Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp So sánh một số giống ngô lai triển vọng vụ hè thu và thu đông tại Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.14 MB, 102 trang )



i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN




ĐÀO ĐÌNH PHƯỢNG



SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TRIỂN VỌNG
VỤ HÈ THU VÀ THU ĐÔNG TẠI ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÂM THỊ BÍCH LỆ








Buôn Ma Thuột, năm 2009



ii







LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, ñược
các ñồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng ñược công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.


Tác giả



Đào Đình Phượng



iii


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Sau Đại học; Khoa Nông - Lâm
nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên ñã truyền ñạt những kiến thức quý báu
cho tôi trong quá trình học tập tại Trường.
- Lãnh ñạo các cơ quan: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và
Trạm Khuyến nông các huyện: Lăk và huyện Buôn Đôn; Ủy ban nhân dân các
xã: Yang Tao (huyện Lăk) và xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn); Trung tâm
nghiên cứu ñất, phân bón và môi trường Tây Nguyên; Trung tâm khí tượng
thủy văn Đắk Lắk ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện ñề tài.
- Tiến sỹ Lâm Thị Bích Lệ - giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên -
người ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài
cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
- Các bạn bè, ñồng nghiệp, gia ñình và người thân… ñã nhiệt tình giúp
ñỡ tôi trong thời gian thực hiện ñề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.

Tác giả



Đào Đình Phượng




iv

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i
Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các từ viết tắt trong luận văn vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các biểu ñồ ix

Mở ñầu 1
1. Đặt vấn ñề 1
2. Mục ñích của ñề tài 4
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
3.1 Ý nghĩa khoa học 4
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
4. Phạm vi nghiên cứu 5
5. Cấu trúc luận văn 5

Chương I: Tổng quan tài liệu 6
1.1 Giới thiệu về cây ngô 6
1.1.1 Đặc ñiểm thực vật học 6
1.1.2 Yêu cầu về sinh thái 6
1.2 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 7
1.3 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 13
1.4 Tình hình sản xuất ngô ở Tây Nguyên và Đắk Lắk 15



v
1.5 Những thành tựu nghiên cứu, phát triển ngô trên thế giới và VN 17
1.6 Ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất ngô 23
1.6.1 Ưu thế lai 23
1.6.2 Tình hình sử dụng các giống ngô 25
1.6.2.1 Giống ngô thụ phấn tự do 26
1.6.2.2 Giống ngô lai (Hybrid Maize) 27
1.6.2.3 Công tác khảo nghiệm và ñánh giá một số giống ngô lai mới 29

Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 33
2.1 Vật liệu nghiên cứu 33
2.2 Địa ñiểm và thời gian nghiên cứu 33
2.2.1 Địa ñiểm nghiên cứu 33
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 33
2.3 Nội dung nghiên cứu 34
2.4 Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 34
2.4.2 Phương pháp quan trắc 36
2.4.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 36
2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 36
2.5.1 Các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô 36
2.5.2 Chiều cao cây và tốc ñộ tăng trưởng chiều cao cây 36
2.5.3 Số lá và tốc ñộ ra lá của các giống ngô 37
2.5.4 Chiều cao cây và ñộ cao ñóng bắp 37
2.5.5 Đặc ñiểm bắp và hạt của các giống ngô 37
2.5.6 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô 38
2.5.7 Khả năng chống chịu của các giống ngô 38
2.5.7.1 Khả năng chống ñổ 38



vi
2.5.7.2 Khả năng chống chịu sâu bệnh 38
2.5.8 Một số chỉ tiêu hóa tính ñất tại khu vực thí nghiệm 39
2.6 Quy trình kỹ thuật 40

Chương III: Kết quả và thảo luận
41
3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 41
3.1.1 Vài nét về ñiều kiện tự nhiên huyện Lăk 41
3.1.2 Vài nét về ñiều kiện tự nhiên huyện Buôn Đôn 44
3.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô 47
3.2.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai ñoạn 47
3.2.2 Chiều cao và tốc ñộ tăng trưởng chiều cao cây 53
3.2.3 Số lá và tốc ñộ ra lá của các giống ngô 57
3.2.3.1 Số lá 57
3.2.3.2 Tốc ñộ ra lá 58
3.2.4 Chiều cao cây cuối cùng (khi thu hoạch) và ñộ cao ñóng bắp 63
3.2.5 Một số chỉ tiêu về bắp và hạt của các giống ngô trong 2 vụ 67
3.3 Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô 70
3.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô 71
3.5 Năng suất của các giống ngô tại 2 ñiểm nghiên cứu 74

Kết luận và ñề nghị 78
1. Kết luận 78
2. Đề nghị 78

Tài liệu tham khảo I

Một số phụ lục P



vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BĐ: Buôn Đôn.
CS: Cộng sự.
GS. TSKH: Giáo sư, Tiến sỹ khoa học.
PTNT: Phát triển nông thôn.
TGST: Thời gian sinh trưởng.
TLB: Tỷ lệ bệnh.
CSB: Chỉ số bệnh.
ñ/c: Đối chứng.
G: Giống.
LN: Lần nhắc.
V: Vàng.
VC: Vàng cam.
BRN: Bán răng ngựa.
NSLT: Năng suất lý thuyết.
NSTT: Năng suất thực thu.


















viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới (1999-2006) 8
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô một số nước trên thế giới (2003-2005) 9
Bảng 1.3: Sản lượng ngô sản xuất trên thế giới năm 2005-2007 10
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô một số nước Đông Nam Á (1995-2005) 12
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Việt Nam (1996-2006) 14
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô Đắk Lắk (2000-2005) 16
Bảng 1.7: Một số giống ngô lai sử dụng phổ biến ở Đắk Lắk 17

Bảng 1.8: Tình hình gieo trồng ngô lai ở nước ta (giai ñoạn 1991-2006) 20
Bảng 3.1: Một số yếu tố khí hậu huyện Lăk năm 2008 42
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về ñất tại huyện Lăk 43
Bảng 3.3: Một số yếu tố khí hậu huyện Buôn Đôn năm 2008 45
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về ñất tại huyện Buôn Đôn 46
Bảng 3.5: Thời gian sinh trưởng qua các giai ñoạn của các giống 48
Bảng 3.6: Chiều cao cây và tốc ñộ tăng trưởng chiều cao cây vụ hè thu 54
Bảng 3.7: Chiều cao cây và tốc ñộ tăng trưởng cao cây vụ thu ñông 56
Bảng 3.8: Số lá và tốc ñộ ra lá của các giống ngô vụ hè thu 58
Bảng 3.9: Số lá và tốc ñộ ra lá của các giống ngô vụ thu ñông 61

Bảng 3.10: Chiều cao cây cuối cùng và ñộ cao ñóng bắp các giống 64
Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu về bắp của các giống ngô 67
Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu về hạt của các giống ngô 69
Bảng 3.13: Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô vụ hè thu 70
Bảng 3.14: Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô vụ thu ñông 70
Bảng 3.15: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô vụ hè thu 71
Bảng 3.16: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô vụ thu ñông 73
Bảng 3.17: Năng suất của các giống ngô tại 2 ñiểm nghiên cứu 75


ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu ñồ 3.1: Tăng trưởng chiều cao cây sau 8 tuần vụ hè thu 53
Biểu ñồ 3.2: Tăng trưởng chiều cao cây sau 8 tuần vụ thu ñông 57
Biểu ñồ 3.3: Tốc ñộ ra lá sau 8 tuần của các giống ngô vụ hè thu 60
Biểu ñồ 3.4: Tốc ñộ ra lá sau 8 tuần của các gi ống ngô vụ thu ñông 63
Biểu ñồ 3.5: Chiều cao cây cuối cùng của các giống ngô vụ hè thu 65
Biểu ñồ 3.6: Chiều cao cây cuối cùng của các giống ngô vụ thu ñông 65
Biểu ñồ 3.7: Năng suất thực thu của các giống ngô vụ hè thu 76
Biểu ñồ 3.8: Năng suất thực thu của các giống ngô vụ thu ñông 76





1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn ñề
Ngô (Zea mays. L) là một trong những cây ngũ cốc chính có nguồn gốc
ở vùng nhiệt ñới và là cây lương thực quan trọng trong nền sản xuất nông
nghiệp. Trải qua khoảng 7.000 năm phát triển và qua quá trình chọn lọc tự
nhiên, nhân tạo, cây ngô ñã có sự di truyền rất rộng rãi và khả năng thích nghi
của nó có lẽ không cây trồng nào có thể sánh kịp (Ngô Hữu Tình và CS, 1997)
[23]. Hiện nay, tất cả các nước trồng ngô nói chung ñều ăn ngô ở những mức
ñộ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho
con người. Các nước ở Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngô làm lương
thực chính (Trần Văn Minh, 2004) [15].
Ngô không chỉ là cây cung cấp lương thực cho con người, thức ăn cho
chăn nuôi mà còn là một trong những nguyên liệu cho nền công nghiệp chế
biến (khoảng 70% chất tinh trong thức ăn chăn nuôi tổng hợp là từ ngô). Ngô
còn là nguyên liệu phục vụ cho các ngành khác như công nghiệp nhẹ, công
nghiệp thực phẩm, y học… Trong những năm gần ñây, cây ngô là nguồn thu
ngoại tệ lớn thông qua xuất nhập khẩu của một số nước. Trên thế giới, hàng
năm lượng ngô xuất nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn (Trần Văn Minh, 2004)
[15]. Theo dự báo sản xuất và mậu dịch ngô trên thế giới năm 2004 - 2005,
xuất khẩu ngô ñạt 75,62 triệu tấn. Cây ngô ñược coi là cây ngũ cốc báo hiệu sự
no ấm của loài người vì nuôi sống ñược 1/3 dân số trên thế giới (Kuperman,
1977) [52].
Hiện nay năng suất, diện tích và sản lượng ngô trên thế giới không ngừng
tăng lên. Theo Trung tâm Nghiên cứu quốc tế cải lương giống ngô và lúa mỳ
CIMMYT, tăng trưởng bình quân hàng năm sản xuất ngô trên thế giới về diện
tích là 0,7%, về năng suất là 2,4% và về sản lượng là 3,1% (CIMMYT, 2000)
[44].


2
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2006 diện tích ngô trên toàn thế giới

ñạt hơn 150 triệu ha, năng suất ñạt 4,8 tấn/ha, sản lượng ñạt khoảng 696 triệu
tấn. Tỷ lệ tăng trưởng là 14% về diện tích, 21% về sản lượng và khoảng 28%
về năng suất (FAOSTAT, 2006) [67]. Theo dự ñoán của Viện Nghiên cứu
chương trình lương thực thế giới (IFPRI, 2002) [51], nhu cầu ngô trên toàn thế
giới năm 2020 sẽ vượt 50% so với sản lượng ngô năm 1995, tức là sẽ tăng từ
558 triệu tấn năm 1995 lên tới 837 triệu tấn vào năm 2020. Đây thật sự là thách
thức lớn ñối với nền sản xuất ngô, ñặc biệt là các nước ñang phát triển, nơi có
tỷ lệ nông dân nghèo khá cao.
Ở Việt Nam, cây ngô ñược ñưa vào gieo trồng từ cuối thế kỷ XVII và
ñược coi là cây lương thực ñứng thứ hai sau cây lúa. Thời gian ñầu, do công
tác giống chưa ñược chú trọng nên hầu hết diện tích trồng ngô chủ yếu là các
giống ñịa phương cho năng suất thấp, khoảng 1,47 - 1,56 tấn/ha/vụ. Từ sau
năm 1992, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ñời sống kinh tế của
con người ñã ñược cải thiện, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, do ñó vai trò
dùng ngô làm lương thực giảm dần. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng sản phẩm
ngô làm thức ăn cho chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến thì ngày càng
cao.
Trong những năm gần ñây, nhờ sử dụng những giống ngô lai mới nên
diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam ñã tăng lên nhanh chóng
và ñạt ñỉnh cao vào năm 2005. Theo Nguyễn Sinh Cúc [3], năm 2005 diện
tích ngô cả nước ñạt 1.039 nghìn ha, năng suất ñạt 35,5 tạ/ha và sản lượng ñạt 3,69
triệu tấn, từ ñó ñã làm thay ñổi tỷ trọng ngô trong cơ cấu sản lượng lương thực từ
5,7% năm 2000 lên ñến 9% năm 2005.
Theo ñịnh hướng ñến năm 2010, cả nước sẽ ñưa diện tích trồng ngô lên
1,2 triệu ha, sản lượng ngô cả nước ñạt 5 - 6 triệu tấn, trong ñó tỷ lệ giống ngô
lai từ 70 - 75% lên 85 - 90% (Viện Nghiên cứu ngô, 2005) [40].


3
Mặc dù vậy, sản lượng ngô của nước ta hiện nay vẫn chưa ñáp ứng ñủ

nhu cầu. Theo GS. TSKH Trần Hồng Uy, mỗi năm cả nước cần khoảng 4,5
triệu tấn ngô, trong khi thực tế mới sản xuất ñược khoảng 3,7 triệu tấn. Do ñó,
hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu một số lượng ngô lớn ñể làm thức ăn
cho chăn nuôi [41].
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi thuộc Cao nguyên Nam - Trung bộ có
ñiều kiện thời tiết khí hậu, ñất ñai màu mỡ, rất phù hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây ngô. Chính vì vậy, từ lâu cây ngô ñã là cây trồng quen
thuộc với người dân tộc bản xứ, trong ñó chủ yếu là các giống ngô ñịa
phương có phẩm chất tốt, nhưng năng suất không cao. Cho ñến năm 1995,
cây ngô lai mới ñược ñưa vào trồng thử nghiệm tại Đắk Lắk và trở thành một
trong những loại cây trồng chính của ngành sản xuất nông nghiệp ñịa phương.
Những năm gần ñây, do có sự chuyển ñổi cơ cấu cây trồng ñể phù hợp
với ñiều kiện khí hậu thời tiết của từng ñịa phương trong tỉnh, nhiều diện tích
cây công nghiệp lâu năm kém hiệu quả ñã ñược thay thế bằng cây lương thực
ngắn ngày, trong ñó cây ngô chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Hiện nay, diện tích
trồng ngô của toàn tỉnh mỗi năm khoảng 120.000 ha, với năng suất bình quân
là 50 tạ/ha, sản lượng khoảng 600.000 tấn/năm, là một trong những tỉnh có
diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước.
Sản phẩm ngô hàng năm ñã mang lại thu nhập khá cao cho người nông
dân. Đặc biệt là ñối với các hộ ñồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, cây ngô lai
ñược xem như một trong những cây trồng chính và là cây xóa ñói, giảm
nghèo của nhiều vùng ñồng bào dân tộc khó khăn.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống ngô lai ñược các nhà sản
xuất và cung ứng ñưa vào phục vụ nhu cầu canh tác của nông dân. Tuy nhiên,
ñể chọn ra những giống ngô lai phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
từng vùng sản xuất vẫn ñang là vấn ñề có tính cấp thiết hiện nay.


4
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, với mục ñích chọn ra những

giống ngô lai có nhiều ñặc tính ưu việt, thích nghi với ñiều kiện sinh thái của
ñịa phương, nhằm làm phong phú thêm bộ giống, góp phần tăng năng suất và
sản lượng ngô trong tỉnh, giúp cho nông dân, nhất là các hộ ñồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ trên ñịa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp ñể cải thiện ñời sống là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài “So sánh một
số giống ngô lai triển vọng vụ hè thu và thu ñông tại Đắk Lắk”
2. Mục ñích của ñề tài
Xác ñịnh một số giống ngô lai triển vọng có khả năng sinh trưởng, phát
triển tốt, có tính chống chịu tốt và cho năng suất cao, thích nghi với ñiều kiện
sinh thái của ñịa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả ñề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả năng sinh
trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của một số giống ngô lai
trong vụ hè thu và thu ñông tại khu vực nghiên cứu.
Kết quả ñề tài sẽ góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh cây ngô lai
gieo trồng tại ñịa phương, bổ sung những tư liệu khoa học về cây ngô lai,
phục vụ cho các ñề tài nghiên cứu tiếp theo và ứng dụng trong thực tế sản
xuất.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả ñề tài sẽ xác ñịnh ñược những giống ngô lai có triển vọng và
thích hợp tại ñịa phương ñể ñưa vào cơ cấu cây trồng hàng năm, góp phần
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân trên ñịa bàn huyện Lăk và
Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.



5
4. Phạm vi nghiên cứu

Địa ñiểm và thời gian nghiên cứu: Đề tài ñược thực hiện trong 2 vụ (hè
thu và thu ñông) năm 2008 tại xã Yang Tao, huyện Lăk và xã Tân Hòa, huyện
Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Do thời gian có hạn, nên ñề tài chỉ ñánh giá khả năng sinh trưởng, phát
triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất của 7 giống ngô lai (DK414,
CP3Q, 30Y87, LNS222, G49, C919, LVN10), trong ñó LVN10 là giống ñối
chứng.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn ñược trình bày trong 78 trang không kể tài liệu tham khảo và
phụ lục, trong ñó có 17 bảng biểu và 08 ñồ thị.
Trong quá trình thực hiện, tác giả ñã tham khảo 67 tài liệu, trong ñó có
41 tài liệu tiếng Việt, 24 tài liệu tiếng Anh và 02 tài liệu từ Internet.
Toàn bộ luận văn gồm có 05 phần. Trong ñó gồm:
Mở ñầu: 05 trang.
Chương I: Tổng quan tài liệu: 28 trang.
Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 08 trang.
Chương III: Kết quả và thảo luận: 36 trang.
Kết luận và kiến nghị: 01 trang.



6
Chương I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về cây ngô
1.1.1 Đặc ñiểm thực vật học
- Rễ ngô: trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây ngô có 3 loại rễ, ñó
là rễ mầm, rễ ñốt và rễ chân kiềng.

- Thân ngô: cây ngô có nhiều lóng trên thân, từ khi mọc ñến khi cây có 6
- 7 lá thân phát triển chậm, từ 8 - 9 lá ñến nhú cờ, nở hoa cây phát triển nhanh
và ñến khi phơi màu, thụ phấn thì thân ngừng phát triển.
- Lá ngô: gồm có lá mầm, lá thân, lá ngọn và lá bẹ. Giai ñoạn từ 1 - 3 lá:
trung bình 2 ngày ra 1 lá, từ lá 4 - 8: trung bình 4 ngày ra 1 lá, từ 9 lá ñến nhú
cờ: trung bình 2 - 3 ngày ra 1 lá.
- Hoa ngô: gồm hoa ñực (bông cờ) và hoa cái. Bông cờ có nhiều nhánh,
mỗi nhánh có nhiều hoa xếp thành từng chùm, mỗi chùm có 2 hoa, mỗi hoa
có 3 nhị ñực, mỗi nhị ñực có 1 bao phấn chứa từ 4.000 - 5.000 hạt phấn. Hoa
cái sinh ra từ nách lá trên thân ngô, mỗi hoa cái có 1 râu.
- Hạt ngô: ñược hình thành gồm các giai ñoạn: từ thụ phấn ñến chín sữa
là 10 - 15 ngày, từ chín sữa ñến chín sáp là 15 - 20 ngày và từ chín sáp ñến
chín hoàn toàn là 10 - 15 ngày.
1.1.2 Yêu cầu sinh thái
- Đất trồng ngô: có thể trồng trên nhiều loại ñất khác nhau, tuy nhiên
thích hợp nhất là ñất nhẹ, ñộ phì cao, dễ thoát nước.
- Chế ñộ nhiệt: thích hợp từ 20 - 28
0
C.
- Chế ñộ nước: ẩm ñộ thích hợp khoảng 70%.
- Chế ñộ không khí: yêu cầu thoáng khí.
- Chế ñộ ánh sáng: trung bình cần 12 giờ chiếu sáng/ngày.


7
- Chế ñộ dinh dưỡng: tùy thuộc vào lượng dinh dưỡng trong ñất mà cây
hút, liên quan ñến năng suất của cây. Ví dụ với năng suất là 9,5 tấn hạt/ha thì
cây ngô cần phải lấy ñi từ ñất 191 kg N, 89 kg P
2
O

5
và 235 kg K
2
O. Cây ngô
hút ñạm và lân mạnh nhất vào giai ñoạn 6 - 12 lá và trước khi trỗ cờ, sau ñó
giảm dần ở các giai ñoạn sau. Đối với phân kali, cây ngô hút mạnh ngay từ
giai ñoạn ñầu sinh trưởng, khi cây trỗ cờ hút ñược khoảng 70% lượng kali cây
cần. Ngoài ra, cây ngô còn cần và hút một số nguyên tố trung, vi lượng như:
Zn, Bo, Mg, Mo
- Mật ñộ trồng ngô: tùy nhóm giống chín sớm, chín trung bình hay chín
muộn mà mật ñộ trồng khác nhau, thông thường khoảng cách trồng ngô biến
ñộng từ 70 cm x 25 cm ñến 70 cm x 30 cm.
1.2 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Trên thế giới, ngô là một trong những loại cây lương thực quan trọng
trong nền kinh tế, ñứng vị trí thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và thứ
nhất về năng suất.
Cây ngô có nền di truyền rộng, ñược trồng trên nhiều vùng sinh thái khác
nhau. Sản phẩm ngô ñược sử dụng làm lương thực cho con người, thức ăn cho
gia súc và làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp (Maize, 2004) [54].
Ngô là cây lương thực nuôi sống 1/3 dân số thế giới. Tất cả các nước
trồng ngô nói chung ñều ăn ngô ở mức ñộ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng
21% sản lượng ngô làm lương thực cho con người (Trần Văn Minh, 2004)
[15]. Ngoài các chất cơ bản như: tinh bột, Protein và Lipit, hạt ngô còn chứa
nhiều axit amin không thay thế như Triptophan, Lyzine và Methionin. Do ñó,
ở các nước Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính
cho con người như: Đông Nam Á sử dụng 85% sản lượng, Tây Trung Phi
80%, Bắc Phi 42%, Tây Á 27%, Nam Á 75%, Đông Âu và Liên Xô cũ 4%
(Ngô Hữu Tình và CS, 1997) [23].



8
Thành phần dinh dưỡng của ngô cao hơn gạo và lúa mỳ. Trong 100 gram
hạt ngô vàng có chứa 9,6 gram ñạm, trong khi hạt gạo chỉ ñạt 8 gram, hàm
lượng chất béo trong ngô là 5,2 gram (cao gấp 2 lần trong gạo trắng), ñặc biệt
là hàm lượng Vitamin C trong ngô ñạt 7,7 gram trong khi ở gạo trắng không
có hàm lượng Vitamin C (Cao Đắc Điểm, 1998) [6]. Ngoài việc sử dụng làm
lương thực cho người, ngô còn là thức ăn giàu năng lượng, là thành phần quan
trọng trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc và gia cầm. Hầu như 70% chất tinh
trong thức ăn tổng hợp là từ ngô (Trần Văn Minh, 2004) [15].
Theo thống kê, ở các nước phát triển khoảng 70 - 90% sản lượng ngô
ñược dùng ñể sản xuất thức ăn gia súc và hơn 50% tổng số thức ăn gia súc là
các dạng khác nhau từ ngô (FAO and CIMMYT, 1997) [49]. Trong những
năm gần ñây, ngô là một trong những cây lương thực mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho một số nước như Trung Quốc, Thái Lan. Bên cạnh việc cây ngô
cung cấp chất tinh là hạt ngô thì thân, lá ngô còn dùng làm thức ăn xanh và ủ
chua lý tưởng cho ñại gia súc, ñặc biệt là bò sữa (Ngô Hữu Tình, 1997) [22].
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới (1999-2006)
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1999 138,8 43,8 607,4
2000 138,2 42,8 592,3
2001 139,1 44,8 614,5
2002 138,7 42,4 602,6
2003 142,3 43,1 637,4
2004 147,0 49,0 721,4

2005 147,2 47,0 629,7
2006 150,0 48,0 694,0

(Nguồn: ) & FAOSTAT, 2004 - 2006)


9
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 75 nước trồng ngô, bao gồm cả các
nước phát triển và ñang phát triển, mỗi nước trồng ít nhất 100.000 ha. Trong số
25 nước sản xuất ngô hàng ñầu thế giới, có 8 nước phát triển, 17 nước ñang
phát triển (9 nước châu Phi, 5 nước châu Á và 3 nước châu Mỹ La Tinh).
Khoảng 2/3 diện tích ngô tập trung ở các nước ñang phát triển và 1/3 diện tích
ở các nước phát triển, tuy nhiên 2/3 sản lượng ngô lại tập trung ở các nước phát
triển. Những nước sản xuất ngô hàng ñầu thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Brazil,
Mexico (Bảng 1.2).
Có thể nói, thành tựu có ý nghĩa quyết ñịnh ñến sản lượng ngô ngày càng
cao là việc lai tạo và sử dụng giống ngô lai trên thế giới. Ngô lai ñã chứng
minh là một trong những thành tựu tạo giống cây trồng lớn nhất của loài người,
ñồng thời ñóng góp vào việc giải quyết nạn ñói ở các nước ñang phát triển
vùng châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh (Nguyễn Thế Hùng, 1995) [10].
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới (2003-2005)
Quốc
gia
Diện tích

(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Tổng sản lượng
(triệu tấn)

Tỷ lệ
ngô lai
(%)

2003

2004

2005

2003

2004

2005

2003

2004

2005

Châu Á 43,2

44,6

46,5

3,8


4,1

4,0

165,6

181,7

185,5

-
Mỹ 28,8

29,8

30,1

9,0

10,1

9,3

256,9

299,9

282,3

100

Tr. Quốc

24,1

25,5

26,2

4,8

5,1

5,0

116,0

130,4

139,4

90
Brazil 13,0

12,3

11,5

3,7

3,4


3,0

48,3

41,8

41,0

40
Mexico 7,8

8,0

8,0

2,5

2,8

2,6

19,7

22,0

19,5

40
Ấn Độ 7,4


7,0

7,4

2,0

2,0

2,0

14,7

14,1

15,1

30

Indonesia

3,4

3,4

3,5

3,2

3,3


3,4

10,9

11,2

6,9

-
(Nguồn: FAO, 2006)


10
Qua bảng 1.2 cho thấy: Mỹ và Trung Quốc là hai nước phát triển có tỷ lệ
sử dụng ngô lai lên tới 90 - 100%, trong khi ñó ở các nước ñang phát triển
như Brazil, Mexico và Ấn Độ tỷ lệ sử dụng ngô lai chỉ ñạt 30 - 40%. Vì thế
cho nên, mặc dù diện tích trồng ngô ở Mỹ và Trung Quốc chỉ gấp 2 lần so với
diện tích trồng ngô ở các nước ñang phát triển, song về sản lượng lại lớn hơn
rất nhiều lần.
Bảng 1.3: Sản lượng ngô sản xuất trên thế giới năm 2005-2007
(ĐVT: triệu tấn)
STT

Sản lượng
Năm
Trung
bình
2005/2006


2006/2007 2007/2008

1 Sản xuất
696,2 702,2 771,5 723,3
- Mỹ 282,3 267,6 331,6 293,8
- Các nước khác 413,9 434,6 439,9 429,5
2 Tiêu thụ nội ñịa
702,5 772,8 768,8 731,4
- Mỹ 232,1 235,6 267,7 245,1
- Các nước khác 470,5 487,2 501,1 486,3
3 Xuất khẩu
82,6 84,7 86,7 84,7
- Mỹ 56,1 53,0 54,5 54,5
- Các nước khác 26,5 31,7 32,2 30,1

(Nguồn: rauhoaquavietnam.vn)
Trong số 25 nước sản xuất ngô hàng ñầu thế giới, có 8 nước công
nghiệp, 17 nước ñang phát triển (bao gồm 9 nước từ châu Phi, 5 nước từ châu
Á và 3 nước từ châu Mỹ La Tinh).
Khoảng 2/3 số hạt giống ngô ñược bán trên toàn cầu là giống ngô lai và
chỉ có 20% là hạt giống do nông dân giữ lại. Trên thực tế, ngô lai là loại hạt
giống chiếm ưu thế ở nhiều nước ñang phát triển, những nước này ñều có hệ
thống phân phối hạt giống ñể cung ứng giống ngô cho nông dân. Ví dụ 84%


11
trong số 105 triệu nông dân trồng ngô của Trung Quốc mua hạt giống ngô lai
và 81% trong tổng số hạt giống ngô ñược sử dụng ở Đông và Nam Phi là
giống ngô lai [40].
Theo thống kê của FAO, diện tích ngô của thế giới (1993) là

134.125.000 ha tăng lên 142.331.000 ha (2003), tốc ñộ tăng là 0,3%/năm,
trong ñó các nước Đông Nam Á từ 38.465.000 ha (1993) tăng lên
480.580.000 ha (2003). Về sản lượng ngô thế giới, từ 476.711,6 nghìn tấn
(1993) tăng lên 637.444,48 nghìn tấn (2003) và tốc ñộ tăng bình quân hàng
năm là 2,1% [40], [50]. Những quốc gia Đông Nam Á có tốc ñộ tăng sản
lượng cao nhất là Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam với tốc ñộ tăng
hàng năm trên 10% (Việt Nam là 11,1%). Năng suất ngô thế giới tăng từ 3,62
tấn/ha (1993) lên 4,47 tấn/ha (2003) và tốc ñộ tăng bình quân hàng năm là
1,7%, trong ñó năng suất ngô của Việt Nam tăng hàng năm khoảng 5,3%.
Sản lượng ngô trên thế giới trung bình hàng năm ñạt từ 696,2 - 723,3
triệu tấn (2005 - 2007), trong ñó nước Mỹ sản xuất ñược 40,62% tổng sản
lượng ngô và 59,38% do các nước khác sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ nội ñịa ngô
trên thế giới rất lớn, trung bình hàng năm từ 702,5 - 768,8 triệu tấn, trong ñó
nước Mỹ tiêu thụ 33,52% tổng sản lượng ngô và các nước khác tiêu thụ
khoảng 66,48%. Xuất khẩu ngô trên thế giới hàng năm ñạt từ 82,6 - 86,7 triệu
tấn, trong ñó nước Mỹ xuất khẩu 64,41% tổng sản lượng ngô và các nước
khác chiếm 35,59%.
Do có những ưu ñiểm nổi bật so với các loại cây trồng khác nên ngô
ñược trồng ở hầu hết các nước trên thế giới. Trong ñó, Mỹ là nước có diện
tích trồng ngô lớn nhất thế giới, nhờ năng suất cao nên tổng sản lượng luôn
ñứng ñầu.
Các sản phẩm chế biến ñược tạo ra từ nhiều loại như ngô trắng, ngô vàng
và những loại ñặc biệt như ngô ñá và ngô nếp có hiệu quả khá cao. Ở Mỹ hiện


12
mới tập trung vào ngô thường ưu thế lai, còn ngô nếp ưu thế lai mới ñược
trồng khoảng 700.000 acres, chủ yếu cho nhu cầu tinh bột dạng amylopectin
(thay thế cho sản phẩm này ở sắn), xuất khẩu, làm thuốc, nước hoa… Giá ngô
nếp ở Mỹ khoảng 10 - 25 USD/giạ (36 lít) [40], [50].

Tuy nhiên, năng suất và sản lượng ngô nếp thực sự vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng của nó. Diện tích trồng ngô trắng và ngô nếp trên thế giới là 32
triệu ha, trong ñó châu Á là 6,9 triệu ha, năng suất trung bình mới chỉ ñạt 1,7
tấn/ha. Tỷ lệ diện tích trồng giống ngô ưu thế lai, trong ñó có ngô nếp ở một
số nước trên thế giới như: Mỹ là 100%, Đông Phi 24%, còn lại là ở các quốc
gia khác [40], [50].
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của các ngành khoa học, sinh
học, di truyền học các nhà khoa học trong nông nghiệp ñã áp dụng các biện
pháp kỹ thuật tiên tiến vào việc lai tạo ñể tạo ra những giống ngô lai có khả
năng cho năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt, chống chịu và thích nghi tốt với
nhiều vùng sinh thái khác nhau như: LVN 10 (Việt Nam), Cargill 919 (Mỹ),
CP-DK 999 (Thái Lan), Bioseed 9698 (Ấn Độ)
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô của một số nước Đông Nam Á (1995-2005)
Quốc gia
Diện tích
(1.000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1.000 tấn)
1995 2005 1995 2005 1995 2005
Indonexia
3.652

3.504

22,6

34,3


8.246

12.014

Philippin
2.736

2.500

15,2

20,8

4.161

5.200

Thái Lan
1.263

1.115

32,9

36,3

4.155

4.180


Việt Nam
559

10.395

21,1

35,5

1.177

3.690

Myanmar
162

310

17,0

26,5

275

820


(Nguồn: FAO, 2006)



13
Qua bảng 1.4 cho thấy: Indonesia và Philippin là hai nước có sản lượng
ngô lớn nhất, tuy nhiên năng suất ngô cao nhất lại thuộc về Thái Lan và Việt
Nam, trong ñó Việt Nam có tốc ñộ tăng trưởng về diện tích nhanh nhất.
Sở dĩ có ñược sự tăng trưởng ñó là do các nước Đông Nam Á ñã tích cực
ñưa các giống ngô lai vào sản xuất. Nếu như năm 1996 tỷ lệ sử dụng giống
ngô lai ở Thái Lan và Việt Nam mới chỉ khoảng 30% thì hiện nay tỷ lệ này ñã
ñạt tới 60% ở Thái Lan và 85% ở Việt Nam. Trong tương lai, có thể ngô sẽ là
cây trồng chiếm vị trí số một trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới.
1.3 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô là cây trồng có từ khá lâu. Theo nhà Bác học Lê Quý
Đôn, cây ngô ñược ñưa vào Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ XVII. Nhờ
những ñặc ñiểm quý, cây ngô sớm ñược người Việt chấp nhận và mở rộng sản
xuất, ñược coi là một trong những cây lương thực chính, ñặc biệt ñối với vùng
ñất cao không có ñiều kiện tưới nước. Trước Cách mạng tháng 8/1945, diện
tích trồng ngô rất ít và năng suất cũng rất thấp, chỉ ñạt 11,8 tạ/ha (Ngô Hữu
Tình, 1997) [22]. Sau khi ñất nước thống nhất, diện tích trồng ngô của cả
nước tăng lên rất nhanh và ngô ñã trở thành một trong những cây lương thực
quan trọng của nước ta.
Sản xuất ngô ở Việt Nam những năm qua ñã ñạt ñược nhiều kết quả rất khả
quan. Diện tích, năng suất và sản lượng ñều tăng nhanh (bảng 1.5), tỷ lệ diện tích
sử dụng các giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt ngày càng tăng. Tỷ lệ
tăng trưởng bình quân hàng năm về diện tích là 7,5%, về năng suất là 6,7% và về
sản lượng là 24,5%, cao hơn nhiều so với giai ñoạn 10 năm trước ñó (1975 -
1985). So với năm 1985, sản xuất ngô năm 2004 tăng trưởng 2,5 lần diện tích,
2,3 lần năng suất và 5,9 lần sản lượng (Ngô Hữu Tình, 2005). Nguyên nhân
chính là do thay ñổi giống ngô lai và cải tiến kỹ thuật canh tác. Nhóm giống có
diện tích gieo trồng trên 10.000 ha là: LVN10, CP888, CP999, C919, G49,



14
B9681 Nhóm có diện tích 5.000 - 10.000 ha là: LVN4, B9797, P60, nếp Nù,
Tẻ ñịa phương. Nhóm có diện tích 1.000 - 5.000 ha là: HQ2000, Nù xanh, VN4,
NK46, LVN17, Nếp vàng, LVN2, LS6, MX4, NK4300, B9999 Như vậy diện
tích trồng ngô nhóm có chất lượng cao nói chung và ngô nếp nói riêng ở nước ta
vẫn còn hạn chế
Hiện nay, cả nước ñã hình thành 8 vùng sản xuất ngô. Trong ñó, 5 vùng
có diện tích lớn nhất cả nước là Tây Nguyên (chiếm 21,8%), Đông Bắc
(21,09%), Tây Bắc (15,35%), Bắc Trung Bộ (14,36%) và Đông Nam Bộ
(12,11%). Tổng diện tích 5 vùng này chiếm 84,71% diện tích cả nước, còn lại
là ñồng bằng sông Hồng (7,69%), Duyên Hải Nam Trung Bộ (4,14%) và ñồng
bằng sông Cửu Long (3,47%).
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Việt Nam (1996-2006)

Năm
Di
ện tích

(1.000 ha)

Năng su
ất

(tạ/ha)


S
ản l
ư
ợng


(1.000 tấn)

1996 615,2 25,0 1.536,7
1997 662,9 24,9 1.650,6
1998 649,7 24,8 1.612,0
1999 691,8 25,3 1.753,1
2000 730,2 27,5 2.005,9
2001 729,5 29,6 2.161,7
2002 816,0 30,8 2.511,2
2003 912,7 34,4 3.136,3
2004 991,1 34,6 3.430,9
2005 1.043,3 36,0 3.756,3
2006 1.031,6 37,0 3.800,0
(Nguồn: Niên giám Thống kê, 2006)
Hiện nay, diện tích trồng ngô của Việt Nam ñạt khoảng trên 1 triệu ha,
với năng suất bình quân 37 tạ/ha và tổng sản lượng ñạt 3,8 triệu tấn (năm


15
2006). Sản xuất ngô ở Việt Nam theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn là phấn ñấu ñến năm 2010, sản lượng ngô ñạt 6 - 7 triệu
tấn/năm (Trần Hồng Uy và CS, 2001) [37]. Để ñạt ñược mục tiêu, chúng ta
cần phải vượt qua một số trở ngại khách quan như diện tích ñất canh tác ngày
càng bị thu hẹp, khí hậu khắc nghiệt và tình hình sâu bệnh hại ñối với cây ngô
ngày càng trở nên trầm trọng.
1.4 Tình hình sản xuất ngô ở Tây Nguyên và Đắk Lắk
Cho ñến nay, sự phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên vẫn dựa vào
nông nghiệp là chính. Đất ñai Tây Nguyên khá rộng và phì nhiêu, thích hợp
với nhiều loại cây trồng, trong ñó chủ lực vẫn là cà phê, cao su, hồ tiêu. Bên

cạnh ñó, ngô cũng là loại cây ngắn ngày tỏ ra rất phù hợp với ñiều kiện ñất
ñai, thời tiết vùng Tây Nguyên.
Vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng có hai mùa mưa và
khô rõ rệt. Nhìn chung các yếu tố khí hậu về nhiệt ñộ, ẩm ñộ phù hợp với
sinh trưởng phát triển của cây ngô. Tổng lượng mưa khá cao (từ 1.500 mm -
1.800 mm), tuy nhiên mưa phân bố không ñều trong năm, chủ yếu là vào 6
tháng mùa mưa, các tháng còn lại lượng mưa không ñáng kể, do vậy thời vụ
trồng ngô nhờ nước trời chỉ bố trí ñược 2 vụ là hè thu và thu ñông.
Những năm gần ñây, tình hình thời tiết, khí hậu biến ñổi theo hướng bất
thuận cho việc gieo trồng ngô. Mưa ñến trễ và không ñều vào ñầu mùa làm
thời vụ trồng ngô thường bị chậm lại. Hạn hán giữa vụ hoặc mưa chấm dứt
sớm vào tháng 10 cũng làm ảnh hưởng ñến sản lượng của ngô. Có thể nói,
thiếu nước tạm thời trong mùa vụ do thời tiết là một trong các nguyên nhân
quan trọng hạn chế năng suất các loại cây trồng ngắn ngày ở Tây Nguyên,
nhất là cây ngô lai.




16
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Đắk Lắk
giai ñoạn 2000 - 2005
Năm
Diện tích
(1.000 ha)
Sản lượng
(1.000 tấn)
Năng suất
(tấn/ha)
2000 39,238 170,550 4,34

2001 48,338 184,186 3,81
2002 76,908 289,185 3,76
2003 97,100 447,313 4,60
2004 113,499 422,313 3,72
2005 126,495 510,077 4,03
(Nguồn: Tạp chí Cổng thông tin thương hiệu vùng miền, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 2008)
Từ năm 2000 ñến nay, diện tích trồng ngô của Đắk Lắk nói riêng và Tây
Nguyên nói chung tăng khá nhanh, dẫn ñến sản lượng ngô hàng năm cũng
tăng ñáng kể. Nhiều giống ngô lai ñã ñược ñưa vào sử dụng rộng rãi ở hầu hết
các vùng trồng ngô. Trong số diện tích ngô ñược gieo trồng ở Đắk Lắk năm
2005 có ñến hơn 95% là giống ngô lai (Tôn Nữ Tuấn Nam, 2008) [16].
Hiện nay tại Đắk Lắk ñã sử dụng khoảng hơn 10 giống ngô lai gồm:
LVN10, CP888, CP989, DK171, DK414, Bioseed, NK46, NK54, G49, A88,
C1919, C5252, HQ2000 Các giống ngô này có thời gian sinh trưởng trung
bình từ 90 - 115 ngày. Một số giống ngắn ngày như G49, DK171, NK46 có
năng suất khá cao nên có ưu thế hơn trong việc bố trí thời vụ gieo trồng. Nếu
trước ñây giống ngô vàng Tây Nguyên (Western yellow) dài ngày chỉ bố trí
trong vụ 1 thì giờ ñây, với các giống ngắn ngày có thể bố trí ñược cả 2
vụ/năm và ñều cho năng suất cao. Nhiều hộ nông dân ở Đắk Lắk ñã trồng ngô
2 vụ liên tiếp, vụ sau gieo gối vụ trước và ñã ñạt tổng năng suất cả 2 vụ là trên
10 tấn ngô hạt/ha [16].

×