Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

thuyết trình về tác giả Nguyễn Trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.37 KB, 13 trang )

Chào mừng cô và các bạn

Tổ 2


ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi
PHẦN I: TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI
I.Cuộc đời
II.Sự nghiệp thơ văn


Một số hình ảnh về tác giả Nguyễn Trãi


ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi

I.CUỘC ĐỜI
Nguyễn Trãi (1380-1442)
Tên hiệu là Ức Trai

1.Quê hương: Quê gốc ở làng Chi Ngại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời về làng Nhị
Khê (huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây).
2.Gia đình: cả bên nội và bên ngoại đều có truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa, văn
học.


ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ


3.Các giai đoạn chính trong cuộc đời:
Từ nhỏ đến năm 10 tuổi: sống ở kinh thành Thăng Long và ở quê ngoại (Côn Sơn).
Năm 1390: về ở tại Nhị Khê – nơi cha dạy học.
Năm 1400: đỗ thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều nhà Hồ
Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Nguyễn Trãi cùng em đi theo nuôi cha. Thế rồi theo lời cha dặn, Nguyễn Trãi quay về nuôi chí “rửa nhục
cho nước, trả thù cho cha”.
Năm 1418: vào Thanh Hóa tìm gặp Lê Lợi, giúp Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh trong suốt 10 năm (1418-1428)
Năm 1428: hăm hở bắt tay vào xây dựng đất nước, lại bị sự đố kị ghen ghét của bọn gian thần.
Năm 1439: xin về ở ẩn tại Côn Sơn.
Năm 1440: Lê Thái Tông mời ra giúp viêc nước.
Năm 1442: bị vu oan vào tội giết vua - bị tru di tam tộc.
Năm 1464: vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi và khẳng định đúng nhân cách sáng ngời của ông


ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
4.Đánh giá chung về đặc điểm cuộc đời và con người Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có  Xứng đáng là danh nhân văn hóa thế giới,
xứng đáng được xem là nhân vật lịch sử vĩ đại.
Nguyễn Trãi là một con người phải chịu những nỗi oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến Việt
Nam.
Nguyễn Trãi là người có tính tình cương trực, có tư tưởng tiến bộ đi trước thời đại: lấy dân làm gốc


ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
II.SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
1.Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc của văn học trên nhiều thể loại





Các tác phẩm chính: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Lam Sơn thực lục,…
Các tác phẩm thơ: Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập.


ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
II.SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất:
Nguyễn Trãi là nhà văn chính trị lỗi lạc nhất của văn học trung đại. Ông đã để lại nhiều tác phẩm chính luận có giá trị
tiêu biểu nhất là: Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô Đại Cáo. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa
và lòng yêu nước thương dân.
Nghệ thuật: lời lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, logic, có sức thuyết phục cao.


ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
II.SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc:



Nguyễn Trãi là con người anh hùng vĩ đại

Lí tưởng của người anh hùng là sự hòa quyện giữa yêu nước với thương dân
Phẩm chất, ý chí của người anh hùng luôn ngời sáng: sống thẳng thắng, không tham lam danh lợi và cương quyết chống cường quyền,
làm cho dân no ấm
Sống suốt cuộc đời vì dân vì nước



Nguyễn Trãi là một con người rất bình thường, rất trần thế


Đau nổi đau của con người, yêu tình yêu con người
Mơ ước xã hội thái bình thịnh trị, khát khao sự hoàn thiện con người
Dành nhiều tình yêu cho đất nước, thiên nhiên, con người, cuộc sống
Đề cao, ca ngợi tình cha con, tình bạn


ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
II.SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc:

-

Ngôn ngữ: Sử dụng nhiều từ thuần Việt, vận dụng lời ăn tiếng nói vào văn học một cách tài tình
Thể loại: Ông đã Việt hóa thơ Đường, viết thơ Đường luật bằng chữ Nôm

 Nội dung nổi bật hai cảm xúc lớn là yêu nước và nhân đạo


Tác phẩm nổi tiếng


ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
KẾT LUẬN
Xuất hiện ở nửa đầu thế kỉ XV, thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền
thống văn học Lí-Trần, đồng thời mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới  Nguyễn Trãi là nhà thơ văn
lớn
Về nội dung: văn chương NguyễnTrãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân
đạo  Nổi bật tư tưởng nhân nghĩa.
Về hình thức: văn chương của ông có đóng góp lớn ở cả hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ. Ông
đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành

ngôn ngữ văn học giàu và đẹp.


Bài thuyết trình của tổ 2 đến đây là hết
Chúc các bạn thuyết trình tốt
Chúc cô luôn vui vẻ và đạt nhiều thành công trong cuộc sống! <3



×