Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÀN VỀ KĨ NĂNG NGÔN NGỮ TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.06 KB, 30 trang )

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp được con người sử dụng để liên lạc và giao
tiếp với nhau. Việc liên lạc và giao tiếp rất cần các kĩ năng thiết yếu để tạo cho
người nghe sự thu hút, gần gũi và hiểu được vấn đề. Chính trong cuộc sống giao
tiếp ấy, chúng ta phải dùng những câu cú, từ ngữ một cách có khoa học và chính
xác.
Trong văn học càng quan trọng hơn, việc lựa chọn một đoạn văn để diễn đạt,
một câu để phát ngôn hay một từ ngữ để bày tỏ một tác phẩm, một sự kiện và một
nhân vật là quá trình của sự chọn lọc, chắt chiu từng câu, từng chữ để cho việc cảm
thụ trở nên lãng mạng, logic. Ngôn ngữ cũng là một hệ thống tín hiệu đặc biệt để
con người nhận diện được chính tả, câu, từ ngữ và đoạn văn. Để làm nên điều đó
một cách bày bản thì chúng ta phải rèn luyện kĩ năng viết câu,từ, đoạn và đặc biệt
là viết đúng chính tả. Với đề tài “bàn về kĩ năng ngôn ngữ” nhóm chúng tôi sẽ đưa
ra một số phương pháp viết câu hay, hay một đoạn văn đầy đủ ý nghĩa với
câu,cúkhoa học.
Đề tài này sẽ giải quyết được những vấn đề hay viết sai lỗi chính tả, dùng từ,
câu, đoạn không đúng mục đích, ý nghĩa muốn đề cập đến.


2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Khái niệm về kĩ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định nghĩa nàythường
bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của từngngười.Tuy nhiên
hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hìnhthành khi chúng ta áp dụng
kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng học được doquá trình lặp đi lặp lại một hoặc một


nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹnăng luôn có chủ đích và định hướng rõ
ràng.Như vây, kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần
thụchay một chuỗi hoạt động nào đó trên cơ sở của hiểu biết về kiến thức haykinh
nghiệm.
1.2 .Khái niệm về ngôn ngữ
F.Sausure xác định khái niệm ngôn ngữ trong sự phân biệt với lời nói vàngôn
ngữ. Theo ông ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phụcvụ cho việc
giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức của tậpthể một cách độc lập
với nhứng tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng vụ thểcủa con người cũng như trừu
tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm vànguyện vọng đó. Như vậy ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp ở dạng khảnăng tiềm tàng trừu tượng hóa khỏi bất kì một sự
áp dụng cụ thể nào củachúng. Người ta chỉ có thể giao tiếp nếu các lời nói bao gồm
nhứng yếu tốcó giá trị chung, hoạt động theo những nguyên tắc chung. Ngôn ngữ
chínhlà hệ thống những yếu tố và nguyên tắc có giá trị chung, làm cơ sở để cấutạo
các lời nói(Theo Nguyễn Thiện Gíap, 777 Khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội).
Như vậy, ta có thể hiểu rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu củacon
người. Bằng ngôn ngữ chúng ta có thể truyền đạt đi một cách chính xácbất kì một


3

thông tin nào có thể diễn tả tâm trạng, tình cảm miêu tả hànhđộng hay sự vật. Ngôn
ngữ được sử dụng trong giao tiếp bao gồm ngônngữ nói và ngôn ngữ viết. Để sử
dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả chúng tacần lưu tâm đến: nội dung ngôn ngữ,
phát âm, giọng nói, tốc độ nói. Nhưvậy ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp và
của tư duy con người.
1.3 Khái niệm về kĩ năng ngôn ngữ
Kỹ năng ngôn ngữ là những phương pháp, cách thức sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu
quả cao trong lời nói cũng như chữ viết. Đó là những kĩ năng về sử dụng từ, câu,

lối diễn,...sao cho khi sử dụng tránh gặp phải những lỗi thường gặp như sai chính
tả, diễn đạt không logic,…và phát huy tối đa, hiệu quả hoạt động của ngôn ngữ.


4

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐÚNG CHÍNH TẢ
2.1 Hình thức chữ viết
2.1.1. Âm đầu
2.1.1.1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát các âm đầu
Tất cả các âm Tiếng Việt về mặt cấu âm đều bắt đầu bằng động tác khép lại, dẫn
đến chỗ cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận, sau đó mở ra tạo nên một hiệu
quả âm học, một tiếng động đặc thù.
Chẳng hạn,cách mở đầu của những âm tiết như: Bút, chì, học, sinh những âm tiết
như ăn uống, uể, oải cũng bắt đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra
đột ngột gây ra một tiếng bật.Sự cản trở của không khí này về thực chất cũng giống
như cách cấu âm của [b, t, k] ở đầu âm tiết sự khác nhau chỉ ở vị trí cấu âm
Tóm lại, phẩm chất ngữ âm chung của các âm đầu là tính phụ âm. Nói cách khác,
các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng việt bao giờ cũng là các
phụ âm.


5

2.1.1.2. Các tiêu chí khu biệt âm đầu
Trong TV các đặc trưng âm học – cấu âm có chức năng ngôn ngữ học, xét theo
phương thức và định vị có thể kể đến:
Về phương thức:
- Tiêu chí tắc/xát làm nên sự đối lập giữa các âm tắc /b, d, t,t’, c, k, m, n,…\ với các
âm xát /f, v, s, z, l, s,…\

- Tiêu chí tương liên về thanh tính giữa các âm vang /m,n,l \ và các âm ồn /b,d, t,f,
v,…\
- Tiêu chí tương liên hữu thanh / vô thanh khu biệt các âm vị thành âm hữu
thanh /b, d, v,z,..\ và các âm vô thanh /t, t’, c, k,?, f, s, h\
- Tiêu chí bật hơi khu biệt / t’\ với /t\
- Tiêu chí cộng minh về tính chất mũi khu biệt /m,n, l,…\
Về tiêu chí định vị:
- Tiêu chí tương liên môi, lưỡi, thanh hầu khu biệt
- Tiêu chí âm lưỡi có sự đối lập với đầu , mặt và gốc lưỡi
- Âm đầu lưỡi có sự khu biệt giữa đầu lưỡi quặt và đầu lưỡi bẹt
2.1.1.3. Biến thể của các âm đầu
- Trong các âm môi thì f, v được phát ở môi – răng
- Định vị đầu lưỡi bẹt được thể hiện trong đầu lưỡi – răng và đầu lưỡi lợi.
- Âm vị quặt lưỡi ít gặp trên miền bắc
- Âm vị lưỡi sau x,anpha
- Các phụ âm ngạc hóa
2.1.1.4. Sự thể hiện bằng các chữ viết của âm đầu
- Đa số âm vị đều thể hiện bằng chữ viết với một con chữ
- Có 5 âm vị được ghi không thống nhất trong mọi trường hợp
- Trong chữ p, r có thể dùng để ghi 2 âm vị hãn hữu
2.1.1.5. Chức năng của âm đầulà cơ sở của việc viết tắt các con chữ đúng đầu âm
tiết: xã hội chủ nghĩa được viết thành XHCN, mẫu dịch quốc doanh viết MDQD,
hay Nguyễn Văn An viết thành Ngη V. An,..
2.1.2. Âm cuối
2.1.2.1. Các tiêu chí khu biệt
Các âm tiết TV đối lập bằng cách kết thúc khác nhau, kết thúc bằng sự kéo dài và
giữ nguyên, về cơ bản, âm sắc của âm chính.
Vd: má, đi, chợ



6

- Tiêu chí ồn – vang
- Tiêu chí mũi – không mũi
- Tiêu chí định vị môi – lưỡi
- Sự đối lập đầu lưỡi và mặt lưỡi
- Âm cuối đối lập với các âm khác
2.1.2.2. Quy luật phân bố của các âm cuối sau âm chính
- Âm cuối zero không bao giờ phân bố sau các âm ngắn
- Các bán âm cuối chỉ phân bố sau các âm chính có âm sắc đối lập
2.1.2.3. Sự thể hiện của các âm cuối trong lời nói và quy luật biến dạng của
chúng
- Các phụ âm cuối là những âm đóng
- Biến thể ngắn và biến thể dài
- Các bán nguyên âm cuối ở thể ngắn khôn được phát âm với tư thế điển hình
- Các bán nguyên âm cuối thể hiện rõ nét
2.1.2.4. Sự thể hiện bằng chữ viết
- Bán nguyên âm –u thể hiện bằng chữ o khi đứng sau các nguyên âm dài
- Bán nguyên âm cuối –I thể hiện bằng chữ y
- Phụ âm cuối –n ghi bằng nh
- Phụ âm cuối k ghi bằng ch
- Âm cuối zero thể hiện trong chính tả bằng sự vắng mặt của một con chữ
2.1.3. Thanh điệu
Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính
Về mặt chữ viết thanh điệu được ghi bằng các dấu huyền ngã, hỏi, sắc, nặng
Trong TV có sáu thanh điệu
2.1.3.1. Những nét khu biệt của thanh điệu
- Là hình thức biểu đạt của những hình vị khác nhau
- Những âm tiết cùng thuộc một âm vực lại đối lập với nhau về sự biến thiên
- Sự đối lập về ngữ âm

- Sự nghẽn thanh hầu ở ngã, sắc hay hiện tượng yết hầu hóa ở hỏi, nặng
2.1.3.2. Các âm vị thanh điệu
- Về âm vực: âm cao, thấp
- Về âm điệu: bằng , trắc
2.1.3.3. Sự thể hiện của các thanh điệu
- Thanh không dấu
- Thanh huyền


7

- Thanh ngã
- Thanh hỏi
- Thanh sắc
- Thanh nặng
2.1.3.4. Sự phân bố các thanh điệu
- Phân bố trong các loại hình âm tiết
- Phân bố trong các vần thơ
- Phân bố trong các từ kép láy
2.2. Dấu câu
2.2.1. Công dụng của dấu câu
Về công dụng của dấu câu nên hiểu là dấu câu dùng để biểu đạt những gì trong
hoạt động giao tiếp bằng chữ viết. Theo giáo X.U.Abakumov thì công cụng cơ bản
của dấu câu là ở chỗ chỉ ra sự phân chia lời nói thành các bộ phận có ý nghĩa để
biểu đạt tư tưởng trong chữ viết. Ngoài công dụng cơ bản này, ông còn chỉ ra vai
trò phụ của dấu câu là đôi khi còn có thể chỉ ra một sắc thái ý nghĩa nào đó của một
bộ phận của lời nói có một dấu nào đặt ở sau, có thể chỉ ra mối quan hệ giữa các bộ
phận của câu có dấu đặt ở giữa.
Từ đó, cho thấy “cùng với các yếu tố khác của ngôn ngữ (từ, cấu trúc và cúpháp),
dấu câu dùng để biểu thị tư tưởng và tình cảm trong lời nói bằng chữ viết. Nhưng

bởi vì người nói chưa bao giờ cũng dựa vào lời nói bên ngoài hoặc bên trong và
bởi vì không thể có được những tư tưởng, tình cảm “trần truồng” ở ngoài câu,
nghĩa là ngoài vật liệu từ vựng, ngữ pháp và do đó, ngoài cấu tạo ngữ điệu cho nên
dấu câu trong khi biểu đạt những tư tưởng, tình cảm nhất định trong ngôn ngữ viết,
đồng thời cũng báo hiệu về ngữ điệu tương ứng với những tư tưởng, tình cảm
này”[A.F.Lomizov,Phương pháp giảng dạy dấu câu, NXB “Giáo dục”, M.1946,
tr12, 13].
2.2.2. Chức năng của dấu câu
Văn bản tiếng Việt sử dụng 11 dấu câu sau: dấu chấm, chấm than, chấm hỏi,chấm
lửng,hai chấm, phẩy, chấm phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc vuông (mócvuông)
và ngoặc kép. Để khắc phục lỗi đánh dấu câu không thích hợp, chúng ta cầnnắm rõ
chức năng của các dấu câu.
1. Dấu chấm(.)


8

Dùng để kết thúc câu tường thuật.
Ví dụ:
- Mục tiêu học tập của cá nhân mỗi người học đặt ra thường không hoàn toàntrùng
khớp với mục tiêu do giáo viên thiết kế.
2.Dấu hỏi(?)
Dùng để kết thúc câu nghi vấn (câu hỏi).
Ví dụ:
- Nghiên cứu khoa học nhằm mục đích gì? Nghiên cứu khoa học khó hay dễ?
3.Dấu chấm lửng (dấu ba chấm)(…)
Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề.
Ví dụ:
- Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại họcY
Dược, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghệ thông tin

vàTruyền thông,…là các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên
Ngoài ra, dấu chấm lửng còn sử dụng để:
- Đặt cuối câu khi người viết không muốn nói hết ý mình mà người đọc vẫnhiểu
những ý không nói ra
- Đặt sau từ ngữ biểu thị lời nói đứt quãng
- Đặt sau từ ngữ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh
- Đặt sau từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước hoặc gây bất ngờ trong suynghĩ
của người đọc
4.Dấu hai chấm(:)
- Báo hiệu một sự liệt kê (Ví dụ như: Sóng địa chấn, nhịp tim của bệnh nhân,lưu
lượng của các dòng chảy hay âm thanh, sóng điện từ, tín hiệu số,…)
Ngoài ra, dấu hai chấm còn sử dụng để:


9

- Nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp
- Chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước
- Dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại
5. Dấu chấm than(!)
Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến
Ngoài ra, dấu chấm than còn sử dụng để:
- Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp
- Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu
6.Dấu gạch ngang(-)
- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê
- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại
- Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu
- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau
- Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm

7.Dấu ngoặc đơn(())
Tác dụng của dấu ngoặc đơn là:
- Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác
- Dùng để giải thích ý nghĩa cho từ
- Dùng để chú thích nguồn gốc của dẫn liệu
Ví dụ:
- Các tài liệu và các công trình khoa học nghiên cứu về hệ Truyền động điệnkinh
điển(thế kỷ 20) mặc dù chất lượng chưa cao nhưng nó là nền tảng và là động
lựclớn cho sự ra đời của các công trình khoa học, các tài liệu có chất lượng cao.


10

8.Dấu ngoặc kép(“”)
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu
Ví dụ:
Hàng loạt sách và giáo trình như “Kỹ thuật biến đổi”, “Truyền độngđiện”, “Cảm
biến”, “Lý thuyết điều khiển tự động”, “Đo lường và điều khiển”, “Truyền động
điện hiện đại”,… đã ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế cáchệ truyền
động tự động với chất lượng cao.
Trong nhiều văn bản in hiện nay, thay vì đánh dấu tên tài liệu, sách, báo bằngngoặc
kép, người ta in nghiêng, gạch chân hoặc in đậm chúng.
Người viết còn sử dụng dấu ngoặc kép để:
- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp
- Đóng khung tên riêng tác phẩm- Đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý
- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm
9.Dấu chấm phẩy(;)
- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
- Đứng sau các bộ phận liệt kê
10. Dấu phẩy(,)

Đây là loại dấu câu được dùng nhiều trong các văn bản và có nhiều chức năng
- Dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu
- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
- Dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng
11.Dấu móc vuông([])
Dấu móc vuông [ ] được dùng nhiều trong văn bản khoa học với chức năng
chúthích công trình khoa học của các tác giả được đánh theo số thứ tự A, B, C,… ở
mụclục trích dẫn nguồn tư liệu và sách có lời được trích dẫn.


11

Ví dụ:
Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KH&KTNgoài ra,
dấu móc vuông còn dùng để chú thích thêm cho chú thích đã có.

2.3. Quy tắc viết hoa (Sách TV thực hành – Nguyễn Minh Thuyết, 1997,tr238239)
Viết hoa tên người:
Tên người VNđược viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Trần Hưng Đạo,
Tú Xương, Nguyễn Thị Minh Khai...
Riêng tên một số dân tộc ít người trong nước nếu được phiên âm thì viết hoa chữ
cái đầu ở mỗi bộ phận tên và giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận thì có dấu
gạch nối. Ví dụ: y Ngông niê-kđăm, Kơ-pa Kơ-Long,..
Tên người nước ngoài phiên âm ra tiếng việt được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ
phận của tênvà giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận cũng có dấu gạch nối. Ví
dụ: Vla-đi-mia I Lich Lê – nin,...Riêng tên người nước ngoài được phiên âm qua
âm Hán Việt thì viết hoa như tên người Việt Nam, ví dụ: Tư Mã Thiên, Thành Cát
Tư Hãn, Nã Phá Luân,…
Viết hoa tên địa lí
Tất cả tên sông, núi, tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, phường, thôn,…Việt đều

viết hoa chữ chữ cái đầu ở mỗi âm tiết.
Ví dụ: Trường Sơn, Cửu Long, Sài Gòn, Hà Nội,…
Một số tên địa lí phiên âm từ tiếng dân tộc ít người thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở
mỗi bộ phận của tên và và giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối.
Ví dụ: Krông a –na, Y – a – li, Chư – pa,…
Tên núi, sông , thành phố, tỉnh, làng, xã,… nước ngoài được phiên âm ra tiếng Việt
cũng viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận và giữa các âm tiết trong cùng một bộ
phận có dấu gạch nối.


12

Ví dụ: Xanh Pê- téc –bua, Ê-vơ-ret, Béc- lin,..
Riêng tên nước ngoài phiên âm ra qua âm Hán- Việt thì viết hoa như tên địa lí Việt
nam.
Ví dụ: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bắc Kinh, Luân Đôn,..
Viết hoa các tổ chúc chính trị xã – hội
Đối với các cơ quan, tổ chức xã hội thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và
các âm tiết biểu thị tính chất riêng biệt của tên.
Ví dụ: Bộ Ngoại giao, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào
tạo,...
Ghi chú:
-

Các từ chỉ phương hướng (đông, tây, nam, bắc..) chỉ viết hoa khi được dùng
trong tên riêng địa lí
Ví dụ: miền tây của Tây Đức, bờ biển phía nam của vùng Đông Nam Á,..

-


Những từ vốn là tên riêng địa lí nhưng theo thời gian đã mất tính chất là tên
riêng, chuyển sang chỉ chủng loại thì không phải viết hoa
Ví dụ: mực tàu, cá rô phi

-

Tên chức vụ, danh hiệu có thể viết hoa để tỏ ý kính trọng.

Ví dụ: Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bà mẹ Anh hùng, Nhà giáo Nhân dân,…
2.4. Cách phiên âm
Trong các văn bản khao học chúng ta thường gặp các tên riêng nước ngoài và
các thuật ngữ quốc tế. Có ba cách xử lí các từ ngữ này, phụ thuộc vào loại hình văn
bản trong đó chúng xuất hiện: để nguyên dạng, chuyển tự hoặc phiên âm.
Viết nguyên dạng
Được dùng trong sách báo, tạp chí chuyên môn, trong các tiểu luận, luận văn đại
học và sau đại học. Chẳng hạn, theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, trong


13

thư mục của luận văn sau đại học, chữ Nga, chữ Trung Quốc, chữ Thái,… đều phải
để nguyên dạng, không dịch.
Cách chuyển từ (chuyển từ các chữ cái tiếng nước ngoài thành chữ cái Việt Nam)
cũng được dùng trong các văn bản chuyên môn.
Khi chuyển từ ta viết liền cả từ, không có gạch nối giữa các âm tiết và cũng không
đánh dấu thanh.
Cách phiên âm
Được dùng trong sách phổ cập. Khi phiên âm cần viết rời từng âm tiết, giữa các âm
tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối, các âm tiết không đánh dấu thanh.
Ví dụ: Na-pô-lê-ông Bô-na-pac, Xanh Pê-tec-bua,…

Nếu chữ viết trong nguyên ngữ dùng thuộc hệ La- tinh thì giữ nguyên dạng như
trong nguyên ngữ, có thể giản lược các dấu phụ nếu thấy cần thiết như các dấu phụ
õ, ẽ,..
Dấu chữ viết nguyên ngữ không thuộc hệ chữ La- tinh thì dùng lối chuyển từ
được quy ước sang chữ cái La-tinh.


14

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG LỐI DIỄN ĐẠT
3.1. Cách dùng từ
Dùng từ là một trong những điểm rất quan trọng trong việc viết văn.Dùng từ chính
xác, phong phú, câu văn sẽ trong sáng rõ ràng, ta sẽ làm chongười đọc hiểu đúng,
hiểu sâu những vấn đề ta muốn nói. Ngược lại, dùng từsai lầm, mơ hồ câu văn sẽcó
nghĩa nhạt nhẽo, sẽ khiến cho người đọc hiểulầm, hiểu không hết nội dung ngữ
nghĩa ta muốn truyền đạt.
3.1.1. Dùng từ đúng
3.1.1.1. Dùng từ đúng âm
Ta sẽ chỉ xét những trường hợp có những từ thường viết sai âm củachúng thành
một âm tương tự:
Ví dụ:
Đúng âm
Biểu ngữ

Sai âm
Biển ngữ

Cảm khái

Cảm khoái


Câu kết

Cấu kết

Phiêu bạc

Phiêu bạt

Sử dụng

Xử dụng

Có một số từ, do thói quen phát âm trại từ xưa ta có thể chấp nhận cóhai khả năng:
Bạc mệnh = bạc mạng ; Sứ mệnh = sứ mạng
Đại bằng = đại bàng ; khảng khái = khẳng khái
Sự thực = sự thật ; thượng tằng = thượng tầng
Lại có những từ cũng do thói quen phát âm trại từ xưa nay đã thànhchuẩn thì ta nên
viết và nói theo hình thức đó.
Ví dụ:


15

Thống kê ( thay cho thống kế)
Phóng viên ( thay cho phỏng viên)
Có nhưng thành ngữ cũng dùng không đúng âm:
Giáo đá thành oán → gáo tra dài cán
Nói toạc móng heo → nói toạc móng lợn
3.1.1.2. Dùng từ đúng nghĩa

Việc dùng từ không đúng nghĩa là do không nắm vững ý nghĩa của từ.Nghĩa của từ
là một hiện tượng rất phức tạp, không phải cứ ai là người bảnngữ là có thể phân
biệt được những nét tế nhị về ngữ nghĩa của một từ trongnhững ngữ cảnh khác
nhau, cũng như nhận định rõ ràng những dị biệt nghĩatinh tế giữa hai từ khác
nhau.Những từ có hình thức ngữ âm gần nhau, mà nghĩa khác nhau thườngbị nhầm
lẫn. Chẳng hạn: văn chương và văn học, nhược điểm và yếu điểm.Theo Phan Kế
Bính, trong Việt Hán văn khảo, “văn là vẻ đẹp, chương là vẻsáng”, “đem tính tình
tư tưởng diễn ra thành lời nói sáng đẹp thì gọi là vănchương”, vậy văn chương là
những thành tựu mỹ thuật, những sáng tác nghệthuật lấy ngôn từ làm chất liệu. còn
văn học là khoa học nghiên cứu về vănchương. Còn hai từ nhược điểm và yếu
điểm thường bị hiểu nhầm là đồngnghĩa, thật ra nhược là “yếu đuối”, nhược điểm
là “điểm yếu kém”, còn yếulà “trọng đại” yếu điểm là “điểm quan trọng”.
Những từ có âm gần nhau và nghĩa gần nhau càng dễ gây ra sự nhầmlẫn. Chẳng
hạn, hai từ cổ nhân và cố nhân có âm gần nhau nhưng nghĩa khácnhau: cổ chỉ quá
khứ xa, cố chỉ quá khứ gần, cổ nhân là “người đời xưa”,còn cố nhân là “người bạn
cũ, người tình cũ”. Hay hai từ thường xuyên vàthường trực cũng thường bị dùng
sai. Thường xuyên là thường diễn ra nhưngnói về trạng thái động, còn thường trực
là thường diễn ra nhưng nói về trạngthái tĩnh. Vì thế, không nên nói “xe ra vào
thường trực” mà phải nói “xe ravào thường xuyên”.Có trường hợp dùng từ không
chính xác, không phù hợp với nghĩahạn chế của nó. Ví dụ trong từ nhấp nháy dùng
để miêu tả cử động của mắt,không nên dùng để chỉ cử động của bộ râu như sau
đây: “Họa sĩ PVS nhấpnháy bộ ria mép quen thuộc”
3.1.1.3. Dùng từ đúng phong cách


16

Có những từ có thể dùng trong khẩu ngữ hằng ngàymà không nên dùng trong ngôn
ngữ văn hóa
Ví dụ, có thể nói hai sau đây trong giao tiếp bình thường:

- Sở thích của chúng tôi mỗi đứa mỗi khác.
- Cần phải bảo vệ cái thành quả quý báu đó.
Nhưng, khi viết hay nói trong hoàn cảnh trang trọng thì phải thay từđứa bằng từ
người trong câu trên, và phải bỏ từ cái trong câu dưới.
Tùy theo nội dung của văn bản mà khi muốn biểu lộtình cảm, ta phải dùng từ cho
đúng phong cách. Trong câu “ông Trịnh Quốc Công to chức, to cả tuổi, mà ăn nói
tựnhiên…” đã vi phạm lỗi dùng từ không đúng quy cách. Người ta thường nói
to đầu, to mồm, và có hàm ý khinh thị, vả lại không ai nói to tuổi. Đối vớimột danh
nhân mà ai cũng kính phục như Nguyễn Bỉnh Khiêm, không nênnói to chức mà
phải nói quyền cao chức trọng, không nên nói to tuổi mà phảinói tuổi tác đã cao.
Có những từ Hán Việt được dùng cho những trườnghợp cần sự trang trọng
Ví dụ như từ phụ nữ, thiếu nhi ta không thể thay thế bằng những từthuần Việt cho
dù những từ thuần Việt này có sẵn vì thế ta không thể gọiHội Phụ nữ Việt Nam là
Hội Đàn bà Việt Nam, hay gọi Đội Thiếu nhi TiềnPhong là Đội con nít Tiền Phong.
3.1.1.4. Không phạm lỗi lặp từ
Ta cần phân biệt lặp từ với tư cách một phương tiện ngôn ngữ haymột biện pháp tu
từ với lặp từ với tư cách một lỗi dùng từ.
Lặp từ là phương thức liên kết các câu trong văn bản
- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Tre hi sinh, tre bảo vệ con người. Tre – anh hùng lao đông. Tre – anh hùngchiến
đấu.
(Thép Mới).
Lặp từ còn được sử dụng như một biệt pháp tu từ để nhấn mạnh một ýnào đó.


17

Ví dụ:
- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
(Thép Mới).

- Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng yêu thiếp, ai sầu hơn ai?
(Chinh phụ ngâm khúc)
Nếu lặp từ mà không có những dụng ý như trên thì sựtrùng lặp đó là không cần
thiết, câu viết sẽ trở nên nặng nề và như thếsẽ phạm một lỗi dùng từ.
Ví dụ:
- Do đó vì vậy cho nên ta phải tích cực học tập.
- Có thể nói Chí Phèo có thể trở thành người thiện nếu xã hội ChíPhèo sống là một
xã hội khác.
3.1.2. Dùng từ trong sáng
3.1.2.1. Không dùng từ cổ
Trong quá trình phát triển của Tiếng Việt, một số từ đã biến mất khôngcòn được
dùng trong ngôn ngữ hiện đại nữa chỉ còn gặp trong các tác phẩmxưa hay trong
một thổ ngữ nào đó.
Ví dụ: Bui (duy, riêng), tua ( nên), chỉn (chỉ)…
Lại có những từ ngữ đã lỗi thời vì đối tượng biểu thị của chúng khôngcòn tồn tại
nữa.
Ví dụ: lý trưởng, toàn quyền, cung phi…
Vậy nếu không có một dụng ý nào thì không nên dùng những từ đómà chỉ nên
dùng những từ đồng nghĩa hay từ tương ứng.


18

3.1.2.2. Không dùng từ địa phương
Ta cũng không nên dùng những từ địa phương kiểu như mô, tê, răng, rứa…
Tuy Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất của cả nước ta nhưng TiếngViệt cũng
như tất cả các ngôn ngữ khác có các phương ngữ thổ ngữ khácnhau. Các phương

ngữ, thổ ngữ có những từ nhiều khi có dạng ngữ âm kháchẳn với từ của tiếng phổ
thông, chẳng hạn xuốc (quét), mô (đâu, nào), tê(kia), răng (sao),…ta chỉ nên dùng
những từ ấy trong giao tiếp bình thườngmà thôi.
Mặt khác khi ghi chép các tục ngữ ca dao có những từ địa phương thìta không nên
sửa đổi mà phải để nguyên:
- Nói toạc móng heo
- Xa xôi đi nỏ tới nơi
- Ru em cho théc cho muồi…
3.1.2.3. Không dùng từ cầu kỳ
Cầu kỳ là muốn cho một cách kỳ lạ một cách quá đáng. Dùng từ cầukỳ lập dị thậm
chí bí hiểm với mục đích khoe chữ hoặc về một ý đồ nghệthuật nào đó trong khi có
thể dùng từ đơn giản dễ hiểu là một lỗi làm chocâu văn mang tính trong sáng.
Ví dụ những câu sau đây mắc lỗi dùng từ cầu kỳ:
- Ước mơ như vậy là rơi vào phạm trù lý tưởng.
- Hoàng tử nghiêng hồn vây tóc mưa,
Đường tràn xây trái buổi du dương.
3.1.3. Dùng từ hay
3.1.3.1. Dùng từ chính xác
Gustave Flauberte một nhà văn Pháp có nói: “dù ta muốn nói điều đinữa, cũng chỉ
có mỗi một tiếng để diễn đạt điều đó thôi, chỉ có một động từđể làm cho điều đó
hóa ra có sinh khí, mỗi một trạng từ để tả nó. Cần phảitìm cho được tiếng ấy và
đừng lấy làm mãn ý khi mới tìm được những ýtương tự”
Ví dụ xét trong câu:


19

Sinh càng nát ruột tan hồn,
Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay.
Ta thấy Nguyễn Du dùng từ ráo thật chính xác: những từ tương đươngkhác như

uống, cạn, hết,… không thể nào thay thế cho từ ráo ở câu này màkhông làm giảm
đi tính sắc đán cực kỳ của sự miêu tả tâm trạng của mộtThúc Sinh nhát gan sợ vợ
trong hoàn cảnh bị Hoạn Thư bắt khoan bắt nhặtmột cách ráo riết.
3.1.3.2. Dùng từ hình tượng
Từ hình tượng có tác dụng gợi lên ngay trước mắt người đọc nhữnghình ảnh sống
động, làm cho người đọc thấy tận mắt và do đó dễ dàng cảmnhận sâu sắc những gì
mà ta muốn miêu tả.
Ví dụ như trong đoạn văn của Tô Hoài có nhiều chổ dùng từ hìnhtượng rất đáng để
cho ta học hỏi. Đây là một trích đoạn trong số đó:Bà mù đút cơm cho cháu.
Bà lão bỏ bát cơm xuống vỗ hay tay, là hiệu cho thằng bé chạy lại. Bàvội quờ tay
ra thì mó thấy nó vẫn ngồi chồm chổm ở bên cạnh. Bà xốc nólên, móc ngón tay
vào trong miệng nó. Miệng nó còn đầy ứ những cơmnhẽo. Nó không nuốt, mà đẩy
phè cả sang hai bên mép. Bà lão lẩm bẩm:“ngậm bung búng thế này.No rồi
đây”.Bà nuốt ực miếng cơm bà đang nhaitrong miệng. Xong bà cúi xuống, chúm
nheo mồm lại, hút đánh chụt mộtcái thực mạnh vào mũi thằng bé. Bao nhiêu nhớt
giãi nhoe nhóe ở mũi thằngKê tuột cả vào mồm bà Vạng: bà nhổ toẹt xuống đất.
Con mực chạy đếnliếm ngồm ngồm. Thằng bé bị bà nó liếm rát cả mũi,khóc tru
lên.
3.1.3.3. Dùng từ sáng tạo
Dùng từ một cách sáng tạo là dùng một từ trong một ngữ cảnh màtrước đây nó
chưa xuất hiện, là tạo cho nó một ngữ cảnh mới và như thế làtạo cho nó một nghĩa
mới. Đây là việc rất khó thường chỉ ai có thiên tài vềvăn chương mới có khả năng
thực hiện được.Như vậy ở đề mục này chúngta chúng ta chỉ tìm hiểu một số ví dụ
để hiểu được và thưởng thức cái kì diệucủa văn chương, thấy được công lao sáng
tạo của các nhà văn.
Ví dụ: Từ xuân trong câu sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng làmột trường
hợp của sáng tạo:“Khi người ta đã ngoài bảy mươi xuân thì tuổi tác càng cao,


20


sứckhỏe càng yếu”.Thường thì xuân có nghĩa là “tuổi”, chỉ dùng cho giới thanh
niên,trước đây chưa ai từng nói ba mươi xuân, bốn mươi xuân…Dùng từ xuânnhư
câu trên đây là một cách dùng từ hoàn toàn mới mẻ và được chúng tatán đồng
thưởng thức không phải vì tác giả là một doanh nhân mà là ở đó cómột dụng ý tu
từ: biểu thị thái độ lạc quan yêu đời cho dù phải đối diện vớicái già và cái chết.
3.2 Cách viết câu hoàn chỉnh
Câu được hiểu là một đơn vị ngôn ngữ do từ tạo thành hợp nghĩa với nhau. Nó có
một nghĩa hoàn chỉnh, được cấu tạo theo một quy tắc ngữ pháp nhất định, có tính
tình thái. Chức năng của câu là thông báo.
3.2.1 Viết câu đơn
3.2.1.1 Câu đơn bình thường
Là kiểu mà thành phần chính của nó có đủ hai phần chức năng: chủ ngữ và vị ngữ.
Hai thành phần này quan hệ với nhau theo quan hệ tương hỗ. Thành phần chủ ngữ
luôn đứng trước thành phàn vị ngữ.
a.

Thành phần chủ ngữ có thể do đại từ nhân xưng, danh từ, hoặc cấu tạo
cụmtừ bình đẳng, thậm chí do một mệnh đề đảm nhiệm.

Ví dụ: Chiều hôm qua, chúng tôi đi bơi.
_ Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại của lịch sử Việt
Nam
Thành phần vị ngữ có thể do động từ đặc biệtlàkêt hợp với danh từ, ngữ
danh từ đảm nhiệm
Ví dụ: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh của nước Việt Nam.
3.2.1.2 Câu đơn rút gọn
Cấu tạo câu đơn bình thường bị lược bỏ thành phần chủ ngữ, vị ngữ được gọi là
câu đơn rút gọn.
Khác với câu đặc biệt, câu đơn rút gọn khi cần có thể khôi phục lại thành phần

lược bỏ một cách dễ dàng.
Ví dụ:
Bảo hỏi tôi:
- Ông Hồng Lưu đi đâu?
- Không biết!
( Nguyễn Huy Tưởng)
a.


21

3.2.2 Câu ghép
Câu ghép được cấu tạo ít nhất từ hai mệnh ( còn gọi là vế câu) trở lên.
Các vế câu lien kết với nhau hợp nghĩa, hợp logic. Phương thức liên kết giữa các vế
câu là: trật tự logic, hư từ và ngữ điệu. Câu ghép có hai kiểu cấu tạo là câu ghép
song song và câu ghép qua lại.
3.2.2.1 Câu ghép song song (còn gọi là câu ghép đẳng lập).
Đây là kiểu câu được cấu tạo trên cơ sở quan hệ ngữ pháp bình đẳng. Các vế
trong câu có tính độc lập và được kết hợp với nhau theo trật tự logic tuyến tính.
Hai vế câu được ngăn cách bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hay quan hệ từ (và, hay,
hoặc, rồi, nhưng).Số lượng các vế câu không hạn chế nhưng không tự do.Các vế
câu ghép song song dễ tách thành những câu đơn bình thường.
Ví dụ : Mặt trời lên, sương tan.(Câu ghép song song)
Mặt trời lên. Sương tan.(Câu đơn bình thường).
3.2.2.2 Câu ghép qua lại
Câu ghép qua lại được cấu tạo bằng hai mệnh đề do cặp quan hệ từ với những ý
nghĩa ngữ pháp khác nhau. Hai vế câu trong câu ghép qua lại quan hệ với nhau
theo quan hệ ngữ pháp tương hổ.
Ví dụ:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

( Tô Hoài )
Ngoài cách dùng quan hệ từ để kết hợp các vế câu trong câu ghép qua lại, trong
Tiếng Việt còn dùng một số cặp từ với những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, để cấu
tạo câu ghép qua lại: càng…càng…; vừa…đã…; chưa …đã…;mới…đã…;vừa…
vừa…; không những…mà còn…
3.2.2.3 Câu ghép đặc biệt
Có thể chuyển câu đơn có thành phần phụ thành câu ghép khi them quan hệ
từthìvào giữa thành phần chính và thành phần phụ của câu.
Ví dụ :


22

Ngày mai, chúng ta sẽ hoàn thành bài tập.(Câu đơn có thành phần phụ).
Ngày mai thì chúng ta sẽ hoàn thành bài tập.(Câu ghép đặc biệt ).
3.2.3 Câu phức hợp
-

Cấu tạo câu phức hợp là kiểu câu mà trong cấu tạo nội bộ của nó có lồng ghép cấu
tạo của các câu khác.
Câu phức hợp biểu thị một hiện thực đa dạng, phong phú; thường dùng trong các
văn bản nghệ thuật.
Ví dụ:
-

-

Tôi nghĩ rằng dân số Than Uyên đông gấp hai dân số Quỳnh Nhai . ( Câu
đơn)
( Nguyễn Tuân)

Tôi nghĩ rằng khi đế quốc chọn cái ngọn đồi cao giữa tỉnh Sơn La mà đặt tù
trại cầm cố,hẳn là phải có một dụng ý tinh vi.( Câu phức hợp)
( Nguyễn Tuân)

Câu ghép khi đế quốc chọn cái ngọn đồi cao giữa tỉnh Sơn La mà đặt nhà tù cầm
cố, hẳn là phải có một dụng ý tinh vi, được” lồng” vào cấu tạo của câu đơn như
một thành tố phụ trong cấu tạo ngữ động từ làm chức năng vị ngữ của câu đơn.
3.2.4 Câu đặc biệt
Câu đặc biệt là kiểu câu không thể phân định thành phần trong cấu tạo chính. Câu
đặc biệt dùng để xác định sự tồn tại của vật trong không gian, đánh giá, bình phẩm
về sự vật, hiện tượng, xác định thời gian, liệt kê sự vật, hiện tượng,…
Ví dụ:
Hoa trắng. Hoa vàng. Hoa đỏ. Hoa tím.
- Mệt.
Đói.
Lạnh.
Buồn nôn.
( Lưu Quý Kỳ)
- Chín giờ. Chín giờ rưỡi. Mười giờ…Trên đồn vẫn im lặng.
( Nguyễn Đình Thi )
3.3 Cách dựng đoạn


23

3.3.1 Phương thức liên kết câu
Mạng lưới của các quan hệ và liên hệ giữa các câu tạo nên sự hoàn chỉnh về nội
dung của văn bản gọi là tính liên kết.
Phương thức liên kết là những cách thức và biện pháp làm cho các câu trong văn
bản liên kết với nhau. Để liên kết các câu trong văn bản có nhiều phương thức, ở

đây nhóm chúng tôi chỉ lựa chọn những phương thức được sử dụng với tần số cao
trong các loại văn bản.
3.3.1.1 Phương thức lặp ( phép lặp)
Phép lặp là phương thức liên kết thể hiện ở việc trong câu kết có những yếu tố lặp
lại những yếu tố đã có trong câu khởi. Yếu tố lặp gọi là lặp tố.
Lặp liên kết hoàn toàn khác với lặp là một biện pháp tu từ. Lặp liên kết là lặpcác
yếu tố nằm ở nhưng câu khác nhau, làm cho các câu đó thêm chặt chẽ, rõ ràng. Lặp
tu từ là kiểu lặp các yếu tố có thể nằm trong một mệnh đề, một câu hoặc giữa các
câu làm tăng giá trị thẩm mĩ, làm phong phú nội dung, ý nghĩa.
Căn cứ vào lặp tố người ta chia phép lặp làm ba loại: lặp ngữ âm, lặp từ
vựng,lặp ngữ pháp.
Ví dụ
a) Em đi nghoảnh mặt nhìn anh
Chao ôi đôi mắt hiền lành làm sao
( Xuân Diệu)
b) Từ trong mênh mông, một sợi mưa rơi vào lá sen. Nước vốn không có hình .
Nằm trong lá, nước tròn như viên ngọc, tròn như một hạt lệ , tròn như một
thủy chung. Gió thoáng qua, lá sen lay động nước rơi không để lại một dấu
vết, rơi như chưa bao giờ có, rơi như một hững hờ.
( Cao Huy Thuần)
c) Ai vạch cho tôi sai lầm, đó là thầy của tôi
Ai chỉ cho tôi những sai trái, đó là bạn của tôi
Ai phỉnh nịnh tôi, thì đó là kẻ thù của tôi.
( Tôn Tử)
3.3.1.2 Phương thức thế đồng nghĩa
Đây là kiểu liên kết mà câu đi sau có một từ hay một cụm từ đồng nghĩa (hay gần
nghĩa) với câu trước.


24


Yếu tố liên kết của phương thức này gọi là thể tố. Căn cứ vào thể tố người ta chia
phép thế đồng nghĩa ra làm bốn loại:
-Thế đồng nghĩa từ điển
- Thế đồng nghĩa phủ định
-Thế đồng nghĩa mô tả
- Thế đồng nghĩa lâm thời
Ví dụ:
a) Phụ nữ lại càng cần phải học. Đay là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam
giới.
( Hồ Chí Minh )
b) Để nó sống
Vì nó chưa chết
( Nguyễn Công Hoan)
c)

Nguyễn Minh Châu đã dựng nên một bức tranh tạo hình khá đẹp. Cả tiểu
đội nghễnh ngãng vì bom pháo lại say sưa lắng nghe tiếng hót của chú
chim bồng lau trên cành cụt. Niềm lạc quan ấy được khơi dậy từ một lí
tưởng trong sáng, một đời sống tâm hồn phong phú của người chiến sĩ.
( Hà Minh Đức)

d)

Ăn ở với nhau được đứa con lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau,
đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình.
( Nguyễn Khải)

3.3.1.3. Thế đại từ
Đây là phép thế mà thế tố là những đại từ.

Tất cả các loại đại từ đều có thể làm thế tố.Trong đó hai đại từ “ nó” và “chúng” sử
dụng nhiều nhất, vì nó có thể thay cho tất cả các loại đối tượng.
Ví dụ:
“Cái đẹp không cần đến những đồ trang sức phụ. Nó đẹp nhất là khi không có đồ
trang sức”.
( Géc- béc)


25

3.3.1.4 Phương thức đối
Đây là sự liên kết giữa hai câu chứa các từ (cụm từ) có ý nghĩa đối lập nhau. Sự
đối lập này là sự đối lập giữa hai thái cực của cùng một thuộc tính. Những thái cực
này tồn tại cùng nhau, quy định lẫn nhau (trên/dưới; tốt/xấu).
Căn cứ vào đối tố người ta chia phép đối ra làm bốn loại:
-

-

-

-

Đối trái nghĩa
“Đẹp và được yêu, đó mới chỉ là đàn bà. Xấu và biết làm cho người ta
yêu, đó mới là nữ hoàng.”
( BEC-BE-ĐÔ-NƠ-VIN-LI)
Đối phủ định
“ Đừng tưởng mọi vấn đề đã được giải quyết xong rồi. Chưa xong
đâu.

Đối mô tả
“ Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuấtphục. Nhưng tôi quyết giữ
vữnglập trường chiến đấu của mình”
( Nguyễn Đức Thuận)
Đối lâm thời
“ Tôi không muốn là bướm. Tôi chỉ muốn là tằm”
( Lưu Quý Kì)

3.3.1.5 Phương thức nối
Phép nối là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong câu kết những từ hoặc
cụm từ diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa giữa hai câu.
Ví dụ:
Đã có cuộc đời là có văn học, cũng như hễ có đất, có nắng gió tất là có hoa
lá cây cỏ. Nhưng muốn cho cây cao bong cả, muốn cho hoa thơm rực rỡ,
muốn cho có trái lớn mà vị vẫn đậm đà thì không thể chỉ trông chờ vào khả
năng tự nhiên của cây, của đất.
( Lê Ngọc Trà )
3.3.1.6 Phương thức liên tưởng


×