Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

Chuyên đề Khát vọng trong thơ Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.53 KB, 13 trang )


 I. VÀI NÉT VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG
 II. KHÁT VỌNG ĐƯỢC THỂ HIỆN
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
II.1. Khát vọng về hạnh phúc lứa đôi
II.2. Tiểu kết


I. VÀI NÉT VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG
• Hồ Xuân Hương là nhà thơ
Nôm nổi tiếng vào cuối thế kỷ
XVIII - đầu thể kỷ XIX. Bà đã
để lại nhiều bài thơ độc đáo
với phong cách thơ vừa
thanh vừa tục và được mệnh
danh là "Bà chúa thơ Nôm”.
• Hồ Xuân Hương được coi là
một trong những nhà thơ tiêu
biểu của văn học trung
đại Việt Nam.


I. VÀI NÉT VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG
Hồ Xuân Hương sống vào thời kỳ cuối nhà
Lê, đầu nhà Nguyễn. Do đó bà có điều kiện
tiếp thu ảnh hưởng từ phong trào đấu tranh
của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự
đổ nát của nhà nước phong kiến. Đồng thời
bà cũng xuất thân trong một gia đình phong
kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã
giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với


quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp
xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức
trong xã hội.
Đó là thời đại mà các giá trị đạo đức Nho giáo không còn thiêng liêng như
trước đó nên bà cũng ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo về mặt nhân sinh
quan cũng như về phương diện văn chương. Cũng vào thời điểm đó, các
tầng lớp trong xã hội: nông dân, tiểu thủ công, tiểu thương đều đổ xô đi
tìm kiếm chức tước thông qua thi cử. Hình thành khuynh hướng tiểu thị
dân chi phối đời sống xã hội => bắt đầu hình thành sự nhận thức về
quyền con người và hạnh phúc cá nhân.


I. VÀI NÉT VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG


Là một phụ nữ tài hoa có cá
tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại
có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân
Hương lấy chồng muộn mà
đến hai lần đi lấy chồng đều
phải làm lẽ, cả hai đều ngắn
ngủi và không có hạnh phúc.

 Vì bối cảnh xã hội cũng như
cuộc sống đời tư không mấy
suôn sẻ, Hồ Xuân Hương đã để
những dòng thơ thay bà nói lên
khát vọng về một cuộc sống tốt
đẹp và tươi sáng hơn.



II. KHÁT VỌNG ĐƯỢC THỂ HIỆN
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
II.1. Khát vọng về hạnh phúc lứa đôi

 Qua những tác phẩm của Hồ Xuân Hương, có thể thấy khao khát
mãnh liệt nhất, nỗi ám ảnh lớn nhất đối với thi sĩ là hạnh phúc lứa đôi.
Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận
người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc
bởi xã hội bất công. Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận, tình duyên trắc
trở, chịu cuộc đời làm lẽ, số phận hẩm hiu, éo le.
Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ
Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ
xưa. Đó là những người phụ nữ duyên dáng, tài sắc vẹn toàn nhưng
luôn bị phân biệt đối xử thậm tệ, không có quyền lựa chọn hạnh phúc
của đời mình và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi.


II. KHÁT VỌNG ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
II.1. Khát vọng về hạnh phúc lứa đôi
Trước một xã hội bất công, cảnh ngộ người con gái giàu sức sống và hết
sức tài hoa, nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất hạnh, số phận lận đận gian
truân:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
(“Bánh trôi nước”)
+ Thành ngữ được vận dụng “bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh” trong văn
cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do

lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo “tam tòng” khắc nghiệt gây
nên.
+ Hai chữ “rắn nát” ám chỉ số phận của người phụ nữ được hạnh phúc hoặc
bất hạnh đều do “tay kẻ nặn”, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn
nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là “tay kẻ nặn”.
 Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận,
thân phận người phụ nữ ngày xưa.


II. KHÁT VỌNG ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
II.1. Khát vọng về hạnh phúc lứa đôi
Không chỉ thế nỗi đau thân phận còn được nhắc đến ở bài “Tự tình (II)” : 
 
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"
"Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc trong màn đêm vắng lặng. Sự bẽ
bàng, tủi hổ, dãi dầu cay đắng là nỗi đau của Hồ Xuân Hương nói riêng và
người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến nói chung. Duyên phận họ
thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi (tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn
vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết). Mang cho mình một thân phận lẻ mọn,
tình yêu đã tan vỡ thành từng mảnh lại bị chia nhỏ chỉ còn tí con con: “Mảnh
tính san sẻ tí con con” (“Tự tình II”).


II. KHÁT VỌNG ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
II.1. Khát vọng về hạnh phúc lứa đôi
Đồng thời còn phê phán xã hội thối nát, giận người đời bạc bẽo vô
tâm:
“Sau giận vì duyên để mõm mòm”

(“Tự tình I”)
giận cuộc sống đã đưa những người phụ nữ vào chỗ lẻ loi cô đơn,
hiu hút:
“Oán hận trông ra khắp mọi chòm”
(“Tự tình I”)
 
Phẫn uất chán chường, Hồ Xuân Hương than thân, thương thân, xót
xa cho thân phận. Nhưng hơn ai hết, nữ sĩ luôn cố gắng gượng vươn
lên. Cái tôi trữ tình không ngừng muốn mở rộng những giới hạn chật
hẹp, tìm gặp những tâm hồn đồng điệu nhằm khỏa lấp nỗi sầu đau
cô lẻ. Người đọc ít thấy Hồ Xuân Hương qui phục số phận. Không ít
lần Hồ Xuân Hương "dỗ người đàn bà than khóc" với một lời khuyên
chân tình "Nín đi kẻo thẹn với non sông”.


II. KHÁT VỌNG ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
II.1. Khát vọng về hạnh phúc lứa đôi
Ý thức phản kháng, thái độ đấu tranh cho quyền sống, quyền hạnh phúc
của con người thường đi liền với khao khát trần thế. Mạch cảm xúc này, từ
lâu đã trở thành điệu hồn nổi bật trong kiến thức ngôn từ tài hoa của nữ thi
sĩ:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
(“Tự tình” II)
Người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói
bi phẫn - tràn đầy tinh thần phản kháng: tác giả đã sử dụng các yếu tố
tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa:
+ “rêu từng đám”, “đá mấy hòn” - những sự vật vốn ít ỏi, nhỏ nhoi trên nền
không gian rộng lớn mênh mông của “mặt đất”, “chân mây” - ẩn dụ cho thân
phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ tình.

+ Nhưng người phụ nữ này đã không chịu khuất phục - trái lại dũng cảm đấu
tranh - tinh thần phản kháng mạnh mẽ quyết liệt. Tinh thần ấy được diễn tả
bằng cấu trúc đảo ngữ với những động từ mang sắc thái mạnh “xiên” cùng
bổ ngữ “ngang”, động từ “đâm” cùng bổ ngữ “toạc”, thể hiện khát vọng "nổi
loạn": phá tung, đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận
mình của Hồ Xuân Hương nói riêng cũng như của người phụ nữ thời phong
kiến nói chung.


II. KHÁT VỌNG ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
II.1. Khát vọng về hạnh phúc lứa đôi
Quả thật, họ không bao giờ chịu khuất phục, luôn cựa quậy. Hồ Xuân
Hương gắng cười, dẫu tiếng cười chua chát, bà xót đau âm thầm, nhưng
luôn nói với ta bằng giọng điệu rắn rỏi. Bà hờn giận “thân này ví biết dường
này nhỉ” và quả quyết trong niềm nuối tiếc “thà trước thôi đành ở vậy xong”,
nhưng không bao giờ thi sĩ tự khép lại những ngã rẽ trong cuộc đời có thể
đem đến cho mình một hạnh phúc vẹn nguyên. Bà không lặng câm, vẫn cứ
kêu, nhưng đó chỉ là những tiếng kêu thương thất vọng. Tiếng nói phê phán
đã đả kích giai cấp thống trị trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
Phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thủy chung, son sắt,
quyết gìn giữ không để hoàn cảnh xã hội lam hoen ố là niềm tự hào, lòng
kiêu hãnh và hãnh diện về chính mình. Và trong tâm hồn người phụ nữ luôn
khao khát được hòa hợp trong một tình yêu trọn vẹn, mãnh liệt: 
 
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
 

 Điều đó thể hiện một niềm khao khát chính đáng của
người phụ nữ ở mọi thời đại. 



II. KHÁT VỌNG ĐƯỢC THỂ HIỆN
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
II.2. Tiểu kết

 Đằng sau khát vọng về hạnh phúc lứa đôi chính là khát vọng
sống, khát vọng tự do của nữ thi sĩ. Nó được thể hiện một cách
kín đáo nhưng lại vô cùng mãnh liệt, như ngọn lửa âm ỉ cháy mãi
trong màn đêm sâu thẳm của xã hội phong kiến, tồn tại bền vững
qua hàng thế kỉ từ giai đoạn đầy biến động của lịch sử mà Hồ
Xuân Hương đã sống cho đến tư tưởng của những con người
yêu tự do, khát khao tự mình tìm và giành lấy hạnh phúc cho
mình trong xã hội hiện tại.




×