Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Bài 24. Ý nghĩa văn chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 20 trang )

Giáo viên: Lê Thị Tiến


Em hãy nêu luận điểm chính của văn bản “ Đức tính giản dị
của Bác Hồ”. Để làm rõ đức tính đó , tác giả đã chứng minh ở
những phương diện nào trong đời sống và con người của
Bác ?
=>Luận điểm chung: “sự nhất quán giữa đời hoạt động chính
trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản
dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”
=> Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác ở các phương
diện sau:
a/ Bác giản dị trong đời sống:
Bằng những dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục, tác
giả cho thấy sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn đạm bạc;
nơi ở đơn sơ; cách làm việc tận tâm, tận lực và gần gũi, sự
quan tâm đến mọi người.
b/ Bác giản dị trong lời nói và bài viết:
Bác thể hiện chân lí bằng những câu nói giản dị, tạo nên
sức mạnh vô địch của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.


Nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn
bản?
- Nội dung:
=>Đức tính giản dị của Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong
lời nói và bài viết.
- Nghệ thuật:
=>trình tự lập luận hợp lí,mạch lạc, chặt chẽ với hệ thống
luận cứ cụ thể, xác đáng, giàu sức thuyết phục
- Ý nghĩa:


=>ca ngợi đức tính giản dị và thể hiện sự tôn kính đối với
Bác


Tiết 97- Văn bản:
Trong cuộc sống, văn chương nghệ thuật có một vai trò
hết sức quan trọng. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng
(Hoàicủa
Thanh)
khắng điịnh “Trên nền tảng cuộc sống
xã hội, nghệ
thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội”. Nhưng ý
nghĩa và công dụng của văn chương là gì? Nhà phê
bình văn học Hoài Thanh sẽ cho chúng ta hiểu điều đó
qua bài “Ý nghĩa văn chương”


Tiết 97- Văn bản:
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả- tác phẩm:
- Hoài Thanh (1909-1982) quê
ở Nghệ An, là nhà phê bình
văn học xuất sắc.
-Văn bản “Ý nghĩa văn
chương” trích trong “Bình
luận văn chương” xuất bản
1998

(Hoài Thanh)
Nêu những hiểu biết của em

về tác giả và xuất xứ văn
bản.


Tiết 97- Văn bản:
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả- tác phẩm:
2- Đọc văn bản:
3- Chú thích:
4- Bố cục:

(Hoài Thanh)
Hướng dẫn đọc: to, rõ ràng,
mạch lạc.
Đọc các chú thích SGK/54
Xác định bố cục của văn bản
Chia 2 phần:
-Phần 1: “Người ta kể
chuyện… muôn vật, muôn
loài (…): Nguồn gốc của văn
chương.
-Phần 2: (còn lại): Công dụng
của văn chương.


Tiết 97- Văn bản:
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1- Nguồn gốc của văn chương


(Hoài Thanh)


Đọc lại phần đầu của văn bản
Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Đó là lòng yêu thương
Câu nào nêu lên luận điểm ấy?
=>“Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người
và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”
Em có nhận xét gì về vị trí luận điểm trong phần 1 của bài
văn?
=>Luận điểm nằm ở câu cuối đoạn
Vị trí ấy cho thấy đoạn văn được lập luận theo cách nào?
=>Trình bày theo cách qui nạp từ cụ thể đến khái quát


Tiết 97- Văn bản:
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1- Nguồn gốc của văn chương
Bằng lập luận qui nạp, tác
giả nêu luận điểm: nguồn gốc
cố yếu của văn chương là
lòng yêu thương.

(Hoài Thanh)


Tiết 97- Văn bản:
I- Tìm hiểu chung:

(Hoài Thanh)
II- Đọc- hiểu văn bản:
Em hiểu thế nào về câu “Văn
2-Công dụng của văn chương
chương là hình dung của sự
- Văn chương phản ánh sự
sống và sáng tạo ra sự
sống, sáng tạo ra sự sống
sống”?
=> Văn chương là hình dung
của sự sống: nó phản ánh
cuộc sống, là hình ảnh, là kết
quả sự sống.
=>Sáng tạo ra sự sống: Dựng
lên hình ảnh, đưa ra ý tưởng
mà cuộc sống hiện tại chưa
có, nhưng sẽ có mà con
người phấn đấu cho tương
lai.


Tiết 97- Văn bản:
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
2-Công dụng của văn chương
- Văn chương phản ánh sự
sống, sáng tạo ra sự sống
- Văn chương giúp cho tình
cảm và lòng vị tha.


(Hoài Thanh)
Ngoài việc phản ánh sự
sống, sáng tạo ra sự sống,
văn chương còn có công
dụng nào khác?


Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh văn
chương giúp cho tình cảm và lòng vị tha?
=>Tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu:
- “Một người …khi xem truyện hoặc ngâm thơ có thể vui,
buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những
chuyện ở đâu đâu”.
=>Văn chương tác động đến tình cảm của con người
-“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có,
luyện những tình cảm ta sẵn có, cuộc đời…trở nên thâm trầm
và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.
=>Văn chương xây dựng và làm phong phú đời sống tình
cảm của con người
-“từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ thì núi non
hoa cỏ trông mới đẹp, từ khi có người lấy tiếng chim kêu,
tiếng suối chảy để ngâm vịnh thì tiếng chim, tiếng suối nghe
mới hay”, “Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân,
văn nhân…thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào”
=>Văn chương làm cho cuộc sống tươi đẹp và phong phú,


Tiết 97- Văn bản:
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:

2-Công dụng của văn chương
- Văn chương phản ánh sự
sống, sáng tạo ra sự sống
-Văn chương giúp cho tình
cảm và lòng vị tha:
Bằng những dẫn chứng cụ
thể, tiêu biểu, tác giả cho thấy
văn chương tác động, xây
dựng và làm phong phú đời
sống tình cảm của con người
và làm cho cuộc sống tươi
đẹp, phong phú hơn.

(Hoài Thanh)


Tiết 97- Văn bản:
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
III- Tổng kết:

(Hoài Thanh)


Nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của
văn bản
Nội dung: Bàn về nguồn gốc và công dụng của văn chương
Nghệ thuật:
Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy
sức thuyết phục..

- Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa
cùng luận điểm, khi là một câu chuyện.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc
Ý nghĩa: Văn bản thể hiện quan niệm đúng đắn, sâu sắc của
nhà văn về ý nghĩa của văn chương..


Tiết 97- Văn bản:
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
III- Tổng kết:
(ghi nhớ SGK/63)

(Hoài Thanh)


Tiết 97- Văn bản:
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
III- Tổng kết:
*Luyện tập:

(Hoài Thanh)


Hoài Thanh cho rằng “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là
lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn
loài.”Em có đồng ý với quan niệm này của tác giả không?
Vận dụng hiểu biết của mình về những tác phẩm văn học để
làm rõ điều đó.

=>Quan niệm của Hoài Thanh hoàn toàn đúng .
- Dẫn chứng 1: Cày đồng đang buổi ban trưa.
(...)
Dẻo thơm 1hạt đắng cay muôn phần
=>có yêu thương con người thì người xưa mới đồng cảm với
nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân mà viết lên những
lời thơ thiết tha như vậy.
- Dẫn chứng 2: Bài thơ “Cảnh khuya”
=>Có gần gũi chan hòa với muôn vật nhà thơ mới cảm nhận
được cái đẹp, cái sống động trong tiếng suối, ánh trăng. Quả
thật, văn chương bắt nguồn từ tình cảm, lòng vị tha của con
người.


Hoài Thanh viết “Văn chương gây cho ta những tình cảm mà
ta không có, luyên những tình cảm ta sẵn có”.Em hãy giải
thích và tìm dẫn chứng chứng minh cho câu nói đó
=> Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có nghĩa
là: tạo nên những tình cảm mới lạ mà ta chưa từng nếm trải.
Luyện những tình cảm ta sẵn có là bồi đắp làm giàu thêm thế
giới tâm hồn cho chúng ta.
Dẫn chứng 1: Đọc “Sài Gòn tôi yêu”, dù chưa một lần đặt
chân đến Sài Gòn, người đọc vẫn như dạo chơi giữa phố
phường tấp nập, nắng gay gắt rồi lại dễ chịu trên đường rợp
mát và cảm thấy yêu mến một thành phố hoa lệ đó.
Dẫn chứng 1: Đọc “Mùa xuân của tôi” Vũ Bằng, người đọc
hòa cùng cảm xúc với tác giả về với không khí se lạnh,
không gian cổ kính, đầm ấm những ngày xuân





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×