so với năm 2010. Trong đó:
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 6.384,9 ha đạt 100,94 % kế
hoạch và tăng 30,6 ha so với năm 2010. Diện tích cây thực phẩm 1.080,1 ha đạt
99,10 % kế hoạch và tăng 16,8 ha so với năm 2010. Diện tích cây công nghiệp
ngắn ngày 1.129,4 ha đạt 95,71 % kế hoạch và giảm 103,1 ha so với năm 2010.
Kết quả sản xuất một số cây trồng chính như sau:
Cây lúa: Diện tích gieo trồng cả năm 6.171,1 ha, đạt 101% kế hoạch, tăng
34,3 ha so với năm 2010; diện tích sử dụng giống lúa xác nhận đạt 92 % so với
tổng diện tích gieo trồng. Năng suất lúa bình quân 56,6 tạ/ha, đạt 105,24% kế
hoạch và tăng 4,67 tạ/ha so với năm 2010 và đạt cao nhất từ trước đến nay; sản
lượng thóc 34.906 tấn, tăng 3.037 tấn so năm 2010.
Cây lạc: Diện tích gieo trồng lạc cả năm 949,4 ha, đạt 94,94 % kế hoạch.
Các giống lạc L14, L23 đưa vào gieo trồng chiếm 51,7% diện tích. Tuy bị ảnh
hưởng của mưa rét đầu vụ Đông Xuân kéo dài nhưng năng suất lạc vẫn đạt 24,1
tạ/ha, xấp xỉ với năng suất lạc năm trước. Sản lượng lạc vỏ khô 2.285 tấn.

20



Cây sắn: Gieo trồng 909,8 ha, đạt 113,73% kế hoạch và tăng 43,8 ha so
năm 2010. Trong đó sắn công nghiệp 860 ha, chiếm 94,53% diện tích , năng suất
đạt 212 tạ/ha, sản lượng sắn tươi 18.232 tấn, tăng 3.602 tấn so năm 2010.
Rau các loại: gieo trồng 647,9 ha, tăng 41,1 ha so năm 2010.
Đậu các loại: gieo trồng 432,2 ha, giảm 24,3 ha so năm 2010.
Cây lâu năm: Tiếp tục chăm sóc 2.278,55 ha cao su, trồng mới 50 ha, khai
thác mủ 1.670 ha kinh doanh, sản lượng mủ khô đạt 2.200 tấn. Năm 2011 đã trồng
mới 15,8 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích toàn Thị xã lên 934,8 ha; do thời tiết
rét đậm kéo dài và xuất hiện nhiều loại sâu bệnh nên nhiều loại cây ăn quả năng
suất thấp như bưởi, thanh trà, xoài, cau...
* Chăn nuôi: Theo số liệu điều tra 01/10/2011: Đàn lợn 28.934 con, giảm 7.313
con so cùng thời điểm năm trước, trong đó đàn lợn nái có 4969 con, lợn thịt 23.965
con; đàn gia cầm 203.000 con, tăng 5.000 con; đàn trâu bò tiếp tục giảm tổng đàn
xuống còn 4.600 con do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp. Việc kiểm dịch,
kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y được duy trì thường xuyên. Đã tổ chức
triển khai thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, hầu hết các
chỉ tiêu đều đạt kế hoạch đề ra.
* Thủy sản: Tổng sản lượng khai thác đánh bắt ước thực hiện 1.425 tấn, đạt 101,8
% kế hoạch; trong đó khai thác biển 715 tấn, sông đầm 710 tấn. Tổng diện tích mặt
nước đưa vào nuôi trồng 406,2 ha, tăng 26,1 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong
đó nuôi nước lợ 266,2 ha, tăng 25,8 ha; nuôi nước ngọt 140 ha, tăng 0,3 ha. Tổng
số có 890 lồng bè nuôi cá, tăng 56 lồng so với cùng kỳ năm trước.
* Lâm nghiệp: Trong vụ Đông Xuân 2010-2011 các đơn vị đóng trên địa bàn và
nhân dân đã trồng mới 806 ha rừng tập trung. Trong đó Dự án WB3 trồng 345,4
ha, các hộ dân trồng 187,6 ha, các doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước trồng 273
ha; đặc biệt đã trồng được 16,5 ha rừng phòng hộ ven biển. Tiến hành chăm sóc
gần 3.000 ha rừng trồng các năm trước, chuẩn bị đất và cây giống tiếp tục cho kế
hoạch trồng rừng 2011. Công tác quản lý bảo vệ rừng thực hiện tốt, trong năm chỉ
xảy ra 1 vụ cháy rừng nhưng đã kịp thời dập tắt nên thiệt hại không đáng kể.
* Công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật: Tiếp tục thực hiện

Chương trình sản xuất giống lúa xác nhận tại chỗ ở 13 HTX với diện tích 79,2 ha;
triển khai mô hình trồng hành an toàn ở thị trấn Tứ Hạ; mô hình trồng cây sen lấy
hạt ở Hương Chữ; mô hình sản xuất lúa hữu cơ chất lượng cao ở Hương Vinh; mô
hình trình diễn phòng trừ bệnh rụng lá trên cây cao su tại xã Hương Thọ, mô hình
21


×