Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Bài 14. Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 25 trang )

Bài thuyết minh
CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM

Thực hiện: tổ 2- lớp 8A1


Phần I: Giới thiệu nhóm
• Nhóm chúng tôi gồm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Trần Tú Oanh
Nguyễn Minh Ngọc
Phan Quỳnh Anh
Đào Chí Công
Lý Anh Vũ
Trần Quang Huy
Nguyễn Thu Trang
Lưu Việt Thắng
Phạm Hoàng Long
Nguyễn Hải Anh



Phần II: Tư liệu sưu tầm

1, Nguồn gốc chiếc nón:
Sự tích chiếc nón là một huyền thoại về mẹ.
Ngày xưa, có một bà cao lơn, trên đầu đội
bốn cái tàu lá tròn như bầu trời được cài
với nhau bằng mấy cái que, xuất hiện khi
trời đổ mưa như trút, con người không có
chỗ trú thân. Bà rất nhân từ, đi đến đâu
mưa thuận gió hòa đến đó. Bà chỉ cần xoay
mấy tàu lá trên đầu là mây mù thi nhau
chạy trốn. Con người đi theo bà, bà dạy
cho cách trồng cây để sinh sống. Thế rồi
một hôm nghe bà kể chuyện, con người tự
nhiên ngủ thiếp đi, lúc đó bà bay lên trời.
Để tưởng nhớ công lao của bà, con người
đã suy tôn bà là Bà Chúa Che Người và bắt
chước bà đi tìm những lá tròn tán rộng tết
lại với nhau thành hình chiếc tròn như bầu
trời xanh để đội lên đầu che mưa nắng.
Con người gọi đó là chiếc nón.


Phần II: Tư liệu sưu tầm
2,Đặc điểm:
Chiếc nón có cấu tạo:

Nón thường được đan bằng các
loại lá, cây khác nhau như lá cọ,
rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy

diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc
không có dây đeo làm bằng vải
mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón thường có hình chóp nhọn
hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại
nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.


3,Phân loại nón:

,. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại
khác nhau qua từng giai đoạn
lịch sử:
Nón dấu : nón có chóp nhọn của
lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản
xuất ở Bình Định làm bằng lá
dứa đội khi cỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng
rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc
thường dùng trong lễ hội
Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre
ghép cho lính hồi xưa


3,Phân loại nón:

Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp

Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu
giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của
người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên
như cái chảo úp nay ở Thái Lan
còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành
cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá
trắng và mỏng có lộng hình hay
một vài câu thơ.


4, Công dụng của chiếc nón:
Từ khi có mặt với chức năng là “cái nón”, thì chiếc nón đã theo
chân người nông phu ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa,
được bà dùng để quạt đưa cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ
về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường.
Nón cùng với người lính thú xông pha ngoài chiến trận, nón theo
tài tử giai nhân đi trẩy hội, nón theo cung phi vào cung cấm, nón
theo các nàng công chúa, các bà hoàng đi chùa cầu duyên cầu tự.
Nón cũng được các bà mẹ sụt sùi nước mắt đặt nhẹ lên đầu
người con gái thương yêu trước khi lên xe hoa về nhà chồng...


Chiếc nón còn có mặt trong sách vở
thi ca, qua câu hò tiếng hát của
người bình dân để ngợi ca tình yêu
trai gái... và chiếc nón thực sự trở

thành một phần trong đời sống vô
cùng đẹp và lãng mạn của người
mình.
Nhiều loại nón ngày xưa, nay không
còn được sử dụng và mai một.


Có loại nón được cách tân cho hạp
với thời đại và thị hiếu thẩm mỹ
của con người, làm cho chiếc nón
vượt lên khỏi chức năng “che mưa
che nắng”, trở thành đồ trang sức,
làm duyên cho người phụ nữ. Có
thể nói không sợ quá lời rằng:
không có dân tộc nào có chiếc
nón, như chiếc “nón lá” gắn bó,
gần gũi với con người như dân tộc
Việt Nam mình!


5, Cách sử dụng và bảo quản


5, Cách sử dụng và bảo quản
• Chiếc nón dùng để múc nước rửa mặt,
múc nước uống tạm bên sông, chiếc
nón của bà mẹ quê tạm dùng đựng mớ
rau tập tàng mới hái được đâu đó để
dành nấu canh cho chồng cho con ăn!
Sau khi sử dụng, các mẹ các chị thường

treo nón trên móc để bảo quản nón.


Phần III: Dàn ý bài thuyết minh
1, Mở bài:

Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt
Nam
-Chiếc nón lá từ lâu đã gắn liền với vẻ đẹp
duyên dáng, dịu dàng của người phun nữ
Việt Nam.
-Nghề làm nón cũng là một nghề truyền thống
của làng quê Việt Nam.
2,Thân bài:

Giới thiệu những nét đặc trưng của chiếc
nón.
-Màu sắc, hình dáng, kích thước, chất liệu:

Giới thiệu quy trình làm nón:
-Chọn nguyên liệu( tre, nứa, lá, móc)


-Cách làm:
*Phơi lá cọ cho đến khi màu xanh của lá chuyển thành màu trắng, rồi
cho phẳng phiu.
*Làm vòng nón: tre nứa vót
đều, gồm mười tám vòng cả thảy, đặt lên khuôn có sẵn, xếp lá lên khuô
*Khâu nón: khâu nón bằng sợi móc hoặc tơ rứa, mũi khâu phải đều, các
nút nối phải giấu khéo để nón được mịn màng.

*Cuối cùng là hơ nón bằng hơi diêm( diêm sinh) để nón trắng và không
mốc.
Các loại nón:
-Nón ba tầng, nón dấu, nón Huế, nón quai thao,..
-Mỗi làng nghề có những bí quyết làm nón khác nhau.


Gíá trị của chiếc nón:
-Giá trị thực tiễn: phục vụ cuộc sống.
-Gíá trị kinh tế: đem lại nguồn thu nhập cho người dân làng nón và nguồn
hàng xuất khẩu có giá trị.
-Gíá trị thẩm mỹ: tạo nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam, trở thành
vật trang trí,..

3,Kết bài:
-ý nghĩa của chiếc nón trong đời sống người Việt.
-Triển vọng phát triển các làng nghề truyền thống của Việt Nam.


Phần IV: Bài viết
“Trời mưa thì mặc trời mưa
Em không có nón thì chừa em ra”
(Ca dao)
Cùng với chiếc áo bà ba, chiếc “nón lá” đã theo chân người
phụ nữ miệt quê miệt vườn, cùng với chiếc xuồng ba lá,
bồng bềnh theo con nước lớn nước ròng, dầm dãi nắng
mưa sớm chiều... Từ lâu chiếc nón lá đã trở thành một bộ
phận không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ
miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.
Ngày nay chiếc nón là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với

mọi người, nhưng có ai biết đâu để có cái nón lá đội đầu
che mưa che nắng, và để làm duyên nữa, ngày xưa tổ tiên
chúng ta đổ bao tâm sức để nghĩ ra và làm nên?


Chiếc nón có lá mặt ở xứ mình từ khi nào thì không ai biết?
Nhưng từ xưa cái nón đã xuất hiện trong thơ cổ, không biết
tác giả là ai.
“Dáng tròn vành vạnh vốn không hư,
Che chở bao la khắp bốn bờ.
Khi để (đội) tưởng nên dù với tán,
Khi ra thì nhạt (lạt) nắng cùng mưa.
Che đầu bao quản lòng tư túi,
Giúp chúa nào quen nghĩa sớm trưa.
Vòi vọi ngồi trên ngôi thượng đỉnh,
Ai ai lớn nhỏ đội ơn nhờ.”
(Thơ cổ)
Nón như vậy đã có mặt lâu đời ở nước mình rồi. Nón lá là
“Ðồ dùng để đội đầu, hình chóp, tròn, thường lợp bằng lá
màu trắng”.


Từ khi có mặt với chức năng là “cái nón”, thì chiếc nón đã
theo chân người nông phu ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về
trưa, được bà dùng để quạt đưa cháu vào giấc ngủ, được các bà
mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường.
Nón cùng với người lính thú xông pha ngoài chiến trận, nón
theo tài tử giai nhân đi trẩy hội, nón theo cung phi vào cung
cấm, nón theo các nàng công chúa, các bà hoàng đi chùa cầu
duyên cầu tự.

Nón cũng được các bà mẹ sụt sùi nước mắt đặt nhẹ lên đầu
người con gái thương yêu trước khi lên xe hoa về nhà chồng...
Chiếc nón còn có mặt trong sách vở thi ca, qua câu hò tiếng
hát của người bình dân để ngợi ca tình yêu trai gái... và chiếc
nón thực sự trở thành một phần trong đời sống vô cùng đẹp và
lãng mạn của người mình.
Nhiều loại nón ngày xưa, nay không còn được sử dụng và mai
một.


Có loại nón được cách tân cho hạp với thời đại và thị hiếu thẩm
mỹ của con người, làm cho chiếc nón vượt lên khỏi chức năng
“che mưa che nắng”, trở thành đồ trang sức, làm duyên cho
người phụ nữ. Có thể nói không sợ quá lời rằng: không có dân
tộc nào có chiếc nón, như chiếc “nón lá” gắn bó, gần gũi với con
người như dân tộc Việt Nam mình!
Nói về tên gọi chiếc nón thì ở nước mình phong phú lắm.
Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời được đặt tên theo vật
liệu làm nên nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón lá buông,
nón dứa, nón gõ, nón quai thao, nón móp, nón bài thơ... Chiếc
nón cũng được đặt tên theo hình dạng, như nón chóp, nón dấu,
nón mê, nón mẻ, nón thúng, nón chân tượng giống chân voi...
“Tiếc vì nón lá quai mây,
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm”.
“ Ông già ông đội nón còi,
Ông ve con nít ông Trời dánh ông.”
(Ca dao)





Nón chuyên dùng thì có tên như “nón tu lờ” của các nhà sư, “nón ngựa” dùng
cỡi ngựa, “nón cụ”, nón quai thao, dành cho cô dâu, “nón dấu” dành cho lính
thú đời xưa,...
(Cùng có nhiệm vụ để “đội chụp trên đầu”, nhưng không làm bằng lá thì gọi là
cái mũ. Như mũ nan, mũ ni, mũ bạc, mũ cánh chuồn, mũ cánh tiên, mũ tai bèo,
mũ bê rê, mũ cối,...)
“Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Ðầu đội nón dấu vai mang súng dài
Chiếc nón xuất hiện ở nước mình đầu tiên ra sao? - Không ai biết.
Bùi Xuân Phái chỉ biết lúc cái nón Bắc xuất hiện ở phố cổ Hà Nội cách đây 500
năm. Nón Bắc bấy giờ sản xuất ở làng quê với cái tên là làng Chuông, Thanh
Oai tỉnh Hà Tây. Rồi chiếc nón làng Chuông được đem ra bán cho người Hà
Hội. Tại phố cổ Hà Nội, nơi phố phường chật hẹp, người đông đúc, có khoảng
100 con đường nhỏ gọi là Phố, với bao ngõ ngách chằng chịt. Nhà mặt tiền dành
buôn bán, hẹp thắp và tối phát triển theo chiều sâu, được ngăn làm nơi ăn ở
sanh hoạt gia đình, vừa buôn bán.
Nón Bắc làng Chuông là mặt hàng đặc trưng ở Bắc lúc bấy giờ, bày bán ở phố
Hàng Nón, cùng với phố Hàng Ðiếu, hàng Ðồng, Hàng Ðào, Hàng Buồm, Hàng
Giầy, Hàng Chiếu, Hàng Than,... làm nên Hà Nội “băm sáu phố phường”.


• (Hà Nội 36 phố phường nay đã thay đổi. Hàng Ðiếu không còn
bán điếu mà bán chè thập cẩm, Hàng Gà bây giờ không bán gà
mà bán phở bò; Hàng Than nay bán quần áo; Hàng Giày nay bán
khăn. Và Hàng Nón nay không còn bán nón nữa!)
Nón làng Chuông “mang tánh lịch sử”, ngày nay được người
Hà Nội làm sống lại qua/trong các lễ hội, được biết/được nhắc tới
như là chiếc nón tiêu biểu cho Hà Hội.
Tới chiếc cái nón Nghệ, rộng trên 80cm, sâu 10cm, đan bằng

những sợi tre chuốt nhỏ, to và nặng, có đôi quai thao dài 1m50
làm bằng 8 sợi tơ, hai đầu có một quả găng... Quai thao xưa nổi
tiếng thời thế kỷ 17, được làm ra ở làng Triều Khúc, Thanh Trì,
còn gọi là làng Ðơ Thao. Làng Ðơ Thao là làng nghề làm quai nón
nổi tiếng ngày xưa, có thờ tượng tổ sư của nghề dệt quai thao, tới
nay còn được dân làng tự hào.
Cái nón từ lúc xuất hiện, đi liền với đôi quai được làm bằng
dây, mây, vải,... vừa để giữ chiếc nón, vừa để điểm tô cho người
đội thêm duyên, thêm dáng, thêm sang trọng và quí phái theo cái
nhìn thẩm mỹ bấy giờ.


• -“Nón em nón bạc quai thao,
Thì em mới dám trao chàng cầm tay.”
-“Tròng trành như nón không quai,
Như thuyền không lái như ai không chồng!”
(Ca dao)

Theo bước chân Nam tiến, chiếc nón vào xứ đàng Trong với tên
gọi như nón Huế, nón bài thơ, nón Bình Ðịnh...
Chiếc nón giờ đây có dáng vẻ nhẹ nhàng, mang theo trong nó cái
“duyên ngầm” của người con gái Huế đội “nón nghiêng che”
lãng mạn.
Chiếc nón Triều Sơn huyện Hương Trà, nón Gò Găng, nón bài
thơ... lồng bên trong bài thơ, hình ảnh cầu Tràng Tiền, chùa
Linh Mụ, núi Ngự, sông Hương:
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.”
(Câu hò Huế)



• Nón Huế nhìn soi qua ánh nắng mặt trời, trông như là bức
tranh thủy mạc, mãi mãi là là cái gì đặc trưng và “rặt Huế”
không sao tả hết được!

-“Chợ Dinh bán áo con trai,
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.”
-“Nón này là nón u mê,
Nón này là nón đi về che chung.”
(Ca dao)
Chiếc nón càng về sau này càng xa rời “nhiệm vụ che nắng
che mưa”, trở thành cái để làm duyên của thiếu nữ và cũng
được dùng để bày tỏ tình trai gái, tình nghĩa vợ chồng hay
ẩn dụ điều gì đó...
-“Nón mới gột nước trời mưa,
Anh ham vợ đẹp thì thưa việc làm.”
-“Trời mưa thì mặc trời mưa,
Chồng tôi đi bừa đã có nón che.”
(Ca dao)




Việc tổ chức làm nón ở Tây Ninh qui mô, khoa học, sản xuất chia ra ba công
đoạn để giảm giá thành, như: làm khung tre, lựa lá và chằm nón.
Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung có hình chóp, kích cỡ
bằng chiếc nón. Khung và bộ vành với 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ
nhắn, tròn và khéo, cân xứng, nghệ thuật và nhẹ nhàng.
Lá buông có nhiều ở địa phương, là nguyên liệu chánh làm nên cái nón. Lá
phải chọn lá già, lá mật cật, đem luộc chín, vuốt thẳng, phơi/sấy và ủ khô sao

cho lá còn giữ màu trắng tự nhiên vẫn xanh-trắng mịn màng, không bị ngả
màu đen hay vàng. Lá phải cán hay vuốt thẳng, sao cho sau khi lợp, sau khi
chằm không bị co bị dúm lại.
Giai đoạn cuối cùng là chằm nón bằng những sợi chỉ trong suốt dọc theo
nan tre. Chính giữa hai lớp lá được đặt vào các hoa văn, hoặc câu thơ cắt bằng
giấy, có khi là hình cầu Tràng Tiền, núi Ngự, Sông Hương...
Người thợ nón Tây Ninh mỗi ngày làm ra từ 2 đến 4 cái nón tùy theo hàng.
Những chiếc nón ra lò ở đây trông “rất Huế” nhưng không phải Huế, do bàn
tay những nghệ nhân Tây Ninh khéo léo, bằng những đường kim mũi chỉ sắc
sảo. Ðó là những người thợ nón bước vào nghề từ lúc còn bé 5, 6 tuổi đến già,
yêu cái nghề làm nón và cả đời làm nón Huế dầu chưa có một lần bước chân
đến Huế! Nên có hai câu hát “Nón rất Huế nhưng đời không phải Huế/Mà chỉ
để làm đẹp nón ai nghiêng...”


• Chiếc nón từ khi có mặt, đã phục vụ cho người thường, cho quan
chức, cho cả người chết. Nón còn được làm để dâng cho thần linh
trong đình chùa đền miếu miễu... phục vụ cho tín ngưỡng con
người.
Kể sao xiết những chiếc nón của người Việt mình xưa nay. Bởi:
Còn những chiếc nón xuất hiện nơi thị thành đèn hoa đô hội:
ngoài chiếc nón của thầy thông thầy ký mắc tiền đội hờ cho có,
còn chiếc nón của bác xích lô, người phu quét đường, người “cu
li” bốc vác... dùng để đội, để chắn gió mồi thuốc, để che mặt ngủ
trưa hay chờ khách!
Còn những chiếc nón ra đồng, chiếc nón dùng để múc nước rửa
mặt, múc nước uống tạm bên sông, chiếc nón của bà mẹ quê tạm
dùng đựng mớ rau tập tàng mới hái được đâu đó để dành nấu
canh cho chồng cho con ăn!
Ðó là những chiếc nón của những mảnh đời tăm tối nhưng đáng

trân trọng. Sao không?




Dầu chiếc nón lá làm ra không dành riêng cho phái nữ,
nhưng nói đến cái nón lá xưa nay người mình có thói quen
liên tưởng đến người phụ nữ “nón nghiêng che” đầy ấn
tượng!
“Ra đường nghiêng nón cười cười,
Như hoa mới nở, như người trong tranh”
(Ca dao)
Chiếc nón Việt Nam vì vậy là cái gì kỳ diệu và thật sự trở
thành một phần trong đời sống văn hóa của chúng ta.

• Hết


×