Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

HỊCH TƯỚNG SĨ NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.35 KB, 34 trang )

A.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận:

1.2.

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh lên tinh thần yêu
nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm. Đồng thời thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến,
quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Cơ sở thực tiễn:
Trong xu thế đổi mới toàn diện về nội dung, chương trình sách
giáo khoa, việc nghiên cứu tìm tòi ra một phương pháp dạy học
tích cực mới mẻ là cần thiết. Để cho quá trình giảng dạy cho học
sinh nắm vững lí thuyết và thực tiễn đòi hỏi phải áp dụng nhiều
phương pháp dạy khác nhau. Trong đó việc vận dụng tích hợp liên
môn cho học sinh theo từng cấp, từng lớp, từng ngành được đẩy
mạnh, nhất là trong công việc giảng dạy cho học sinh Trung học
phổ thông. Với đề tài vận dụng tích hợp liên môn cho học sinh
lớp 8 trong dạy học văn bản Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn
đòi hỏi học sinh phải nắm vững thể loại Hịch , nắm chắc lí thuyết
về đặc điểm của văn học trung đại trung quân ái quốc, đặt lợi ích
chung nhất cho quốc gia, dân tộc. Hạn chế đề cập tới cái tôi cá
nhân, cái cảm xúc riêng biệt mà một cá thể phô bày trước công
chúng. Việc nghiên cứu về tích hợp liên môn hiện nay rất phổ biến
nhưng về mảng tích hợp từng bài riêng, cụ thể thì vẫn chưa nhiều.
Chúng tôi nghiên cứu về đề tài này với mong muốn đây sẽ là tài
liệu cho từng cá nhân học sinh lớp 8, đặc biệt là học sinh giỏi văn.
Đồng thời cũng là cách để cho giáo viên áp dụng phương pháp
giảng dạy tích hợp cho học sinh các cấp , nâng cao tính thẩm mĩ
cho học sinh giỏi môn Ngữ Văn. Tạo nên sự logic mới mẻ giữa


việc liên hệ thực tiễn lí thuyết vận hành vào thực tiễn, làm cho học
sinh hiểu được lịch sử hình thành nên bài học, đó cũng là nền tảng
để giúp các em học sinh ảm nhận được văn chương, nhạy bén giữa
nghe- đọc – hiểu và viết.
Mảng nghiên cứu này sẽ là phương pháp trị liệu cho học sinh
lười học văn, với tư tưởng gò bó lí thuyết nặng, đây sẽ là công cụ
giúp học sinh nhận thức, nắm rõ từng bản chất vấn đề được thầy


cô giáo giảng dạy. Từ đó liên hệ với thực tiễn đời sống để hiểu về
hoàn cảnh lịch sử và văn hóa thời xưa.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều đề tài, nhiều tác phẩm phê bình, nghiên cứu về Hịch Tướng
Sĩ của Trần Quốc Tuấn. Trong đó mỗi đề tài, mỗi tác giả nghiên cứu đều
nhìn nhận từ góc độ thi pháp khác nhau. Bản thân tôi đã tìm hiểu và đọc
một số nghiên cứu sau:
- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (nhà xuất bản Hà Nội,
1995) của Nguyễn Viết Chữ: Tác giả nêu lên quan điểm, bình giảng
riêng về Hịch Tướng Sĩ nhất là về thể tài trữ tình cổ trung đại. Trong
đó, ông chủ yếu nói đến thể loại và lí giải vấn đề liên quan đến Hịch,
đồng thời có sự so sánh giữa hịch với các thể loại khác.
- Bình giảng tác phẩm văn học (Nhà xuất bản giáo dục, 1995) của Trần
Đình Sử: Bình giảng Hịch Tướng Sĩ về nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm, đồng thời nêu lên sự đóng góp quan trọng của Trần Quốc
Tuấn cho văn học nước nhà.
- 105 bài văn (Nhà xuất bản Hà Nội, 1998) của Tạ Đức Hiển: Nghiên
cứu về con người anh hùng Trần Quốc Tuấn với tính quyết chiến,
quyết thắng kẻ thù và chủ nghĩa yêu nước của tác phẩm Hịch Tướng
Sĩ.
- Sách giáo viên Ngữ Văn 8 tập II (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam,

20130, bài 23, mục I, II, III: Hướng dẫn đọc hiểu Hịch Tướng Sĩ của
Trần Quốc Tuấn. Trong đó nêu lên nội dung và nghệ thuật lập luận
đặc sắc của văn bản Hịch Tướng Sĩ.
- Sách giáo khao Ngữ Văn 8 tập II (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam,
2014): Trích văn bản Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn, đồng thời
chú thích các từ khó, tóm tắt nội dung và nghệ thuật của bài Hịch
Tướng Sĩ. Bên cạnh đó còn có câu hỏi đọc – hiểu văn bản, ghi nhớ và
luyện tập.
Với đề tài nghiên cứu về tích hợp liên môn cho học sinh lớp 8 trong dạy
văn bản Hịch Tướng sĩ dựa trên cơ sở lập luận giữa học và vận dụng vào
thực tiễn để hiểu tối giản, nhất quán vấn đề học tập. đây là công trình
nghiên cứu dưới sự tìm tòi, nghiên cứu và yêu cầu đạt được một số kết
quả nhất định trong đề tài này. Đồng thời là cách giảng ưu việt , bổ ích
cho bài Hịch Tướng Sĩ , từ đó rút đúc kinh nghiệm kinh nghiệm của bản
thân để mang lại hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng nghe –đọc –hiểu-


viết cho học sinh về các văn bản, các tác phẩm văn chương trung đại cho
lứa tuổi Trung Học Cơ Sở.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu vấn đề:
Thực hiện vận dụng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 8 trong
dạy văn bản Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn với dạng hoạt
động cho giáo viên vừa dạy, vừa phân tích liên môn giữa văn học –
lịch sử và địa lí làm cho học sinh nắm bắt đúng vấn đề trong công
việc tích hợp. Đó cũng là cách để tìm ra một phương pháp, một kế
hoạch, một mục tiêu riêng để định hướng cho học sinh hiểu đúng
bản chất của vấn đề được đề cập đến. đồng thời giáo viên phải lấy
học sinh làm trung tâm để việc học, việc tiếp thu và việc giảng
mang đến hiệu quả cao. Qua đó đào tạo đúng và chuẩn kiến thức

đầu ra cho học sinh, tạo sự liên hệ mới mẻ giữa lí thuyết và thực
tiễn để vận dụng vào giá trị của cuộc sống.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng của đề tài này là làm cho học
sinh có trực giác cảm thụ văn chương, giữa việc nghe, đọc, hiểu và
viết một tác phẩm văn chương thời trung đại, đó cũng là cách tiến
hành mà nhà giáo dục sắp ban hành sách giáo khoa năm 2018.
Đồng thời người giảng giải phải dẫn dắt vấn đề để tư duy trong
đầu của các em phát triển nhanh chóng.
4. Mục đích nghiên cứu
Mảng đề tài giúp cho học sinh nhận thức được lí luận dạy và học
trong văn bản Hịch Tướng Sĩ cũng như là lịch sử hình thành mà Trần
Quốc Tuấn muốn nhắc đến. Đó cũng là yếu tố cho học sinh phát triển
năng lực cảm thụ văn chương trong các bài ở thời kì trung đại. Đề tài này
nếu thành công sẽ là tài liệu xuyên suốt trong quá trình học tập của học
sinh lớp 8, vận dụng vào thực tiễn lí luận dạy học cho học sinh. Đồng
thời đây cũng là nguồn tư liệu để giáo viên tìm hiểu cách thức dạy theo
phương pháp tích hợp một cách thiết thực và sâu rộng để bồi dưỡng, cũng
như giảng dạy trong quá trình học tập cho học sinh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứ
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng tích hợp liên môn cho học sinh
THPT, đó là lớp 8, trong tiết dạy văn bản Hịch Tướng Sĩ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tôi tập trung nghiên cứu vận dụng tích hợp liên môn trong dạy
văn bản Hịch Tướng Sĩ cho học sinh lớp 8. Cụ thể hơn đó là áp


dụng phương pháp giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn ở
THCS về vấn đề tích hợp liên môn giữa lịch sử - văn học, giữa địa
lí –văn học, giữa âm nhạc và văn học, …

Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ ngày 05 tháng 09 năm 2017.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả: Dùng lí luận về vấn đề tích hợp liên môn để
đưa ra một ví dụ cụ thể đi đến giải quyết vấn đề trong bài Hịch
Tướng Sĩ.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Tham khảo tài liệu,
các văn bản nhất là Hịch Tướng Sĩ, các giáo trình liên quan đến
tích hợp liên môn. Thực hiện thao tác phân tích – tổng hợp này để
rút ra khái niệm, đặc trưng riêng của bài Hịch Tướng Sĩ.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu giữa văn bản
Hịch Tướng Sĩ với một số văn bản khác để tìm ra sự giống và khác
nhau. Từ đó nhìn nhận ra việc vận dụng tích hợp vào quá trình
giảng dạy là cần thiết và quan trọng.
- Phương pháp thẩm bình: Dùng lời bình để làm sáng tỏ tư tưởng
thái độ của Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch Tướng Sĩ và thái độ
riêng của từng học sinh qua việc vận dụng phương pháp tích hợp.
7. Đóng góp của đề tài:
Đề tài này có ý nghĩa rất lớn trong việc áp dụng tích hợp liên môn vào
các bài giảng, các bài học khó nhai nhất là các văn bản, đoạn trích thời
trung đại. Đồng thời sẽ tạo ra sự hứng thú với chuyên môn, cũng như sự
thích thú giữa việc dạy, học, giữa giáo viên và học sinh có sự tương tác
nhanh nhạy vấn đề. Làm cho bài giảng đầy ý nghĩa, nhiều màu sắc.
Công trình nghiên cứu này được tìm tòi, học học hỏi dựa trên những kinh
nghiệm của người đi trước đồng thời sáng tạo ra cái mới, cái mà bản thân
tôi cho là nó sẽ giúp ích cho công việc dạy học tích hợp trong nhà trường,
nhất là cho học sinh của ba cấp. trong đó vấn đề chỉ đi tìm cái phương
pháp cho học sinh lớp 8 vận dụng trong dạy học văn bản Hịch Tướng Sĩ
về vấn đề tích hợp liên môn.
8. Kết cấu của đề tài


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN


1.1.

1.2.

1.3.

1.4.

Tổng quan về tích hợp liên môn
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề tích hợp
1.1.2. Khái niệm về dạy học tích hợp
1.1.3. Mục tiêu của việc dạy học tích hợp liên môn
Những vấn đề chung về văn học trung đại
1.2.1. Những hiểu biết về Văn học trung đại
1.2.2. Đặc điểm chung và đặc trưng riêng của Văn học trung đại
1.2.2.1. Đặc điểm chung của VHTĐ
1.2.2.2. Đặc trưng riêng của VHTĐ
Tổng quan chung những vấn đề liên quan đến bài “Hịch Tướng Sĩ”
1.3.1. Tác giả Trần Quốc Tuấn
1.3.1.1. Sự nghiệp của ông
1.3.1.2. Những kiệt tác mà ông để lại
1.3.2. Hoàn cảnh viết tác phẩm
Quan điểm và đặc trưng của thể “Hịch”
1.4.1. Quan điểm về thể loại “Hịch”
1.4.2. Đặc trưng của thể loại này
1.4.3. So sánh Hịch với một số thể loại khác.


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN VỚI THỰC TIỄN
TRONG VĂN BẢN “HỊCH TƯỚNG SĨ”
2.1.
2.2.
2.3.

Tích hợp nội môn với văn bản Hịch Tướng Sĩ
Vận dụng lý thuyết vào dạy kiểu bài văn học trung đại như HTS
Nhìn nhận văn bản Hịch Tướng Sĩ từ một số dạng tích hợp liên
môn
2.3.1. Tích hợp Hịch Tướng Sĩ từ góc độ lịch sử và Văn hóa học
2.3.2. Tích hợp văn bản Hịch Tướng Sĩ từ địa lí, âm nhạc và mỹ
thuật
2.3.3. Tích hợp HTS với giáo dục công dân .


CHƯƠNG 3: TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP VỚI VĂN BẢN
HỊCH TƯỚNG SĨ
3.1. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp trong văn bản HTS
3.1.1. Tích hợp ngang
3.1.2. Tích hợp dọc
3.1.3. Tích hợp trong quá trình đọc – hiểu- nghe-viết
3.2. Các cách thức tổ chức dạy học tích hợp theo văn bản Hịch Tướng Sĩ
3.2.1. Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới và câu
hỏi tìm hiểu văn bản
3.2.4. Tích hợp thông qua các phương tiện dạy học và tổng kết giờ học


3.2.5. Tích hợp thông qua hệ thống bài tập, hình thức kiểm tra và đời sống

xã hội
3.3. Áp dụng một vài kĩ thuật tích hợp vào trong quá trình dạy học văn bản
Hịch Tướng Sĩ
3.4. Biện pháp và giải pháp thực hiện việc tích hợp
3.5. Qúa trình tác động và tiếp nhận của người học về phương pháp tích hợp
liên môn

KẾT LUẬN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Tại sao phải dạy theo hướng tích hợp

– Trước hết, do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều
có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng
và cùng một nguồn cội…Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy,
cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện các môn khoa
học “liên ngành”.
– Thứ hai, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến
thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà
trường, nhưng lại rất cần trang bị cho HS để họ có thể đối mặt với những


thách thức của cuộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ
năng đó thông qua các môn học.
– Thứ ba, do tích hợp mà các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được
nhập vào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh được sự
trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học…

- Thứ tư, do định hướng đổi mới giáo dục của nước ta theo hướng phát triển
năng lực của người học mà tích hợp xét về bản chất là tư duy mang tính nội
tại trong bản chất của con người, áp dụng tích hợp vào quá trình dạy sẽ giúp
khai phá được những năng lực vốn có của học sinh và làm cho nó phát triển
mạnh mẽ hơn, do đó đây là một biện pháp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đổi
mới giáo dục mà Bộ đề ra.
- Thứ năm,dạy học từng môn học riêng lẽ như hiện nay có tác dụng cung cấp
kiến thức khoa học logic, chặt chẽ, có hệ thống của từng lĩnh vực và tạo điều
kiện phân hóa theo định hướng nghề nghiệp của học sinh, tuy nhiên điều này
cũng nảy sinh những bất cập như khó phát triển năng lực học sinh và dẫn đến
tâm lí giáo viên nào cũng cho môn của mình là quan trọng, môn nào cũng
muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo khoa dẫn đến quá tải với học sinh.
Tích hợp sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên.
- Thứ sáu, trong quá trình phát triển xã hội loài người nói chung và một dân
tộc nói riêng, các sự kiện, sự việc diễn ra đều liên quan đến nhiều lĩnh vực
khác nhau, dạy tích hợp sẽ giúp người học tiếp cận tốt hơn với bẩn chất của tự
nhiên và xã hội.
- Thứ bảy, việc dạy học xung quanh một chủ đề đòi hỏi huy động kiến
thức, kỹ năng, phương pháp của nhiều môn học. Điều này tạo thuận lợi
cho việc trao đổi và làm giao thoa các mục tiêu dạy học của các môn
học khác nhau. Vì vậy, tích hợp sẽ đáp ứng yêu cầu dạy học để phát
triển năng lực học sinh.
1.2.

Khái niệm tích hợp – dạy học tích hợp

1.2.1. Tích hợp là gì?
Tích hợp (Integration) trong Tiếng Anh, có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn
thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác
nhau của một hệ thống để đảm bảo sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động

của hệ thống ấy.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình
hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là
sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”


Còn theo từ điển Giáo dục học thì cho rằng: “Tích hợp là hành động liên kết các
đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh
vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”

Ở trang 27 – bộ môn Ngữ Văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT cũng nói rõ về
khái niệm tích hợp “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật
thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối
hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc”.
Nói rõ hơn về điều này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ
Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho rằng: “dạy học tích hợp có nghĩa là
đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn
học. Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên
quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học
lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối
với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có
thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn
khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách
ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm
phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.”
Dạy tích hợp là :
1. Lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn
học. Thí dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường , bảo vệ
sức khỏe, giáo dục tiết kiệm ... vào nội dung các môn học: địa lý, sinh học,vật
lý,hóa học,toán,ngoại ngữ, giáo dục công dân...

2. Xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
3. Giáo viên có thể tích hợp các nội dung ở các môn học khác nhau, hoặc các
kiến thức khác liên quan đến bài giảng để chuyển tải đến học sinh những chủ đề
giáo dục lồng ghép thông qua các hình thức truyền đạt bằng trình chiếu, giảng
dạy, thảo luận, dạy học theo dự án.

Nói về dạy tích hợp thì khách quan mà nói nó là một khái niệm tuy cũ
những lại có nhiều quan điểm khác nhau về nó. Trước khi nắm bắt về dạy
học tích hợp thì chúng tôi xin khái quát về “tích hợp”. Cần nhấn mạnh,
tích hợp trước hết không phải là phương pháp mà là một phương hướng
nhận thức thế giới, cải tạo và sáng tạo trong việc cảm nhận thế giới xung
quanh. Tích hợp là sự gắn kết kiến thức theo hướng hệ thống hóa hoặc
liên kết mở rộng dựa trên các phẩm chất gần gũi, tương tác hoặ hỗ trợ
giữa các ngành học nhằm mục đích làm sâu sắc hơn nhận thức của chúng
ta về bản chất của các sự vật hiện tượng.


1.1.2. Dạy học tích hợp
Theo Hồ Trần Ngọc Oanh cho rằng: “Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy
học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình
huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải
gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế
nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh” và “dạy học tích hợp phải được thể hiện
ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh
giá, hình thức tổ chức dạy học”1.
Trần Văn Quang thì khái niệm rằng: “dạy học tích hợp là sự kết hợp một cách
hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các
hợp phần, các phân môn của một môn học thành một nội dung thống nhất, dựa
trên cơ sở giữa chúng có các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn có thực. Dạy học

tích hợp còn bao hàm ý nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào
quá trình dạy học các môn học”.
Hay Lê Nguyễn Sơn Trà cũng cho rằng: “dạy học tích hợp là định hướng dạy
học; trong đó, giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp
kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm
vụ học tập, đời sống; thông qua đó, hình thành những kiến thức, kĩ năng mới,
phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năn lực giải quyết vấn đề trong
học tập và trong thực tiễn cuộc sống”.
Còn chúng tôi thì cho rằng, dạy học tích hợp là định hướng dạy học, giáo viên
là người tổ chức, hướng dẫn để huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng khác
nhau nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Từ đó,giúp
học sinh hình thành được những năng lực cần thiết để lĩnh hội và huy động hiệu
quả những kiến thức kĩ năng giải quyết các tình huống có ý nghĩa vào thực tiễn
của đời sống.

Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp cho học sinh phát triển khả
năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc
sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hộ tri thức và rèn luyện kĩ
năng: phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết
vấn đề.
1


Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, 1972, Paris định nghĩa
“dạy học tích hợp là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học
cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn
quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khác nhau”. Đây
không phải là sự hợp nhất nội dung các khoa học mà là nêu lên một cách tiếp
cận mới về các khái niệm và nguyên lí khoa học.

Như vậy có thể hiểu rằng nguyên tắc tích hợp trong dạy học là việc
bảo đảm sự liên hội giữa kiến thức được dạy với những kiến thức có liên
quan khác trong cùng một môn hoặc trong nhiều môn. Hiện nay khi chúng ta
dạy một kiến thức nào đó cho học sinh, chúng ta phải tạo ra một sự liên
tưởng giữa nó với những kiến thức có liên quan ở những môn khác hoặc
những ngành khác. Đây là xu hướng mang tính nguyên tắc, bởi vì tích hợp
không phải là một phương pháp mà là một phương hướng nhận thức thế giới,
cải tạo và sáng tạo trong việc cảm nhận thế giới xung quanh. Tích hợp là vấn
đề của nhận thức và tư duy con người, là triết lý/nguyên lý cho phối, định
hướng và quyết định thực tiễn của con người. Tư duy tích hợp cho phép con
người nhận ra các mối liên hệ tương đồng và dị biệt giữa các yếu tố không
cùng hệ thống cũng như các mối liên hệ hữu cơ giữa các thành tố trong cùng
một hệ thống nhằm liên hội chúng lại bằng một định hình mới mẻ. Lý thuyết
tích hợp được ứng dụng vào giáo dục trở thành nguyên tắc dạy học, theo
quan điểm lý luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay. Vì vậy, dạy học
theo hướng tích hợp là một xu hướng cần thiết phải được áp dụng trong
chương trình giáo dục, nhất là ở nước ta trong tình hình đổi mới giáo dục
theo hướng định hình năng lực ở người học.
1.1.3. Mục tiêu dạy học tích hợp
1.1.3.1. Hình thành và phát triển năng lực học sinh – năng lực giải
quyết các vấn đề thực tiễn
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con
người. Do vậy có thể xem quá trình và phát triển nhân cách gắn liến với quá
trình tích tụ, phát triển các yếu tố của phẩm chất và năng lực. Trong quá trình
giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học là một phương


pháp dạy học ưu thế hướng người học tiếp cận gần hơn với phát triển nhân
cách của người học.
Không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn

chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gẵn với những tình huống của
cuộc sống và nghề nhiệp, đồng thời gắn kết hoạt động thực hành, thực tiễn.
Trong quá trình học tăng cường tính tự giác, tự chủ, bồi dưỡng năng
lực cá nhân, năng lực hợp tác , năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn…
tăng hứng thú cho người học. Giúp người học vận dụng những tri thức đã
tiếp nhận vào trong thực tiễn. Người học có thể linh hoạt, nhạy bén trong lúc
giải quyết các tình huống cụ thể.
1.1.3.2. Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức
thực tiễn
Theo Xavier Roegier ( nhà giáo dục Bỉ), dạy học tích hợp tạo mối liên hệ
trong học tập bằng việc kết nối các môn học khác nhau, nhấn mạnh sự phụ
thuộc và mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các
môn học đó. Tích hợp các nội dung trong một môn học, khi đó, vừa gắn kết
đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong một môn học,
vừa đặt ra những tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức môn
học để giải quyết. Hầu hết các giáo viên hiện nay đều nhận thức được việc
dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc hình thành và
phát triển năng lực hành động. Và chắc chắn với việc dạy tích hợp liên môn
sẽ phần nào giúp cho cá môn học có sự gắn kết với nhau không ít thì nhiều.
Học sinh có thể sử dụng kiến thức ở nhiều môn học liên quan để giải quyết
một số vấn đề như: tích hợp kiến thức môn Toán để hình thành kĩ năng tính
toán, xử lí số liệu; môn Hóa học để giải quyết vấn đề liên kết hóa học, đo đạc
mức độ ô nhiễm môi trường, tính chất hóa học cauw các chất làm công cụ
tìm hiểu về bản chất sinh học của các tổ chức sống…
Nó không chỉ tạo ra mối liên kết giữa các môn mà còn gắn kết với
thực tiễn. Môn KHXH có vai trò trong việc hình thành “phẩm chất công
dân” vì vậy nó cần thiết cho tất cả học sinh và cần là môn học bắt buộc. Và
ta thấy răng trong các môn này luôn có sự gần giũ với những vấn đề thực tế
như: tham ô, tham nhũng, tai nạn giao thông… chính nhờ sự tích hợp mà



trong quá trình học cả thầy và trò có thể cùng nhau tìm kiếm thông tin giải
thích, lí giải để hướng đến giải quyết các vấn đề đó.
1.1.3.3. Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau
Để lựa chọn nôi dung kiến thức đưa vào chương trình các môn
học, trước hết phải trả lời kiến thức nào cần. Đối với chương
trình hiện hành, tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học một cách
hợp lí,lược bớt những nội dung trùng lặp. Theo quan điểm tích
hợp, các kiến thức liên quan với nhau sẽ được lồng ghép vào
cùng một môn học nên tránh được sự trùng lặp không cần thiết
về nội dung giữa các môn học và thời lượng học tập sẽ giảm
bớt. Ví dụ cụ thể như: môn học mới “khoa học tự nhiên”. Nếu
là một thầy dạy thì giáo viên đó được đào tạo cả 3 chuyên
ngành Lý- Hóa- Sinh. Dạy học tích hợp còn có vai trò tỉnh
giản kiến thức, trnhs sự lặp lại các nội dung ở các môn học,
giảm bớt sự quá tải chương trình.

1.3.

Quan điểm dạy học tích hợp

1.3.1. Quan điểm tích hợp trong nội bộ môn học ( Intradisciplinary
Integration):
Tích hợp trong nội bộ môn học. Tích hợp những nội dung của các phân môn,
các lĩnh vực nội dung môn thuộc cùng một môn học theo những chủ đề,
chương, bài cụ thể nhất định. Như trong môn Hóa học: tích hợp nội dung
Hóa học vô cơ, Hóa học hữu cơ trong chương Hóa học và các vấn đề kinh tế,
xã hội và môi trường. Trong môn Toán: tích hợp Đại số, Hình học và Lượng
giác tại một số thời điểm. Trong môn Lịch sử, tích hợp kiến thức lịch sử thế
giới, lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương trong cùng một bài học. Ví dụ:

Dạy về Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Việt Nam: kiến thức Lịch sử thế giới
có trong Thời cơ cách mạng; trong diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền
trên cả nước, GV đề cập đến khởi nghĩa giành chính ở địa phương.
1.3.2. Quan điểm tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration):


Khi học sinh nghiên cứu về một vấn đề nào đó, các em được đồng thời
tiếp cận từ nhiều môn học khác nhau. Ví như, chủ đề Truyền thống yêu
nước của nhân dân Việt Nam, học sinh có thể được tiếp cận trong môn
Lịch sử, môn Văn học, môn GDCD, Âm nhạc. Từ cách tiếp cận đa môn
này, giáo viên không cần thay đổi nhiều nội dung môn học, nội dung và
đánh giá vẫn theo bộ môn, học sinh có thể tạo ra những kết nối giữa các
bộ môn để giải quyết vấn đề.
1.3.3. Quan điểm tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration):
- Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu
của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy
học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để
đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu
tích hợp.
- Dạy học tích hợp liên môn phải được tiến hành dựa trên việc giáo viên lựa
chọn tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung:
các chủ đề, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Tác dụng của phương
pháp này là chúng ta có thể nhấn mạnh được nội dung giảng dạy như là
những khái niệm hoặc kĩ năng liên môn thông qua việc kết nối các nội dung
học tập chung nằm trong các môn học. Nhờ sự kết nối kiến thức như vậy,
học sinh được khai phá khả năng vận dụng đầu óc để tư duy liên kết một vấn
đề từ nhiều nguồn, nhiều góc độ khác nhau; từ đó hiểu sâu hiểu kĩ hơn vấn
đề đó và vận dụng nó vào thực tế khi cần thiết.
- Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan

đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng
một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí
và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến thức Vật lí và Hóa học
trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển,
đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục Công dân trong giáo dục đạo đức, lối
sống…
1.3.4. Quan điểm tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration):


Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà
không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học, từ đó xây dựng nên
các môn học mới khác với môn học truyền thống. Cac tiếp cận này bắt đầu từ
ngữ cảnh cuộc sống thực (real – life context). Điều quan tâm nhất ở đây chính
là sự phù hợp đối với HS.
Điểm khác tích hợp liên môn ở chỗ: nó xuất phát từ ngữ cảnh cuộc sống thực
và sở thích của HS.
Ví dụ: Xuất phát từ bối cảnh “Ô nhiễm môi trường và cần làm trong sạch
môi trường thành phố”, nhà trường đưa ra một chương trình tích hợp phong
phú, HS lựa chọn các vấn đề về môi trường và tiến hành thu thập thông tin,
nghiên cứu và đề xuất các biện pháp làm trong sạch môi trường.
Ở đề tài chúng tôi, sử dụng quan điểm về tích hợp liên môn đó là quá trình kết
hợp nhiều ngành học lại với nhau, liên hợp các chủ đề, những vấn đề thành
những khái niệm lớn và hợp nhất. Chẳng hạn việc tích hợp Văn – Lịch sử, tích
hợp Văn – Địa lý, tích hợp Văn – Âm nhạc, tích hợp Văn – Mỹ thuật,…
1.4.

Vài vấn đề về văn học trung đại và thể loại “hịch”

1.4.1. Khái niệm Văn học trung đại
Văn học trung đại là một tên gọi mang tính quy ước, đó là một giai đoạn văn

học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt
Nam (văn học thời phong kiến, văn học cổ, văn học thành văn) được xác
định từ thế kỉ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam
đầu tiên) cho đến hết thế kỉ XIX.

1.4.2. Đặc điểm của Văn học trung đại
Đặc điểm của văn học trung đại được thể hiện ở hai phương diện giữa nội
dung và nghệ thuật, đó là sự kết hợp chung cho các tác phẩm văn học ở giai
đoạn này. Ở phần nội dung thì đặc điểm đầu tiên của văn học trung đại là
cảm hứng yêu nước, yêu nước phải gắn liền với lí tưởng trung quân, yêu
nước là có ý thức tự tôn dân tộc, yêu giống nòi, tinh thần bảo vệ tổ quốc
chống kẻ thù xâm lược với cảm hứng chủ đạo đủ màu vẻ và cung bậc, buồn
vui, giận hờn, thao thức, hùng tráng, bi ai. Những cảm hứng đó được thể hiện
rõ trong các tác phẩm như: Nam Quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Bạch Đằng
giang phú, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…


Đặc điểm nội dung thứ hai là cảm hướng nhân đạo: Yêu nước là phương diện
cơ bản của nhân đạo, tuy vậy vẫn có đặc điểm riêng, thể hiện được đạo lí làm
người, khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống của con người, tấm lòng cảm
thương cho một kiếp người đau khổ. Nhờ ảnh hưởng tư tưởng từ bi bác ái
của đạo Phật, nhân nghĩa của đạo Nho làm tăng tình thương của con người
với nhau, đây là điều cốt lõi trong quan niệm nhân đạo của nhân dân.
Đặc điểm nội dung thứ ba là cảm hứng thế sự: bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về
cuộc sống con người, việc đời. Tác phẩm văn học thường hướng tới hiện
thực ghi lại những điều trông thấy,qua đó tác giả bộc lộ thái độ và cả hoài
bão của mình .
Về phương diện nghệ thuật cho thấy tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy
phạm, đây là đặc điểm nổi bật bao trùm của văn học trung đại. Với chữ quy
phạm về mặt hình thức sử dụng thể loại văn học cổ, niêm luật chặt chẽ thống

nhất. Dựa trên công thức: Người (ngư, tiều, canh, mục), con vật (long, li,
quy, phượng), nam phải có mày rầu, nữ phải là cây liễu, yểu điệu,… với cách
thức sử dụng phép đối, đối đoạn, đối ý, đối âm. Tính quy phạm tạo nên kiểu
ước lệ đặc trưng riêng thiên về công thức trừu tượng, nhẹ về tính cá thể cụ
thể trong nghệ thuật.
Còn phá vỡ là khai thác ngôn ngữ dân gian, sáng tạo ra các thể thơ mới để
cho hồn thơ tự nhiên nở hoa kết trái nhiều màu sắc và ngọt dịu hơn, tạo nên
khuynh hướng dân chủ văn hoá văn học thể hiện tinh thần dân tộc mặc dù
viết bằng chữ Hán nhưng thể hiện tâm hồn của người Việt. Vận dụng thành
thạo chữ Nôm, thể thơ lục bát, song thất lục bát,… nhờ ảnh hưởng của chữ
viết, thể thơ, thi liệu và văn liệu.
Đặc điểm nghệ thuật thứ hai là khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị,
ở đây việc lựa chọn chủ đề, đề tài hướng tới sự cao cả, trang trọng hơn cái
bình dị đời thường. Còn về mặt nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn
vẻ thô sơ, mộc mạc và ngôn ngữ mang tính nghệ thuật, cách diễn đạt trau
chuốt, hoa mĩ hơn cái thông tục, tự nhiên. Văn học phải gắn liền với hiện
thực, đưa cái trang trọng, cao nhã về gần gũi vớiđời sống hiện thực, tự nhiên
và bình dị.
Đặc điểm cuối cùng là tiếp thu tinh hoa văn hoá của nước ngoài, học hỏi kiến
thức kinh nghiệm văn học từ nước Trung Hoa.

1.4.3. Khái niệm về “Hịch”


Theo Trần Đình Sử cho rằng: : “Hịch là thể văn kêu gọi của người đứng đầu,
truyền mẹnh lệnh của chủ tướng tới người dân hay kẻ dưới quyền. Hịch
thường kể tội kẻ phản nghịch hay vô đạo để kêu gọi đánh đổ chúng đi. Hịch
thường dùng lí lẽ sắc bén, sự thực đanh thép khoa trương, khiêu khích để
kích thiochs tình cảm người nghe. Hịch thường viết dưới hình thức biền
ngẫu” (TĐS, LLVH TẬP 2, TP VÀ THỂ LOẠI, NXB ĐHSP,H., tr.429)

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc Việt
Nam.

1.4.4. Đặc điểm của thể “hịch”
Hịch thuộc thể loại văn học chức năng, vì vậy đặc điểm quan trọng đầu
tiên là mục đích chức năng của hịch. Hịch là thể văn nghị luận, vốn xưa
đó là những bài diễn thuyết quân sự gọi là Thệ, nghĩa là lời thề trước khi
xuất chinh. Từ “Hịch” xuất hiện lần đầu thời Chiến quốc. Hịch còn gọi là
“lộ bố” nghĩa là “bản văn để lộ, không phong, để cho mọi người đọc và
nghe”(Lưu Hiệp). Chẳng hạn trong bài Phạt Tống lộ bố văn của Lí
Thường Kiệt ra đời trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075. Chữ
“hịch” Hán văn nếu chiết tự ra, thì có nghĩa là bài văn công khai (minh
bạc chi văn) khắc vào gỗ để tuyên bố cùng mọi người. Mục đích chức
năng của hịch là cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù
trong, gặc ngoài. Cũng có khi hịch được dùng để hiểu dụ, răn dạy thần
dân và người dưới quyền. Hịch cũng là thể loại văn khích lệ tinh thần,
tình cảm của người nghe, vì vậy thường được dùng nhiều trong lĩnh vực
chính trị, quân sự. Hịch được viết trước khi sự kiện chính trị, quân sự,…
xảy ra.
Là thể văn nghị luận mang tính chiến đấu mạnh mẽ, hịch co kết cấu chặt
chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn đanh thép.
Về kết cấu, thông thường bài hịch gồm bốn phần chính. Phần mở đầu có
tính cách nêu lên vấn đề. Phần thứ hai thường nêu truyền thống vẻ vang
trong sử sách để gây lòng tin tưởng. Phần thứ ba thường nhận định tình
hình để gây lòng căm thù giặc, phân tích phải trái để àm roc đúng sai.
Phần kết thúc thường đề ra chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.
Về lập luận, để tác động cả tinh thần, tình cảm lẫn nhận thức, lí trí, tác giả
thường kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn, giữa tư duy lô gichs và tư duy hình
tượng, sử dụng linh hoạt cách lập luận tương đồng và lập luận tương
phản, khẳng định hoặc phủ định.



Về lời văn, hịch thời xưa thường được viết theo lối văn biền ngẫu, như
văn tứ lục (hai văn sóng đôi, mỗi câu mười chữ, được ngắt theo nhịp 4/6),
tứ lục biến thể, hoặc lối văn lưu thủy (một kiểu văn xuôi cổ). Cũng có khi
hịch được viết bằng văn xuôi và bằng cả thơ lục bát. Trong một bài hịch,
tác giả có thể sử dụng phối hợp các thể văn khác nhau, như bài Hịch
tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có sự đan xen tản văn (văn xuôi) với biền
văn. Dù sử dụng thể văn nào thì lời hịch cũng trang trọng, hùng hồn.
1.5.

Cuộc đời, sự nghiệp và văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn

1.5.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) quê ở Phủ Thiên Trường, nay thuộc xã Lộc
Vượng, thành phố Nam Định.
Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một
đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bầy
mưu giữ cho thế nước trông chênh thành bền vững.
Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối
cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà
Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng.
Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị
gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh
để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha
chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế
Liễu kén thày dạy giỏi cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác
cho con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.
Thuở nhỏ, có người đã khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc
Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn.

Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa
nhục cho mình. Song cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba
lần quốc nạn, ông tỏ ra một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên
quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn
kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng.
Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao
hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi
trong họ Trần đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần
Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hoà hợp của hai người chính
là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng
quân Nguyên hung hãn.
Chuyện kể rằng: Thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần
Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự
mình tắm rửa cho Quang Khải...


Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con. Trần
Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút
gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm
vào van xin, ông bớt giận, dừng gươm và bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta
nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa!
Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế
mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt chỉ
chống gậy không mỗi khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt.
Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan, yên lòng
dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Ông là một tấm lòng trung
trinh son sắt vì vua vì nước.
Năm 1283, Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng
người tài như các anh hùng: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu, Trương
Hán Siêu... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, họ

cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông soạn hai bộ binh
thư: "Binh thư yếu lược" và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" để dạy bảo các
tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời
đã hết lời ca ngợi ông..."Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung,
không lẫn âm dương...", "Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy
ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh
cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại, tiến lui.
Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn mang tầm tư
tưởng của một bậc đại bút .
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông
thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa,
ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu.
Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công,
cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng
tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông
thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên - Mông , Trần Quốc Tuấn
đều lập công lớn.
Năm 1258, Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh chặn quân Mông Cổ ở Hưng Hoá.
Năm 1284, khi quân Nguyên - Mông chuẩn bị sang xâm lược Đại Việt lần
thứ II, Trần Quốc Tuấn tổ chức duyệt quân ở Đông Bộ Đầu, đọc “Hịch tướng
sĩ”, tổ chức rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng.
Cuối tháng 2 năm 1285, quân Nguyên – Mông vào Thăng Long, vua Trần lo
ngại ướm hỏi, Trần Quốc Tuấn khảng khái thưa: “Nếu bệ hạ muốn hàng,
trước hết xin hãy chém đầu thần”.
Tháng 5 năm 1285, Trần Quốc Tuấn cho quân Trần tổng phản công và trực
tiếp chỉ huy đánh thắng trận đầu ở A Lỗ; liên tiếp thắng lớn trong các trận:
Hàm Tử, Chương Dương và Vạn Kiếp, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ II của
Nguyên – Mông.



Năm 1287, trước tình thế quân Nguyên – Mông chuẩn bị xâm lược Đại Việt
lần III, vua Trần hỏi về thế địch, Trần Quốc Tuấn thưa: “Năm nay đánh giặc
nhàn”. Khi triều Trần muốn tuyển mộ thêm quân, Trần Quốc Tuấn nêu
nguyên tắc “Quân cần tinh, không cần nhiều” và chính mình rèn quân theo
nguyên tắc đó.
Tháng 1 năm 1288, quân Trần đánh thắng trận Vân Đồn.
Tháng 4 năm 1288, thắng lớn trong trận Bạch Đằng và trận phục kích ở ải
Nội Bàng (Bắc Giang), tiêu diệt hàng vạn quân địch, đánh bại ý đồ xâm lược
của quân Nguyên. Được vua Trần phong: thái sư thượng phụ thượng quốc
công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Hai tháng trước khi mất, Vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm có hỏi:
Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách
làm sao?. Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc
cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước: "Thời binh phải khoan thư sức dân
để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước".
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tí, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình
Bắc Đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời.
Theo lời dặn lại, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong
vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ,
san phẳng trồng cây như cũ.
Khi ông mất, vua phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập
đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công
lao sự nghiệp của ông khó kể hết. Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính
trọng ông gọi là Hưng Đạo Đại vương. Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân
tộc, một danh nhân văn hoá Việt Nam.

1.5.2. Hoàn cảnh ra đời bài “Hịch tướng sĩ”
Bài hịch của Trần Quốc Tuấn có tên đầy đủ là Dụ chư tì tướng hịch văn (Bài
văn hịch dụ bảo các tì tướng). Như vậy đối tượng của bài hịch là ccas tì

tướng dưới quyền của Hưng Đạo Đại Vương. Tuy nhiên, ý nghĩa, tác dụng
của Hịch tướng sĩ to lớn hơn nhiều so với mục đích “dụ bảo các tì tướng”.
Nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, Hịch tướng sĩ
trở thành đỉnh cao nhất của văn học yêu nước thời Trần, một trong những
đỉnh cao nhất của văn học chính luận Việt Nam thời trung đại.
Hịch tướng sĩ được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông –
Nguyên lần thứ hai (1285). Theo Biên niên lịch sử cổ trung đại ở Việt Nam
(xuất bản năm 1987) thì bài hịch được công bố vào tháng 9 năm 1284 tại
cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long. Giặc chuẩn bị đem quân xâm lược .
Tình thế hết sức căng thẳng. Vua Trần Nhân Tông họp Hội nghị Bình Than


(1282), triệu tập vương hầu và trăm quan bàn kế sách đánh giặc. Hoài Văn
hầu Trần Quốc Tuấn vì tuổi còn nhỏ không được dự bàn, lòng phẫn khích,
tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Người thiếu niên anh hùng,
tuổi nhỏ chí cao đã huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí,
đóng chiến thuyền, dựng cờ đại nghĩa “Phá cường địch báo hoàng ân” (Phá
giặc mạnh, báo ơn vua). Giặc kéo đến biên thùy, Thượng hoàng Trần Thánh
Tông họp Hội nghị Diên Hồng (1284), triệu phụ lão trong cả nước, ban yến
và hỏi kế đánh giặc. Hội nghị Diên Hồng là “Hội nghị non sông” đầu tiên
trong lịch sử dân tộc. Tại hội nghị này, muôn người như một, cùng hô vang
lời thề quyết đánh. Trong khi giặc cậy thế mạnh ngang ngược, hống hách thì
quân dân nhà Trần sôi sục căm thù, quyết tâm chiến đấu. Tuy nhiên, trong
hành ngũ tướng sĩ cũng có người dao động, mang tư tưởng cầu hòa. Nhớ lại
cuộc kháng chiến Mông – Nguyên lần thứ nhất (1258), có lần vua hỏi qua
đại thần Trần Nhật Hạo kế sách đánh giặc. Nhật Hạo đương dựa mạn thuyền,
cứ ngồi chứ không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ
“nhập Tống” (chạy vào đất Tống), trong khi nhà Tống đang bị quân Mông –
Nguyên đánh cho thất điên bát đảo. Là người nhận trọng trách thống lĩnh
quân đội, Trần Quốc Tuấn hiểu rất rõ tình hình. Để cuộc chiến đấu giành

thắng lợi, điều quan trọng là phải đánh bạt những tư tưởng dao động, bàng
quan, phải giành thế áp đảo cho tư tưởng quyết chiến quyết thắng.
Ra đời trong hoàn cảnh ấy, tư tưởng chủ đạo của bài Hịch tướng sĩ là nêu cao
tinh thần quyết chiến quyết thắng. Đây chính là thước đo cao nhất, tập trung
nhất, kết tinh nhất của tinh thần yêu nước lúc bấy giờ.

1.5.3. Tóm tắt văn bản
Hịch tướng sĩ là lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn để khích lệ tướng sĩ học tập
cuốn Binh Thư yếu lược tức là sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp
do chính ông soạn ra. Mở đầu bài Hịch tướng sĩ, Hưng Đạo Vương nêu ra
hàng loạt các anh hùng xả thân vì vua, vì nước rồi ông lấy dẫn chứng cho
cuộc kháng chiến Mông – Nguyên. Lòng ông luôn đau và trăn trở “ruột đau
như cắt” khi “thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường”. Đồng thời,
Trần Quốc Tuấn kêu gọi binh lính hãy ra sức tập trung tập luyện và học tập
cuốn Binh Thư yếu lược để chống lại kể thù, chống giặc ngoại xâm.


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO VIỆC DẠY HỌC VĂN
BẢN “HỊCH TƯỚNG SĨ”
2.1.

Tích hợp văn bản “Hịch tướng sĩ” với môn Lịch sử

2.1.1. Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất năm 1258
Với âm mưu xâm lược Đại Việt và Mông Cổ: Đầu thế kỉ XIII, đế quốc Mông
Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải, rất giỏi về chinh chiến, cưỡi
ngựa, bắn cung. Chúng đem quân xâm lược nước Đại Việt để chiếm đóng,
cai trị, làm bàn đạp chiếm Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á.
Trước những âm mưu đó, vua Trần cho bắt giam các sứ giả và ra lệnh chuẩn
bị cho cuộc kháng chiến.

Năm Đinh Tỵ -1257, Hốt Tất Liệt sai một đạo quân do tướng Ngột Lương
Hợp Thai chỉ huy đánh lấy nước Đại Lý (Vân Nam) và sai sứ sang dụ ta
hàng. Vua Trần Thái Tông bắt giam sứ Mông Cổ và hạ lệnh cho các quan
ngoài biên ải đề phòng cẩn mật, ba lần sứ sang Đại Việt đều không thấy về.
Ngày 12 tháng 12 năm 1257, Hốt Tất Liệt sai danh tướng Ngột Lương Hợp
Thai đem 10 vạn quân sang xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Trần
Nhân Tông, Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn, toàn quân và toàn dân ta đã
dũng cảm chiến đấu chống quân xâm lược Mông – Nguyên, một đế quốc
hung hãn và mạnh nhất thời đại. Bấy giờ, quân Mông – Nguyên đã chiếm
đóng hầu khắp châu Âu, đến tận Ba Tư và đã chiếm đóng gần hết Trung
Quốc.
Thế giặc quá mạnh, để bảo toàn lực lượng, ta phải bỏ kinh đô Thăng Long
lui quân về giữ Mãn Trù, Khoái Châu, Hưng Yên. Vua Trần Thái Tông hỏi ý
kiến Thái uý Nhật Hiệu thì Nhật Hiệu lấy nước viết vào mạn thuyền hai chữ
“Nhập Tống”. Vua lại cho hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ thì Trần Thủ Độ
khảng khái nói rằng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
Quân dân Đại Việt ta đã dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để
tiêu hao sinh lực kẻ thù, đợi cho kẻ thù bị quẫn bách về lương thực, khốn khổ


vì không hợp thuỷ thổ. Quân ta tổ chức phản công địch ở Đông Bộ Đầu
thắng lợi, quân Nguyên phải rút chạy về nước. Thế là đất nước ta sạch bóng
quân thù, giữ vững được nền độc lập của Tổ quốc.
Tháng 1 – 1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy ba vạn quân Mông Cổ theo
sông Thao tiến xuống Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên gặp tuyến chống cự
của Vua Trần Thái Tông. Trước thế giặc mạnh, quân ta rút lui về Thiên Mạc
để bảo toàn lực lượng.
Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ - 1258, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho
Thái tử Trần Hoảng, đây là một cách tập sự cho con quen với việc trị nước.
Triều đình tôn Thái Tông lên làm Thái Thượng hoàng để cùng coi việc nước.

Năm 1277, Thái Thượng hoàng mất.
Trong cuộc kháng chiến Mông – Nguyên lân thứ nhất này, ta chủ trương thực
hiện “vườn không nhà trống”, tạm rút koir Thăng Long để bảo toàn lực
lượng, đẩy địc vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm
tiêu hao sinh lực địch, phản công lớn truy kích địch.
2.1.2. Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai năm 1285
Trước những âm mưu xâm lược Đại Việt và Chăm-pa của nhà Nguyên nhằm
mục đích làm cầu nối để xâm lược nước khác. Năm 1283, Hốt Tất Liệt cho
quân đánh Chămpa trước đề làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt nhưng
thất bại. Kế hoạch của nhà Nguyên tan vỡ
Tháng 12 – 1284, vua Nguyên sai Thái tử Thoát Hoan đem 500 nghìn quân
sang xâm lược nước ta, có thêm 100 nghìn quân của Toa Đô chỉ huy từ
Chiêm Thành đánh ra Nghệ An, kẹp ta vào thế bị đánh cả hai đầu.
Giúp Thoát Hoan có tả tướng Lý Hằng, hữu tướng Lý Quán làm Tham tán
nhung vụ và bọn đại tướng Toa Đô, Ô Mã Nhi, Đường Ngột Đải, Phàn Tiếp,

Trước khi quân Nguyên vào xâm lược nước ta, Thái Thượng Hoàng Trần
Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sắc phong cho Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế chỉ huiy toàn bộ quân dân Đại Việt
kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông. Các vua Trần đã tổ chức
Hội nghị quân sự ở Bình Than và tháng 8 – 1284, Hưng Đạo Đại Vương tổ
chức tập trận ở Đông Bộ Đầu. Người đã công bố “Hịch tướng sĩ” để khích lệ
lòng yêu nước của toàn quân, toàn dân.


Các vua Trần đã tổ chức hội nghị các bô lão trong cả nước ở điện Diên Hồng
để hỏi ý dân nên hàng hay nên đánh, cả nước đồng lòng “đánh”. Quân và dân
ta khắc vào tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Nguyên). Với quyết tâm giết
giặc của toàn quân và toàn dân, dưới sự chỉ huy chiến lược tuyệt vời của
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ta tổ chức đánh cầm cự, bỏ kinh đô

Thăng Long để bảo toàn lực lượng, dùng chiến tranh du kích, vườn không
nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, đợi cho quân địch khốn khổ vì thiếu
lương thực mới tổ chức phản công địch ở mọi phía. Với chiến thắng lẫy lừng
ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp… chỉ trong vòng nửa năm,
quân Nguyên bị đánh tơi bời, phải rút chạy. Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán bị
chém đầu tại trận, còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho người khiêng
chạy về nước mới thoát chết.
Ngày 06 tháng 06 năm 1285, quân và dân ta tiến về giải phóng kinh đô
Thăng Long, mở hội ca khúc khải hoàn.
Trong chiến thắng quét sạch quân Mông – Nguyên lần này ra khỏi bờ cõi, có
công lao to lớn của hai anh em tù trưởng dân tộc ít người miền núi Phú Thọ
là Hà Đặc và Hà Chương đã dùng mưu trí, tổ chức dân binh địa phương,
phân phối với quân triều đình, đánh quân Nguyên – Mông ở sau lưng địch,
làm cho chúng mất ăn mất ngủ. Hà Đắc đã anh hùng hi sinh ở A Lạp khi
đánh quân giặc đang bắc cầu phao ở đó. Chiến thắng quân Mông – Nguyên
lần thứ 2 (1285) là thể hiện sức mạnh đoàn kết kháng chiến chống ngoại xâm
của toàn thể cộng đồng các dân tộc Đại Việt thời bấy giờ.
2.1.3. Các anh hùng chiến trận trong văn bản “Hịch tướng sĩ”
Mở đầu bài hịch, tác giả nêu gương sử sách để khích lệ ý chí lập công danh,
hi sinh vì nước ở các tướng sĩ.
Kỷ Tín là một võ tướng của Hán vương Lưu Bang. Trong cuộc chiến Hán sợ
tranh hùng, khi Lưu Bang bị Tây Sở Bá vương Hạng Vũ vây rất ngặt ở thành
Huỳnh Dương, thế khó thoát, nhờ Kỷ Tín đóng giả làm Hán vương để luầ
Hạng Vũ, nhờ thế Lưu Bang mới thoát nạn được. Sử cũng chép Kỷ Tín có
thân hình tướng mạo tương tự Lưu Bang, vì thế, khi Lưu Bang bị Hạng Vũ
vây khốn ở thành Huỳnh Dương, Kỷ Tín đã giả làm Lưu Bang, ra thành trá
hàng quân Tây Sở. Do mất cảnh giác, quân Tây Sở nới lỏng vòng vây, nhờ
đó Lưu Bang mới trốn thoát được. Khi Hạng Vũ phát hiện người bị mình bắt
giữ chỉ tướng quân Kỷ Tín, Hạng Vũ ban đầu đối đã rất tử tế, ngỏ ý chiêu



hàng, tuy nhiên bị Kỷ Tín cự tuyệt. Cuối cùng, Hạng Vũ xử thiêu chết Kỷ
Tín.
Sau khi Lưu Bang thống nhất Trung Nguyên, lên ngôi Hoàng đế, luận công
ban thưởng, xét thấy Kỷ Tín trung nghĩa, cho xây mộ và lập đền thờ. Dân
chúng Trịnh Châu mến ông là người trung liệt, nên tôn ông làm Thành
hoàng.
Do Vu là tướng của Sở Chiêu Vương thời Xuân Thu. Theo Tả Truyện, Sở
Chiêu Vương bị nước Ngô đánh phải lánh sang phương Đông, một đêm bị
cướp vây đánh. Do Vu là người đã chìa lưng ra đỡ giáo cho vua mình, tức là
lúc Chiêu Vương lánh nạn gặp bọn kẻ cướp đuổi theo phải nấp vào bụi rậm.
Bọn kẻ cướp lấy giáo đâm vào bụi thì Do Vu ra tay chìa lưng ra đỡ cho
Chiêu Vương rồi lấy đất vuốt máu ở lưỡi giáo đi. Nhờ vậy mà Chiêu Vương
thoát nạn.
Nhân vật thứ ba mà Trần Quốc Tuấn nhắc đến đó là Dự Nhượng, đây là một
người nước Tấn sống vào cuối thời Xuân Thu tại Trung Quốc. Dự Nhượng
được người đời sau biết tới trong vai trò thích khách nổi tiếng bậc nhất của
thời Xuân Thu Chiến Quốc. Truyện Dự Nhượng kiên trì ám sát Triệu Tương
tử để trả thù cho Trí Bá Dao (tức Tuân Dao) đã được Tư Mã Thiên ghi lại
trong tác phẩm Sử ký của ông. Trong Sử ký ghi lại, Dự Nhượng vốn là người
Tần đến nước Tấn. Trước ông theo hầu họ Phạm, sau lại thờ họ Trung Hàng
nhưng đều chỉ là baachj khách thường, không ai biết tới. Họ Phạm và họ
Trung Hàng bị diệt, Dự Nhượng tới thờ Trí Bá Dao hết mực khoản đãi như
bậc thượng khách.
Năm 455 TCN, Trí Bá đem quân đánh họ Triệu, một gia tộc lớn khác ở nước
Tấn, nhưng bị Triệu Tương tử lập kế liên kết cùng họ Hàn và họ Nguỵ đánh
cho đại bại. Họ Trí bị diệt, phần đất của họ Trí bị ba họ còn lại chia nhau lập
nên Tam Tấn, riêng Trí Bá Dao bị Triệu Tương tử giết rồi lấy đầu lâu sơn lại
để làm đồ đựng rượu vì oán hận Trí Bá Dao.
Dự Nhượng biết tin chủ mình bị giết đành phải trốn vào núi và thề sẽ trả thù

cho họ Trí, Sử ký đã chép lại lời của ông như sau: “Than ôi! Kẻ sĩ chết vì
người tri kỷ! Người con gái làm dáng vì kẻ yêu mình. Nay Trí Bá biết ta, ta
phải liều chết báo thù để đền ơn, có thế hồn phách ta mới khỏi xấu hổ!”2

2Sử ký Tư Mã Thiên, pdf. Phiên âm chữ Hán câu này là “Ta hồ! Sĩ vi tri kỉ giả tử, nữ vi duyệt kỉ giả dung.
Kim trí bá tri ngã, ngã tất vi báo thù nhi tử, dĩ báo trí bá, tắc ngô hồn phách bất quý hĩ.


×