Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

TÌM HIỂU các từ NGỮ CHỈ bộ PHẬN cơ THỂ NGƯỜI TRONG CA DAO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.45 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TÌM HIỂU CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG CA DAO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Vinh 2006
LỜI CẢM ƠN.
MỞ ĐẦU.
1.
Lý do chọn đề tài...................................................…...................4
2.
Lịch sử vấn đề........................................................…...................4
3.
Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu.................….........................5
4.
Phương pháp nghiên cứu...........................................…...............6
5.
Dự kiến bố cục của luận văn........................................….............7
Chương 1.
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.
Vấn đề tên gọi và trường nghĩa chỉ người.....................…...........8
2.
Những nghiên cứu về con người trong nghệ thuật.........…........18
3.


Ca dao và vấn đề phản ánh của ca dao về con người.........…....21
Chương 2:
ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN
CƠ THỂ NGƯỜI TRONG CA DAO VIỆT NAM.
1. Kết quả thống kê, khảo sát.................................….....................29
2. Phân loại số liệu khảo sát.....................................…...................34
3. Vị trí xuất hiện giữa các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca
dao Việt Nam.............................................………...........................40
4. Khả năng kết hợp của các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người với các
từ loại khác trong ca dao Việt Nam.................…........………............44
Chương 3.
ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN
CƠ THỂ NGƯỜI TRONG CA DAO VIỆT NAM
1. Nhận xét chung................................................................................52
2. Đặc trưng ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong
ca dao Việt Nam.....................................................................……….52
3. Vai trò của sự phản ánh của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người
trong ca dao Việt Nam...................................................………..........77
KẾT LUẬN.......................……..........................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................……................................83
TÀI LIỆU KHẢO SÁT...............................…...................................85

2


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Lêi c¶m ¬n
Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Phan
Mậu Cảnh, người trực tiếp hướng dẫn, xin gửi lời cảm ơn tới các thầy

cô giáo và bạn bè thân hữu đã giúp đỡ, động viên chúng tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Vinh, tháng 12- 2006
Tác giả: Nguyễn Thị Hà.

3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Ca dao Việt Nam là viên ngọc quý luôn toả sáng trong không
gian, thời gian.Với ngôn ngữ tinh tế, sinh động, duyên dáng, giàu hình
tượng và đầy chất thơ, ca dao luôn đi vào lòng người, được người
người thuộc và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2. Ca dao phản ánh đời sống, trí tuệ, tâm hồn, tình cảm của con
người Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, trong
đó có cả những công trình nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ. Trong ca
dao, có một lượng từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người rất đáng quan tâm.
Đây là đối tượng cũng đã được tìm hiểu trong một số bài viết, luận
văn... Nhưng việc tìm hiểu nhóm từ ngữ này trong ca dao thì chưa
được khảo sát đầy đủ và hệ thống.
1.3. Nghiên cứu từ ngữ trong ca dao nói chung và từ ngữ chỉ bộ
phận cơ thể người nói riêng nhằm góp phần tìm hiểu ngôn ngữ từ góc
độ tư duy, văn hoá và xã hội. Đây là những lĩnh vực có tính thời sự
hiện nay trong ngôn ngữ học.
Đó chính là những lý do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Trong phần này chúng tôi sẽ nêu một số hướng nghiên cứu có liên

quan đến đề tài này.
2.1. Những công trình nghiên cứu về ca dao và ngôn ngữ, thi pháp
của ca dao.
2.1.1. Hướng nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ.
Một số công trình đã tìm hiểu ca dao Việt Nam từ góc độ ngôn ngữ,
tiêu biểu như:
Tác giả Cao Huy Đỉnh đã nghiên cứu lời đối đáp trong ca dao trữ tình,
(Tạp chí văn học, 9/1996).
Tác giả Mai Ngọc Chừ đề cập đến những ngôn ngữ ca dao Việt Nam,
(Tạp chí văn học 2/1991).

4


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Tác giả Nguyễn Văn Khang, nói đến sự bộc lộ giới tính trong giao
tiếp ngôn ngữ,(Tạp chí văn hoá thông tin, NXB, Hà Nội)...
2.1.2. Hướng nghiên cứu từ góc độ thi pháp.
Nguyễn Xuân Kính (1992), nghiên cứu tổng thể của ca dao về mặt
thi pháp:
- Thi pháp học và việc nghiên cứu thi pháp của ca dao.
- Ngôn ngữ trong ca dao.
- Kết cấu trong ca dao.
- Một số biểu tượng trong ca dao.
( Thi pháp ca dao – NXB KHXH, Hà Nội 1992)
Trần Đình Sử (1998), nghiên cứu những đặc điểm của thi pháp
ca dao:
- Nhân vật trữ tình trong ca dao.
- Kết cấu trong ca dao.
- Hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ trong ca dao.

2.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến trường nghĩa
chỉ người như:
Các tài liệu viết về từ vựng - ngữ nghĩa của Đỗ Hữu Châu, Nguyễn
Thiện Giáp và Nguyễn Đức Tồn (2002) trong “ Tìm hiểu đặc trưng văn
hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người việt “ ( trong sự so sánh
với những dân tộc khác) NXB ĐHQG HN…
2.3. Những đề tài khoá luận, luận văn có liên quan đến từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể người:
Luận văn thạc sỹ “Đặc trưng ngữ nghĩa của tục ngữ Việt Nam”
(1999) - Nguyễn Thị Thu Hương dưới cái nhìn chung về ngữ nghĩa của
tục ngữ, luận văn tốt nghiệp Đại học “ Khảo sát nhóm tục ngữ tiếng
Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người” - Trần Thị Thanh Hà ( khoá
2002-2006) đã đề cập khá rõ về các vấn đề thuộc từ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tục ngữ.
Riêng việc “ tìm hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca
dao Việt Nam” đang còn là vấn đề mới mẻ, nên chúng tôi đi vào
nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
5


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Luận văn khảo sát các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện
trong ca dao Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu.
Nguồn tư liệu lấy từ các cuốn: “ Ca dao Việt Nam” - Nguyễn Bích
Hằng, NXB VHTT, H., 2004, cuốn “ Ca dao trữ tình Việt Nam” (do
Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào,Sưu tầm và biên soạn) , NXB
Giáo dục, 1998. Ngoài ra còn có cuốn “ Tục ngữ - Ca dao- dân ca Việt
Nam” – Vũ Ngọc Phan, NXB văn học, 2005.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Như ta đã biết từ chỉ bộ phận cơ thể người là những từ ra đời rất
sớm, thuộc vốn từ cơ bản của người việt, vì đây là những từ gần gũi
với đời sống con người nhất. Vì vậy, cao dao đã sử dụng những từ này
làm chất liệu.
Luận văn có nhiệm vụ sau:
-Tổng kết những vấn đề lý thuyết xoay quanh khái niệm tên gọi
của ngôn ngữ và các công trình nghiên cứu có liên quan.
- Thống kê, phân loại các từ ngữ gọi tên các bộ phận cơ thể
người trong ca dao Việt Nam.
- Miêu tả các đặc điểm về ngữ pháp của các từ ngữ chỉ bộ phận
cơ thể người trong ca dao Việt Nam.
- Trình bày đặc trưng ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ
thể người và vai trò của nó trong việc biểu hiện nội dung ngữ nghĩa.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
4.1 Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
a) Khảo sát lấy số liệu.
b) Thống kê số liệu.
c) Phân loại số liệu sau khi đã khảo sát.
4.2 Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp.
Miêu tả, phân tích cụ thể các từ ngữ sau đó tổng hợp và đi đến kết
luận cụ thể.
4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu.
So sánh, đối chiếu số liệu từ nhiều đến ít. Khi có số liệu, người
miêu tả, phân tích các từ ngữ chỉ bộ phận người trong ca dao Việt
Nam, sau đó đối chiếu với một số thể loại khác có liên quan.
6



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
5. Dự kiến bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những khái niệm liên quan đến đề tài.
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người trong ca dao Việt Nam.
Chương 3: Đặc trưng ngữ nghĩa và vai trò của các từ ngữ chỉ bộ
phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam.

Chương 1
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 .Vấn đề tên gọi và trường nghĩa chỉ người.
7


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
1.1.Vấn đề tên gọi và từ.
1.1.1. Từ và khái niệm từ:
Từ là một đơn vị quan trọng đã được bàn luận nhiều trong suốt
quá trình nghiên cứu của ngôn ngữ học. F.De.Saussure đã viết: "...Từ
là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó
trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này khó
định nghĩa"(F.De.Saussure ,1973). Cho đến nay đã có hàng trăm
định nghĩa về từ.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về từ nhưng có thể
thấy rằng mỗi ý kiến lại làm rõ thêm khái niệm từ ở một khía cạnh nào
đó , chứ chưa có khái niệm nhất quán , nhưng tổng hợp các ý kiến lại
thì có thể khái quát lại như sau:
" Từ là một đơn vị của ngôn ngữ , gồm một hoặc một số âm tiết có

nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu
tạo nên câu."(13.18).
Từ có nhiều chức năng quan trọng nhưng có hai chức năng cơ bản
thường được nhắc đến : chức năng định danh (gọi tên) và chức năng
tạo câu.
Như vậy, vấn đề tên gọi của các sự vật, hiện tượng và con người liên
quan đến chức năng định danh của từ.
1.1.2. Vấn đề tên gọi:
Khi bàn về vấn đề tên gọi, chúng ta có thể chia làm thành hai
loại đó là tên riêng và tên chung.
1.1.2.1. Tên riêng:
Có rất nhiều ý kiến về tên riêng. Tiêu biểu là một số ý kiến sau:
- “Tên riêng là dùng để chỉ một cá thể ( một con người cụ thể,
một sự vật cụ thể, một tổ chức cụ thể)”.( Hoàng Phê. Một số vấn đề
quan điểm trong vấn đề tên riêng không phải tiếng việt" Ngôn ngữ"
3.H.1983.Tr11).
8


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
- "Tên riêng là những ký hiệu thuần tuý không có nghĩa, có
những tên riêng vốn có nghĩa thì cái nghĩa đó thường cũng không ai
nghĩ đến, nó trở thành một sự "vô nghĩa", chức năng của tên riêng chỉ
là vấn đề nhận diện, làm sao cho nhận diện chúng không nhầm và dễ
dàng" ( Hoàng Phê ,vấn đề cải tiến và chuẩn hoá chính tả " Ngôn ngữ"
3.4 H., Tr 19-20).
Có khi tên riêng lại được định nghĩa:
- " Tên riêng là tên gọi của từng cá nhân, cá thể, phân biệt với
những cá nhân, cá thể cùng loại "( Từ điển tếng Việt NXB Đà Nẵng,
Trung tâm từ điển học Hà Nội – Đà Nẵng 1995).Còn trong cuốn"

Những vấn đề ngôn ngữ học.", Hội nghị khoa học, 2002, (NXB
KHXH) lại cho rằng: " Có thể xem tên riêng là ký hiệu ngôn ngữ đặc
biệt được tạo thành từ một hệ thống kí hiệu đã có để gọi tên cho một
đối tượng khác, có chức năng gọi tên để phân xuất và định danh riêng
cho một đối tượng cá biệt, đơn nhất so với đối tượng cùng loại".
Như vậy mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tổng hợp lại thì
ta có thể khái quát : tên riêng là tên gọi của từng cá nhân, cá thể, nó
như là một ký hiệu để nhằm phân biệt với những cá nhân, cá thể khác
cùng loại, chẳng hạn như tên người ( Mai, Huệ, Đào); tên gọi các con
vật: con Vàng, con Vện...; tên một số loại cây : cây Na, cây Đào...; tên
gọi các hiện tượng tự nhiên như: Sao Hỏa, Sao Kim...; tên địa danh:
Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình…
1.1.2.2. Tên chung:
Có thể khái quát về tên chung như sau:
Tên chung là tên gọi thường gắn bó với một lớp đối tượng cùng
loại. Nó có mối quan hệ với khái niệm mang tính khái quát hoá ,chức
năng cơ bản của tên chung là gọi tên để thông báo, để biểu niệm.
Ví dụ: Tên người: đàn ông, đàn bà..; tên động vật, chim, thú..; tên
thực vật: cây, cỏ...; tên các hiện tượng tự nhiên: sông, núi, biển, hồ..
9


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
1.2. Trường nghĩa và trường nghĩa chỉ người
1.2.1. Vấn đề trường nghĩa - Tiêu chí để xác lập trường nghĩa.
Khi bàn về vấn đề trường nghĩa thì các nhà nghiên cứu đã có một
số ý kiến như sau:
Theo Nguyễn Thiện Giáp (8.39) thì lý thuyết trường nghĩa xuất
phát từ những tiền đề của trường phái Humboldt mới ( quan niệm mặt
nghĩa của ngôn ngữ là một kết cấu chặt chẽ được phân chia ra thành

những trường hoặc những phạm vi khái niệm) và phần nào từ những tư
tưởng của F.de Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ và những
phương pháp kết cấu trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu
tố ngôn ngữ.
Đỗ Hữu Châu ( 4.150) cũng khẳng định lý thuyết về trường là sự
cụ thể hoá lý thuyết về tính hệ thống của ngôn ngữ trong lĩnh vực từ
vựng. Như vậy khái niệm trường nghĩa là kết quả của việc nghiên cứu
tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Vốn
từ của một ngôn ngữ có thể được phân chia ra thành những trường
nghĩa khác nhau dựa vào quan hệ ý nghĩa giữa các từ hay giữa các
nhóm từ.
Tuy nhiên, cần chấp nhận một thực tế là không thể phân chia triệt
để tất cả các từ trong vốn từ vào các trường và cũng không có một ranh
giới dứt khoát giữa các trường bởi trên thực tế một từ có thể đi vào
nhiều trường khác nhau tuỳ thuộc vào tiêu chí phân lập trường.
Đỗ Hữu Châu quan niệm về trường nghĩa đó là " mỗi tiểu hệ thống
ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng
nhất với nhau về ngữ nghĩa.Với các trường nghĩa, chúng ta có thể phân
định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành
những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường và những quan hệ ngữ nghĩa
trong lòng mỗi trường" ( 4.171).

10


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Vậy trường nghĩa là một tập hợp các từ có sự đồng nhất ở một nét
nghĩa nào đó. Các từ trong cùng một trường luôn có quan hệ ý nghĩa
với nhau và quan hệ ý nghĩa này vừa là cơ sở để xác lập vừa có tác
dụng liên kết các đơn vị từ vùng trong một trường nghĩa.

Có nhiều cách xác lập trường nghĩa và do đó cũng có nhiều kiểu
trường nghĩa khác nhau. Một số trường nghĩa được nói tới là trường
nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa tuyến tính và
trường nghĩa liên tưởng.
Cơ sở để xác lập trường nghĩa là ý nghĩa của từ mà ý nghĩa của từ
là ý nghĩa ngôn ngữ nên tiêu chí để xác lập các trường phải dựa trên
những tiêu chí ngôn ngữ học.
Tiêu chí để phân lập trường nghĩa biểu vật là sự đồng nhất ở một
nét nghĩa biểu vật nào đó giữa các từ. Nói cách khác, những từ cùng
biểu thị các đối tượng , các hoạt động trạng thái, tính chất, đặc điểm...
thuộc cùng một phạm vi hiện thực, cùng một chủ điểm thì hợp thành
trường biểu vật.
Ví dụ: Các từ : đầu, đuôi, tay, cánh, mõm, mỏ, miệng, bụng, lòng,
vây... có sự đồng nhất ở nét nghĩa biểu vật chúng là những từ chỉ bộ
phận cơ thể người hay động vật. Nhưng giữa các từ đó lại lập thành
từng nhóm, có sự phân lập thành trường nghĩa, sự vật chỉ bộ phận cơ
thể người: đầu , tay, miệng, bụng, lòng, da,... và trường chỉ cơ thể động
vật: đuôi, cánh, mõm, miệng, bụng, lòng, vây...Nếu lấy nét nghĩa phạm
trù khác để phân lập thì cả ba trường này có thể là trường bộ phận của
trường lớn hơn, là trường nghĩa động vật, hay trường nghĩa người.
Như vậy, trong một trường nghĩa sự vật có thể bao gồm nhiều
trường nghĩa hẹp hơn, cấp độ thấp hơn với số lượng từ ít hơn nhưng lại
đồng nhất ở nhiều nét nghĩa hơn. Các từ có càng ít nét nghĩa đồng nhất
thì phạm vi các trường càng rộng và do đó số lượng từ tập hợp trong
trường càng nhiều.
11


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Để xác lập trường nghĩa biểu niệm thì phải dựa vào một nét nghĩa

đồng nhất nào đó trong nghĩa biểu niệm của các từ. Cũng như trường
biểu vật, một trường biểu niệm lớn có thể bao gồm nhiều trường nghĩa
biểu niệm nhỏ hơn dựa trên sự đồng nhất và khác biệt về một hay một
số nét nghĩa nào đó.
Ví dụ: Dựa vào nét nghĩa phạm trù " ở trạng thái y" có thể tập hợp
các từ như " cắt ", " pha", " thái"...và các từ như: " vỡ", " sứt", " mẻ",
"gãy" ...Nhưng có thể theo nguyên tắc khác, theo sự đồng nhất của
toàn bộ cấu trúc biểu niệm gồm những nét nghĩa phạm trù. Theo
nguyên tắc này, các từ dẫn trên sẽ thuộc hai trường biểu niệm, trường (
hoạt động) , (Tác động đến X) - (làm cho X ở trạng thái Y) gồm các từ
như "cắt", "pha", "thái" và các trường (ở trạng thái Y) gồm các từ "vỡ",
"sứt","mẻ","rách"... cũng như vậy chúng ta sẽ thành hai trường nhỏ:
thứ nhất, trường (tình cảm - trạng thái) gồm các từ như: "sợ hải", "kinh
hoàng", "yêu đương", "ngạc nhiên"...và trường (tình cảm- quan hệ)
gồm các từ như: "yêu", "ghét", "nhớ"... (3,256).
Trường nghĩa tuyến tính là một tập hợp các từ thường được đúng
theo quan hệ hàng ngang (tuyến tính) trong cụm từ hay trong câu.
Trường nghĩa này cho biết khả năng kết hợp vô cùng rộng rải với các
từ khác do bản thân cấu trúc ngữ nghĩa của nó và do hiện tượng
chuyển hoá của nó. Vì vậy để xác lập một trường nghĩa tuyến tính phải
tính đến hiện tượng này.
Theo Đỗ Hữu Châu (4.257) có ba nguyên tắc đồng thời cũng là ba
tiêu chí xác lập trường tuyến tính: các từ lập thành một tuyến tính với
một từ trung tâm nào đó là các từ mà quan hệ cú pháp giữa chúng với
từ trung tâm là sự tường minh hoá các quan hệ có tính tiềm ẩn giữa các
nét nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ trung tâm; các từ đó phải
phù hợp với nét nghĩa biểu vật của từ trung tâm; các từ phải phù hợp
với yêu cầu nét nghĩa tận cùng của từ trung tâm.
12



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Ví dụ: lấy từ: nắm"(động từ) làm trung tâm có thể xác lập trường
nghĩa tuyết tính của nó gồm các từ : tay, vai áo, cái bánh, tóc, thời cơ,
vấn đề, nội dung, vững chắc, hời hợt , sâu sắc... Các từ này phải thoả
mãn ba điều kiện cụ thể trên, cụ thể là: các từ này khi kết hợp với từ
trung tâm: (ví dụ: nắm vạt áo: hoạt động cụ thể bằng tay, nắm vấn đề:
hoạt động của tư duy trừu tượng), các từ này đều có nét nghĩa phù hợp
với nghĩa biểu vật của từ "nắm" là liên quan đến hoạt động của bàn tay
con người và liên quan đến một khối được nén chặt hay một lượng nào
đó, các từ này có những nét nghĩa gần với trung tâm "nắm" chứ không
gồm những từ có nét nghĩa quá xa với những nét nghĩa của từ trung
tâm như: người yêu, tim đen, hoặc ví dụ: từ tuyến tính của “tay” là búp
măng, mềm, ấm, lạnh.... nắm, cầm khác từ “đi” là nhanh, chậm, tập
tễnh...
Trường nghĩa liên tưởng là sự tập hợp các từ theo quan hệ liên
tưởng phải phù hợp với một trong những nét nghĩa của từ đang xét.
Có hai loại trường liên tưởng: Trường hướng tâm và trường ly tâm.
- Trường hướng tâm: là trường mà các từ liên tưởng tới luôn có quan
hệ với từ trung tâm hoặc là điểm xuất phát để hướng tới từ trung tâm.
- Trường ly tâm: là trường liên tưởng không có định hướng các từ
được liên tưởng đến ngày càng xa với những quan hệ ngữ pháp của từ
trung tâm.
Ví dụ: Từ " bò" trong tiếng pháp gợi lên sự liên tưởng: 1- Bò cái,
bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ, nhai trầu...; 2- Sự cày bừa, cái cày, cái ách;
3 - Những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so
sánh, các thành ngữ Pháp...( 4,188).
Lý thuyết về trường nghĩa có tác dụng rất lớn đối với việc miêu tả
từ vựng của các ngôn ngữ một cách có hệ thống. Vì vậy khi đi vào tìm
hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam thì


13


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
chúng ta không thể không nói qua về khái niệm trường nghĩa và tiêu
chí xác lập nó.
1.2.2. Trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người.
Nguyễn Đức Tồn khi nghiên cứu vấn đề từ chỉ bộ phận cơ thể người
ông đã thống kê được trong tiếng Việt cứ 397 từ chỉ bộ phận cơ thể
người và 397 đơn vị này gọi tên 289 bộ phận cơ thể khác nhau của con
người, trong đó những bộ phận được gọi bằng những tên khác nhau
(92/289 bộ phận, chiếm tỉ lệ 32%).
* Về cơ sở định danh:
Hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể người có từ rất lâu đời từ khi con
người tri giác được về chính bản thân mình, con người đã xác định
được những đặc trưng làm cơ sở định danh cho các bộ phận cơ thể:
- Đặc trưng hình thức:
Đặc trưng này được chọn làm cơ sở cho 52 % (110/221) tên gọi
của bộ phận cơ thể người tiếng Việt (qua khảo sát, phân tích 221 tên
gọi tiếng việt của Nguyễn Đức Tồn). Ví dụ: nhãn cầu, lá mía, mắt cá...
- Đặc trưng vị trí:
Số lượng tên gọi có đặc trưng ví trí làm cơ sở chiếm 22%
(46/221).
Ví dụ: Tai trong, mang tai, nhân trung, xương sườn...
- Công dụng , chức năng:
Đặc trưng này là khu biệt của 9% số tên gọi tiếng Việt (20/221).
Ví dụ : Dây thanh, ruột thừa...
- Đặc trưng vật lý:
Đặc trưng này đã được người việt sử dụng trong 6.6% ( 15/221)

số trường hợp để làm cơ sở định danh bộ phận cơ thể.
Ví dụ : ruột già , ruột non, màng cứng...
- Kích thước, kích cỡ:

14


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Trong tiếng Việt có khoảng 6.1% (13/221) số tên gọi bộ phận cơ
thể người được dựa trên đặc trưng kích thước , kích cỡ.
Ví dụ: Đại não, tiểu não, ngón cái...
- Những đặc trưng tản mạn khác (màu sắc, cấu tạo, hành vi ...)
chỉ có 3.7% (8/221). Số trường hợp tên gọi bộ phận cơ thể người trong
tiếng việt dựa trên những đặc trưng này, chẳng hạn: tròng trắng , huyết
mạch...
Như vậy, các đặc trưng hình thức và vị trí được sử dụng làm cơ
sở định danh bộ phận cơ thể người nhiều hơn tất cả các đặc trưng
khác. Trong đó đặc trưng hình thức luôn luôn đứng đầu, có giá trị nhất
đối với cơ sở định danh. Điều này hoàn toàn phù hợp với những quy
luật nhận thức và biểu thị đối tượng.
* Về cấu trúc ngữ nghĩa:
Theo số liệu thống kê của Nguyễn Đức Tồn qua đối tượng phân
tích là 251 tên gọi thì trong cấu trúc ngữ nghĩa tên gọi bộ phận cơ thể
người tiếng Việt xuất hiện 10 dạng thông tin ( hay 10 loại nghĩa vị ) đó
là :
- Tên gọi chỉ loại (bộ phận chỉnh thể trực tiếp) trong trường từ
vựng tiếng việt, tần số nghĩa vị này là 57% (143/251). Chẳng hạn:
“đầu” - " phần trên cơ thể cùng thân thể con người", “tay” - " bộ phận
cơ thể phía trên con người từ vai đến ngón tay".
- Vị trí (các yếu tố cụ thể hoá ngữ nghĩa là : trên - dưới, trái phải, trong - ngoài, trước - sau...). Tần số nghĩa vị này trong tiếng Việt

là 53% (134/251) có thể có vị trí tuyệt đối (" trên cùng", " phía trên")
hoặc vị trí tương đối (chẳng hạn: dưới (cái gì), sau (cái gì). Ví dụ "
lông mày" – “vệt lông mày hình cung ở trên hốc mắt”.
- Chức năng bộ phận cơ thể:
Nghĩa vị này chiếm 34% (85/251) trong trường, có thể có hai
trường hợp: chỉ ra chức năng thực của bộ phận cơ thể người như: chức
15


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
năng tiêu hoá , bài tiết, tuần hoàn , hô hấp..., hay chỉ ra chức năng giả,
chức năng biểu trưng của bộ phận cơ thể người như: bụng , dạ... biểu
trưng ý nghĩa , tình cảm con người: tốt bụng, sáng dạ...
- " Tính sở thuộc" (người hoặc động vật thuộc cả hai) của bộ phận
cơ thể nào đó. Trong trường từ vựng tiếng Việt, nghĩa vị này chiếm
22% (55/251). Nghĩa vị này thường hàm ẩn trong siêu nghĩa vị " chỉnh
thể trực tiếp ". Nó được biểu hiện tường minh khi trong ngôn ngữ có
hai từ khác nhau, một từ biểu thị một bộ phận cơ thể người, từ kia biểu
thị bộ phận cơ thể động vật, chẳng hạn "lông" - " những sợi đơn hay
kép mọc ở ngoài da cầm thú hoặc da người".
- Cấu trúc: tần số nghĩa vị này trong trường chiếm 19% (48/251)
khi trong định nghĩa không dẫn ra " tên gọi chỉ loại" thì nghĩa vị "cấu
trúc" được dùng thay thế cho siêu nghĩa vị này, chẳng hạn: " thuỷ tinh
thể" - "bộ phận của mắt dưới dạng thấu kính trong suốt, lồi hai mắt, co
giản được"; " lợi" - "mô cơ bao phủ chân răng".
- Kích thước: Nghĩa vị này có tần số xuất hiện là 14% (35/251) có
khả năng: chỉ ra đại lượng tuyệt đối như: “tá tràng” - " phần ruột non
tiếp với dạ dày, dài chừng 12cm", hay chỉ ra đại lượng tương đối như:
“tay” – “bộ phận phía trên cơ thể, từ vai đến ngón”.
- Hình thức, hình dạng:

Trong từ vựng tiếng Việt tần số nghĩa vị này là 11% (28/251)
chẳng hạn: “nhãn cầu” – “phần chính của mắt, hình cầu, nằm trong hõm
mắt”.
- Thuộc tính vật lý:
Nghĩa vị này chiếm 9% (23/251) trong trường từ chỉ bộ phận cơ
thể người tiếng việt.
Ví dụ: “thịt” - "phần mềm dưới da bao phủ xương trong cơ thể",
"phần mềm của cơ thể người và động vật".
- Màu sắc:
16


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Nghĩa vị này chỉ chiếm 4% (9/251) trong trường từ vựng chẳng
hạn: "máu"- "chất lỏng màu đỏ chảy trong các mạch của cơ thể người
và động vật".
- Thời gian: chiếm tần số ít nhất trong các nghĩa vị, chỉ chiếm 0.8%
(2/251). Ví dụ: "răng khôn" - "răng hàm thứ ba mọc sau 20 tuổi".
Trong từ vựng ngữ nghĩa tên gọi bộ phận cơ thể người là "nhóm
chức năng", cấu trúc của trường này được xây dựng theo bộ phận
chỉnh thể (dẫn theo Nguyễn Đức Tồn, (tr 269)). Hạt nhân cấu trúc ngữ
nghĩa của trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người gồm siêu nghĩa " vị
trí", "chức năng", " tính sở thuộc" (người , động vật, hoặc cả hai).
Thuộc về ngoại vi của cấu trúc ngữ nghĩa trường này là các nghĩa vị
còn lại: "cấu trúc", "kích thước", "hình thức", "thuộc tính vật lý", "thời
gian”, "màu sắc". Cũng theo ý kiến của Nguyễn Đức Tồn qua việc
phân tích, thống kê các định nghĩa từ điển thì các tên gọi bộ phận cơ
thể con người được chia thành hai trường nhỏ: trường tên gọi bộ phận
cơ thể người đúng nghĩa của từ (chẳng hạn: đầu, tay, tai, mắt, tim,
ruột...) và trường tên gọi "khu vực " tên cơ thể người (ví dụ: vùng

thóp, lỗ chân lông, huyết..), tiểu trường tên gọi bộ phận cơ thể người
nằm ở hạt nhân, tiểu trường tên gọi " khu vực" trên cơ thể thuộc ngoại
vi của trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người nói chung.
* Về cấu tạo:
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (hay phân tích tính).
Vì vậy nó chi phối đến đặc điểm định danh trong ngôn ngữ này. Cách
định danh theo lối phân tích đóng vai trò chủ đạo trong tiếng việt. Cho
nên điều tất yếu là trong trường từ vựng - ngữ nghĩa tiếng việt chỉ bộ
phận cơ thể người có gần 37.8% (150/397), những tên gọi bộ phận cơ
thể người được xây dựng theo lối tạo từ ghép, chẳng hạn: tâm thất,
lưỡng quyền, đồng tử, nhãn cầu...

17


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Tên gọi bộ phận cơ thể người là từ đơn tiết, được cấu tạo trên cơ sở
sử dụng một tổ hợp âm tiết biểu thị đặc trưng nào đó được chọn lựa từ
trong số các đặc trưng của bộ phận cơ thể người chỉ chiếm gần 27%
(108/397) trong trường từ vựng ngữ nghĩa tiếng việt, chẳng hạn: thóp,
sọ, gáy, tay, chân...
Kiểu định danh theo kiểu đặc trưng ngữ hoá một cụm từ trong
tiếng việt chiếm 29% (117/397). Ví du: tròng trắng, màng lưới, răng
hàm, ngón trỏ, bàn tay...
Như vậy xét từ phương tiện cấu tạo từ, trong trường từ vựng ngữ
nghĩa tiếng Việt bộ phận cơ thể người định danh theo lối tạo từ ghép là
chủ yếu.
Tóm lại, từ chỉ bộ phận cơ thể người là lớp từ thuộc vốn từ vựng
cơ bản, được sử dụng rộng rải trong giao tiếp, phát ngôn, lớp từ này có
cấu trúc nghĩa phong phú , cấu tạo đa dạng, sử dụng từ chỉ bộ phận cơ

thể là một nhu cầu tất yếu để con người bộc lộ hiểu biết về chính bản
thân mình về thế giới.
2. Những nghiên cứu về con người trong nghệ thuật.
Cái đẹp của thế giới tự nhiên khi đi vào trong Nghệ thuật, qua sự
sáng tạo của con người đã trở nên rực rỡ, lung linh với muôn sắc màu
khác nhau. Song có lẽ cái đẹp mà Nghệ thuật quan tâm và tập trung
chú ý hơn cả là vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp hình thể của con người
xưa nay luôn là đề tài hấp dẫn đối với nghệ thuật. Vì vậy ở mỗi môn
Nghệ thuật có một cách thể hiện về vẻ đẹp hình thể con người khác
nhau. Cụ thể là:
2.1. Con người trong điêu khắc.
Trong hệ thống các loại hình nghệ thuật, nếu văn học là nghệ thuật
sử dụng ngôn từ; âm nhạc dùng âm thanh; điện ảnh, sân khấu lấy cơ
thể diễn viên làm chất liệu để phản ánh thể hiện cuộc sống thì mảng
18


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
khối của những vật liệu có sẳn trong tự nhiên( đất, gỗ, đá...) hoặc vật
liệu nhân tạo (thạch cao, đồng...) lại trở thành vật liệu để xây dựng
hình tượng của nhà điêu khắc. Vẻ đẹp hình thể của con người xưa nay
luôn là một đề tài hấp dẫn đối với nghệ thuật nói chung và các nhà
điêu khắc nói riêng. Pho tượng David của Michelangelo sống mải cùng
thời gian bởi trong tác phẩm này, nhà điêu khắc đã thể hiện vẻ đẹp
hoàn hảo, tuyệt mỹ về hình thể con người. Đó là chân dung một chàng
trai với thân hình lực lưởng, cân đối, đôi mắt gợi cảm mở to vừa điềm
tỉnh vừa linh hoạt, sống mũi thẳng, vành môi dứt khoát...tất cả đều gợi
lên vẻ đẹp, sức mạnh và hạnh phúc của tuổi trẻ, khiến cho người xem
không khỏi kinh ngạc, xuýt xoa.(5,173).
2.2. Con người trong hội hoạ.

Giống điêu khắc, hội hoạ cũng là nghệ thuật tạo hình, nhưng khác
điêu khắc phản ánh hiện thực trong không gian ba chiều , hội hoạ phổ
biến phản ánh hiện thực trên mặt phẳng với chất liệu màu sắc, hình
khối. Vì thế không phải ngẫu nhiên, Leonardovinci coi hình khối là
điều quan trọng nhất và cũng là linh hồn của hội hoạ. Bộ môn nghệ
thuật này vì thế có mục đích tự thân mà nhằm biểu hiện tư tưởng, tình
cảm của con người trong cuộc sống, chúng ta chiêm ngưỡng bức tranh
Joconde của Leonardovinci không thể dững dưng và không khỏi đặt ra
nhiều câu hỏi: Monalisa đã nghĩ gì trong đôi mắt, nụ cười kia là nụ
cười vui hay buồn, khinh miệt hay hóm hỉnh... Tác giả đã tạo ra bức
tranh rất đẹp và đầy ý nghĩa, mang tính tạo hình cao. (5.189).

2.3. Con người trong tác phẩm văn học.
Nếu như hội hoạ, điêu khắc sử dụng màu sắc, đường nét, khối
mảng... thì công cụ của văn học lại chính là ngôn từ. Bằng ngôn từ,
văn học đã tạo nên những hình ảnh về con người thật đẹp, cụ thể như:
19


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Trong văn học Việt Nam thì “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã
miêu tả vẻ đẹp " nghiêng nước, nghiêng thành" của chị em Thuý Kiều,
Thuý Vân cũng đã làm rung động, thán phục biết bao thế hệ người
đọc... bằng cảm nhận độc đáo của mình, Nguyễn Du đã khắc hoạ nên
bức tranh về hình thể của hai chị em Thuý Kiều rất rõ với những câu
thơ tiêu biểu như:
Khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả đã vẻ lên vẻ đẹp phúc hậu
của người phụ nữ:
...Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Còn khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều thì Nguyễn Du lại miêu tả
với một vẻ đẹp hết sức độc đáo:
Kiều càng sắc s¶o mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước , nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.
Hay như tác giả Lê Anh Xuân đã miêu tả vẻ đẹp của cô du kích miền
Nam:
Em đẹp lắm mùa xuân bừng dậy
Súng trên vai cũng đẹp như em
Em ơi sao tóc em thơm vậy
Hay em vừa đi qua vườn sầu riêng
Ta yêu giọng em cười trong trẻo
Ngọt ngào như nước dừa xiêm.
(5.175)
20


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Như vậy, ta thấy ở mỗi loại hình Nghệ thuật có một cách thể hiện
khác nhau về hình thể con người nhưng tất cả đều khắc hoạ lên được
những hình tượng rất đẹp và đầy sức thuyết phục.
Để nghiên cứu sâu về lĩnh vực này thì đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Đây chỉ là những giới thuyết mang tính sơ bộ giúp cho việc nghiên cứu
đề tài mà thôi.
3. Ca dao và vấn đề phản ánh của ca dao về con người

3.1. Ca dao Việt Nam - các đặc điểm về ca dao
3.1.1. Ca dao Việt Nam:
Nói về ca dao có nhiều định nghĩa khác nhau.
" Ca dao" còn gọi là " phong dao" Thuật ngữ ca dao được dùng với
nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì "ca" là bài hát có
khúc điệu, " dao" là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là là danh từ
ghép chỉ dùng toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian,
có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa
với dân ca (19,27),hoặc Ca dao, dân ca là những thuật ngữ tương
đương được dùng để chỉ chung loại trữ tình của văn học dân gian gồm
nhiều thể loại.Tất cả trong diễn xướng, đều là những câu hát (Trần
Đình Sử - Đổ Bình Trị).
Ca dao, dân ca Việt Nam vốn có lịch sử lâu đời và phát triển khắp
các miền đất nước, do đó phần lời thơ của nó vô cùng phong phú và đa
dạng. Các nhà chuyên môn phải chia ca dao truyền thống thành nhiều
thể loại nghiên cứu như: ca dao, dân ca lao động; ca dao , dân ca nghi
lễ - phong tục và ca dao, dân ca sinh hoạt (Đinh Gia Khánh)...hoặc là
phân loại theo chủ đề, đề tài, quan hệ như: quan hệ thiên nhiên, quan
hệ xã hội (Vũ Ngọc Phan). Trong giới hạn của luận văn chúng tôi đề
cập đến những bài ca dao (phần lời thơ) có liên quan đến các từ ngữ
chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam" làm đề tài nghiên
cứu.
21


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
3.1.2. Các đặc điểm về ca dao.
a - Về mặt cấu tạo:
Các thể thơ trong ca dao đều là những thể thơ dân tộc. Có ba thể
chính được ca dao sử dụng là: thể lục bát, thể song thất lục bát, thể

vãn. Trên cơ sở kết hợp các thể trên, ca dao cung cấp thêm những thể
hỗn hợp ( hợp thể).
Nhìn một cách tổng quát đại đa số ca dao được sáng tác theo thể lục
bát. Thể loại này nhịp điệu rất uyển chuyển, linh hoạt. Ngoài ra, với sự
không gò bó, không hạn chế dài ngắn của tác phẩm, khả năng ghép vô
hạn các cặp lục bát vần chân khiến cho thể thơ này nhanh chóng thành
thể thơ tiện dụng, có sở trường trong việc diễn tả cảm xúc, các nội
dung phong phú, đa dạng của hiện thực đời sống.
Khuôn hình cơ bản của câu lục bát là trên sáu dưới tám:
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao
Bây giờ chưa rõ tiêu hao
Còn chờ chi đó, má đào phôi pha.
Tuy nhiên, trong thực tế các dòng lục có thể co giãn tuỳ vào yêu cầu
biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Trường hợp giảm dòng lục:
Nón hạ quai thao tơ
Lấy ai thì lấy kẻ mơ xin đừng.
-Trường hợp tăng dòng bát:
Rau răm ngắt đọt khó trồng
Cho em say mê đi nữa cũng là chồng người ta.
- Có trường hợp tăng cả cặp:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua.
Cũng có khi ca dao được viết theo thể song thất lục bát : cứ hai dòng
( vế) bảy âm tiết lại tiếp tục đến hai dòng ( vế) lục bát.
Thể loại này tạo nên một sự biến đổi mới mẻ so với thể lục bát, rất
thích hợp để diễn đạt một tâm trạng nhiều khúc mắc:
22



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Chim lạc bầy thương cây nhớ cội
Người xa người tội lắm người ơi
Ví dầu chẳng biết thời thôi
Biết rồi mỗi đứa mỗi nơi thêm buồn.
Có khi ca dao được viết theo thể vãn: tuỳ theo số tiếng trong mỗi câu
từ 2,3 đến 4,5 mà có thể vãn hai, vãn ba ,vãn bốn, vãn năm. Tuy nhiên
các thể vãn hai, vãn ba ,vãn bốn thường chỉ được sử dụng trong những
bài vè kể vật, kể việc dùng cho trẻ em hát, vừa hát vừa chơi. Ca dao trữ
tình chỉ sử dụng thể vãn năm, đôi khi có xen vãn bốn:
Hỡi trời cao đất dày
Thuế sao nặng thuế này!
Làng xóm thành bóp bụng
Bán đìa nộp thuế Tây.
( Ca dao Trung bộ)
Có khi lại sáng tác theo thể tự do: tức thể có thể sử dụng số tiếng việt
một cách tự do theo cảm nhận của tác giả để phù hợp với nội dung
phản ánh:
Nước Đông ba chảy qua Đập Đá
Nước Vĩ Dạ chảy xuống ao hồ
Em chưa có chồng thì nói việc đế đô
Có chồng rồi thì khác chi trâu dại, bạ chỗ mô cũng cà.
b - Về mặt nội dung phản ánh con người trong ca dao:
Trong ca dao trữ tình, tình yêu của người dân lao động được biểu
hiện rất nhiều mặt: tình yêu giữa đôi bên trai gái, yêu gia đình, yêu
xóm làng, yêu đồng ruộng, yêu đất nước, yêu lao động, yêu giai cấp,
yêu thiên nhiên, yêu hoà bình. Không những thế ca dao còn biểu hiện
tư tưởng đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống xã hội,
trong những tiếp cận với thiên nhiên và sự trưởng thành của tư tưởng

ấy qua các thời kỳ lịch sử.

23


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Như vậy, ngoài sự biểu hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất
của con người, ca dao còn phản ánh ý thức lao động , sản xuất của
nhân dân Việt nam và tình hình xã hội thời xưa về mặt kinh tế và chính
trị, đồng thời ca dao là món ăn tinh thần của nhân dân.
Do ở cảm xúc mà cấu tạo nên lời ca, nên tính tư tưởng của nhân dân
Việt Nam biểu lộ ở ca dao không những làm cho người ta thông cảm
tình yêu thắm thiết, mặn nồng của họ, mà còn cho người ta thấy phẩm
chất của họ trong cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội. Họ đã
vất vả như thế nào trong công cuộc cải tạo thiên nhiên , hào hứng như
thế nào trong khi thu được thắng lợi, họ đã căm hờn những kẻ áp bức
bóc lột mình và đã bền bỉ đấu tranh chống những kẻ ấy như thế nào, họ
đã ngang trái ở đời như thế nào, đã vươn lên không ngừng như thế nào
để giành lấy được hạnh phúc. Đặc biệt đối với những người phụ nữ,
dưới chế độ phong kiến, quyền của người cha, người chồng đã làm cho
họ rất khổ cực, họ không có một chút quyền hành gì, số phận của họ
do người khác định đoạt. Do đó câu ca dao tuy là trào lộng nhưng cũng
rất chua xót:
Lấy chồng chẳng biết mặt chồng
Đêm nằm tơ tưởng, nghĩ ông láng giềng.
Trong thời kỳ phong kiến, quyền sống của con người luôn luôn bị
chà đạp, phụ nữ Việt Nam từ thời xưa là những người khổ cực nhất.
Cho nên tuy ca dao những tiếng oán ghét chống đối hầu hết là phụ nữ.
Kết quả là tình yêu của nam nữ thanh niên ở nông thôn vượt qua
được bức tường thành của lễ giáo phong kiến: tình yêu của họ là thứ

tình yêu liên quan đến đồng ruộng, đến xóm làng như: nhớ người yêu
nhớ cả quê hương, nhớ cả thức ăn, thức uống, nhớ cả những công việc
vất vả hàng ngày:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
24


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Nhớ ai giải nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Trong cảnh lầm than, tình yêu của nhân dân lao động Việt Nam vẫn
thắm thiết, có khi còn thêm gắn bó bằng lời keo sơn, cho nên trong
sinh hoạt khó khăn và gian khổ họ vẫn hăng hái và bền bỉ.
Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam hoà với lòng yêu những
cảnh thiên nhiên đất nước, hoà với cảnh yêu đồng ruộng, cảnh chợ,
con đò, trong tình yêu ấy nhân dân nói lên những cái đặc biệt, những
cái phong phú của từng miền như ca ngợi núi rừng hùng vĩ của Điện
Biên ca dao có câu:
Đường lên Mường - Lễ bao xa?
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh!
- Hay nói về cảnh miền Bắc Việt nam:
Nước sông Thao biết bao giờ cạn!
Núi Ba Vì biết vạn nào cây...
Trong lao động những câu ca tiếng hát có tác dụng điều chỉnh tiết
tấu có tác động gây phấn khởi, làm cho người ta quên mệt nhọc, làm
cho lao động hoá nhẹ nhàng và có hiệu suất hơn:
Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công...
Lòng yêu quý công cụ, yêu thương loài vật thể hiện trong một chữ
"ai" bình đẳng và thông cảm. Chẳng những đối với con trâu, mà đối
với tất cả cái gì có quan hệ gắn liền với đời sống lao động của người
nông dân, người nông dân đều yêu mến đặc biệt:
Giã ơn cái cối cái chày,
Nửa đêm gà gáy, có mày, có tao.
Giã ơn cái cọc cầu ao,
Nửa đêm gà gáy, có tao, có mày.

25


×