Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

Bài 24: Ý nghĩa văn chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.15 KB, 11 trang )


Kiểm tra bài cũ
Câu 1 : Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản Đức tính
giản dị của Bác Hồ ?
Câu 2 : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng :
1. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ được trình bày theo
phép lập luận nào là chủ yếu ?
A. Chứng minh.
B. Bình giảng.
C. Bình luận.
C. Phân tích.
2. Theo tác giả Phạm Văn Đồng, sự giản dị trong đời sống
vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do gì ?
A. Vì tất cả mọi người đều sống giản dị.
B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.
C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu
tranh của quần chúng nhân dân.
D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.

* Tác giả : Hoài Thanh (1909 - 1982 )
- Quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Là một nhà phê bình văn học xuất sắc.
- Năm 2000 ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật.
* Tác phẩm :
- Viết năm 1936 in trong sách ( Văn chương và hành động ),
có lần in lại đã đổi nhan đề thành ý nghĩa và công dụng của văn chư
ơng.
- Sau này nhà xuất bản Giáo dục đã đưa văn bản vào trong
cuốn Bình luận văn chương, xuất bản năm 1998.


- Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trư
ớc một hiện tượng đời sống.
- Văn chương là niềm xót thương con người trước những điều
đáng thương.
- Cảm xúc yêu thương mãnh liệt trước phái đẹp là gốc của văn
chương.
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và
rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài - Lòng nhân ái .


Câu hỏi thảo luận : (2 phút)
Có ý kiến cho rằng : Quan điểm về văn chương của Hoài Thanh
bắt nguồn từ lòng nhân ái (lòng thương người, thương cả muôn vật,
muôn loài) là đúng nhưng chưa đủ. Vậy em nghĩ như thế nào về lời
nhận xét trên ? Vì sao ?

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống,
nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế,
công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị
tha.
--> Ta có thể hiểu nhận định ấy như sau : văn chương
phản ánh đời sống thậm chí sáng tạo ra đời sống làm cho
đời sống trở nên tốt hơn, đẹp hơn.
Và sự sáng tạo ấy bắt đầu từ cảm xúc yêu tha
thiết rộng lớn của nhà văn.

×