Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Bài 22. Luyện tập lập luận chứng minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 20 trang )


Giáo viên: Nông Văn Mưu


Câu hỏi: Muốn làm một bài văn lập luận chứng minh
thì ta phải thực hiện những bước nào? Nêu dàn bài
chung của bài văn lập luận chứng minh.
*Muốn làm bài văn nghị luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:
Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc bài và chữa lại.

*Dàn bài:
- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn
phần kết bài hô ứng với lời văn phần mở bài.


Tiết 94: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. Đề bài:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến
nay luôn luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
II. Trình tự làm bài:


1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
Nhóm 1 - 2: Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” là gì?
Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như
thế nào?


Nhóm 3 – 4: Em hãy diễn giải xem đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” có nội dung như thế
nào?
Nhóm 5 – 6: Tìm những biểu hiện của đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” trong thực tế đời
sống?


• ĐÁP ÁN:
- Điều phải chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo
ra thành quả cho mình hưởng thụ, đó là một đạo lý sống
đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Giải thích hai câu tục ngữ: Hai câu tục ngữ không chỉ gói
gọn trong phạm vi hẹp là nhớ ơn người trồng cây, người
khơi nguồn nước, mà còn đưa ra một đạo lý sống đẹp của
người Việt Nam, đó là: luôn biết ơn, nhớ ơn người đã tạo
ra của cải, vật chất và tinh thần cho chúng ta được hưởng
ngày hôm nay
- Yêu cầu của lập luận chứng minh: Đưa ra, phân tích
những chứng cứ thích hợp để người đọc, người nghe rõ
điều nêu ở đề bài là đúng đắn


• ĐÁP ÁN:
- Đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ
nguồn” là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa
thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
- Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày
nay. Chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để
tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào

cái ơn đó.


ĐÁP ÁN: Những biểu hiện:
• Những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên:
- Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch.
- Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
- Lễ hội Đống Đa kỷ niệm Quang Trung đại phá
quânThanh.
• Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa:
- Giỗ ông bà, cha mẹ những người đã khuất.
- Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình
để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay
• Những ngày lễ lớn như:
- Thương binh liệt sĩ ...
- Nhà giáo Việt Nam
- Quốc tế phụ nữ



* Chúng ta cần biết ơn :

Tổ tiên, ông bà cha mẹ

Biết ơn thầy cô giáo


Uống nước nhớ nguồn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây



Những người có công
với dân tộc, đất nước.

Đảng, Bác Hồ


* Những người giúp đỡ ta lúc khó khăn


2. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Nêu luận điểm cần chứng minh.
- Giới thiệu 2 câu tục ngữ.
- Nói rõ tư tưởng của câu tục ngữ.
b. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
nghĩa đen.
nghĩa bóng.
+ Uống nước nhớ nguồn.
nghĩa đen.
nghĩa bóng.
- Đưa ra các luận điểm phụ chứng minh nhân dân ta luôn sống theo
đạo lý đó
từ xưa.
đến nay
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị sự đúng đắn của hai câu tục ngữ
- Từ hào và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.



3. Viết bài:
Mở bài:
1. Đi thẳng vào vấn đề: Lòng biết ơn những con người đã
tạo ra thành quả để mình được hưởng là một đạo lí sống
đẹp của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay. Vì vậy mà tục
ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ
nguồn”
2. Suy từ tâm lí con người: Ở đời người nhân hậu làm ơn
không bao giờ nghĩ đến chuyện trả ơn. Nhưng lòng biết ơn
luôn nhắc nhở mọi người, đó là đạo lí sống đẹp của nhân
dân Việt Nam từ xưa đến nay, được đức kết qua hai câu
tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ
nguồn”.


Đoạn văn chứng minh luận điểm
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người
Việt. Gần gũi là thờ ông bà tổ tiên mỗi khi Tết, giỗ trong mỗi gia
đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con
cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hằng năm tưởng
nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có
công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô
nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng
nước của các vua Hùng. Ở mỗi làng, mỗi thôn xóm đều diễn ra

hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành
hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.


Kết bài:
Kết bài
1. Đi thẳng vào vấn đề: Hai câu tục ngữ kín đáo mà sâu
sắc, nhắc nhở chúng ta nhiều điều về lễ sống, về đạo đức và
nghĩa tình cao đẹp của con người.
2. Suy từ tâm lí con người: Tóm lại hai câu tục ngữ “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” giúp ta
hiểu rõ đạo lí làm người. Lòng biết ơn nhớ ơn là tình cảm
cao quý là nghĩa tình cao đẹp của con người. Vì vậy chúng
ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó để xứng đáng
với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam


4. Đọc và sửa chữa.


Dặn dò :
- Ôn lại lý thuyết.
- Viết hoàn chỉnh một bài văn với đề văn
trên.
- Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động
sang câu bị động.





×