Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

10 CÁCH sơ cứu CHO TRẺ mà CHA mẹ nào CŨNG PHẢI nắm rõ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.38 KB, 3 trang )

10 CÁCH SƠ CỨU CHO TRẺ MÀ CHA MẸ NÀO CŨNG PHẢI NẮM RÕ.
Bản thân vừa là bác sỹ, nên tôi hiểu việc các mẹ chăm sóc con vất vả như nào. Đôi
khi con gặp những tình trạng nguy cấp nếu cha mẹ không biết cách sơ cứu sẽ rất
gây nguy hiểm cho con, nên tôi chia sẻ cho cha mẹ cách sơ cứu như sau:
1.Bé bị nôn trớ
Khi bé vừa nôn xong thì mẹ cần làm 1 số động tác để cho chất nôn ra không bị sặc
vào trong phổi. Nếu bé còn nhỏ mẹ để bé nằm xuống, nghiêng qua 1 bên còn bé
lớn cho ngồi trong lòng mẹ, 1 tay đỡ chán 1 tay đỡ ngực của bé nghiêng nhẹ về
phía trước để cho chất nôn nôn hết ra bên ngoài sau đó thay đồ cho bé, lau người
để mùi chất nôn không còn vương trên người bé, nếu còn mùi bé dễ bị nôn tiếp sau
đo cho bé nghỉ ngơi và uống từng ngụm nhỏ
2.Bé bị sốt cao co giật
Thường gặp ở các cháu từ 6th – 5t. Dấu hiệu cho biết bé sẽ bị co giật. Thứ nhất bé
sốt cao đột ngột 39 độ sau đó giật tay, chân, đầu. kéo dài tối đa 15p và ngủ li bì.
Cần đánh thức trẻ và sơ cứu trẻ: tạo không gian thoáng mát, nới lỏng quần áo hoặc
cởi bỏ trang phục của bé, đặt bé nằm nơi bằng phẳng. Dùng khăn mềm để đặt vào
miệng trẻ. Đặt trẻ nằm đầu hơi cao nghiêng 1 bên để tránh trẻ nôn ói trào ngược trở
lại vào phỗi dễ viêm phổi. Dùng thuốc nhét hậu môn giảm sốt và lau bằng nước ấm
lau khắp người vùng trán, nách, bẹn, đùi. Sau đó mặc quần áo và cho con đến bệnh
viện
3. Bé bị bỏng
Ở nhà các bé hay bị bỏng lửa, nước, dầu mỡ,bô xe... thì ngay lập tức, dùng nước
lạnh xả lên vết bỏng để bớt sức nóng của vết bỏng và giảm đau ít nhất 10p, không
bôi bất kì loại thuốc gì, che phủ vết bỏng bằng gạt cho bé
4. Bé bị hóc dị vật
Nếu bé quá nhỏ chưa biết bảo thì các mẹ cần nhận biết tự nhiên con ho dữ dội, tím
tái, khó thở. Cách sơ cứu, đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, cổ hơi ngửa ra để đường


thở thẳng. Dùng gót bàn tay, vỗ dứt khoát giữa 2 bả vai 5 cái. Kiểm tra xem dị vật
ra chưa, nếu chưa thì ấn ngực, đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp, cổ ngửa, dùng 2 ngón


tay giữa đường nối liền vú, ấn mạnh dứt khoát 5 cái.
5. Bé bị bong gân, gãy xương
Nếu bé bị bong gân, hãy dùng đá lạnh chườm lên vết thương để giảm sưng và đau
trước khi đi cấp cứu.
Nẹp chân nếu bị gãy
Nếu bé bị gãy xương, hãy dùng hai thanh gỗ nẹp phần gãy cố định trước khi đến
bệnh viện.
6. Bé bị nuốt phải xà phòng
Nếu bé nuốt phải xà phòng, ngay lập tức hay cho bé ngậm một viên kẹo ngọt.
Trong vài phút, kẹo sẽ làm tan xà phòng và bé sẽ thấy bình thường trở lại. Nếu chỉ
giảm triệu chứng, nên đưa bé đến bệnh viện.
7. Bé bị chảy máu cam
Tuyệt đối không cho bé ngửa đầu vì máu có thể chạy ngược xuống thực quản gây
ngạt. Nên để bé cúi đầu về trước và bịt mũi bé lại. Sử dụng miệng để hít thở. Sau
khoảng 10 phút, máu sẽ ngừng chảy. Trường hợp bé không có dấu hiệu chuyển
biến tích cực ngay những phút đầu, tiếp tục lặp lại thao tác vài lần trước khi đưa bé
đến bệnh viện.
8. Bé bị dập ngón tay, chân, sưng tấy
Đưa ngón tay, chân lên cao và dùng đá lạnh đã bọc khăn để chườm nhằm giảm
sưng tấy. Sau đó đem bé đến bệnh viện để kiểm tra các tổn thương khác.
9. Bé bị giật điện
Trước hết, đừng vì mất bình tĩnh để biến mình thành nạn nhân tiếp theo. Hãy chắc
chắn nguồn điện đã ngắt hoặc nếu không thể tự ngắt, hãy dùng gậy gỗ gạc dây điện
khỏi người bé. Sau đó kiểm tra xem bé còn thở hay không. Nếu bé còn thở, đặt bé
nghiêng một bên, cổ kê gối và đầu hạ thấp, đồng thời cho bé co một đầu gối lên


cao. Trường hợp trẻ ngưng thở hãy nhanh chóng thổi ngạt và ép tim ngoài lồng
ngực để trẻ thở trở lại. Nhanh chóng chuyển viện để trẻ tiếp tục được cấp cứu kịp
thời.

10. Bé bị ngã tiếp xúc vùng đầu
Nếu bé chỉ bị đau mà không ngất, chỉ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc trạm y tế gần
nhất. Nhưng nếu trẻ óc dấu hiệu bất tỉnh, chảy máu mũi hoặc miệng, nôn ói, chân
tay co giật nên đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức.
Trong lúc di chuyển, tránh không để trẻ di động, đặt người thẳng, đầu hơi thấp hơn
so với chân, mặt nghiêng về một phía để phòng bé nôn không bị sặc ngược trở lại
vào khí quản. Tuyệt đối không cho trẻ uống hoặc ăn thêm bất cứ thứ gì.
Trong suốt 36 tiếng đầu sau cấp cứu, theo dõi bé liên tục để xem các dấu hiệu bất
thường. Thỉnh thoảng lay bé xem có tỉnh không vì nếu có hiện tượng chảy máu
não, bé sẽ rơi vào hôn mê sâu.
st



×