Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

tìm hiểu lịch sử vấn đề, đánh giá yếu tố tục và dâm trong thơ hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.21 KB, 103 trang )

Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Nói về bản chất và ý nghĩa của cái tục
cũng khó như nói về Thượng Đế.
-Henry Miller-
Vấn đề dâm tục trong thơ Hồ Xuân
Hương, như Trái Đất, không là mới.
Nhưng có lẽ, cũng như Trái Đất, nó
không bao giờ cũ, nhất là khi tìm ra vị
trí quan sát mới.
- Đỗ Lai Thuý-
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
Thiên tài, kỳ nữ, ca nữ, thi hào dân tộc, Bà chúa thơ Nôm, hay nói giản dị
hơn: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Tên tuổi kỳ diệu và kỳ lạ Êy đã gây không Ýt
những cuộc tranh luận, có người còn hoài nghi: có Hồ Xuân Hương thật không?
1
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
…Dù thế nào mặc lòng chúng ta đã có Hồ Xuân Hương trong đời. Vượt qua
những lời bàn nghiêm khắc, Hồ Xuân Hương vẫn tự mình sừng sững như một
ngọn núi Hồng, một dòng sông Lam, như trận gió Lào xứ Nghệ. Hồ Xuân
Hương đã tự khẳng định và chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong làng thơ Việt
Nam với một di sản tinh thần không nhiều: khoảng năm chục bài thơ Nôm trong
đó có bài ở dạng “ tồn nghi " với một tập thơ “ Lưu Hương Ký” – từ khi phát
hiện tới nay, không ai phủ nhận nó nhưng các nhà nghiên cứu vẫn sử dụng một
cách dè dặt.
Chính sự phức tạp về tiểu sử, về văn bản cùng với những vần thơ lạ lẫm ,
độc đáo đã là nguồn đề tài hấp dẫn đối với những người nghiên cứu cũng như
những ai quan tâm đến văn học. Các nhà phê bình văn học mỗi khi đặt bút viết
về Bà đều chau mày, kết luận: không rõ năm sinh, năm mất, không rõ thân phụ
Hồ Xuân Hương là ai. Chỉ biết rằng nàng ở Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An.
Hồ Xuân Hương đã để lại cho nền văn học dân tộc một số lượng thơ văn


không lớn nhưng lại vô cùng độc đáo. Cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương đã trở
thành một đối tượng nghiên cứu với nhiều quy mô khác nhau. Tiếp cận những
công trình, chúng tôi nhận thấy tình hình nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương rất
phức tạp. Xuất hiện nhiều ý kiến đánh giá, lý giải và tiếp cận theo nhiều phương
pháp ở nhiều thời điểm khác nhau. Qua từng giai đoạn các nhà nghiên cứu đã có
bước phát triển về chất, ngày càng giúp cho độc giả nhận diện đúng bản chất
thẩm mỹ của đối tượng. Tuy Hồ Xuân Hương được đánh giá cao, nhưng ở nhiều
bình diện, trên nhiều vấn đề thì vẫn có sự nhìn nhận khác biệt thậm chí mâu
thuẫn nhau. Hoa Bằng đề cao “ Hồ Xuân Hương – nhà thơ cách mạng”, Xuân
Diệu thì gọi thẳng Bà là nhà thơ dòng Việt, Bà chúa thơ Nôm, Nguyễn Tuân ca
ngợi “ Hồ Xuân Hương, người đàn bà độc đáo, nhà thơ vô song, hiện thực trữ
2
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
tình” còn Trương Tửu lại cho Hồ Xuân Hương là “ thiên tài hiếu dâm đến cực
điểm”… Đối với trường hợp Hồ Xuân Hương, các thành tựu nghiên cứu còn
ngổn ngang, phức tạp, có thể gây nhiều cản trở cho người thưởng thức, học tập
thơ Hồ Xuân Hương hiện nay.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo ngay từ trong bản
thể, mà cái phần độc đáo nhất, hấp dÉn và lí thú, gây nhiều tranh luận sôi nổi
nhất là bàn về yếu tố tục và dâm trong thơ Bà, như nhà nghiên cứu M.Durand
nhận định: “ Cái mới mà Hồ Xuân Hương đóng góp cho văn học Việt Nam, và
táo tợn đến sửng sốt vì đó lại là văn chương do phụ nữ viết, đó là sự phá vỡ
khuôn khổ những cấm đoán văn học và đạo đức. Bà dám nói những vấn đề tính
dục”.
Việc nắm vững tình hình nghiên cứu thơ và đời Hồ Xuân Hương đã trở
thành công việc tốn nhiều thời gian và tâm sức.Tình hình đó đặt ra một yêu cầu
nghiêm túc: Cần có một công trình để tìm hiểu vấn đề, đánh giá thơ Hồ Xuân
Hương nhất là lý giải yếu tố tục và dâm trong thơ Bà. Qua đó chỉ ra những mặt
đóng góp tích cực, những hạn chế còn tồn tại đồng thời đề xuất hướng lý giải
phù hợp để hiểu đúng hơn, sâu hơn về hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương.


2.Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu.
Vì đề tài mang tính chất tổng hợp nên đối tượng nghiên cứu của khóa luận
là tổng thuật các công trình nghiên cứu. Thơ Hồ Xuân Hương đã được xem xét
với phạm vi đa dạng từ nhiều phương diện khác nhau về thời đại Hồ Xuân
Hương, cuộc đời, thân phụ, mối quan hệ họ hàng, tình sử, tình hình văn bản,
những vấn đề nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt là lý giải yếu tố tục và dâm trong
thơ Bà.
3
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Hướng nghiên cứu của khoá luận là tìm hiểu lịch sử vÊn đề và đánh giá
các ý kiến bàn về yếu tố tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương nên tư liệu cho
phần này khá phong phó. Trong khoá luận chúng tôi sử dụng để tham khảo và
trích dẫn các công trình nghiên cứu khoa học lớn, các chuyên luận và giáo trình
lịch sử văn học, các tiểu luận và bình giảng, các bài tham luận đánh giá của
người nước ngoài, luận văn tốt nghiệp, sách giáo khoa, ở quy mô nhỏ hơn là các
tiểu luận nghiên cứu khoa học đăng tải trên các tạp trí Văn học, Văn nghệ, Văn
Sử Địa, Văn hoá dân gian, nghiên cứu tôn giáo và những lời giới thiệu qua các
lần xuất bản thơ Hồ Xuân Hương.
Do điều kiện thời gian làm khoá luận có hạn nên chúng tôi không thể bao
quát hết những công trình nghiên cứu ở phía Nam hoặc một số sách cũ xuất bản
từ rất lâu hiện không tìm thấy ở thư viện song chúng tôi đã cố gắng trích dẫn
theo các công trình nghiên cứu gần đây và không bỏ sót các công trình, các ý
kiến quan trọng.
3.Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
Trước hết, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng thuật để thống kê các tài
liệu nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương. Từ đó chúng tôi đọc và phân loại theo từng
nhóm vấn đề lớn: Về tác giả, văn bản, nội dung. Trong phần nội dung lại phân
loại theo hướng: nội dung lành mạnh, nội dung không lành mạnh hoặc những ý

kiến nào đánh giá thơ Hồ Xuân Hương “ thanh”, nhóm nào cho là “tục”, nhóm
nào chấp nhận thơ Bà vừa “ tục” vừa “ thanh”. Trên cơ sở đó, chúng tôi xem xét
các nhà nghiên cứu tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương ở góc độ nào, dùng phương
pháp so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm chung, điểm riêng, mặt tích cực
cũng như hạn chế giữa các ý kiến đánh giá.
4
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Trong quá trình thực hiện chúng tôi cố gắng có quan điểm khách quan
nhưng toàn diện và thống nhất để đánh giá đúng công lao của những người đi
trước.Từ đó chúng tôi nêu ra cách lập luận của mình, xâu chuỗi các ý kiến
nghiên cứu nhằm hệ thống hoá các vấn đề đã đặt ra và đã giải quyết.
Khi trích dẫn các ý kiến, các nhận định của các nhà nghiên cứu chúng tôi
sử dụng lời dẫn trực tiếp, gián tiếp hoặc lược thuật. Cuối khoá luận có ghi số thư
mục trích dẫn và khảo.
4.Ý nghĩa khoa học của khoá luận
Khoá luận là kết quả của việc tìm hiểu lịch sử vấn đề, đánh giá yếu tố tục
và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương nên có ý nghĩa thực tiễn phục vụ cho công tác
nghiên cứu đặc biệt là giúp cho những người thưởng thức học tập thơ Hồ Xuân
Hương.
Đối với công việc nghiên cứu: Khoá luận cung cấp một diện mạo tổng
quát và có hệ thống về thành tựu nghiên cứu Hồ Xuân Hương. Đồng thời cho
biết những vấn đề phức tạp, mâu thuẫn khi đánh giá về Hồ Xuân Hương cũng
như khẳng định một hướng lý giải mới có triển vọng, đó là xem Hồ Xuân Hương
từ tiểu sử đến văn bản là một “ tiến trình huyền thoại dân gian hoá.”
Đối với thực tiễn: Khoá luận giúp cho những bạn đọc đặc biệt là học sinh,
sinh viên có định hướng đúng đắn mỗi khi thưởng thức thơ Hồ Xuân Hương.
Mặt khác giúp họ khám phá cái đẹp, cái mới, cái táo bạo, hấp dẫn trong thơ Hồ
Xuân Hương đặc biệt là cái tinh quái ở mảng thơ Nôm truyền tụng. Qua đó đánh
giá đúng tài năng Hồ Xuân Hương.
5. Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai đề tài .

5.1 Những thuận lợi.
5
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ độc đáo trong nền văn học Việt Nam, thơ
Bà đã được nhiều người thuộc, nhiều người nhớ, đặc biệt dễ gây hứng thú hấp
dẫn người đọc. Cũng đã có không Ýt công trình khảo cứu về Hồ Xuân Hương
mà ở mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường lại có một bước phát triển về chất. Do đó
chúng tôi có điều kiện để tham khảo, học tập.
5.2 Những khó khăn.
Khi làm khóa luận chúng tôi gặp phải một số khó khăn: Thứ nhất là về
mặt thời gian, từ khi nhận đề tài cho đến khi hoàn thành khóa luận chỉ vẻn vẹn
trong vòng khoảng hai tháng. Đây có thể nói là một thời gian eo hẹp đối với một
đề tài có tính tổng hợp và đối với một người mới tập dượt làm công việc nghiên
cứu. Thứ hai là cuộc đời nhà thơ chưa xác định rõ ràng, mặt khác số lượng thơ
Hồ Xuân Hương không nhiều nhưng lại không minh định về tác giả mà có thể có
cả thơ “nặc danh”. Do đó, không thể đánh giá đúng tư tưởng thơ văn của Hồ
Xuân Hương khi chưa nắm rõ về thân thế, cuộc đời của Bà. Hơn nữa, các công
trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương lại ngổn ngang, phức tạp, mâu thuẫn, vấn
đề mà các nhà nghiên cứu nêu ra chưa giải quyết triệt để.
Với mét số khó khăn cơ bản như vậy, chúng tôi vẫn mạnh dạn thực hiện
đề tài dù khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi hi vọng được các
thầy, cô giáo, bạn bè và bạn đọc chỉ giáo cho bước rèn luyện đầu tiên trong công
việc nghiên cứu của mình.


Chương 1
CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU HỒ XUÂN HƯƠNG.
6
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43

“Hồ Xuân Hương, nữ sĩ Xuân Hương, chủ nhân “Cổ nguyệt đường” là ai ?
Là người đàn bà đã làm sửng sốt những kẻ đồng thời và hậu thế bằng thiên tài
thơ ca lỗi lạc của mình hay chỉ là điều bịa đặt nào đó của những đầu óc hay đùa
tếu, là nhân vật truyền kỳ, là một bút danh tập thể”. Không chỉ có N. I. Niculin
mà rất nhiều nhà nghiên cứu đều có chung ý nghĩ Êy mỗi khi đặt bút viết về Bà.
Cho đến tận bây giờ – ngót hai thế kỷ đã trôi qua, Hồ Xuân Hương vẫn là một
“người lạ đã quen biết”, vẫn là một hiện tượng phức tạp trên thi đàn dân tộc Việt
Nam, vẫn là một bài toán khó, một Èn số, một câu hỏi lớn cho giới nghiên cứu.
Tất cả các học giả, các nhà phê bình, cũng như những ai quan tâm đến văn học
đều nhất trí với nhau rằng: Hồ Xuân Hương là một thi hào dân tộc, là “Bà chúa
thơ Nôm’’. Một Xuân Hương tài tử, tài hoa. Một Xuân Hương kỳ nữ, kỳ tài. Với
những phương pháp nghiên cứu và góc độ tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương khác
nhau mà giới nghiên cứu đưa ra những ý kiến đánh giá của riêng mình khi tìm
hiểu về tiểu sử , khi xem xét văn bản cũng như khi cảm thụ thơ văn của Bà.
“Giai nhân di mặc’’ (1917) là cuốn sách mở đầu và tác giả của nó: Đông
Châu Nguyễn Hữu Tiến được xem là người đi tiên phong trong cuộc hành trình
khám phá, tìm hiểu vÒ tiểu sử, thơ ca Hồ Xuân Hương. Từ đó đến nay, hơn tám
mươi năm đã trôi qua, đã không Ýt người nghiên cứu về Hồ Xuân Hương nhưng
dường như vẫn chưa có ai đạt tới đích cuối cùng. Căn cứ vào thực tế và tính chất
của các tư liệu, chúng tôi nhận thấy lịch sử nghiên cứu cuộc đời và thơ ca Hồ
Xuân Hương đã trải qua hai giai đoạn lớn có sự khác nhau về chất:
-Giai đoạn một : Từ 1916 đến khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng
(1916 –1954).
-Giai đoạn hai : Từ sau năm 1954 đến nay.
7
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Ở giai đoạn đầu chúng ta ghi nhận sự đóng góp của Nguyễn Hữu Tiến,
Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, Hoa Bằng, Dương Quảng Hàm… nhưng ở thời
điểm này công tác nghiên cứu, biên soạn về tiểu sử và thơ ca Hồ Xuân Hương
còn đơn giản có tính chất cảm tính, thuần tuý dựa vào những câu chuyện lưu

truyền nên không tránh khỏi sự cực đoan hoặc đề cao hoặc phê phán một chiều.
Giai đoạn hai từ sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tình hình xã
hội có thuận lợi hơn nên việc nghiên cứu Hồ Xuân Hương bước vào một giai
đoạn khác về chất so với trước đó. Nổi bật và đáng chú ý hơn cả là bài “Bàn góp
về nguồn gốc giai cấp của Hồ Xuân Hương” của Hồ Tuấn Niêm [37] và cuốn
“Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ văn học và giáo dục” của Văn Tân [18].
Cùng với ông Hồ Tuấn Niêm, ông Văn Tân là một trong những người đầu tiên
vận dụng quan điểm duy vật lịch sử trong việc nghiên cứu một tác gia văn học,
đặt Hồ Xuân Hương trong tương quan với các mối quan hệ xã hội, trong bối
cảnh lịch sử. Trong cuốn sách của mình, ông Văn Tân đã phân tích khá rõ ràng
chi tiết các vấn đề: Tiểu sử, giai cấp tính, ông xem xét xã hội Việt Nam trong
thời đại Hồ Xuân Hương, xem xét cá tính Hồ Xuân Hương hay là những nhân tố
tạo nên ý thức tư tưởng Hồ Xuân Hương… đồng thời ông đánh giá những mặt
đóng góp tích cực của Bà vào lịch sử văn học dân tộc. Đặc biệt trong công trình
của mình, ông đã cố gắng cụ thể hóa mối quan hệ giữa Hồ Xuân Hương với vị
anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, những hạn chế là điều không thể
tránh khỏi nhưng công trình nghiên cứu của Văn Tân vẫn đáng được xem như
cột mốc quan trọng trên chặng đường nghiên cứu về Hồ Xuân Hương theo một
phương pháp luận mới.
Ở cuối thập kỷ 50, với “Hồ Xuân Hương- Bà chúa thơ Nôm’’, Xuân Diệu
đã góp một tiếng nói đáng trân trọng vào việc nghiên cứu Hồ Xuân Hương. Với
8
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
sự cảm thụ tinh tế, tài hoa của một nhà thơ, với vốn hiểu biết sâu sắc về xã hội,
văn hoá, lịch sử thời đại, với một nhãn quan tiến bộ, một thái độ nghiêm túc của
nhà phê bình, Xuân Diệu đã khám phá ra tầm tư tưởng cũng như tính độc đáo và
bản lĩnh của một trong “ba thi hào dân tộc’’. Từ đây bạn đọc đến với thơ Hồ
Xuân Hương với một thiện tình phóng khoáng hơn, cởi mở hơn.
Bước sang thập kỷ 60, các nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâu vào văn bản để
thẩm định lại về thân thế Hồ Xuân Hương và cũng là để công bố những tài liệu

mới. Có thÓ nói, những năm 60 là khoảng thời gian có nhiều phát hiện mới về tư
liệu Hồ Xuân Hương, những tư liệu quan trọng mang tính chất “sự kiện’’, có tính
quyết định trong việc nghiên cứu. Từ đây sự phức tạp của vấn đề, sự rắc rối, sự
mâu thuẫn trong các tài liệu nghiên cứu được nhân lên. Có thể đơn cử ra đây:
Tảo Trang với “ Chiêu Hổ và Phạm Đình Hổ”; Trần Thanh Mại với một hệ
thống bài viết trên Tập san nghiên cứu Văn học và Tạp chí Văn học từ năm 1961
đến năm 1964; Trần Văn Giáp và Cao Huy Du với những bài trên Tuần báo Văn
nghệ. Và người đọc ghi nhận công lao to lớn, sự lao động miệt mài của nhà
nghiên cứu Trần Thanh Mại ở thập kỷ này như một người có công đầu trong việc
dẫn dắt sự quan tâm của những người nghiên cứu Hồ Xuân Hương sang một
hướng suy nghĩ mới. Đặc biệt việc phát hiện ra tập thơ “Lưu Hương Ký” và bài
tựa của Nham Giác Phu Tèn Phong Thị đã đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh vấn
đề thân thế và thơ ca Hồ Xuân Hương. Phải chăng ngoài những vần thơ Nôm
nảy lửa, gai góc, táo bạo thì Hồ Xuân Hương còn là hay chính là một nhà thơ
sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán? Thêm “Lưu Hương Ký”, chóng ta có một cái
nhìn toàn diện hơn về con người mà cuộc đời và thơ văn là cả một câu chuyện
hư huyền. Một Hồ Xuân Hương đa tình, tài hoa , một Hồ Xuân Hương lận đận
tình duyên. Một Xuân Hương Hán học, quý téc, tuy đa tình nhưng trang nghiêm,
9
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
tuy tài hoa nhưng đúng mực. Thân phụ của con người này là ai? Hồ Phi Diễn hay
Hồ Sĩ Danh? Chóng ta sẽ lí giải sao đây trước mảng thơ Nôm trữ tình táo bạo mà
không kém phần đằm thắm, thiết tha, có việc có người của một Hồ Xuân Hương
trong “Lưu Hương Ký” với mảng thơ Nôm truyền tụng lâu nay mà bên cạnh
phần trữ tình, giàu cá tính lại đan xen vào cái nghĩa “tục tĩu” nhiều khi đến trơ
trẽn, lẳng lơ? Đâu mới đích thực là Hồ Xuân Hương? Còn đâu là Hồ Xuân
Hương “ nặc danh”?
Về phương diện lí luận phê bình, thập kỷ 60 cũng là thập kỷ xảy ra cuộc
tranh luận sôi nổi xung quanh bài viết tài hoa, sâu sắc và cũng đầy cá tính của
Nguyễn Đức Bính với nhan đề “Người cổ nguyệt, chuyện Xuân Hương”[15]. Có

thể nói, cùng với những phát hiện mới mẻ của các nhà nghiên cứu, bài viết của
Nguyễn Đức Bính và cuộc tranh luận của Vũ Đức Phúc “Thơ Hồ Xuân Hương :
Ông Nguyễn Đức Bính và thơ Hồ Xuân Hương”[39] đã làm cho vấn đề Hồ Xuân
Hương nổi bật lên như một trong những tác giả được bàn luận sôi nổi nhất trong
giới nghiên cứu văn học nước ta khi Êy.
Bước sang thập kỷ 70, vấn đề Hồ Xuân Hương tiếp tục được bàn đến
trong việc trao đổi về tiểu sử của Bà, cụ thể là mối quan hệ giữa Hồ Xuân Hương
với Nguyễn Huệ trên Tạp chí văn học và Tạp chí lịch sử. Trong cuộc trao đổi
này, nhà nghiên cứu Hồ Tuấn Niêm đã dày công tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ
họ hàng giữa Hồ Xuân Hương và Nguyễn Huệ – mối quan hệ mà ông Văn Tân
chứng minh từ năm 1955 trong “Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ văn học và
giáo dục”[18].
Về mặt tư liệu, đáng chú ý hơn cả ở thập kỷ này là việc phát hiện bài tản
văn “Xuân đường đàm thoại” và dị bản “Xuân đình đàm thoại”. Từ khi hai văn
bản này được công bố đã không Ýt người băn khoăn về thời đại sống của Hồ
10
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Xuân Hương cũng như năm và nơi mất của Bà. Dựa vào văn bản này, có người
còn chứng minh thêm rằng: ông Phủ Vĩnh Tường trong thơ Hồ Xuân Hương
chính là ông Phạm Viết Đại (1802 – 1862). Đến năm 1999 trong cuốn “Hồ Xuân
Hương , tiểu sử văn bản tiến trình huyền thoại dân gian hoá”[23] Đào Thái Tôn
lại muốn chứng minh và khẳng định : Tuy không phải là tài liệu xác thực về tiểu
sử Hồ Xuân Hương nhưng Xuân đường đàm thoại vẫn có một ý nghĩa đáng kể
trong việc nghiên cứu. “Nó chính là một bằng chứng sinh động, là một nhịp nối
trên bước đường huyền thoại và dân gian hoá về tiểu sử và thơ ca của Bà”. [23;
22].
Tiếp tục cuộc hành trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, thập kỷ 80 đã
ghi nhận công trình khảo cứu “Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long” của giáo sư
Hoàng Xuân Hãn như một sự đánh dấu về sự chuyển biến trong việc nghiên cứu
tiểu sử Hồ Xuân Hương. Ông cung cấp thêm chi tiết Hồ Xuân Hương đã từng

làm vợ bé của viên Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển, ông này bị kết
án tử hình năm 1819. Trong thời gian này, Hồ Xuân Hương sáng tác một chùm
thơ về vịnh Hạ Long.
Hơn tám mươi năm qua - một khoảng thời gian không phải là ngắn ngủi,
giới nghiên cứu đã dụng công tìm hiểu về Hồ Xuân Hương nhưng đối với một
tác gia độc đáo, phức tạp như Bà thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải
quyết triệt để.
Trong chương một của bản khoá luận này, chúng tôi xem xét hai vấn đề cơ
bản sau đây :
1.Tìm hiểu về tiểu sử , cuộc đời Hố Xuân Hương.
2.Quá trình sưu tầm, công bố và nghiên cứu văn bản thơ Hồ
Xuân Hương.
11
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43

1.Về tiểu sử ,thân thế Hồ Xuân Hương.
Lịch sử nghiên cứu về Hồ Xuân Hương vô cùng phong phú nhưng không
kém phần phức tạp thậm chí còn đầy mâu thuẫn. Hiện nay vẫn chưa có một công
trình nào, một học giả nào cung cấp cho bạn đọc những lí giải thoả đáng và đủ
độ tin cậy về tiểu sử nhà thơ, cuộc hành trình kiếm tìm những sự thật về Bà vẫn
đang tiếp diễn mà theo nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn thì đó là “ cuộc
tìm kiếm giữa màn sương huyền thoại”. Bà sinh năm nào, mất năm nào, hành
trạng cuộc đời ra sao? Có vô số câu trả lời rồi nhưng vẫn chưa có một đáp án duy
nhất. Cuộc đời cũng như thơ văn Hồ Xuân Hương mang đậm tính dân gian và
sắc thái huyền thoại khiến người ta phải đặt câu hỏi “ có nữ sĩ Hồ Xuân Hương
hay không ?”(Hồng Tú Hồng); “có chăng một bà Hồ Xuân Hương?”(Lữ Hồ)
hoặc “ thử tìm tên thật Hồ Xuân Hương "(Nam Trân)… Vậy thực chất Hồ Xuân
Hương là ai? Đó là con người có thật hay chỉ là giai thoại?
1.1.Thân phụ của Hồ Xuân Hương .
Căn cứ vào tình hình tư liệu hiện nay, chúng tôi phân thành hai nhóm.

Nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng cha Hồ Xuân Hương là Hồ Phi Diễn. Nhóm
thứ hai lại khẳng định Hồ Sĩ Danh mới là cha Hồ Xuân Hương.
Như trên đã nêu, “ Giai nhân di mặc” của Nguyễn Hữu Tiến là cuốn sách
đầu tiên viết về Hồ Xuân Hương ở dạng nghiên cứu “ sự tích và thơ từ Hồ Xuân
Hương”. Nguyễn Hữu Tiến đã gán cho mỗi bài thơ một câu chuyện rồi xâu chuỗi
lại thành một cuốn “tiểu thuyết” về cuộc đời Bà. Cuốn sách này có tám đoạn như
12
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
kiểu “tiểu thuyết chương hồi” và ngay từ đầu cuộc đời Hồ Xuân Hương đã được
phủ lên một tấm màn huyền bí cổ tích :
“ Khi Êy ở phường Khán Xuân có nhà họ Hồ, vợ là Hà thị, nguyên tổ tích
từ Nghệ An ra ở đấy, nhà trông xuống Hồ Tây. Hồ thị hai vợ chồng hiếm hoi,
vẫn thường ra cầu đảo ở chùa Trấn Võ. Một đêm kia Hà thị nằm mơ mơ màng
màng thấy có một người cao lớn dị thường mắt sáng như gương da đen tựa sắt
bước vào đưa cho một cái gương có bóng ngọc thỏ, lóe sáng rực lên. Hà thị giật
mình tỉnh dậy, từ bấy giờ cảm động có thai, mãn kỳ sinh được một đứa con gái.
Khi đứa bé Êy mới sinh trong bàn tay hãy còn có vết tròn tròn như vành gương
soi trong lúc mộng, cha mẹ lấy làm kinh dị, nhân theo tên làng [?] và nhớ điềm
lúc mộng [?] mới đặt tên là Hồ Xuân Hương [?]”. Trong sách của Nguyễn Hữu
Tiến, Hồ Xuân Hương được sinh ra như thế, nghĩa là khác với lẽ bình thường.
“Khi Êy”lµ khi nào, bao giờ, dưới thời đại nào không rõ, “khi Êy” là thời gian
phiếm định, chỉ thường thấy trong truyền thuyết, thần thoại, cổ tích. “Nhà họ
Hồ” nhưng cũng không biết tên họ cụ thể là gì? Hơn nữa theo Nguyễn Hữu Tiến
viết thì Xuân Hương là đứa con cầu tự, như một sự đầu thai mà có như Thạch
Sanh , Sọ Dừa, tên làng mà cũng không thấy tên đâu. Mọi chuyện đều rất mê mê,
ảo ảo như truyền thuyết vậy.
Cha Hồ Xuân Hương là Hồ Phi Diễn hay Hồ Sĩ Danh? Người ta đã tranh luận rất
nhiều thậm chí còn khá gay gắt. Có thuyết cho rằng Hồ Xuân Hương sinh
khoảng năm 1770 nàng là con của Hồ Phi Diễn (1703-1786) quê ở làng Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cuốn sách đầu tiên khẳng định điều này

là “Việt văn giáo khoa thư” (1940) của Dương Hàm [22;270] .Ông Văn Tân
trong cuốn sách của mình, xuất bản 1955 còng cho rằng “Cha Xuân Hương là
Hồ Phi Diễn, mẹ Xuân Hương là nữ sĩ Hà thị (Hải Dương). Trước khi Hồ Xuân
13
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Hương ra đời, cha mẹ thi sĩ đã ở phường Khán Xuân (gần Hồ Tây) là phường
thuộc huyện Vĩnh Thuận- Hà Nội”[18]. Trong cuốn “Văn Học Việt Nam nửa
cuối thế kỷXVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX” nhận định “ tuy chưa tìm được tài
liệu gốc” nhưng các tác giả vẫn nêu “ thân sinh Hồ Xuân Hương là Hồ Phi Diễn
(1704) đậu sinh đồ (sau này gọi Tú Tài ) năm hai mươi bốn tuổi . Ông kết duyên
với cô gái họ Hà là vợ lẽ và sinh hạ được cô gái mang tên Hồ Xuân
Hương”[13;108].
Đồng tình với thuyết Hồ Xuân Hương là con Hồ Phi Diễn còn có Nguyễn
Lộc, Bùi Hạnh Cẩn, Thanh Lãng, Trương Tửu.
Nhóm các nhà nghiên cứu thứ hai bác bỏ thuyết trên và cho rằng Hồ Xuân
Hương là con của Hồ Sĩ Danh. Người đầu tiên đưa ra ý kiến này là Trần Thanh
Mại, trong bài “Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương”[32], khi nghiên cứu văn bản
“Lưu Hương Ký thi tự” ông viết : “Qua bài tựa tập Lưu Hương Ký và mấy chục
bài thơ, chúng ta biết được gì về tiểu sử và thân thế Hồ Xuân Hương? Đáng chú
trọng hơn hết có chi tiết nói Hồ Xuân Hương là em gái ông lớn Hồ, đậu Hoàng
Giáp, người làng Hoàn Hậu (Quỳnh Đôi bây giờ ), huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ
An. Hai tiếng “ ông lớn” (tướng công ) đời xưa dùng để chỉ những người có chức
tước cao trong triều đình phong kiến. Xét ra đây là Hồ Sĩ Đống (1738 – 1785 ),
đậu đình nguyên, đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân ( tức Hoàng Giáp ) làm quan đến
hành tham tông.
Theo Hồ gia hợp tộc phả ký ( ký hiệu thư viện KHTƯ A. 3076) và Quỳnh
Đôi cổ kim sự tích hương biên, Hồ Sĩ Đống là con Hồ Sĩ Danh (1706 – 1783 )
đậu Hương Cống (cử nhân ) năm 1732, ông này không ra làm quan nhưng vì có
con làm quan to nên được phong tặng chức Hàn lâm thừa chỉ và Hàm thái bảo.
Theo Tèn Phong Thị , Hồ Xuân Hương là con gái Hồ Sĩ Danh - đối chiếu với Hồ

14
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Phi Diễn anh em con chó con bác lại rất xa, kể ngược lên đến đời thứ 10 mới
cùng một ông tổ”.
Mặc dù Trần Thanh Mại đưa ra ý kiến kèm những lập luận chặt chẽ như
vậy nhưng ông Hồ Tuấn Niêm trong bài “Bàn lại một đôi điểm về tiểu sử Hồ
Xuân Hương” trên Tạp chí văn học số 1/ 1972 lại bác bỏ ý kiến của ông Trần
Thanh Mại , ông chủ trương Hồ Xuân Hương không phải là con Hồ Sĩ Danh .
Để chứng minh điều này, Hồ Tuấn Niêm viện dẫn Quỳnh Đôi hương biên,
Quỳnh Đôi hồ tộc khoa danh trương biên, Gia phả chi Hồ Sĩ Danh. Theo Hồ
Tuấn Niêm thì Hồ Sĩ Danh đây đúng là Hồ Sĩ Danh mà ông Trần Thanh Mại đã
nói tới nhưng lại không phải là cha Hồ Xuân Hương . Gia phả chi Hồ Sĩ Danh
ghi rõ : Hồ Sĩ Danh chỉ có năm người con , đều là con trai : Hồ Sĩ Dược, Hồ Sĩ
Đống , Hồ Sĩ Thích , Hồ Sĩ Thu , Hồ Sĩ Hữu . Hơn nữa chính trong Quỳnh Đôi
hương biên ( được biên soạn vào những năm 40 của thế kỷ trước ) có ghi chép
khá đầy đủ về gia đình Hồ Sĩ Danh mà vẫn không có một dòng nào nói là ông có
lấy vợ lẽ và sinh con gái . Ông Hồ Tuấn Niêm cũng bác bỏ chi tiết Trần Thanh
Mại cho rằng “ mẹ Hồ Xuân Hương chỉ là một người hầu thiÕp của Hồ Sĩ
Danh , lúc ông này chết (1783) bà không muốn sống thêm cái kiếp đoạ đầy cực
nhục nên mang Hồ Xuân Hương về Hà Nội sinh sống và cho con ăn học ở đây
trong sự nghèo túng nhưng Êm cúng , thoải mái”. Nếu đặt trong hoàn cảnh xã
hội đương thời thì điều này thật khó tưởng tượng và khó tin . Vậy ý kiến của ông
Trần Thanh mại không hợp lí, Hồ Xuân Hương không phải là con gái của Hồ Sĩ
Danh . Nhưng tại sao Tèn Phong Thị lại nói như vậy? Các nhà nghiên cứu nghi
ngờ tác giả lời tựa Lưu Hương Ký hiểu nhầm chữ “muội” trong câu“Hoàng giáp
Hồ tướng công chi muội” . “ Hoàng giáp Hồ tướng công” đúng là chỉ Hồ Sĩ
Đống như ông Mại nhận định . Nhưng chữ “ muội” nên hiểu theo nghĩa là em gái
15
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
ruột thì không đúng vì Hồ Sĩ Danh không có vợ lẽ và con gái như đã nêu ở trên,

do đó, Hồ Sĩ Đống không thể có em gái ruột được . Cho nên chữ “ muội” ở đây
chỉ có thể hiểu theo nghĩa là em gái nói chung thì hợp lẽ hơn cả. Sau này trong “
Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long”, giáo sư Hoàng cũng phân tích “ vấn đề liên
hệ giữa Hồ Xuân Hương và Hồ Sĩ Đống , có thể rằng Tốn Phong Thị đã tưởng
lầm nàng là em ruột ông Hoàng Giáp, vì trong câu chuyện, từ “ em họ” cũng
thường chỉ nói “em” nhất là khi người anh chị là bực sang”. Trần Thanh Mại đã
hiểu lời tựa “ em gái lớn ông Hồ” cho nên đã bác điều Xuân Hương là con Phi
Diễn, và theo thế thứ, nhận là con Sĩ Danh. Thuyết Êy không ổn, vì bỏ điều gần
chắc truyền và ghi trong họ Hồ, dựa vào nghĩa mập mờ của chữ Muội trong lời
tựa”[23;39].
Hồ Xuân Hương là con Hồ Phi Diễn hay con Hồ Sĩ Danh, vấn đề ngày
càng trở nên phức tạp . Như trên đã trình bày, người đầu tiên khẳng định Hồ
Xuân Hương là con của Hồ Phi Diễn là Dương Quảng Hàm trong “ Việt văn
giáo khoa thư” . Thế nhưng Dương Quảng Hàm lấy tài liệu này ở đâu thì không
ai rõ, chỉ biết rằng “ tuy sách không cho hay chỗ xuất xứ là đâu nhưng tác giả là
một giáo sư Việt văn trung học, vậy nên bấy giờ độc giả đều tin và cho là một tin
mới mẻ. Thật sự thì trước hồi Êy ở xứ Nghệ , nhất là ở Quỳnh Lưu, nhiều văn sĩ
đã biết Ýt nhiều về điều Êy. Họ Dương biết chuyện chính cũng nhờ người thuộc
họ Hồ ở thôn Quỳnh Đôi”[23;41]. Điều đó chứng tỏ rằng Dương Quảng Hàm khi
viết tiểu sử Hồ Xuân Hương vào năm 1940 là viết theo lời truyền tụng . Kết luận
này đủ độ tin hơn khi xem Việt Nam văn học sử yếu (1943 ) , ở mục “ các tác
phẩm kê cứu”, Dương Quảng Hàm đã kê những sách viết về Hồ Xuân Hương
là :
-“ Giai nhân di mặc” của Nguyễn Hữu Tiến.
16
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
-“ Hồ Xuân Hương tác phẩm , thân thế và văn tài của Nguyễn Văn
Hanh.
-“ Hồ Xuân Hương thi tập” của Xuân Lan.
Nhưng cả ba cuốn sách đó không có cuốn nào nói đến chi tiết Hồ Xuân Hương

là con Hồ Phi Diễn . Sau này Đào Thái Tôn cũng quả quyết “ tất cả các sách gia
phả họ Hồ có trong Thư viện KHXH hiện nay , không có sách nào chép chi tiết
này, thậm chí ba chữ Hồ Phi Diễn cũng không có. Ở làng Quỳnh Đôi hiện nay,
một số gia phả có chép về Hồ Phi Diễn nhưng tiếc rằng đó là sách chép gần
đây”[22;270] .
Nếu ông Đào Thái Tôn không đồng ý khi cho rằng cha Hồ Xuân Hương là
Hồ Phi Diễn thì ông Hồ Tuấn Niêm lại nghiêng về thuyết này. Trong “ Thiên
tình sử Hồ Xuân Hương” giáo sư Hoàng Xuân Hãn có viết :
“ Tuấn Niêm cho hay có ghi Hồ Phi Diễn trong các sách sau :
Hồ tôn thế phổ.
Hồ tộc thế phổ.
Hồ tộc hiền lục.
Hồ đại tộc tiên tổ thuỵ hiệu.
Hồ téc khoa danh trường biên.
Hồ tộc tông thứ phổ ký.
để trả lời cho câu hỏi “ Có thực Hồ Xuân Hương là con Hồ Phi Diễn không” ,
cả ông Hồ Tuấn Niêm vào năm 1971 và giáo sư Hoàng Xuân Hãn năm 1983 đều
tin rằng đó là sự thực bởi có ba tài liệu ( bút chứng) là :
-Phổ 1 ( tức Hồ tôn thế phả).
-Phổ 6 ( Hồ tộc tôn thứ phổ ký).
- Thư đề ngày 27/9/1971 của ông Hồ Mậu Đờn.
17
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Khi xem xét , người ta thấy những chữ “ Phi Diễn sinh nữ Xuân Hương ư
Khán Xuân phường” thực ra đã được ghi thêm vào sau năm 1957 nên không có
giá trị “ bút chứng”. Còn bút chứng thứ hai thì ông Hồ Tuấn Niêm lại nói là có
được đọc ( không còn sách). Tài liệu thứ ba là lá thư của ông Hồ Mậu Đờn gửi
cho ông Hồ Tuấn Niêm từ Nghệ An đề ngày 27/ 9/ 1971, “ là mang ý nghĩa bút
chứng nhưng xét ra chẳng có giá trị là bao”[23;47].
Như vậy việc xác định thân phụ Hồ Xuân Hương vẫn chưa có sự thống

nhất . Nếu như nhất thiết đòi hỏi phải có chứng cứ xác đáng thực tế để chứng
minh cho mét “ điểm” nào đó về đời Hồ Xuân Hương thì thiết nghĩ, chúng ta
nhất định không đạt nổi một “ điểm” nào cả. Mà nếu không xác định được cha
Hồ Xuân Hương là ai thì không thể xác định quê quán, năm sinh, nơi sinh …và
nhiều vấn đề khác.
1.2. Thời đại Hồ Xuân Hương.
Lâu nay nhiều người vẫn thường dựa vào đề tài thơ của Hồ Xuân Hương
để suy luận thời đại sống của Bà. Có người căn cứ vào những bài thơ xướng hoạ
với Chiêu Hổ rồi kết luận Hồ Xuân Hương sống cùng thời Phạm Đình Hổ. Có
người lại dựa vào bài “ Đề đền Sầm Nghi Đống” để khẳng định Hồ Xuân Hương
sống ở thời kỳ Tây Sơn.
Trong “ Giai nhân di mặc”, Nguyễn Hữu Tiến cũng không xác định cụ thể
về mặt thời gian mà chỉ biết Hồ Xuân Hương sinh ra vào “ khi Êy” mà thôi.
Năm 1927 , Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc trong “ Nam thi hợp tuyển” và
năm 1929 , Sở Cuồng Lê Dư trong “ Nữ lưu văn học sử” đều viết : “Nàng sinh
vào lúc đầu nhà Nguyễn”.
Theo ông Văn Tân : “ Muốn biết về Hồ Xuân Hương chỉ còn cách dựa vào
tiểu sử Chiêu Hổ tức Phạm Đình Hổ , là người đã nhiều lần xướng hoạ với Xuân
18
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Hương để phỏng đoán Xuân Hương ra đời vào khoảng nào và chết vào khoảng
nào” [18]. Sau khi kể về mối quan hệ giữa Hồ Xuân Hương với Chiêu Hổ , ông
Văn Tân kết luận : “ Như vậy có thể đoán không đến nỗi sai lầm rằng Hồ Xuân
Hương là một nhân vật tuổi xuýt xoát với Phạm Đình Hổ, nghĩa là cùng sống
trong khoảng thời gian từ cuối Lê - Trịnh đến Nguyễn sơ.
Dzuy Dzao khẳng định chắc chắn “ Hồ Xuân Hương sinh vào nửa sau thế
kỷ XVIII và đã qua đời vào nửa đầu thế kỷ thứ XIX”[ 4;5]. Còn theo Nguyễn
Lộc cho biết “ trước kia các nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương sống và
sáng tác vào nửa cuối thế kỷ XVIII, chủ yếu là dưới thời Tây Sơn. Nhưng một số
tài liệu phát hiện gần đây thì lại thấy hình như Bà sống chủ yếu dưới thời nhà

Nguyễn , khoảng nửa đầu thế kỷ XIX” [15;27].
Gần hai thế kỷ, hàng trăm người nghiên cứu và viết về Hồ Xuân Hương đều
chau mày hạ bút một cách chung chung: “ Bà sống khoảng cuối Lê đầu
Nguyễn”… Thực ra, đây là một khoảng thời gian hết sức co giãn, khó xác định.
Bởi vì, tính thời nhà Hậu Lê bắt đầu từ Lê Duy Ninh, niên hiệu Nguyên Hoà
(1533 – 1548) đến Lê Duy Kỳ, niên hiệu Chiêu Thống (1787 – 1788) tròn 255
năm. Còn nhà Nguyễn tồn tại trong 143 năm, bắt đầu từ Nguyễn Phúc Ánh, niên
hiệu Gia Long (1802 – 1820) đến Nguyễn Vĩnh Thuỵ, niên hiệu Bảo Đại (1926 –
1945). Nói “ cuối Lê đầu Nguyễn”, là nói tới buổi giao thời từ Lê Chiêu Thống
qua Tây Sơn đến Gia Long. Thế nhưng, thời gian của Lê và Nguyễn là hai triều
đại dài, chính vì thế không biết là Hồ Xuân Hương chủ yếu ở phía nhà Lê hay
nhà Nguyễn, sự co giãn cũng phải hàng vài chục năm. Điều này cho phép dung
hoà rất nhiều giả thiết về năm sinh, năm mất của Hồ Xuân Hương nhất là tình
hình tư liệu hiện nay.
19
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Nhưng không một giả thiết nào về Hồ Xuân Hương còn có thể đứng vững
được cũng như sẽ phải giã từ tất cả những cách hiểu trước đây khi “Xuân đường
đàm thoại” cho biết năm mất của Hồ Xuân Hương là 1869! Vậy hẳn là Hồ Xuân
Hương đã sống, thậm chí đã sinh ra vào đầu đời Nguyễn – sau Tây Sơn, điều này
cũng có nghĩa là phải xếp Xuân Hương vào “ chiếu” các tác gia văn học triều
Nguyễn chứ không phải ở thời Tây Sơn, việc sắp xếp này có ảnh hưởng trực tiếp
tới việc nhận xét và bình giá thơ văn của Hồ Xuân Hương.
Hiện giờ vẫn chưa xét tài liệu nào là đáng tin và tin ở mức độ nào nhưng
để nói một điều về thời đại Hồ Xuân Hương thì đó là một thời đại khủng hoảng,
một nhà nước đang trên con đường suy vi mà sự băng hoại của nó về đạo đức là
điều không thể tránh khỏi. Mỗi cá nhân thuộc về một xã hội nhất định, thơ văn
của họ dù ngụy trang dưới bất cứ một hình thức nào thì đó vẫn là lời phát biểu
trung thành về thời đại mình. Nét độc đáo, sự lạ lẫm trong thơ Xuân Hương một
phần cũng chính là sản phẩm của thời đại Xuân Hương.

1.3. Năm và nơi sinh của Hồ Xuân Hương.
“ Hồ Xuân Hương chào đời giữa mùa xuân năm Canh Dần 1770 tại
phường Khán Xuân cạnh Hồ Tây, thành Thăng Long Hà Nội. Đã được sinh ra ở
“ đất hoa” lại vào giữa mùa xuân, hoa xuân khoe sắc khoe hương ngan ngát, rực
rỡ cả một phương trời… cho nên cụ Hồ Sĩ Danh đặt tên cho cô con gái duy nhất
này là Xuân Hương”[4;163]. Dzuy Dzao vận dụng phương pháp là “ muốn biết
được năm sinh và năm tử của bà Hồ Xuân Hương ta chỉ việc lần theo những gì
đã nắm bắt được” . Ông căn cứ vào chi tiết Hồ Sĩ Danh mất năm 1783, khi Êy
Hồ Xuân Hương 13 tuổi. Vậy lấy năm tử của cha trừ đi năm tuổi của con ta có
đáp số : 1783 – 13 = 1770. Đây chính là năm sinh của Hồ Xuân Hương. Nhưng
20
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
có thuyết bác bỏ Hồ Sĩ Danh là cha Hồ Xuân Hương thì phương pháp này cũng
không tồn tại được .
Trong cuốn “ Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc”, Hồ Sĩ Giàng viết : “ Hồ
Xuân Hương ( 1772 – 1822) nữ sĩ .” Nghĩa là nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh năm
1772, mất năm 1822 mà không có một viện dẫn nào để chứng minh. Còn Trần
Thanh Mại sau khi phát hiện ra “ Lưu Hương Ký” thì ước đoán Hồ Xuân Hương
sinh khoảng 1775 hoặc 1780.
Nói tóm lại, tất cả những năm sinh nêu trên mới chỉ là ước đoán còn chưa
ai dám khẳng định một cách chắc chắn Bà sinh năm nào, chỉ biết khoảng co giãn
là cuối Lê đầu Nguyễn như đã trình bày ở phần thời đại Hồ Xuân Hương.

1.4.Năm và nơi mất của Hồ Xuân Hương.
Đây cũng là vấn đề có nhiều mâu thuẫn cần tiếp tục thẩm định. Theo Hồ
Sĩ Giàng, năm mất của Hồ Xuân Hương là 1882, còn căn cứ vào bài thơ của
Tùng Thiện Vương Miên Thẩm thì Hồ Xuân Hương phải mất trước năm 1840
tuy không rõ là năm nào, chỉ biết mộ được an táng bên Hồ Tây:
“ Mạc hướng Xuân Hương phần thượng quá
Tuyền đài hữu hận thác khiên ty”

(Chớ có đi lên mồ Xuân Hương nhé ,
Ở nơi suối vàng nàng đang có mối hận tơ duyên)
Hay :
“ Trụy phấn tàn chi thổ nhất doanh
Xuân Hương quy khứ thảo thanh thanh”
( Son tàn phấn nhạt chỉ còn một nấm mồ
21
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Xuân Hương đã mất rồi, cỏ mọc lên xanh mướt).
Vấn đề trở nên phức tạp khi bài tản văn “Xuân đường đàm thoại” được
công bố, trên Tạp chí văn học số 3 / 1974 ở mục sưu tầm cho biết,“ Xuân đường
đàm thoại” là một bài văn của Tam Nguyên Trần Bích San ( 1840 – 1878) biệt
hiệu Mai Nham, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Bài này
được chép trong tập Danh thi tạp lục, do ông Trần Tường phát hiện và công bố,
ông Trần Quát phiên âm, dịch nghĩa.
Bài “ Đôi điểm về tài liệu liên quan đến năm mất của nữ thi sĩ Hồ Xuân
Hương”[29] Nguyễn Thị Thảo – Bạch Hào lại phát hiện một dị bản của “ Xuân
đường đàm thoại” có tên là “ Xuân đình đàm thoại” chép trong sách “Hương
tÝch động ký” ( ký hiệu A. 2533, thư viện viện thông tin KHXH, Hà Nội) và
không có tên tác giả. Xét hai văn bản này thấy có sự sai khác về thời điểm ngay
ở câu mở đầu. Bản của Trần Tường chép “ Tự Đức trấp nhị, Kỷ Tỵ đông quý, dĩ
lập xuân hỹ” ( cuối mùa đông năm Kỷ Tỵ, Tự Đức thứ 22 ( 1869), đã đến tiết lập
xuân rồi vậy). Còn bản được phát hiện bởi Nguyễn Thị Thảo – Bạch Hào chép “
Quý Tỵ đông chi quý dĩ lập xuân hỹ” ( cuối mùa đông năm Quý Tỵ, đã đến tiết
lập xuân rồi vậy ). Xuân đường đàm thoại đã mang đến “một tiếng nói khác lạ”
làm nhiều người sửng sốt và những kết luận nghiên cứu trước đó bị lung lay. Tài
liệu này cho người đọc biết mãi đến năm 1869, tức năm Tự Đức thứ 22, tức là
sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta ( 1858 ) Hồ Xuân Hương mới qua đời.
Một người tên là Ngô Ban trong Xuân đường đàm thoại cho biết : “ Tài nữ tỉnh
Nghệ An, hiệu Cổ nguyệt đường, tự Xuân Hương chết rồi ! Tôi và vài người nhà

vừa chôn cất nàng ở cạnh núi Nguyệt Hằng .”
Điều quan trọng là tìm xem tài liệu nào đáng tin, Đào Thái Tôn xem Xuân
đường đàm thoại có một ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu về Hồ Xuân
22
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Hương và coi đó như “ một nhịp nối trong tiến trình dân gian hoá tiểu sử và thơ
ca Hồ Xuân Hương”.
1.5.Gia đình và quan hệ xã hội.
“Chồng con cái nợ là như thế !
Hỡi chị em ơi có biết không”
(Cái nợ chồng con)
Hồ Xuân Hương –một người con gái tài hoa nhưng tình duyên lận đận.Bà
đã không có Ýt những vần thơ ai oán cho số kiếp của mình và người phụ nữ nói
chung. Hồ Xuân Hương đã từng “Dỗ người đàn bà khóc chồng”,mà cũng từng
“Bỡn bà lang khóc chồng”,và có lúc nàng khóc cho chính mình :
“Chàng cóc ơi !Chàng cóc ơi !
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi”.
Căn cứ vào đời và thơ nàng, người ta khẳng định đời chồng thứ nhất của Hồ
Xuân Hương là cai Tổng Cóc, ông cưới Xuân Hương làm vợ lẽ thứ ba vào mùa
thu năm Giáp Tý (1804) nhưng cuộc tình duyên này thật ngắn ngủi chỉ vẻn vẹn
không đầy ba tháng .
Dựa vào bài thơ “Khóc ông Phủ Vĩnh Tường” người ta lại cho rằng Hồ
Xuân Hương cũng đã từng làm lẽ Phủ Vĩnh Tường nhưng những kết luận nghiên
cứu khoa học trong mấy chục năm gần đây đã bóc đi nhiều lớp vỏ bọc dân gian
bao quanh người tài nữ đã có lúc bị nghi ngờ là một nhân vật không có thật trong
lịch sử này. Giờ đây người ta đã có thể khẳng định không những Hồ Xuân
Hương chưa từng làm lẽ ông Phủ Vĩnh Tường nào đó mà còn có đủ cơ sở để đặt
vấn đề nghi vấn bài thơ đó có phải là của Hồ Xuân Hương hay không?. Giáo sư

23
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
Hoàng cho biết “ tên Phủ Vĩnh Tường từ năm 1822 mới có. Phủ Êy giữ tên Tam
Đái suốt đời Gia Long. Đại Nam nhất thống chí quyển Sơn Tây chép rằng: Năm
Minh Mạng thứ hai ( 1821 ) đổi ra Tam Đa ( có lẽ kiêng tên Đái, cho là tục ).
Năm thứ ba ( 1822 ) lại đổi ra Vĩnh Tường. Nếu Hồ Xuân Hương mÊt trước hay
sau vào năm Êy thì không thể làm vợ một ông Phủ Vĩnh Tường”[6]. Vậy bài thơ
Nôm “ Khóc ông phủ Vĩnh Tường” quyết không phải của Hồ Xuân Hương và
Xuân Hương không có chồng là tri phủ Vĩnh Tường. Theo giáo sư Hoàng Xuân
Hãn thì khoảng năm 1818, Hồ Xuân Hương làm vợ bé quan Tham hiệp trấn Yên
Quảng, nghĩa là bà quan lớn đầu hàng văn tại Quảng Yên ngày nay. Lê Xuân
Sơn trong bài “ Hồ Xuân Hương có thực không và nàng lấy ai ?” cũng khẳng
định “ mối tình cuối cùng xác định được và cũng là mối tình duy nhất dẫn đến
hôn nhân được biết đến của Hồ Xuân Hương là với viên hiệp trấn Yên Quảng
( Quảng Ninh ) Trần Phúc Hiển”. Trong Quốc sử di biên ( dẫn theo Hoàng Xuân
Hãn ) cho biết : “ Quan tham hiệp trấn Yên Quảng bị tội tử hình, vì doạ nạt dân
để lấy của. Ruộng tại châu Vạn Ninh bị bỏ hoang nhiều. Quan tham hiệp Ðp dân
phở làm ruộng cày. Nhân đó đòi dân đút tiền, kể đến bạc nghìn. Dân châu này
kiện. Viên án thủ ( trách nhiệm an ninh ) Dung tố cáo làm ông bị giam chặt trong
một năm. Vợ bé ông tên là Xuân Hương, giỏi về văn chương và chính trị, bấy
giờ nổi tiếng là tài nữ. Quan tham hiệp thường sai nàng dự vào việc quan. Viên
án thủ Dung vốn sợ , ghét nàng …”( chép năm Gia Long thứ 18 – Kỷ Mão
1819 ).
Vẫn theo Hoàng Xuân Hãn cung cấp, sách chính sử Đại Nam thực lục
( chính biên đệ nhất kỷ, quyển 57, trang 12a ) có ghi chuyện này nhưng chuyện
lại chép vào tháng 5 năm trước, tức năm Mậu Dần 1818: “ Quan tham hiệp trấn
Yên Quảng là Trần Phúc Hiển, ăn tiền hối lộ của dân đến bảy trăm quan, sù Êy
24
Nguyễn Minh Nga Lớp Văn _K43
lé ra. Vua nói : “ Tham nhũng như thế mà không giết thì lấy gì mà khuyến liêm”.

Bảo quan Bắc thành trị tội – Hiển bị án tử hình”.
Như vậy theo hai sử liệu nói trên thì Trần Phúc Hiển giữ chức quan Tham
hiệp trấn Yên Qảng, năm Gia Long thứ 17 bị dân châu Vạn Ninh tố cáo hối lộ
.Tháng 5 năm Mậu Dần (1818) bị bắt.Vua sai kết tội tử hình.Có người vợ lẽ giỏi
văn chương,tinh thông chính trị luôn được chồng nhờ giúp việc hành chính.
Nàng nổi tiếng là một tài nữ, tên là Xuân Hương. Căn cứ vào nguồn tài liệu này,
Hoàng Xuân Hãn khẳng định: Người tài nữ này đúng là Hồ Xuân Hương bấy lâu
đã quen biết. Nàng bắt đầu làm lẽ Trần Phúc Hiển khoảng năm 1815-1818.
Về phần Xuân Hương, khi ở Yên Quảng nàng đã làm thơ vịnh cảnh Hạ
Long. Đó là các bài:
-Độ hoa phong (Qua vòng Hoa Phong )
-Trạo ca thanh (Trội tiếng ca chèo )
-Nhãn phóng thanh (Mắt toả màu xanh )
-Thuỷ vân hương (Về chốn nước mây )
-Hải ốc trù (Ngóng đỉnh Toan Ngoan).
Lâu nay nhiều người vẫn khẳng định Hồ Xuân Hương có hai đời chồng
song trong bài “ Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương” [32], Trần Thanh Mại cho biết
Hồ Xuân Hương gặp Tốn Phong Thị lần thứ nhất năm 1807 lúc đó Xuân Hương
khoảng 27 – 32 tuổi ; lần gặp thứ hai Xuân Hương chừng 34 – 39 tuổi. Và hoài
nghi “ nếu chúng ta không hiểu lầm Tốn Phong Thị, thì Hồ Xuân Hương có lẽ đã
có ba đời chồng” :
“ Mai thực dã tằng tam độ kết
Khách tình dĩ thị lục niên kim”.
25

×