Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố, điều tra từ thực tiễn thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.06 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VIẾT HỒNG

CHỨNG MINH VỤ ÁN TIỀN GIẢ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ,
ĐIỀU TRA TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số

: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC HÀ

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các
kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi và có độ chính xác
cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Hồng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG
MINH VỤ ÁN TIỀN GIẢ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA… . 7
1.1. Những vấn đề lý luận về chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố,
điều tra ..................................................................................................................... 7
1.2. Quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự về chứng minh vụ án tiền
giả trong giai đoạn khởi tố, điều tra ........................................................................ 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỨNG MINH VỤ ÁN TIỀN GIẢ TRONG
GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.. ....................................................................................................................... 32
2.1. Đặc điểm có liên quan đến hoạt động chứng minh vụ án tiền giả trong giai
đoạn khởi tố, điều tra............................................................................................... 32
2.2. Thực trạng chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố, điều tra ......... 42
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHỨNG
MINH VỤ ÁN TIỀN GIẢ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA… . 55
3.1. Yêu cầu của hoạt động chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố,
điều tra ..................................................................................................................... 55
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng chứng minh vụ án tiền giả trong giai
đoạn khởi tố, điều tra............................................................................................... 56
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 68
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sư


TTHS

: Tố tụng hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

ANĐT

: An ninh điều tra

CSĐT

: Cảnh sát điều tra

VKS

: Viện kiểm sát

HĐCM

: Hoạt động chứng minh


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, các
cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng mọi phương tiện, biện pháp luật định để thu

thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ nhằm xác định sự thật khách quan
của vụ án. Chứng cứ luôn là những vấn đề quan trọng trong quá trình giải quyết
mọi vụ án hình sự, là công cụ sắc bén giúp cơ quan tiến hành tố tụng đấu tranh
với đối tượng phạm tội. Để chứng cứ có đầy đủ giá trị và hiệu lực pháp lý, cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện tốt các hoạt động chứng
minh (HĐCM) trong tố tụng hình sự (TTHS).
Trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án tiền giả, chứng cứ và chứng minh
là những vấn đề được Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) quan tâm
và thận trọng trong quá trình thực hiện. Nếu HĐCM được thực hiện hiệu quả,
đúng pháp luật thì sẽ có tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm cao,
ngược lại nếu HĐCM không được thực hiện tốt, không tuân thủ theo đúng quy
định pháp luật thì những tài liệu, chứng cứ thu thập được trong hai giai đoạn này
sẽ không có giá trị chứng minh và không được sử dụng trong các giai đoạn tố
tụng tiếp theo.
Thành phố Hà Nội là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước, là địa bàn
trọng điểm về an ninh, trật tự. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, Hà Nội đã được những thành tựu đáng kể trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng, đời sống
người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã
đạt được, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp với hàng nghìn vụ án hình sự
xảy ra mỗi năm, trong đó có các vụ án tiền giả. Đây là loại án mà đối tượng
phạm tội thường hoạt động với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, luôn tìm mọi cách để
đối phó với quá trình điều tra, xử lý của cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, cơ
quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an thành phố Hà Nội nói riêng.

1


Các vụ án tiền giả xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự quản lý
kinh tế nói chung, đến việc quản lý tiền tệ của Nhà nước nói riêng, gây hoang

mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Quá trình giải quyết các vụ án này,
các HĐCM luôn đóng vai trò hết sức quan trọng và đã đạt được nhiều thành
công đáng kể, song vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, những khó
khăn vướng mắc cần được nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm nhằm không
ngừng nâng cao hiệu quả HĐCM vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố, điều tra
của Cơ quan ANĐT, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) cấp huyện Công an
thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chứng
minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố, điều tra từ thực tiễn thành phố
Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình
sự, mã số 60.38.01.04.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng như trong thực tiễn áp
dụng, vấn đề chứng minh trong vụ án hình sự nói chung và chứng minh vụ án
tiền giả trong giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng luôn được các nhà khoa học
quan tâm, nghiên cứu. Các nhà khoa học, luật gia đưa ra những hệ thống lý luận
dưới nhiều góc độ khác nhau làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng.
Liên quan đến đề tài luận văn, đến nay đã có một số công trình khoa học đã
công bố như sau:
Các đề tài liên quan đến chứng cứ và chứng minh vụ án ở các giai đoạn cụ
thể trong TTHS: Đỗ Văn Đương (2006), Chứng cứ và chứng minh trong vụ án
hình sự, Nxb Tư Pháp, Hà Nội; Nguyễn Văn Cừ (2005), Chứng cứ trong luật tố
tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hà, Quá trình
chứng minh trong điều tra các vụ án xâm phạm An ninh quốc gia, Luận án tiến
sĩ, Học viện An ninh nhân dân; Dương Ngọc An (2013), Chứng minh trong tố
tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ,
Học viện Khoa học xã hội…Các đề tài này đã đưa ra lý luận về chứng cứ và

2



chứng minh vụ án hình sự nói chung, tuy nhiên các công trình này chưa đi vào
nghiên cứu chứng cứ và chứng minh trong từng loại vụ án cụ thể.
Các đề tài liên quan trực tiếp đến luận văn “Chứng minh vụ án tiền giả
trong giai đoạn khởi tố, điều tra từ thực tiễn thành phố Hà Nội”: Nguyễn Hoàng
Long (2010), Hoạt động thu thập chứng cứ trong điều tra các vụ án tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả do Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc
thụ lý, Luận văn Thạc sĩ, Học viện An ninh nhân dân; Lê Nam Anh (2011),
Nâng cao hoạt động thu thập chứng cứ trong điều tra các vụ án tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả do Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nam Định
thụ lý, Luận văn Thạc sĩ, Học viện An ninh nhân dân; Trần Anh Tuyên (2014),
Thu thập chứng cứ trong điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền
giả trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ, Học viện An ninh nhân
dân…Các đề tài trên mới chỉ nghiên cứu việc chứng minh vụ án tiền giả dưới
góc độ hoạt động thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra các vụ án tiền giả,
tuy nhiên, các công trình khoa học này chưa nghiên cứu về các hoạt động kiểm
tra, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án tiền giả.
Trên cơ sở nghiên cứu cho thấy, các tác giả chủ yếu nghiên cứu ở từng
khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Do nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, góc độ
tiếp cận khác nhau nên các công trình khoa học nêu trên hoặc đề cập đến vấn đề
chứng minh trong toàn bộ vụ án hoặc trong từng hoạt động cụ thể của quá trình
chứng minh hoặc tiếp cận dưới góc độ đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. Hiện
nay cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề chứng minh vụ án tiền
giả trong giai đoạn khởi tố, điều tra từ thực tiễn thành phố Hà Nội.
Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện đề tài “Chứng minh vụ án tiền giả
trong giai đoạn khởi tố, điều tra từ thực tiễn thành phố Hà Nội” là vấn đề mang
tính cấp thiết nhằm hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chứng
minh của cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, của Cơ quan điều tra (CQĐT)
trong quá trình giải quyết vụ án tiền giả nói riêng. Kết quả nghiên cứu của các


3


công trình khoa học nêu trên là những nguồn tư liệu quý giá giúp cho tác giả
nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chứng minh vụ
án tiền giả trong giai đoạn khởi tố, điều tra từ thực tiễn thành phố Hà Nội, từ đó
đưa ra dự báo và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và góp phần nâng cao hiệu
quả chứng minh trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án tiền giả trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về chứng minh vụ án tiền giả trong giai
đoạn khởi tố, điều tra.
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý, nội dung, các giai đoạn của HĐCM vụ án tiền
giả trong khởi tố, điều tra do Cơ quan ANĐT, Cơ quan CSĐT cấp huyện Công
an thành phố Hà Nội thụ lý.
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng và rút ra nhận xét về hoạt động chứng
minh trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến tháng
6/2017.
- Dự báo tình hình và đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố, điều tra trên phạm vi cả nước
nói chung, địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, quy định của
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chứng minh và thực tiễn về chứng minh
vụ án tiền giả trong khởi tố, điều tra do Cơ quan ANĐT, Cơ quan CSĐT cấp

huyện Công an thành phố Hà Nội thụ lý.

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: tập trung nghiên cứu hoạt động chứng minh vụ án tiền giả
trong giai đoạn khởi tố, điều tra.
+ Về thời gian: Từ năm 2012 đến tháng 6/2017.
+ Về địa bàn: các vụ án tiền giả do Cơ quan ANĐT, Cơ quan CSĐT cấp
huyện Công an thành phố Hà Nội thụ lý.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình
sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các văn kiện của Đảng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp chuyên
gia, tọa đàm khoa học; phương pháp tổng kết thực tiễn để giải quyết các nhiệm
vụ nghiên cứu.
Cụ thể, tác giả sử dụng những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm của Cơ
quan ANĐT, Cơ quan CSĐT cấp huyện Công an thành phố Hà Nội; nghiên cứu
các quyết định tố tụng liên quan đến hoạt động chứng minh vụ án, tổng hợp các
tri thức khoa học pháp luật tố tụng hình sự và các vấn đề tương ứng được nghiên
cứu trong luận văn. Ngoài ra, tác giả tham khảo ý kiến của các Điều tra viên trực
tiếp tiến hành các hoạt động chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố,
điều tra.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận:

5


Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên, có tính hệ thống và
tương đối toàn diện về hoạt động chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi
tố, điều tra từ thực tiễn thành phố Hà Nội ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp xác định được khái niệm, nội
dung và các giai đoạn của HĐCM trong khởi tố, điều tra vụ án tiền giả, từ đó
đưa ra những kiến nghị về mặt lập pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện quy định
pháp luật TTHS về vấn đề này. Việc xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp,
đầy đủ, có hệ thống sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng của HĐCM vụ án tiền giả.
6.2. Về mặt thực tiễn:
Tổng kết, rút ra được những kinh nghiệm trong HĐCM vụ án tiền giả từ
năm 2012 đến nay do Cơ quan ANĐT, Cơ quan CSĐT cấp huyện Công an thành
phố Hà Nội thụ lý.
Kết quả nghiên cứ của luận văn giúp các Cơ quan tiến hành tố tụng nói
chung, CQĐT nói riêng xác định, áp dụng đúng đắn trình tự, thủ tục trong
HĐCM vụ án tiền giả.
Bên cạnh đó, tác giả hy vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích
dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán
bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc
chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chứng minh vụ án tiền giả trong giai
đoạn khởi tố, điều tra

Chương 2: Thực trạng chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố,
điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng chứng minh vụ án tiền giả
trong giai đoạn khởi tố, điều tra

6


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG MINH VỤ
ÁN TIỀN GIẢ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA
1.1. Những vấn đề lý luận về chứng minh vụ án tiền giả trong giai
đoạn khởi tố, điều tra
1.1.1. Khái niệm chứng minh vụ án tiền giả
Để có thể đưa ra được một khái niệm khoa học về chứng minh vụ án tiền
giả cần thiết phải đi từ việc làm sáng tỏ cái chung (chứng minh) đến cái riêng
(chứng minh vụ án tiền giả). Đó là một trong những lôgic khi tiếp cận những
vấn đề thuộc khoa học xã hội.
“Chứng minh” – theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa năm
2013, là “làm cho thấy rõ là có thật, là đúng, bằng sự việc hoặc lý lẽ” [15, tr.
201]. Chứng minh ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao trùm tất cả các sự vật,
hiện tượng trong đời sống xã hội.
Mặt khác, chứng minh còn được hiểu là “một hình thức suy luận để khẳng
định tính chân lý của một luận điểm nào đó, bằng cách dựa vào những luận
điểm mà tính chân lý đã được thực tiễn xác nhận” [31].
“Chứng minh tội phạm” - Theo Từ điển luật học, Nxb Tư Pháp năm 2006,
là “thu thập kiểm tra, đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực
hiện hành vi phạm tội” [3, 165]. Chứng minh ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp
trong TTHS.
Theo GS, TS Võ Khánh Vinh, trong phần bình luận Điều 65 Bộ luật

TTHS năm 2003 có đưa ra khái niệm về chứng minh là “quá trình nhận thức về
vụ án hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện” [29, tr. 131]
Tuy các nhà khoa học đều đưa ra các lý giải khác nhau về thuật ngữ
“chứng minh” nhưng các khái niệm trên đều có những điểm chung là:

7


Thứ nhất, chứng minh là hoạt động suy luận logic thông qua quá trình
nhận thức về một sự vật, một sự việc.
Thứ hai, trong HĐCM, chủ thể chứng minh sử dụng lý lẽ hoặc tài liệu,
thông tin đã được kiểm chứng, xác nhận.
Thứ ba, mục đích của HĐCM nhằm kết luận chân lý khách quan về một
sự vật, một hiện tượng.
Từ các phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về chứng minh như sau:
“Chứng minh là hoạt động của con người để nhận thức sự thật khách
quan về một sự vật, hiện tượng nào đó thông qua các thông tin, tài liệu được thu
thập, kiểm tra, đánh giá tính chân lý”.
Theo Từ điển luật học, vụ án được hiểu là “một vụ việc có dấu hiệu trái
pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật
được đưa ra tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết” [3, tr. 860].
Theo Quyết định số 130/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày
30/6/2003 về việc bảo vệ tiền Việt Nam đã đưa ra khái niệm về “tiền giả” là
“những loại tiền được làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành” [25].
Thực tiễn chứng minh các vụ án tiền giả cho thấy: tiền giả bao gồm tiền
Việt Nam đồng giả và ngoại tệ giả; ngân phiếu giả, công trái giả bao gồm ngân
phiếu, công trái giả ngân phiếu, công trái của Việt Nam hoặc của nước ngoài
phát hành, nhưng có giá trị thanh toán tại Việt Nam.
Vụ án tiền giả là vụ án đã được cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành

tố tụng theo quy định của pháp luật TTHS khởi tố hình sự về tội làm, tàng trữ,
vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả.
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được quy định tại Điều
180, Chương XVI (nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) Bộ luật hình sự
(BLHS) năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):

8


“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu
giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười hai năm.
3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” [19].
Điều 207 BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 quy định về tội
phạm tiền giả như sau:
“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù
từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000
đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” [20].
Quy định về tội phạm tiền giả trong BLHS sự năm 2015 có hiệu lực từ

ngày 1/1/2018 có một số điểm khác biệt só với BLHS năm 1999 đang có hiệu
lực thi hành. Tội phạm tiền giả quy định trong BLHS năm 2015 có hiệu lực từ
ngày 1/1/2018 được cụ thể hóa về định lượng tiền giả làm, tàng trữ, vận chuyển,
lưu hành tương ứng với các khung hình phạt. Ngoài ra, tội phạm tiền giả quy
định trong BLHS năm 2015 không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
Xuất phát từ cơ sở phương pháp luận HĐCM trong khởi tố, điều tra vụ án

9


tiền giả đã phân tích và các khái niệm có liên quan, có thể đưa ra khái niệm về
chứng minh vụ án tiền giả như sau:
“Chứng minh vụ án tiền giả là trình tự các bước nhận thức các sự kiện,
tình tiết liên quan đến vụ án tiền giả do cơ quan ANĐT và chủ thể khác có thẩm
quyền tiến hành thông qua việc áp dụng các phương tiện, biện pháp hợp pháp
để thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng chứng cứ theo đúng trình tự, thủ tục
luật định để kết luận, làm rõ đối tượng chứng minh của vụ án tiền giả”.
Chứng minh vụ án tiền giả là hoạt động nhận thức sự thật khách quan về
vụ án tiền giả của cơ quan và người có thẩm quyền. Hoạt động nhận thức này
được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương tiện, biện pháp được quy định
trong Bộ luật TTHS. Chứng minh vụ án tiền giả gồm có các giai đoạn: thu thập,
kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ
Cơ quan và người có thẩm quyền khởi tố vụ án tiền giả cũng là những cơ
quan và người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật TTHS năm 2003,
Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009)
và thông tư số 28 ngày 7/7/2014 của Bộ trưởng Bộ công an.
Các cơ quan và người có thẩm quyền nêu trên bao gồm: Thủ trưởng, Phó
thủ trưởng Cơ quan ANĐT trong Công an nhân dân (Điều 34, Điều 12 của Pháp
lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004); các Cục trưởng các Cục An ninh,

Trưởng phòng các phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng,
chống các tội phạm quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự
năm 2004 (Điều 24 của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004); Thủ
trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ANĐT trong Quân đội nhân dân (Điều 34, Điều
16 của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004); Bộ đội Biên phòng; Lực
lượng Cảnh sát biển (Điều 19, Điều 22 của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự
năm 2004).
Mục đích của HĐCM vụ án tiền giả nhằm làm rõ sự thật khách quan của
vụ án thông qua việc thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để xác

10


định, làm rõ đối tượng chứng minh của vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố vụ
án và giai đoạn điều tra vụ án.
1.1.2. Nội dung của chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố,
điều tra
1.1.2.1. Đối tượng chứng minh vụ án tiền giả
Đối tượng chứng minh trong khởi tố, điều tra vụ án tiền giả là tổng hợp
những sự kiện và tình tiết của vụ án tiền giả mà Cơ quan CSĐT cấp huyện, Cơ
quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội cần phải xác định, làm rõ bằng chứng
cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Theo Điều 63 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về những vấn đề cần
phải chứng minh như sau:
“Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những
tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý
hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị
can, bị cáo và những đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” [21].
Bộ luật TTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018 quy định
những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự tại Điều 85:
“Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những
tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý
hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

11


3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị
cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự,
miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt” [22].
Bộ luật TTHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 bổ sung thêm hai
vấn đề cần phải chứng minh của vụ án quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 85.
Những vấn đề này là cần thiết trong quá trình chứng minh vụ án hình sự, phục
vụ cho hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm cũng như việc xác định trách
nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Thực tế HĐCM vụ án tiền giả cho thấy đối tượng chứng minh (những vấn
đề cần phải chứng minh) bao gồm:
Thứ nhất, các tình tiết thuộc 4 yếu tố cấu thành tội phạm của tội làm, tàng
trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Đây là những tình tiết phản ánh bản chất của vụ án, thể hiện dấu hiệu
pháp lý đặc trưng của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả gồm:
khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Trong đó, Cơ quan ANĐT
thường thu thập chứng cứ chứng minh những tình tiết thuộc mặt khách quan
trước, trên cơ sở đó mới làm rõ các yếu tố khác của cấu thành tội phạm.
+ Tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm
Đối với tội làm tiền giả: được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, phôtô hoặc
bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng giống như tiền thật.
Đối với tội tàng trữ tiền giả: được thể hiện qua hành vi cất giữ, che giấu
tiền giả một cách trái pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
Đối với tội vận chuyển tiền giả: được thể hiện thông qua hành vi đưa tiền
giả từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức, thủ đoạn (đường sông,
đường bộ, đường thủy…) với mọi phương tiện (tàu, xe, máy bay…).

12


Đối với tội lưu hành tiền giả: được thể hiện qua hành vi đưa tiền giả vào
sử dụng để thanh toán, trao đổi…
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong các
hành vi trên.
+ Những tình tiết thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là con người
cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đã thực hiện hành
vi phạm tội.
Vấn đề đầu tiên cần phải chứng minh làm rõ là con người cụ thể nào, công
dân Việt Nam, người không quốc tịch hay người nước ngoài thực hiện hành vi
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Đối với người nước ngoài phạm tội
trên lãnh thổ Việt Nam thì cần chú ý xác định họ có thuộc đối tượng được hưởng
các quyền miễn trừ ngoại giao, quyền ưu đãi miễn trừ về lãnh sự hay không?

Chủ thể của tội phạm tiền giả phải đạt độ tuổi theo luật định. Độ tuổi này
khoa học luật hình sự gọi là tuổi chịu trách nhiệm hình sự và được quy định tại
điều 12 BLHS:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng” [19].
Theo quy định tại Điều 180 BLHS năm 1999, tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả được chia thành ba khung:
Khung một: có mức phạt tù từ ba năm đến bảy năm, được áp dụng trong
trường hợp người phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản tại khoản 1 Điều
180 BLHS. Chủ thể của tội phạm trong trường hợp này là người từ đủ 16 tuổi.
Khung hai: có mức phạt tù từ năm năm đến mười hai năm, được áp dụng
trong trường hợp nghiêm trọng. Chủ thể của tội phạm trong trường hợp này là

13


người từ đủ 16 tuổi.
Khung ba: có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung
thân, được áp dụng trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng. Chủ thể của tội phạm trong trường hợp này là người từ đủ 14 tuổi.
Theo BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, tội phạm về tiền giả
có khung hình phạt thứ tư trong trường hợp chuẩn bị phạm tội: cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
+ Những tình tiết thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Song song với việc chứng minh những tình tiết thuộc về chủ thể của tội
phạm thì Cơ quan ANĐT, Cơ quan CSĐT cấp huyện phải thu thập chứng cứ
chứng minh những tình tiết thuộc mặt chủ quan của tội phạm, đó là lỗi, mục

đích và động cơ phạm tội. Đây là những vấn đề cần phải chứng minh trong quá
trình khởi tố, điều tra vụ án tiền giả. Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu của bất cứ
cầu thành tội phạm nào, là cơ sở chủ quan để buộc chủ thể thực hiện hành vi
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả chịu trách nhiệm hình sự. Mục đích
và động cơ phạm tội cũng là tình tiết phải cần phải chứng minh.
Đối với vụ án tiền giả thì phải chứng minh được lỗi của người phạm tội là
lỗi cố ý.
+ Những tình tiết thuộc khách thể của tội phạm
Tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả xâm phạm đến
những quy định của Nhà nước về phát hành, lưu hành và quản lý tiền tệ. Đối
tượng tác động của tội phạm này là tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
phát hành.
Việc chứng minh những tình tiết thuộc khách thể của tội làm, tàng trữ,
vận chuyển, lưu hành tiền giả thường không khó khăn, phức tạp như chứng minh
những tình tiết thuộc mặt chủ quan, bởi khi đã chứng minh được hành vi khách
quan và mục đích phạm tội thì cũng xác định được khách thể (quan hệ xã hội)
mà hành vi phạm tội xâm phạm.

14


Thứ hai, những tình tiết ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt
của bị can trong vụ án tiền giả
Đây là những tình tiết không có ý nghĩa đối với việc xác định tội danh
nhưng có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm hình sự và hình phạt của
người thực hiện hành vi phạm tội. Vì thế, để xác định chính xác người phạm tội,
làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá về vụ án hình sự, Cơ quan ANĐT, Cơ
quan CSĐT cấp huyện phải thu thập chứng cứ chứng minh có hay không có một
trong 18 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 BLHS, có
hay không có 14 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48

BLHS, có hay không có 3 tình tiết miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều
25 BLHS và tình tiết dẫn đến miễn hình phạt quy định tại Điều 54 BLHS.
Thứ ba, những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án
tiền giả
Đây là những tình tiết không thuộc bốn yếu tố cấu thành tội phạm, cũng
không thuộc những tình tiết ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt của
người phạm tội nhưng có ý nghĩa nhất định đối với việc giải quyết vụ án tiền giả
được khách quan hơn, hoặc có ý nghĩa trong công tác phòng ngừa và đấu tranh
chống tội phạm nói chung, tội phạm tiền giả nói riêng.
Những tình tiết này có thể là: tình trạng phạm tội; mối quan hệ giữa người
tiến hành tố tụng với bị can, người bị hại; những tình tiết là cơ sở để ra các quyết
định trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án tiền giả (quyết định khởi tố bị can,
quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyết định đình chỉ điều tra,…); những
tình tiết do người bào chữa, bị can hoặc người đại diện của họ yêu cầu; nguyên
nhân và điều kiện phạm tội…
Giai đoạn khởi tố vụ án tiền giả và giai đoạn điều tra vụ án tiền giả có sự
khác biệt về nhiệm vụ chứng minh. Trong đó:
Nhiệm vụ chứng minh của giai đoạn khởi tố vụ án tiền giả là khi tiếp
nhận về tin tức về tội phạm, Cơ quan CSĐT cấp huyện, Cơ quan ANĐT Công

15


an thành phố Hà Nội phải xác định có sự việc xảy ra hay không, nếu có sự việc
xảy ra phải xem xét sự việc đó có hay không có dấu hiệu của tội phạm tiền giả
để làm căn cứ ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án tiền
giả.
Nhiệm vụ chứng minh của giai đoạn điều tra vụ án tiền giả là xác định tội
phạm và người thực hiện hành vi phạm tội tiền giả; xác định nguyên nhân và
điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan và tổ chức hữu quan có biện pháp khắc

phục và phòng ngừa; Lập hồ sơ đề nghị truy tố bị can trước pháp luật.
Như vậy, đối tượng chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn khởi tố vụ
án là dấu hiệu tội phạm tiền giả xảy ra trong sự kiện thực tế, bao gồm tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự; tính phải chịu
hình phạt. Đối tượng chứng minh vụ án tiền giả trong giai đoạn điều tra là các sự
kiện, tình tiết về tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, cũng như những
tình tiết có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ án tiền giả.
1.1.2.2. Nghĩa vụ chứng minh vụ án tiền giả
Theo Điều 10 của Bộ luật TTHS năm 2003 có quy định: “Trách nhiệm
chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có
quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội ”.
Các cơ quan tiến hành TTHS theo quy định tại Điều 33 Bộ luật TTHS
năm 2003 bao gồm: CQĐT, Viện kiểm sát (VKS), Tòa án. Dựa vào đặc điểm
của những hoạt động tố tụng, quá trình TTHS được chia làm nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn do mỗi cơ quan nhất định được pháp luật quy định thực hiện bằng
những hoạt động tố tụng cụ thể. Ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự và
truy tố, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về CQĐT, VKS, còn ở giai đoạn
xét xử, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về đại diện VKS thực hành quyền
công tố và Hội đồng xét xử. Tuy các cơ quan tiến hành tố tụng có những chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, nhưng hoạt động trong mối liên hệ mật
thiết, thống nhất với nhau và đều có trách nhiệm là nhằm phát hiện chính xác,

16


nhanh chóng tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, xử lý đúng đắn theo
quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định tại Điều 10 Bộ luật TTHS năm 2003, bị can, bị cáo có
quyền chứng minh mình vô tội, nhưng đó không phải nghĩa vụ của họ. Vì vậy,
việc bị can, bị cáo không đưa ra được những chứng cứ chứng minh mình vô tội

thì cũng không thể coi đó là chứng cứ buộc tội họ.
Những người tham gia TTHS khác (người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án) có quyền đưa ra
chứng cứ và yêu cầu, nhưng không có nghĩa vụ chứng minh. Khác với người
tham gia tố tụng nói trên, người bào chữa có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội,
những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, đảm bảo công lý
(Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2003).
Trong HĐCM vụ án tiền giả, muốn làm sáng tỏ và có kết luận chính xác
có hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả hay không? con người cụ
thể thực hiện hành vi đó…thì phải dựa vào những tài liệu quan trọng và là duy
nhất để chứng minh sự kiện pháp lý, đó là chứng cứ.
Quá trình thực hiện tội phạm của người thực hiện hành vi phạm tội là
quá trình diễn ra trong quá khứ, muốn hình dung ra diễn biến của hành vi đó
trên thực tế thì phải dựa vào việc phân tích và đánh giá đúng đắn những tài
liệu, sự kiện đã thu thập được. Những tài liệu, sự kiện đó phải đảm bảo các
thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp của chứng cứ. Đây là nhiệm vụ
cơ bản, xuyên suốt trong HĐCM của người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến
hành tố tụng.
Từ các chứng cứ thu thập được sẽ giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định
được sự thật khách quan của vụ án hình sự, nhằm đảm bảo nguyên tắc của tố
tụng là không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Chứng cứ luôn tồn
tại một cách khách quan, trong HĐCM thì chứng cứ có vai trò lần lượt chứng
minh và làm tái diễn lại sự thật đã xảy ra. Do đó, chứng cứ có vai trò rất quan

17


trọng và có tính quyết định đối với HĐCM trong vụ án hình sự nói chung, vụ án
tiền giả nói riêng.
1.1.2.3. Giới hạn chứng minh vụ án tiền giả

Giới hạn chứng minh vụ án tiền giả là tổng hợp những chứng cứ khác
nhau, kể cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, cũng
như chứng cứ khác cần thiết và đầy đủ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Như vậy, xác định giới hạn chứng minh vụ án tiền giả ở giai đoạn khởi tố,
điều tra có nghĩa là CQĐT đã nghiên cứu, đánh giá tất cả chứng cứ, các tình tiết
thuộc phạm vi đối tượng chứng minh, cũng như các tình tiết khác cần thiết cho
việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Việc xác định giới hạn chứng minh của vụ án tiền giả phải dựa trên những
nội dung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu, đánh giá tất cả chứng cứ, các tình tiết thuộc phạm vi đối
tượng chứng minh cũng như những tình tiết cần thiết khác cho việc khởi tố, điều
tra vụ án tiền giả.
- Đã xác định được độ tin cậy của từng chứng cứ, của tổng hợp toàn bộ
chứng cứ thu thập được về vụ án tiền giả; những chứng cứ ấy đã đủ số lượng
chưa, đã cần thiết cho việc chứng minh những vấn đề cần phải chứng minh của
vụ án tiền giả hay chưa? Nếu chưa đạt những yêu cầu cần thiết và đầy đủ của
chứng cứ cho vụ án thì phải thu thập, đánh giá thêm; không được giới hạn chứng
minh trong khuôn khổ của những chứng cứ đã có sẵn về vụ án.
- Nói đến giới hạn chứng minh của vụ án tiền giả là đã nói đến việc
CQĐT khẳng định sự đúng đắn trong kết luận của mình; phủ định những giả
thuyết trái với kết luận đó; làm sáng tỏ được nguyên nhân của sự mâu thuẫn giữa
các giả thuyết sai và kết luận đúng; giữa các chứng cứ với nhau trong một vụ án
tiền giả.

18


1.1.3. Các giai đoạn của hoạt động chứng minh vụ án tiền giả trong
khởi tố, điều tra
1.1.3.1. Thu thập chứng cứ

Thu thập chứng cứ là khâu đầu tiên của HĐCM trong khởi tố, điều tra vụ
án tiền giả. Kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ có ý nghĩa quan trọng và
ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vụ án.
Thu thập chứng cứ là việc cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện
pháp và phương pháp theo quy định của pháp luật để phát hiện, thu giữ và bảo
quản những thông tin, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án nhằm phục vụ cho
quá trình giải quyết đúng đắn vụ án.
Với ý nghĩa như trên, thu thập chứng cứ bao gồm các hoạt động sau: phát
hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ.
Phát hiện chứng cứ là tìm ra những sự việc, hiện tượng, dấu vết, tài liệu
chứa đựng thông tin có giá trị chứng minh những tình tiết, sự kiện của vụ án tiền
giả. Việc phát hiện này chính là tìm ra nguồn lưu giữ thông tin về vụ án tiền giả
đã xảy ra. Hoạt động này có vai trò quan trọng, giúp cho hoạt động thu thập
chứng cứ được tiến hành kịp thời, đảm bảo cho việc giả quyết đúng đắn vụ án.
Ghi nhận chứng cứ là việc mô tả, ghi chép những thông tin từ các nguồn
phản ánh về vụ án tiền giả. Việc ghi nhận được thực hiện bằng các hình thức
như: ghi nhận vào biên bản, ghi âm, ghi hình, vẽ sơ đồ hiện trường vụ
án,…Trong đó, ghi nhận vào biên bản được coi là hình thức ghi nhận phổ biến
nhất được luật TTHS xác định. Bằng hình thức ghi nhận vào biên bản có thể tiến
hành ghi nhận được nhiều thông tin từ vật chứng, lời khai của bị can, người làm
chứng,…
Thu giữ chứng cứ là một trong những hoạt động của quá trình thu thập
chứng cứ. Thu giữ chứng cứ là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền bằng các
phương tiện, biện pháp nghiệp vụ tách các đối tượng vật chất mang thông tin có
giá trị chứng minh ra khỏi môi trường xung quanh và bảo quản chúng theo quy

19


định của pháp luật. Như vậy, thu giữ chứng cứ thường được tiến hành khi nguồn

phản ánh là vật chất, hoạt động thu giữ được thể hiện dưới dạng thu giữ dấu vết,
vật, đồ vật với tính chất là vật chứng của vụ án, hoặc sao in, đúc khuôn dấu
vết…
Bảo quản chứng cứ là bảo vệ, giữ nguyên vẹn các thuộc tính của chứng cứ
nhằm bảo vệ giá trị chứng minh, hiệu lực chứng minh của chứng cứ. Tùy theo
đặc điểm của từng loại chứng cứ mà có cách bảo quản riêng. Chứng cứ được ghi
nhận trong các biên bản tố tụng như: biên bản khám nghiệm hiện trường, biên
bản khám xét, biên bản lấy lời khai, biên bản đối chất, biên bản nhận dạng thì
phải được lưu giữ, bảo quản trong hồ sơ vụ án. Đối với vật chứng thì phải thu
thập và bảo quản theo quy định tại Điều 75 Bộ luật TTHS.
Để việc thu thập chứng cứ được tập trung, toàn diện, tránh tràn lan, bỏ sót
thì các hoạt động phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ phải được
tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và bằng những biện pháp do
pháp luật TTHS quy định, đồng thời phải có những phương pháp, phương tiện
thích hợp. Tùy theo từng giai đoạn tố tụng mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng
các biện pháp thu thập chứng cứ phù hợp.
Trong vụ án tiền giả xảy ra tại thành phố Hà Nội, Cơ quan ANĐT, Cơ
quan CSĐT cấp huyện thường áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ sau:
Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những
vấn đề có liên quan đến vụ án.
Tiến hành khám xét (bao gồm khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm,
đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm theo quy định của Bộ luật TTHS).
Tiến hành các hoạt động điều tra khác như: hỏi cung bị can; lấy lời khai
người làm chứng; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; đối chất;
nhận dạng; thực nghiệm điều tra; trưng cầu giám định; yêu cầu cơ quan, tổ chức,
cá nhân cung cấp, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án trong giai đoạn
khởi tố, điều tra tiền giả.

20



Những biện pháp thu thập chứng cứ nêu trên không chỉ do Thủ trưởng,
Phó thủ trưởng Cơ quan ANĐT, Cơ quan CSĐT cấp huyện tiến hành mà trực
tiếp là Điều tra viên thụ lý vụ án.
Những người tham gia tố tụng không có trách nhiệm và thẩm quyền áp
dụng các biện pháp thu thập chứng cứ này mà chỉ có quyền đưa ra tài liệu, đồ
vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án tiền giả. Song đối với
người bào chữa, theo quy định của pháp luật TTHS họ cũng có quyền thu thập
tài liệu, đồ vật, tình tiết có liên quan đến người mà mình bào chữa nhưng chỉ
trong giới hạn nhất định ( theo quy định tại khoản 2, Điều 58, Bộ luật TTHS
năm 2003).
1.1.3.2. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ
* Kiểm tra chứng cứ
Chứng cứ là phương tiện để chứng minh tội phạm và người có hành vi
phạm tội. Do vậy, chứng cứ được sử dụng để chứng minh phải đảm bảo tính
chính xác, khách quan và phản ánh đúng các tình tiết của vụ án đã xảy ra trên
thực tế. Kiểm tra chứng cứ là khâu không thể thiếu trong chứng minh vụ án tiền
giả, nó đảm bảo cho chứng cứ có đầy đủ giá trị và hiệu lực chứng minh. Kiểm
tra chứng cứ là một hoạt động mang tính nguyên tắc trong TTHS.
Kiểm tra chứng cứ trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án tiền giả thực
chất là việc Cơ quan ANĐT, Cơ quan CSĐT cấp huyện xác định thông tin, tài
liệu, đồ vật thu thập được có đáp ứng đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ không,
có phải là chứng cứ của tiền giả đang khởi tố, điều tra không. Thực tiễn cho
thấy, kiểm tra chứng cứ bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
+ Kiểm tra, xác minh từng chứng cứ: nghiên cứu, phân tích, xem xét từng
tài liệu, thông tin thu thập được để kiểm tra độ tin cậy, cũng như các thuộc tính
khách quan, liên quan và hợp pháp của chứng cứ. Thông thường trong các vụ án
tiền giả, Điều tra viên kiểm tra thuộc tính hợp pháp đầu tiền như việc thu giữ vật
chứng là tiền giả có được lập biên bản theo đúng quy định không? Trong biên


21


×