SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
A. TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3B
B. PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài:
1.Lí do lí luận
Ở trường Tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng có nhiệm vụ hình
thành năng lực ngôn ngữ học sinh được thể hiện qua 4 dạng: nghe - đọc - nói viết. Trong đó, Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển
cho học sinh kĩ năng quan trọng “kĩ năng đọc”. Khi đọc tốt, viết tốt các em mới
có thể tiếp thu được các môn học khác một cách trọn vẹn. Từ đó học sinh mới
hoàn thiện được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ chính của bản thân.
Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh
kĩ năng quan trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu biện pháp để nâng cao hiệu quả giờ
dạy phân môn Tập đọc là một vệc làm cần thiết đối với một giáo viên Tiểu học.
Đối với lớp 3 thì việc rèn đọc cho học sinh là một là một yêu cầu cơ bản,
vô cùng quan trọng. Hiện nay việc dạy Tập đọc ở trường Tiểu học đạt kết quả
chưa cao, chưa thỏa mãn với yêu cầu đặt ra. Có thể do nhiều nguyên nhân: do
phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp; phân bố thời gian dành cho
rèn đọc còn ít; do học sinh phát âm không chuẩn; một số em khó khăn trong học
tập. Phần luyện đọc giáo viên cho là dễ nhưng thực chất đây là phần khó khăn
nhất, là phần trọng tâm trong giờ tập đọc. Ở lớp 3, nội dung hướng dẫn đọc ở
một số bài chỉ dừng lại những lưu ý phát âm đúng các từ ngữ hoặc âm thanh của
Tiếng Việt, chưa chú ý đầy đủ tới các thao tác nhằm tái hiện các tác phẩm hoặc
khắc sâu kiến thức. Yêu cầu kĩ năng đọc của học sinh lớp 3 ngoài việc phát âm
đúng học sinh phải đọc lưu loát từng đoạn, từng bài, biết ngắt phù hợp theo thể
thơ hay nội dung đọc. Bước đầu đọc diễn cảm được bài có cảm xúc, biết nhấn
giọng ở những ở những từ biểu cảm, gợi tả. Chính vì thế phải có biện pháp để
nâng cao hiệu quả “Đọc”. “Đọc” nghĩa là các biện pháp rèn đọc cho học sinh
Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng.
“Đọc” là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ
phải học đọc, sau đó trẻ đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ
dùng trong giao tiếp và học tập, nó cũng là công cụ để học các môn học khác, nó
tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đồng thời tạo điều kiện để học sinh có khả
năng tự học và tinh thần học tập, đọc là một khả năng không thể thiếu được của
con người thời đại văn minh. Biết đọc sẽ giúp các em biết nhiều hơn. Bồi dưỡng
cho các em tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng: yêu cái đẹp,
yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước; yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà,
cha mẹ,…
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
2. Lí do thực tiễn
Chương trình phân môn Tập đọc lớp 3 gồm 70 tiết/ 35 tuần, mỗi tuần có 3
tiết.
Nguyên tắc và phương pháp dạy học sinh rèn đọc: Mỗi tiết tập đọc đều có 2
phần đó là Luyện đọc và Tìm hiểu nội dung bài, hai phần này luôn có mối quan
hệ tương hỗ khăng khít. Phần Luyện đọc giúp học sinh đọc tốt văn bản, để hiểu
và cảm thụ được nội dung, cái hay cái đẹp trong mỗi bài tập đọc.
Trong quá trình rèn đọc giáo viên cần sử dụng tốt một cách linh hoạt các
phương pháp khác nhau để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Khi hướng dẫn
học sinh rèn đọc trước hết hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc đúng tiếng, từ, đọc
đúng tiết tấu ngắt hơi đúng chỗ, đúng ngữ điệu câu. Từ đó giúp học sinh đọc
đúng.
Qua thực tế giảng dạy và hỏi một số đồng nghiệp trong tổ, tôi rút ra được một
số vấn đề cần lưu ý sau: Học sinh Vân Kiều ở tất cả các lớp đều đọc rất yếu, đọc
sai dấu chiếm 90%.
Nhìn chung tất cả giáo viên đều rất coi trọng giờ Tập đọc, thời gian dành cho
phần luyện đọc là chủ yếu. Thông thường khi dạy phần luyện đọc một số giáo
viên chưa coi trọng việc rèn những lỗi phát âm sai ở địa phương đặc biệt là cách
phát âm sai tất cả các dấu thanh vì cho rằng lỗi đó không sửa được của học sinh
Vân Kiều. Phần đọc diễn cảm thì quá yếu, hầu như không thực hiện được phần
đọc diễn cảm.
Đầu năm học 2016 - 2017, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp
3B với 34 em, 100% học sinh là dân tộc Vân Kiều. Qua khảo sát tôi thấy chất
lượng đọc của học sinh quá thấp, hơn 70% em chưa đọc được. Là một giáo viên,
tôi luôn muốn mang vốn hiểu biết, kinh nghiệm của mình góp phần truyền thụ,
hướng dẫn các em học tập, làm cho tình hình thực tế học sinh lớp tôi trực tiếp
giảng dạy ngày một tốt đẹp hơn. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài SKKN: “Một
số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”.
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn đọc nhằm
nâng cao chất lượng dạy học. Qua nghiên cứu, tôi thấy mỗi chúng ta cần có sự
nhìn nhận đúng hơn, sâu hơn về tầm quan trọng của việc rèn đọc. Từ đó mỗi
giáo viên biết lựa chọn phương pháp rèn đọc phù hợp với từng bài đọc, từng đối
tượng học sinh để nâng cao chất lượng đọc trong học sinh qua mỗi giờ học phân
môn Tập đọc.
Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà nội dung đề tài được nghiên cứu, tìm
hiểu về cách rèn đọc cho học sinh.
Kiểm nghiệm các giải pháp để thấy được hiệu quả của vấn đề được
nghiên cứu.
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
III. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến việc rèn đọc cho học sinh có hiệu quả.
Hiện trạng về mức độ đọc của từng nhóm học sinh trong lớp.
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Học sinh lớp 3B năm học 2016 - 2017.
Tổng số học sinh: 34 em
Trong đó: Nam: 18em
Nữ: 16 em
Đối tương: 100% là học sinh dân tộc Vân Kiều.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để việc rèn đọc cho đối tượng học sinh đọc yếu, đọc chưa được, đọc được
nhưng còn mắc lỗi trong khi đọc bài tập đọc là một việc làm rất cần thiết giúp
học sinh rèn đọc, nâng cao chất lược đọc, kỹ năng đọc, cảm nhận được cái hay,
cái đẹp của tác phẩm. Với những kinh nghiệm đã tích luỹ được, tôi tiến hành
nghiên cứu chương trình, SGK, các tài liệu tham khảo về Tiếng Việt 3, điều tra GV
và HS.
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm, tôi đã sử dụng một
số phương pháp sau:
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
Phương pháp trao đổi, đàm thoại với đồng nghiệp.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp độc lập – lấy học sinh làm trung tâm.
VI.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
1.Phạm vi nghiên cứu
Để các biện pháp rèn đọc được thực hiện một cách có hiệu quả, tôi chú ý
đến một số vấn đề sau:
Tâm lí học của học sinh khi ở trường và ở nhà.
Khả năng đọc của học sinh.
Các biện pháp rèn đọc theo sự tiến bộ của học sinh.
2.Kế hoạch nghiên cứu
Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9/2016 đến 29/3/2017.
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
C. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện trong 4 dạng hoạt
động tương ứng với 4 kĩ năng: nghe - đọc - nói - viết. Như vậy “đọc” là dạng
hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển chữ viết sang lời nói có âm thanh (đọc
thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ chữ viết thành các đơn vị nghĩa
không có âm thanh (đọc thầm).
Đọc không phải là công việc giải quyết một bộ mã gồm phần chữ viết và
phát âm, nghĩa là nó không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng đúng như các kí
hiệu chữ viết mà đọc còn là quá trình nhận thức để có khả năng cho học sinh
hoàn thành 4 kĩ năng trên.
II. Cơ sở thực trạng
Năm học 2016 - 2017 là năm học tiếp tục chấm dứt tình trạng học sinh
ngồi nhầm lớp, tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết vẫn lên lớp
của Ngành giáo dục. Muốn vậy thì việc nâng cao chất lượng học tập của học
sinh được đặt lên hàng đầu, người trực tiếp thực hiện chủ trương này không ai
khác là người giáo viên trực tiếp đứng lớp. Để học sinh không ngồi nhầm lớp thì
cái cơ bản, quan trọng nhất là tất cả các học sinh đều phải đọc thông viết thạo.
Nói vậy nghe có vẻ rất đơn giản, đọc - viết thì có gì mà khó. Nhưng thực tế cho
thấy không dễ chút nào.
Đặc biệt, ở trường Tiểu học Hướng Phùng hơn có 70% học sinh là người
dân tộc Vân Kiều, việc đọc đúng, viết đúng là một vấn đề mà tất cả các giáo
viên đứng lớp còn phải trăn trở.
Để học được và nắm được kiến thức, sử dụng thành thạo ngôn ngữ giao
tiếp thì học sinh phải đọc đúng, viết đúng. Đọc là kĩ năng cơ bản, thiết yếu trong
việc học của học sinh. Thấy được tầm quan trọng của việc đọc, tôi luôn tìm tòi
những biện pháp để việc rèn đọc cho học sinh có hiệu quả.
Khi nhận lớp, tôi thấy chất lượng đọc của học sinh trong lớp không đạt
theo yêu cầu, nên tôi đã tiến hành khảo sát về đọc đầu năm học để thuận lợi hơn
trong việc rèn đọc cho các em. Với lớp có 34 học sinh, kết quả khảo sát như sau:
Đọc được nhưng
sai dấu thanh
Đọc chậm, đánh
vần
Đọc một số vần còn
sai
Chưa đọc
được
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4 em
11,8
10 em
35,3
13 em
38,2
7 em
14,7
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
III. Giải pháp thực hiện
Để tìm ra giải pháp thích hợp, ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu gia
đình từng học sinh. Khảo sát chất lượng đọc cụ thể của từng em để rồi có biện
pháp cụ thể trong quá trình dạy đọc và rèn đọc cho học sinh.Tôi đã sử dụng một
số biện pháp sau:
Khảo sát chất lượng đọc của học sinh.
Phối hợp với phụ huynh học sinh.
Rèn đọc trong phân môn Tập đọc.
Dành thêm thời gian ngoài giờ học.
Sau đây là các biện pháp cụ thể mà tôi đã thực hiện:
1.Khảo sát chất lượng đọc của học sinh:
Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát khả năng đọc của từng em,
phân loại, ghi vào sổ tay cụ thể những lỗi phát âm sai của từng học sinh, để
trong các giờ tập đọc dễ theo dõi và sửa lỗi sai cho học sinh. Tôi chia khả năng
đọc của học sinh vào các nhóm như sau:
Đọc được nhưng sai dấu thanh:
Đọc chậm, đánh vần:
4 em
12 em
Đọc một số vần còn sai: 13 em
Chưa đọc được:
5 em
Lỗi sai chủ yếu ở học sinh là đọc tiếng sai dấu thanh: tiếng có dấu thanh
thì đọc có dấu thanh, tiếng không có dấu thanh thì các em đọc có dấu thanh.
Ví dụ: + “Hai Bà Trưng” các em đọc “Hái Bá Trứng”.
+ “lựa chọn” các em đọc “lua chon”.
Các em còn vụng trong đánh vần.
Ví dụ: ơ - i – ơi các em lại đánh vần ơ – i – ây,…
Còn vụng trong ghép vần với âm đầu
Ví dụ: Khi đọc “khuỷu tay”, các em đánh vần u-y-u-uyu nhưng khi
ghép thành tiếng lại đọc kh-uy-khủy - “khủy tay”mà không đọc được là
“khuỷu tay”.
Và có 5 em đọc chưa được do chưa nắm hết các mặt chữ cái ghép.
Ví dụ: Âm ngh, th, ph, ch, tr,…vì vậy khó khăn trong việc đánh vần và
đọc.
2. Phối hợp với phụ huynh học sinh
Nắm được tình hình thực tế việc đọc yếu của học sinh trong lớp. Được nhà
trường taọ điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm họp phụ huynh lớp đầu năm học.
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
Phụ huynh đã kịp thời nắm được năng lực học tập, đặc biệt là kĩ năng đọc yếu
của con em mình qua tìm hiểu của giáo viên.
Trong buổi họp phụ huynh, tôi mạnh dạn yêu cầu phụ huynh cần phải kết
hợp cùng với Nhà trường thực hiện các nhiệm vụ sau:
Cần chuẩn bị đủ SGK,vở và một số đồ dùng cần thiết để giúp các em không
chỉ học tốt phân môn Tập đọc mà còn học tốt các môn học khác.
Phải quan tâm nhắc nhở các em đi học đầy đủ, chuyên cần.
Thường xuyên đôn đốc việc luyện đọc ở nhà (thời gian ở nhà ngoài học các
môn học khác ít nhất dành 40 - 50 phút cho luyện đọc), đọc các bài học trong
sách Tiếng Việt 3.
Ngoài ra, có thể cho các em tiếp xúc với các loại sách truyện dành cho
thiếu nhi để giúp các em tiếp xúc nhiều hơn các mặt chữ.
Trên lớp giáo viên thường xuyên vừa rèn đọc, kiểm tra sự tiến bộ của học
sinh.
3. Rèn đọc trong phân môn Tập đọc
+ Đọc mẫu tốt:
Thông thường, đối với lớp 3 đối tượng học sinh học tốt thì đọc mẫu có thể
là một học sinh đọc tốt trong lớp. Nhưng đối với lớp tôi, đối tượng học
sinh100% là đọc yếu nên giáo viên phải là người đọc mẫu. Khi đọc mẫu cần thể
hiện rõ giọng đọc, cách ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm, dấu phẩy, ngắt đúng ở nhữn
câu dài. Đọc mẫu tốt sẽ tạo hứng thú cho học sinh hướng vào bài học tích cực
hơn. Trong tiết Tập đọc tôi cần học sinh đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Luyện đọc thành tiếng, từ, câu:
Hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng: Đây là một bước hết sức quan trọng
trong tiết Tập đọc, tôi thường dành thời gian khoảng 20 - 25 phút để luyện đọc
cho học sinh.
Muốn học sinh đọc thành tiếng đúng, trước hết cần phải rèn cho học sinh
cách phát âm rõ ràng, đánh vần đúng, đọc đúng – rõ từng tiếng. Để làm được
như vậy, tôi đã tiến hành thực hiện các bước như sau:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã điều tra, phân loại thành từng nhóm theo
mức độ đọc của học sinh để có kế hoạch rèn, uốn nắn. Hàng tháng, tôi ghi rõ
mức độ tiến bộ và những lỗi học sinh còn mắc phải của từng học sinh vào quyển
sổ riêng.
Một học sinh dành riêng một trang để theo dõi.
Ví dụ: Em Hồ Thị Được
Đặc điểm: Đọc chậm, chưa đọc được một số âm ghép, nhiều tiếng đọc sai
do đánh vần sai, đọc thêm dấu thanh hoặc bỏ dấu thanh.
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
Tháng
Tiến bộ
Tồn tại
Biện pháp
Nhận biết và đọc đúng
Đọc sai một số
các âm ghép: ngh, th, tiếng do đánh vần
ch, ng, ph, nh, kh,…
sai, đọc sai dấu
thanh.
Cho học sinh luyện
đọc, giáo viên trực
tiếp phát âm, giúp
học sinh nhận biết
các âm ghép.
Đọc đúng hơn các vần,
Phát âm chưa
ghép tiếng đúng hơn.
chuẩn, còn đọc sai
các
vần
oay/uyu/oat/oăt,…
Cho học sinh luyện
đọc, giáo viên trực
tiếp hướng dẫn học
sinh cách đánh vần,
phát âm vần đó rồi
ghép với âm đầu rồi
đọc tiếng.
11
Đọc được tiếng có các Phát âm chưa chuẩn
vần
khó khi đọc các tiếng có
oay/uyu/oat/oăt,…
vần khó.
nhưng còn chậm.
Cho học sinh luyện
đọc, giáo viên phát
âm mẫu rồi yêu cầu
phát âm theo.
12
Đọc trơn được từng Đọc trơn được tiếng
tiếng.
nhưng còn ngắc
ngứ. Vẫn mắc một
số lỗi phát âm do
đánh vần sai.
Học sinh luyện
giáo viên kèm
nhắc, giúp học
đánh lại vần và
âm lại tiếng đó.
1
Đọc trơn câu nhưng Đọc trơn được câu
còn ngắc ngứ.
nhưng còn ngắc
ngứ, dừng lại ở một
số tiếng, từ khó.
Đọc sai hết các dấu
thanh.
Cho học sinh luyện
đọc, giáo viên trực
tiếp rèn cách đọc cho
học sinh, động viên
sự tiến bộ của học
sinh.
2
Đọc trơn câu nhưng Đọc trơn câu ít ngắc
còn chậm.
ngứ hơn, các tiếng
có vần khó cũng đã
dần dần được khắc
phục.
Cho học sinh luyện
đọc, yêu cầu học sinh
đọc tốt hơn kèm cặp,
theo dõi, giúp đỡ bạn.
3
Đọc trơn câu có tiến Đọc trơn được câu ít Cho học sinh luyện
bộ hơn.
ngắc ngứ hơn.
đọc, giáo viên lắng
nghe nhắc nhở, tuyên
dương.
9
10
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
đọc,
cặp,
sinh
phát
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
Khi luyện đọc cho học sinh tôi thường thực hiện như sau:
Học sinh đọc
Giáo viên lắng nghe học sinh đọc.
Học sinh đọc sai giáo viên cho dừng lại đánh vần rồi đọc lại tiếng từ đó. Nếu
học sinh vẫn đọc không đúng thì giáo viên đánh vần, yêu cầu học sinh đánh vần
lại và đọc.
Sửa cho đến khi học sinh đọc đúng.
Giúp học sinh phân biêt sự khác nhau giữa tiếng các em đọc sai và tiếng các
em vừa đọc đúng để học sinh có thể dễ sửa, dễ nhớ lỗi sai của mình.
Ví dụ: Khi các em đọc bài “ Tiếng đàn”(Tiếng Việt 3 – tập 2/ trang 54)
“Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giở nở đỏ
quanh các lối đi ven hồ”.
Học sinh thường đọc câu này như sau:
“Ngoai Hô Tây, dần chai đàng tùng lươi bặt ca. Hoá mươi giơ đo quánh
cạc lồi đi vẹn đương”.
Có học sinh lại đọc:
“ Ngai Hô Tấy, danh chai đang tùng lới bặt ca. Hao mươi giơ đo quăn
cạc lội đi ven đương”.
Đối với học sinh lớp 3B, tôi chỉ lưu tâm vào việc rèn đọc đúng, phát âm
chuẩn tiếng, từ, câu. Rồi rèn đọc trọn câu, đọc trôi chảy, đúng dấu thanh đối với
những em đã đọc được.
Tôi thường xuyên động viên, khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ.
+ Luyện đọc ngắt nghỉ câu, đoạn:
Bên cạnh luyện đọc đúng, tôi còn rèn cho học sinh cách ngắt nghỉ khi đọc
một đoạn văn hay một đoạn thơ.
Đối với nhóm học sinh đọc đúng, phát âm chuẩn tôi hướng dẫn các em
cách nhấn giọng, ngắt nghỉ khi đọc câu, đoạn văn.
Ví dụ: Khi học sinh đọc bài: “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”. Sách
Tiếng Việt 3 – Tập II/ trang 94.
“Mỗi một người dân yếu ớt/ tức là cả nước yếu ớt,/ mỗi một người dân
mạnh khỏe/ là cả nước mạnh khỏe.//
Vậy nên luyện tập thể dục,/ bồi bổ sức khỏe/ là bổn phận của mỗi một
người yêu nước”.//
Ví dụ: Khi đọc bài thơ“ Cùng vui chơi”. Sách Tiếng Việt 3 – Tập II/ trang
84.
Quả cầu giấy/ xanh xanh
Qua chân tôi, /chân anh
Bay lên/ rồi lộn xuống
Đi từng vòng/ quanh quanh//.
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
Trong giờ Tập đọc trên lớp, 100% học sinh được đọc. Giáo viên đến từng
em khi đọc để tiện phát hiện lỗi sai và sửa lỗi sai kịp thời cho học sinh.
Ngoài luyện đọc ở lớp, các tiết phụ đạo tôi còn dặn các em về nhà đọc lại
bài đã học và đọc trước bài học tiếp theo.
Trong quá trình dạy học, muốn học sinh kiên trì, chăm chỉ rèn đọc và đạt
kết quả như mong muốn thì người giáo viên không chỉ có những phương pháp
dạy học tốt mà còn phải có thái độ ôn hòa, cởi mở, hòa nhã với học sinh. Kiên
trì uốn nắn, sửa cách đọc cho các em để các em đọc được bài một cách tốt nhất.
+ Luyện đọc thầm
Sau khi đã rèn đọc thành tiếng, tôi tiến hành cho các em đọc thầm. Khi yêu
cầu học sinh đọc thầm, một số em chỉ nhìn sách mà không đọc. Để khắc phục
tình trạng này, tôi đã hướng dẫn các em:
Tập trung vào bài, phải đọc đầy đủ các tiếng trong câu, đọc bằng mắt. Khi
đọc không dùng tay hay vật gì để chỉ từng dòng.
Kiểm tra thêm bằng cách bất ngờ hỏi: Em đọc đến đâu rồi?. Cứ như vậy
giúp học sinh có ý thức tự giác khi đọc thầm.
Bên cạnh đó giáo viên cũng phải quan sát kĩ từng em để nhắc nhỡ kịp thời.
4. Dành thời gian ngoài giờ học để luyện đọc cho học sinh
Ngoài thời gian học chính khóa, tôi còn lên kế hoạch phụ đạo cho học sinh
như sau:
Một tuần tăng cường thêm 2 tiết rèn đọc cho những học sinh đọc yếu.Tăng
thời gian rèn đọc cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lương
đọc cho học sinh.
III.Kết quả thực hiện
Sau thời gian nghiên cứu và sử dụng các phương pháp rèn đọc cho học
sinh, thì 100% em đã đọc được. Tuy nhiên vẫn có một số em đọc chưa trôi chảy
và còn đọc sai dấu thanh. Tỉ lệ học sinh đọc được tăng lên rõ rệt. Kết quả đạt
được như sau:
Đọc được nhưng
sai dấu thanh
SL
20em
Đọc chậm, đánh
vần
Đọc một số vần còn
sai
%
SL
%
SL
%
58,9
10em
29,4
4 em
11,7
Chưa đọc được
SL
%
0 em
0
Qua kết quả đã đạt được, tôi mong rằng đây là một trong những kinh nghiệm
có thể áp dụng rộng rãi trong dạy rèn đọc đối với các lớp có đối tượng học sinh
đọc yếu.
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
D.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.Kết luận
Những biện pháp rèn đọc cho học sinh như trên, tôi đã trực tiếp áp dụng
trên lớp mình phụ trách. Kết quả sau thời gian áp dụng khá khả quan, chất lượng
đọc của học sinh được tăng lên rõ rệt.
Theo tôi, để rèn đọc tốt cho học sinh giáo viên phải xây dựng cho mình một
kế hoạch cụ thể tùy theo khả năng đọc của từng nhóm đối tượng học sinh,
nghiên cứu kĩ những đặc điểm cần rèn của từng nhóm đối tượng học sinh.
Khi rèn đọc cho học sinh giáo viên không chỉ tâm huyết, nhiệt tình vì học
sinh mà còn phải kiên trì, khéo léo để học sinh không thấy chán, ham thích rèn
đọc, lúc đó chất lượng đọc mới dễ dàng được nâng cao.
Thực tế có những học sinh lười nhác, có giáo viên đứng cạnh thì đọc còn
không thì lơ là, làm việc riêng hay ngồi ngây ra. Với những trường hợp như vậy,
thì giáo viên cần động viên, khen để họ sinh có hứng thú rèn đọc.
II.Kiến nghị
Nhà trường
Đối với đối tượng học sinh là dân tộc Vân Kiều, nhà trường tạo điều kiện
để 100% học sinh được mượn SGK từ thư viện Nhà trường (chất lượng SKG đã
hư hỏng, nhiều trang bị mất dẫn đến mất bài đọc, bài học.)
Số lượng học sinh trong mỗi lớp không quá đông, nếu được có thể 20 - 25
em/ 1 lớp.
Bàn ghế phải đúng kích cỡ, vừa tầm với học sinh.
Giáo viên
Cần có sự nhiệt tình, yêu thương học sinh.
Luôn sử dụng phù hợp các phương pháp để rèn đọc cho học sinh có hiệu
quả.
Phụ huynh
Luôn quan tâm, nhắc nhở việc học ở nhà của con em.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy rèn đọc
cho học sinh. Kính mong Hội đồng khoa học góp ý để SKKN của tôi được hoàn
thiện hơn.
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
Hướng Phùng, ngày 29 tháng 3 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
THỦ TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của một mình
tôi viết, không sao chép của người khác.
(Ký và ghi rõ học tên)
Đào Thị Lài
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
Hướng Phùng, ngày 29 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của một mình tôi
viết, không sao chép của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đào Thị Lài
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
MỤC LỤC
A.TÊN ĐỀ TÀI
“Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
B. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài………………………………………………….... Trang 1
1. Lí do lí luận………………………………………………………...Trang 2
2. Lí do thực tiễn……………………………………………………....Trang 2
II. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….....Trang 2
III.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………Trang 3
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm…………………………………..Trang 3
V. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………...Trang 3
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………....Trang 3
2. Kế hoạch nghiên cứu………………………………………………..Trang 3
C. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận..………………………………………………………..Trang 4
II. Cơ sở thực trạng……………………………………………………Trang 4
III. Giải pháp thực hiện………………………………………………..Trang 5
IV. Kết quả thục hiện………………………………………………….Trang 9
D. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
I. Kết luận……………………………………………………………..Trang 9
II. Kiến nghị………………………………………………………….Trang 10
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng
SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
. nó trở thành một yêu cầu bức xúc đối với giáo viên và nó trở thành một đòi
hỏi cơ bản đối với người học. Rèn đọc tốt làm cho học sinh đọc đúng, đọc diễn
cảm được bài tập đọc, bài thơ, bài văn, các em hiểu đúng nội dung từng bài. Từ
đó học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Đặc biệt
khi đọc tốt các em đọc các bài văn, bài thơ,.. các em có thể rung động về tình
cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, ham thích học tập hơn.
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng