Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Người thầy hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.97 KB, 2 trang )

Đặng Hoàng Luôn

DH15NV

Trường Đại học An Giang

Người thầy hiện nay
Trong xã hội xưa, người ta vẫn thường dùng hai từ chuẩn mực để nói về người thầy. Làm
thầy là phải chuẩn mực. Cái chuẩn mực mà người xưa đặt ra cho người thầy thứ nhất là người đó
phải uyên bác về tri thức, tốt đẹp về đạo đức( tuân theo tam cương ngũ thường) rồi sau đó mới
dùng cái tài cái đức của mình để dạy học trò, người thầy đóng vai vai trò làm gương, làm chuẩn
để học trò noi theo. Đó là quan niệm xưa về người thầy. Còn ngày nay người thầy như thế nào là
người thầy đúng nghĩa? Nó có khác hơn so với hình ảnh người thầy trong xã hội xưa hay không?
Đó là một vấn đề cần nhìn nhận rõ.
Trong thời hiện đại, hình ảnh người thầy có lẽ phải được nhìn nhận một cách khác. Bởi
lẽ, mỗi thời đại đều có cái chân gí trị của riêng nó. Nếu như thời Phong kiến người ta dựa vào
tam cương ngũ thường đểxác định một người thế nào là người có nhân cách, nhân cách còn là
phạm trù mang tính hai mặt, một con người chỉ có thể hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu, thì ngày
nay đạo đức của con người được soi rọi từ nhiều khía cạnh trong đời sống, ta không thể khẳng
định điều gì là tuyệt đối mà mọi thứ chỉ ở mức tương đối. Vậy nên trong xã hội hiện đại, theo tôi
hình ảnh của người thầy không cần chuẩn mực mà hình ảnh của người thầy chỉ cần được xác
định đúng nghĩa như một người làm nghề mang tính sáng tạo là được.
Vậy một người làm nghề mang tính sáng tạo đúng nghĩa khác với người thầy chuẩn mực
chỗ nào? Nếu như người thầy chuẩn mực phải là người thầy tốt đẹp toàn diện thì người làm nghề
mang tính sáng tạo chỉ cần hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công việc đặt ra là đủ. Bởi vì, dưới sự tác
động của nền kinh tế thị trường, và sự phân chia lao động trong xã hội thì chức năng của người
thầy nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung không phải là hoàn thành tốt tất cả mọi việc
mà là làm tốt công việc của mình ở mức độ cao nhất có thể. Sống trong thời đại 4.0 (Industrie
4.0),với sự xuất hiện của tác nhân công nghệ, con người đã có thể vương ra khỏi phạm vi lãnh
thổ để tiếp cận gần hơn với nền văn minh nhân loại, nhưng việcbùng nổ thông tin đã dẫn đến
việc một người chiếm lĩnh toàn bộ kiến thức của nhân loại trong thời gian vài chục năm là bất


khả thi vậy nên cái cốt lõi của thời đại là mỗi người phải làm đúng việc của mình trước đã. Đào
sâu kiến thức chuyên môn, đi theo một con đường nhất định thì mới có thể tỏa sáng. Tương ứng
như vậy, người làm nghề giáo cũng phải biết “thức thời”, người làm thầy trước tiên phải là người
có kiến thức vững chắc về chuyên môn mà mình lựa chọn để đào tạo ra những con người với
chiều sâu chuyên môn theo đúng với tiềm năng của họ. Nói như thế không có nghĩa là tôi phủ
nhận vai trò của kiến thức ngoài chuyên môn, mà theo tôi, người thầy của thời đại phải hoàn
thành nhiệm vụ cốt lõi là tinh thông học thuật chuyên ngành trước còn những kiến thức còn lại
tất nhiên là cần có nhưng chỉ trong vai trò bổ trợ.
Mặc dù chỉ cần làm tốt công việc của mình thì đã là người thầy đúng nghĩa, song trong
bối cảnh xã hội hiện nay, để làm đúng việc(một cách chuyên nghiệp) đòi hỏi người thầy phải
phấn đấu cả đời cho một mục tiêu là hoàn thiện bản thân(về hai mặt là tri thức - kiến thức chuyên
môn và kiến thức ngoài chuyên môn- và đạo đức).Có như vậy thì người thầy mới đáp ứng được


Đặng Hoàng Luôn

DH15NV

Trường Đại học An Giang

yêu cầu giáo dục xã hội cần trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bởi vì bất cứ lúc nào sao nhãng thì
guồng quay của xã hội sẽ biến người an phận trở thành lạc hậu.
Ngoài những vấn đề đã bàn, theo tôi, người thầy thời hiện đại phải là người hiện đại trước
đã(ở đây hiện đại không phải là phủ nhận cái cũ mà hiện đại phải là sự kết hợp giữa giá trị truyền
thống và những thành tựu văn minh mới).Vì người thầy là người định hướng cho thế hệ tương
lai nênngoài việc truyền đạt những giá trị truyền thống thì người thầy còn cần phải dung nạp cho
mình những giá trị mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội thậm chí là phải có tầm nhìn xa,
vượt thời đại thì mới có thể hoàn thành tốt, nhiệm vụ, vai trò định hướng của mình đối với thế hệ
trẻ trong giáo dục. Người thầy hiện đại theo tôi là người thầy ngoài giỏi về chuyên môn, tốt về
đạo đức thì họ còn phải là con người với cái tôi cá tính được phát huy một cách tích cực trong

quá trình làm nghề, có như thế mới phát huy được tính sáng tạo trong dạy học. Người thầy có cá
tính thì mới đào tạo được những thế hệ con người cá tính. Con người cá tính thì mới biết sáng
tạo, mà sáng tạo là một trong những yếu tố cốt lõi của sự phát triền.
Cuối cùng tôi muốn khẳng định rằng, đặc trưng của người thầy hiện đại là người thầy tiếp
nối những giá trị tốt đẹp của hình mẫu người thầy trong xã hội xưa kết hợp với những giá trị văn
minh mới của nhân loại và sự phát huy cá tính một cách tính cực để hoàn thiện mình! Bỡi lẽ
trong xu hướng của xã hội hiện nay, để làm được việc đòi hỏi nguồn nhân lực không chỉ có tài,
có đức mà còn phải sáng tạo và độc đáo mà người thầy là người góp phần lớn vào việc đào tạo ra
thế hệ những con người như thế.

Tác giả: Đặng Hoàng Luôn
Địa chỉ: 85B, Lê Văn Nhung, Mỹ Bình, Long Xuyên, An Giang
Sdt: 01663398841



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×