Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

Tuần 9. Luyện tập về nghĩa của từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.61 KB, 9 trang )


I. Ôn kiến thức nghĩa của từ

Nghĩa của từ

Nhiều nghĩa Đồng nghĩa

Đồng âm

Trái nghĩa


+ Từ nhiều nghĩa
Trong các ngữ cảnh khác nhau được hiểu khác
nhau.Gồm nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa
chính, nghĩa phụ….
+ Từ đồng nghĩa
Hai hay nhiều từ khác nhau nhưng cùng ý
nghĩa
với nhau
+ Từ đồng âm
Hai hay nhiều từ khác nhau nhưng phát âm
giống nhau
+ Từ trái nghĩa
Hai từ trên hai cực của một tuyến liên tưởng,
ngược nghĩa nhau.


II. Luyện tập
* Bài tập 1.
a. Xác định các nghĩa khác nhau của từ " ăn".


- Ăn (1),(2), (5): Tự cho vào cơ thể thức ăn nuôi
cơ thể → nghĩa gốc.
- Ăn (3) Nghĩa gốc nhưng được biến đổi cho tế
nhị → sống sung sướng, nhàn hạ.
- Ăn (4) : Bằng, hơn, thắng.
b. Tìm ví dụ
- Đầu: Cái đầu, đầu sông, đầu lớp...
- Tay: Vỗ tay, tay chơi, biết tay nhau...
- Cánh: Cánh chim, cánh cửa, cánh buồm,
cánh đồng...
- Chân: Chân cứng đá mềm, chân trời, chân
bàn...


*Bài tập 2
a. - Chết >< sống
- Các từ: thôi, về, lên tiên, chẳng ở → vốn
không phải là từ đồng nghĩa với từ chết mà
được dùng với nghĩa lâm thời để giảm bớt nỗi
đau thương, mất mát.
b. Những từ đồng nghĩa
Hy sinh, từ trần, tạ thế, mất, nghẻo, qui tiên…
c. Hs tự đặt câu.
Con dế của tớ nghỏe rồi.
Bà cụ từ trần hồi tháng 7.
Các chiến sĩ đã hi sinh.


* Bài tập 3
+ Những cặp từ trái nghĩa

Trẻ - già, xa - gần (Trái nghĩa thang độ)
Cha – con, anh em – láng giềng (Trái nghĩa
lưỡng phân)
Bán – mua (Trái nghĩa nghịch đảo)
→ Tác dụng làm nổi bật ý đối lập, tăng giá trị biểu
cảm, diễn đạt sinh động hơn.
+ Hs tự tìm vd
Khôn nhà dại chợ
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
Rượu vào, lời ra.
Khôn ăn cái, dại ăn nước.


* Bài tập 4
Lợi: + Lợi - hại .
+ Lợi – răng.
Đó: + Cái đó (dụng cụ bắt cá).
+ Đại từ chỉ định (xưng hô).
Tác dụng: Tạo được sự bất ngờ, gợi lên tiếng cười
hài hước dí dỏm.


III.Kết luận
- Đồng nghĩa, đa nghĩa, trái nghĩa, đồng âm là
hiện tượng đôc đáo trong ngôn ngữ tiếng Việt.
- Tác dụng làm giàu vốn từ, cách diễn đạt cho
tiếng Việt


HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI


Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

+ Trong sinh hoạt, để thể hiện suy nghĩ và tình
cảm của mình người viết thường sử dụng những
cách biểu hiện nào?
+ Trong tác phẩm tự sự có phải chi tiết, sự việc
nào cũng giúp người viết bộc lộ tình ý sâu sắc
và có hiệu quả ? Vì sao?
+ Sự việc, chi tiết là gì? Thế nào là sự việc, chi
tiết tiêu biểu?
+ Làm thế nào để lựa chọn được các sự việc, chi
tiết tiêu biểu thể hiện rõ nhất tình cảm của
mình khi viết?
+ Nhắc lại các văn bản tự sự có chi tiết, sự kiện
tiêu biểu mà anh chị đã học?



×