I-Ôn tập về dàn ý
•Em hãy nhắc lại bôc cục dàn ý của một bài
văn thuyết minh?
Bài văn thuyết minh có bố cục gồm 3 phần
A- Mở bài: Giới thiệu sự vật sự việc cụ thể
của bài viết
B- Thân bài: Nội dung chính của bài viết
C- Kết bài: Nêu suy nghĩ và hành động của
người viết
•Bố cục của bài thuyết minh
có giống với bố cục của một
bài văn bình thường không?
•Bố cục ba phần của bài văn
rất phù hợp với bố cục của
bài văn thuyết minh
•Hãy so sánh phần mở bài và phần kết
bài của bài văn tự sự và bài văn thuyết
minh?
•Có sự tương đồng giữa phần mở bài,phần kết
bài của bài văn tự sự và bài văn thuyết minh
II- Luyện tập
Thảo luận nhóm: Làm thế nào để thuyết minh về một danh nhân
văn hoá, một tác phẩm, một tác giả
* Cách làm:
-Xác định đề tài; phải rõ ràng chính xác
-Xây dựng dàn ý:
A- Mở bài: Giới thiệu một cách tự nhiên vấn đề cần thuyết minh
B- Thân bài:
+ cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào?
+ Những tri thức ấy có chuẩn các không?
+ Sắp xếp các ý theo trật tự thời gian hay không gian cho
hợp lý
C- Kết bài:
+ Khác sâu được những cảm xúc về vấn đề vừa được
thuyết minh trong lòng độc giả
III- Củng cố
Hãy lập dàn ý thuyết minh cho bài “ Tỏ Lòng”
của Phạm Ngũ Lão
•Học sinh thảo luận theo nhóm và cử đại diện
trình bày
•Gv gợi ý: Dựa vào kết cấu của bài thơ để
triển khai
A- Mở bài:
Bài thơ là hồi kèn xung trận cổ vũ nhân dân
thời Trần bước vào cuộc Kháng chiến chống
quân Nguyên –Mông
B- Thân bài:
Lần lượt trình bày nội dung của bài thơ
+ Hai câu đầu: Hình ảnh trang nam nhi đời
Trần và sức mạnh của quân đội nhà Trần-> từ
đó thấy được hào khí của thời đại
+ Hai câu cuối: Cái chí và cái tâm của nhà thơ
C- Kết bài: Khắc sâu hào khí Đông A toát lên
từ bài thơ và từ đó thấy được vẻ đẹp nhân
cách của tác giả
IV- Ghi nhớ:
Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả:
- Người làm bài phải nắm được phương pháp
thuyết minh
- Phải biết cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh
-Phải biết lựa chọn phối hợp các phương pháp
thuyết minh một cách hợp lý
- Phải tuân theo những nguyên tắc:
+ Không xa rời mục đích thuyết minh
+ Làm nổi bật và bản chất đặc trưng của
sự vật hiện tượng
+Làm cho người đọc, người nghe tiếp
nhận dễ dàng, hứng fhú.