Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Chuyên đề công tác tổ chức của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong đảng bộ khối các cơ quan trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.35 KB, 22 trang )

Chuyên đề 4:
CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ CƠ SỞ
TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TTRUNG ƯƠNG
I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CÔNG TÁC TỔ CHỨC C ỦA ĐẢNG BỘ, CHI
BỘ CƠ SỞ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN
TRUNG ƯƠNG
1. Vị trí, vai trò công tác tổ chức:
Công tác tổ chức là một trong 03 nội dung c ơ bản của công
tác xây dựng Đảng (xây dựng Đảng về chính tr ị, tư tưởng và t ổ
chức). Bằng công tác tổ chức, Đảng tiến hành sắp xếp, quản lý,
phân công lực lượng một cách khoa học, phối hợp đồng bộ, nh ịp
nhàng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong toàn
Đảng; thiết lập các mối quan hệ đúng đắn, phù hợp, gắn bó giữa
tổ chức đảng cấp trên và cấp dưới; giữa đảng viên với tổ chức
đảng; giữa các tổ chức đảng với nhau và giữa tổ chức đảng với
các tổ chức khác trong xã hội.
Công tác tổ chức được tiến hành một cách khoa học là điều
kiện quyết định việc thực hiện thắng lợi các chủ tr ương, đường
lối của Đảng; tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng; làm cho
Đảng đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động; xây dựng trong
sạch, vững mạnh, chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn chia rẽ, phá
hoại của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội.
Công tác tổ chức có vị trí quan trọng như vậy, nên việc xây
dựng, kiện toàn, củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức luôn
được quan tâm chỉ đạo. Nhiệm kỳ Đại hội Đảng nào, Ban Chấp
hành Trung ương cũng có các nghị quyết chuyên đề về công tác tổ
chức; Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá luôn quan tâm và tập
trung chỉ đạo về công tác tổ chức của Đảng và của cả hệ thống
chính trị.



2. Đặc điểm công tác tổ chức ở Đảng bộ Khối các cơ
quan Trung ương
Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương là một đảng bộ trực
thuộc Trung ương (tương đương cấp tỉnh), nhưng có một số đặc
điểm riêng, khác với các đảng bộ trực thuộc Trung ương khác là:
- Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (sau đây gọi tắt là
Đảngủy Khối) cũng như Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung
ương không có chính quyền cùng cấp (các đảng bộ tỉnh, thành
phố có chính quyền cùng cấp là HĐND và UBND tỉnh, thành phố;
Đảng bộ Quân đội có Bộ Quốc phòng; Đảng bộ Công an Trung
ương có Bộ Công an);
- Đảng ủy Khối không lãnh đạo toàn diện như các tỉnh ủy,
thành ủy. Các đảng bộ tỉnh, thành phố gắn với chính quyền và có
địa giới hành chính lãnh thổ; cấp ủy lãnh đạo toàn diện trên các
lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…;
còn Đảng ủy Khối chủ yếu là lãnh đạo thực hiện công tác xây
dựng đảng đối với các đảng ủy trực thuộc.
- Các tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy Khối có nhiều loại
hình và rất đa dạng: có các đảng bộ là đảng bộ cấp trên tr ực ti ếp
cơ sở (tương đương cấp huyện); có đảng bộ là đảng bộ cơ sở và
có cả chi bộ cơ sở trực thuộc. Trong các đảng bộ cơ sở, có một s ố
đảng ủy cơ sở được thí điểm giao một số quyền của cấp ủy cấp
trên cơ sở;
- Đội ngũ đảng viên của Đảng bộ Khối khá đông và có chất
lượng cao: có nhiều đảng viên là ủy viên Trung ương Đảng, ủy
viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có nhiều đảng viên là cán bộ lãnh
đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính
trị - xã hội ở Trung ương; có nhiều đảng viên có học hàm, học v ị
cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ).



- Đội ngũ đảng viên ở các tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy
Khối hoạt động rộng trên phạm vi cả nước và trên nhiều lĩnh vực
khác nhau (khối Đảng, khối Nhà nước, khối Mặt trận và các đoàn
thể; trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đ ối ngoại…).
Trong khu vực Nhà nước thì có cả các lĩnh vực: lập pháp, hành
pháp và tư pháp; có cả đảng viên hoạt động ở trong nước và ở
nước ngoài; hầu hết cán bộ, đảng viên là những cán bộ tham mưu
cấp chiến lược cho Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể
chính trị - xã hội.
Do đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối v ừa có
yêu cầu đòi hỏi rất cao cả về phẩm chất, bản lĩnh chính tr ị, về
đạo đức lối sống cách mạng và trình độ năng lực công tác, nhất là
năng lực nghiên cứu, tham mưu, đề xuất. Việc xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Khối trong sạch, vững
mạnh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bởi vì: da số cán bộ, đảng
viên trong Đảng bộ Khối là những cán bộ nghiên cứu, tham mưu
chiến lược cho Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ,
ngành trên nhiều lĩnh vực. Nếu đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các cơ
quan Trung ương không vững vàng về tư tưởng chính trị; không
trong sáng về đạo đức, lối sống cách mạng; không có tinh thần
trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao… thì rất d ễ b ị các phần
tử cơ hội lợi dụng, mua chuộc, lôi kéo và rơi vào chủ nghĩa cá
nhân, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nghiên cứu, tham mưu tầm
chiến lược cho Đảng, Nhà nước; làm cho chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước đi chệch định hướng XHCN, làm
cho Đảng xa rời nhân dân, giảm sút lòng tin của nhân dân đối v ới
Đảng, Nhà nước và tất yếu sẽ dẫn đến làm mất vai trò lãnh đạo
của Đảng.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC Ở ĐẢNG BỘ,

CHI BỘ CƠ SỞ TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI


1. Về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ
chức và sinh hoạt Đảng
- Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản
của Đảng. Đây là nguyên tắc tổ chức để bảo đảm sự đoàn kết,
thống nhất về ý chí và hành động của Đảng, tạo nên sức mạnh
của toàn Đảng, bảo đảm sự tồn tại, phát triển bền vững của
Đảng. Những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc tập trung dân chủ
là:
+ Các cơ quan lãnh đạo của Đảng (bầu đại biểu dự đại hội
cấp trên, bầu cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ủy ban kiểm tra
của Đảng ở các cấp…) đều do bầu cử dân chủ mà lập ra.
+ Thiểu số phục tùng đa số; đảng viên phục tùng tổ chức
đảng; mọi nghị quyết của tổ chức đảng chỉ có giá trị thi hành khi
có hơn một nửa số thành viên của tổ chức đó tán thành.
+ Cấp dưới phục tùng cấp trên; địa phương phục tùng Trung
ương; toàn Đảng phục tùng Ban Chấp hành Trung ương…
- Từ Điều lệ Đảng Đại hội X đến nay, ngoài nguyên tắc tập
trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản, Điều lệ Đảng đã bổ
sung thêm 04 nguyên tắc nữa là: Đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh
chính trị và Điều lệ Đảng; tự phê bình và phê bình; Đảng g ắn bó
mật thiết với nhân dân; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật.
- Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của đảng bộ,
chi bộ cơ sở được thể hiện trên một số nội dung cụ thể sau đây:
(1). Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của đảng bộ, chi
bộ:
Căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng, quy chế làm việc c ủa

cấp ủy cấp trên và hướng dẫn của ban tổ chức cấp ủy cấp trên,
các đảng bộ, chi bộ phải thường xuyên bổ sung, hoàn thiện Quy
chế làm việc của cấp ủy mình; xác định rõ chức trách, nhiệm v ụ,


quyền hạn của cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư và c ủa
các cấp ủy viên. Quy chế làm việc của cấp ủy phải được chuẩn bị
và thảo luận kỹ trước khi ban hành; sau đó, phải báo cáo với cấp
ủy cấp trên và thông báo cho cấp ủy cấp dưới biết để kiểm tra,
giám sát việc thực hiện.
(2). Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình:
Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc phải được thực hiện
thường xuyên trong sinh hoạt đảng. Hằng năm, gắn với tổng kết
công tác, các cấp ủy đảng, cấp ủy viên và đảng viên phải tự phê
bình và phê bình tập thể và cá nhân; có chương trình, k ế ho ạch
để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Cuối nhiệm kỳ đại
hội, cấp ủy, tổ chức đảng và các cấp ủy viên phải tiến hành tự
phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm, đánh giá kết quả thực
hiện nghị quyết đại hội cấp mình. Để thực hiện tốt việc tự phê
bình và phê bình, ở chi bộ, đảng bộ cơ sở, cần thực hiện nghiêm
túc một số nội dung sau:
- Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy phải lấy ý kiến đóng góp
của cấp ủy cấp dưới trực tiếp; của các ban ngành, đoàn thể cùng
cấp và ý kiến của cấp ủy cấp trên. Báo cáo kiểm điểm của lãnh
đạo các ban, ngành, đoàn thể phải ý kiến đóng góp của các cơ
quan chuyên môn cấp trên và của cấp ủy cùng cấp;
- Đối với những tập thể và cá nhân có những vấn đề nổi
cộm, gây bức xúc trong cơ quan, đơn vị thì cấp ủy cấp trên cần
gợi ý kiểm điểm sâu về những vấn đề đó để làm rõ mức đ ộ đúng
sai của tập thể và cá nhân; qua đó đề ra các giải pháp để sửa

chữa, khắc phục khuyết điểm.
- Tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy vai trò giám sát, góp ý
kiến của cán bộ, đảng viên, nhân dân.


(3). Về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ khi ban hành
nghị quyết:
Điều 9, Điều lệ Đảng quy định: “Nghị quyết của các cơ quan
lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số
thành viên trong cơ quan đó tán thành”. Vấn đề này được cụ thể
hoá thực hiện ở các đảng bộ, chi bộ cơ sở như sau:
- Đối với đại hội, hội nghị đảng viên: số thành viên của đại
hội đại biểu là tổng số đại biểu chính thức được triệu tập có đủ
tư cách dự đại hội; số thành viên của đại hội đảng viên, hội nghị
đảng viên là tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ,
trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ
khác và những đảng viên đã được miễn công tác, sinh hoạt đảng
không có mặt tại đại hội (nếu đảng viên đó có mặt tại đại h ội,
hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), tr ừ
số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm
giam.
- Đối với hội nghị ban chấp hành đảng bộ, ban thường vụ
cấp ủy, ủy ban kiểm tra: số thành viên được tính là cấp ủy viên
đương nhiệm của ban chấp hành đảng bộ, ban thường vụ cấp ủy,
ủy viên ủy ban kiểm tra đương nhiệm (trừ số đang bị đình chỉ
sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam).
- Trường hợp kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính
thức, xoá tên, khai trừ đảng viên thì phải được ít nhất hai phần ba
số thành viên của tổ chức đảng đó nhất trí đề ngh ị và được c ấp

ủy cấp trên có thẩm quyền quyết định với sự nhất trí của h ơn
một nửa số thành viên.
- Trường hợp giải tán tổ chức đảng thì phải được ít nhất hai
phần ba số thành viên cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy
cấp trên cách một cấp quyết định với sự đồng ý của trên một nửa
số thành viên.


2. Về công tác đảng viên
Công tác đảng viên là một nội dung quan trọng trong công
tác xây dựng Đảng và của đảng bộ, chi bộ cơ sở. Công tác đảng
viên bao gồm nhiều lĩnh vực công tác và có quan hệ g ắn bó ch ặt
chẽ với nhau. Cần chú ý một số nội dung sau:
2.1. Về công tác giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng
viên:
Giáo dục đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên của các chi
bộ, đảng bộ cơ sở nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có
đủ phẩm chất, năng lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
giao. Cụ thể là:
+ Về tư tưởng chính trị: Phải tuyệt đối trung thành với sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, tích cực thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính
trị được giao; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không hoang mang,
dao động trước những khó khăn, thách thức; kiên quyết đấu
tranh với những quan điểm sai trái, luôn có ý thức giữ vững và
nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Về trình độ, năng lực: phải có hiểu biết cơ bản về Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đủ sức hoàn thành tốt các

nhiệm vụ được giao; có năng lực vận động, lãnh đạo quần chúng
tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
+ Về phẩm chất đạo đức, lối sống: luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong công tác; xử lý hài hoà các
lợi ích và đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc lên trên h ết; gắn bó
mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ của
nhân dân; có đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ


cương, kỷ luật; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên
quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí cũng như
các biểu hiện tiêu cực khác.
- Việc tổ chức bồi dưỡng, giáo dục nâng cao trình độ các mặt
cho đảng viên ở chi bộ, đảng bộ cơ sở, cần vận dụng những hình
thức và phương pháp phù hợp với đặc điểm của chi bộ, đảng bộ,
sao cho có hiệu quả nhất. Cụ thể là:
+ Theo dõi, quản lý chặt chẽ việc tham gia học tập các
chương trình giáo dục chính trị của đảng viên;
+ Thực hiện nghiêm túc việc phổ biến, quán triệt, triển khai
thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của của Đảng; gắn việc phổ
biến, quán triệt nghị quyết với việc kiểm điểm, đánh giá tình
hình của chi bộ, đảng bộ, chỉ ra những biểu hiện lệch lạc, sai trái
về nhân thức và hành động, nhất là hành vi tham nhũng, lãng phí
trong cơ quan, đơn vị; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện
nghị quyết một cách cụ thể, thiết thực, có tính khả thi; trong đó,
xác định những việc trong tâm, những vấn đề bức xúc mà cán bộ,
đảng viên trong cơ quan, đơn vị đang quan tâm để tập trung giải
quyết kịp thời, hiệu quả.
Ngoài ra, cấp ủy cần quan tâm, tạo điều kiện để đảng viên

học tập về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ… nhằm không
ngừng nâng cao trình độ, kiến thức về mọi mặt, thực hiện tốt các
nhiệm vụ được giao và đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện thực
hiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động
hội nhập quốc tế.
2.2. Về công tác quản lý đảng viên:
Chi bộ, đảng bộ cơ sở có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ đội ngũ
đảng viên; đồng thời đòi hỏi mỗi đảng viên phải tự giác đặt mình


trong sự quản lý của chi bộ, đảng bộ, không để đảng viên nào
đứng ngoài sự quản lý của tổ chức đảng.
Hiện nay, hàng ngày, hàng giờ mỗi đảng viên luôn phải đối
mặt với những tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường và những
âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” rất tinh vi, xảo quyệt của
các thế lực thù địch, phản động ở trong và ngoài nước. Vì vậy,
công tác quản lý đảng viên ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở trong
Đảng bộ Khối càng phải được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ,
cụ thể với những nội dung và hình thức đa dạng, phong phú, có
tính khoa học; phải được tiến hành thận trọng, tỷ mỷ, chu đáo và
toàn diện. Cụ thể là:
- Quản lý về chính trị, tư tưởng:
Chi bộ, đảng bộ cơ sở phải theo dõi, giám sát đối với cán bộ,
đảng viên về quan điểm, lập trường chính trị; việc nói, viết và
làm theo chỉ thị, nghị quyết của Đảng; về vai trò tiền phong
gương mẫu trong lao động, học tập, công tác. Thông qua đó, phát
hiện những quan điểm, tư tưởng lệch lạc để kịp thời có biện
pháp giúp đỡ, giáo dục, tạo điều kiện cho đảng viên khắc phục
những tư tưởng lệch lạc, sai trái, không để cho những tư tưởng

sai trái đó ảnh hưởng đến tư tưởng của các đảng viên khác trong
chi bộ, đảng bộ.
Trong tình hình mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước trong điều kiện thực hiện kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghãi và chủ động hội nhập quốc
tế, có nhiều vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn nảy sinh, đòi
hỏi phải có sự thống nhất về nhận thức và hành động trong Đảng
và trong xã hội. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tăng c ường
phá hoại về chính trị, tư tưởng với những thủ đoạn tinh vi, thâm
độc.


Vì vậy, đối với các chi bộ, đảng bộ cơ sở trong Đảng bộ Khối
càng phải tăng cường sự giám sát và quản lý chặt chẽ về chính trị,
tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên.
- Quản lý về trình độ và năng lực công tác:
Đảng bộ, chi bộ cơ sở mà trước hết là cấp ủy phải nắm
chắc trình độ, năng lực công tác của cán bộ, đảng viên. Việc đánh
giá trình độ, năng lực của đảng viên không chỉ thông qua bằng
cấp, học vị mà cần nhìn nhận đúng năng lực thực tế và hiệu quả
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Cấp ủy phải nắm vững được sở trường, mặt mạnh và
những hạn chế của cán bộ, đảng viên để phân công, bố trí, giao
nhiệm vụ cho phù hợp; đồng thời có kré hoạch đào tạo, bồi
dưỡng, tạo điều kiện để đảng viên không ngừng nâng cao trình
độ, kiến thức, năng lực thực tiễn của mình, hoàn thành các nhi ệm
vụ được giao.
- Quản lý về sinh hoạt và quan hệ xã hội:
Thực chất việc quản lý sinh hoạt và các quan hệ xã hội của
đảng viên là sự quản lý của đảng bộ, chi bộ về phẩm chất đạo

đức, lối sống của đảng viên khi ở trong cơ quan cũng như lúc đi
công tác ở ngoài cơ quan; ở trong giờ làm việc cũng như lúc ngoài
giờ làm việc và ở nơi cư trú.
Thông qua việc quản lý này, giúp cho tổ chức đảng đánh giá
đầy đủ, chính xác về tư cách đảng viên, phòng ngừa và ngăn chặn
sự suy thoái về đạo đức, lối sống của đảng viên; giáo dục, nhắc
nhở đảng viên nêu cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm để tự
quản lý mình ở mọi nơi, mọi lúc, chủ động phòng ngừa những tác
động tiêu cực ở ngoài xã hội, giúp cho đảng viên luôn giữ vững
được tư cách của người đảng viên.
- Quản lý đội ngũ đảng viên:


Việc quản lý đội ngũ đảng viên bao hàm hai mặt: quản lý về
số lượng và quản lý về chất lượng. Quản lý số lượng đảng viên
cần chú trọng nắm chắc về cơ cấu giới, dân tộc, tôn giáo, thành
phần xã hội và tuổi đời, tuổi Đảng. Quản lý chất lượng đội ngũ
đảng viên là quản lý về phẩm chất, trình độ, năng lực và mức độ
hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên. Để quản lý tốt đội
ngũ đảng viên, cấp ủy phải thường xuyên theo dõi, nắm vững
tình hình và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi đảng viên.
Thực hiện tốt việc đánh giá chất lượng đảng viên định kỳ hàng
năm và giữ vững nền nếp sinh hoạt chi bộ hàng tháng theo quy
định. Thực hiện tốt công tác quản lý đảng viên sẽ góp phần quan
trọng để làm tốt công tác cán bộ cũng như công tác bảo vệ chính
trị nội bộ, bảo vệ Đảng ngay từ cơ sở.
2.3. Về phân công công tác cho đảng viên:
Để tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được phân công, cấp ủy cơ sở cần căn cứ nhiệm vụ của chi bộ,
đảng bộ và điều kiện cụ thể của mỗi đảng viên (trình độ, kiến

thức, năng lực, kinh nghiệm, sức khoẻ…) để phân công nhiệm vụ
cho phù hợp.
Nội dung phân công nhiệm vụ cho đảng viên gồm các mặt
chủ yếu sau:
- Phân công thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ
của chính quyền hoặc tham gia lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể
chính trị - xã hội;
- Phân công thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, vận đ ộng,
thuyết phục quần chúng;
- Phân công thực hiện công tác đảng như: theo dõi, giúp đ ỡ
quần chúng đối tượng Đảng; theo dõi, bồi dưỡng, giúp đỡ đảng
viên dự bị phấn đấu trở thành đảng viên chính thức; thẩm tra lý
lịch quần chúng đối tượng Đảng; tham gia chuẩn bị nội dung để


phục vụ các buổi sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề; thực hiện các
nhiệm vụ để góp phần xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững
mạnh…
2.4. Việc sàng lọc đội ngũ đảng viên, đưa những người không
đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng:
Công tác sàng lọc đảng viên là nhiệm vụ cần thực hiện
thường xuyên, với tinh thần kiên quyết nhưng thận trọng, khách
quan, đúng quy trình thủ tục, có bước đi thích hợp. Trên c ơ s ở
kiểm điểm tự phê bình và phê bình và đánh giá chất lượng cán
bộ, đảng viên hàng năm, chi bộ, đảng bộ cơ sở cần có kế hoạch
để quản lý, giáo dục, xây dựng đội ngũ đảng viên cho phù h ợp v ới
từng đối tượng. Cụ thể là:
- Đối với những đảng viên giữ gìn tư cách, có phẩm chất
chính trị và đạo đức tốt, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cần
tiếp tục bồi dưỡng, đưa vào nguồn quy hoạch để ngày càng phát

triển;
- Đối với những đảng viên hạn chế về trình độ, kiến thức,
năng lực hoặc hoàn cảnh khó khăn thì cần có biện pháp cụ thể để
giúp đỡ họ phấn đấu vươn lên.
- Đối với những đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí,
cơ hội, thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, không còn tác dụng đối với
quần chúng, không thiết tha với Đảng, đã được tổ chức đảng giúp
đỡ mà không tiến bộ, thì vận động ra khỏi Đảng hoặc xoá tên
trong danh sách đảng viên.
- Đối với những đảng viên vi phạm tư cách, vi phạm nguyên
tắc tổ chức của Đảng, không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì
giáo dục, giúp đỡ, xử lý kỷ luật hoặc định thời gian phấn đấu, nếu
không có chuyển biến thì đưa ra khỏi Đảng.
- Đói với những người cơ hội về chính trị, nói và làm trái
quan điểm của Đảng, suy thoái về đạo đức lối sống, tham nhũng,


lãng phí, quan liêu, cố tình vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của
Nhà nước thì khai trừ ra khỏi Đảng.
2.5. Về công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên:
Công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên là nhiệm vụ thường
xuyên của toàn Đảng, nhưng được thực hiện chủ yếu ở các chi bộ,
đảng bộ cơ sở. Vì vậy, chi bộ, đảng bộ cơ sở phải nâng cao nhân
thức và thường xuyên chăm lo công tác phát triển đảng viên m ới.
Về công tác phát triển đảng viên, Văn kiện Đại hội XI nhấn
mạnh: “Đổi mới, tăng cường công tác quản lý, phát triển đảng
viên, bảo đảm chất lượng đảng viên theo yêu cầu của Điều lệ
Đảng. Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu cụ thể về tư tưởng chính trị,
trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên đáp
ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; phát huy tính tiền phong gương

mẫu, chủ động, sáng tạo của đội ngũ đảng viên trong thực hiện
nhiệm vụ được giao. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những ng ười
không đủ tư cách đảng viên”.
Để thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên, các chi bộ,
đảng bộ cơ sở cần căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể của
đảng bộ, chi bộ mình (tình hình đảng viên, tình hình quần chúng,
số lượng, chất lượng…) để xây dựng chương trình, kế hoạch về
công tác phát triển đảng viên cho phù hợp. Các cấp ủy cần nắm
vững và chú trọng làm tốt một số khâu chủ yếu sau đây:
- Thông qua hoạt động và các phong trào thi đua c ủa các t ổ
chức, đoàn thể chính trị - xã hội, kết hợp với sự giới thiệu của tổ
chức quần chúng, tập thể cấp ủy lựa chọn những quần chúng ưu
tú để có kế hoạch bồi dưỡng;
- Cử quần chúng tích cực đi dự các lớp bồi dưỡng đối tượng
kết nạp Đảng để họ có nhận thức và những hiểu biết nhất định
về Đảng, về quyền và nhiệm vụ của người đảng viên, xác định
đúng đắn động cơ, mục đích phấn đấu vào Đảng;


- Phân công đảng viên chính thức bồi dưỡng, giúp đỡ và theo
dõi quá trình rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành của quần chúng
tích cực. Hàng tháng, hàng quý, đảng viên được phân công giúp đ ỡ
báo cáo kết quả phấn đấu của quần chúng với chi bộ; nếu chi bộ
thấy bảo đảm đủ tiêu chuẩn và được các tổ chức, đoàn thể quần
chúng thừa nhận, sẽ hướng dẫn để quần chúng đó làm hồ sơ và
viết đơn xin ra nhập Đảng.
- Chi bộ xem xét và nếu thấy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định của Điều lệ Đảng thì ra nghị quyết đề nghị lên cấp ủy
cấp trên xem xét, quyết định.
- Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi nhận được quyết định

kết nạp của cấp ủy có thẩm quyền, chi bộ phải tổ chức Lễ kết
nạp đảng viên theo quy định. Trong thời gian dự bị, chi bộ tiếp
tục phân công đảng viên chính thức giúp đỡ để đảng viên dự b ị
tiếp tục rèn luyện, phấn đấu trở thành đảng viên chính thức
đúng thời hạn quy định của Điều lệ Đảng.
3. Về công tác cán bộ
Công tác cán bộ có vị trí rất quan trọng trong hoạt động lãnh
đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ cán bộ là gốc của
công việc, mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém”. Công tác cán bộ có nhiều nội dung và nhiều khâu khác nhau,
nhưng các khâu này có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Vì
vậy, các chi bộ, đảng bộ cơ sở phải làm tốt công tác cán bộ và xây
dựng đội ngũ cán bộ theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định.
Cần chú trọng làm tốt một số khâu sau đây:
3.1. Lựa chọn cán bộ:
Thông qua phong trào quần chúng và kết quả thực hiện
nhiệm vụ chính trị của đảng viên mà lựa chon, phát hiện những
đảng viên có phẩm chất, năng lực, có khả năng phát triển; từ đó
có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ rèn luyện, thử


thách, tạo điều kiện để đảng viên tự học tập nâng cao trình độ
đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của người cán bộ. Việc xây dựng
đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, cần quán triệt Nghị quyết Đại
hội XI là: “Thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới tư duy, cách làm, kh ắc ph ục
những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Xây dựng và
thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài.
Nâng cao chấtlượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc

phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch
và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên
gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược”.
3.2. Nhận xét, đánh giá cán bộ:
Việc nhận xét, đánh giá cán bộ giữ vai trò rất quan trọng, có
tác dụng phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế,
khuyết điểm của mỗi cán bộ, để tiếp tục bồi dưỡng, bố trí, sử
dụng cán bộ hợp lý. Thực tiễn cho thấy, nếu nhận xét, đánh giá
đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ thì việc sử dụng, bố trí, đề
bạt, bổ nhiệm cán bộ sẽ chính xác và ngược lại. Có thể nói, đây là
một khâu khó và yếu nhất hiện nay nhưng chậm được khắc
phục.
Vì vậy, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Đánh giá
và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã
được bổ sung, hoàn thiện; lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín
nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm cán
bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa. Thực hiện nghiêm quy
chế thôi chức, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnhđạo, quản
lý. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực,
không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Có ch ế tài x ử lý
nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy


tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương. Thực hiện luân
chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch ở các ngành, các
cấp; khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín”.
Quán triệt tinh thần trên, để việc đánh giá đúng cán bộ, các
chi ủy, đảng ủy cơ sở cần nắm vững và thực hiện tốt một số nội
dung cơ bản sau đây:
- Trên cơ sở tiêu chuẩn chung của cán bộ, cần cụ thể hoá

cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn v ị;
phù hợp yêu cầu của mỗi vị trí, chức danh cán bộ và lấy đó làm
căn cứ để đánh giá cán bộ.
- Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao (số
lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành), hiệu quả công tác thực
tế của cán bộ và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên làm thước đo
chủ yếu.
- Có phương pháp phân tích, nhận xét, đánh gía cán bộ m ột
cách khoa học, khách quan, công tâm theo một quy trình chặt chẽ,
bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ, dựa vào tập
thể và ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên, quần chúng trong
cơ quan, đơn vị.
- Phải kết hợp theo dõi thường xuyên với việc đánh gía theo
định kỳ. Phải kết hợp nhiều nguồn, nhiều kênh thông tin khác
nhau để phân tích, chọn lọc một cách chính xác.
- Việc nhận xét đánh giá cán bộ phải công khai và trực tiếp.
3.3. Quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ:
- Các cấp ủy cơ sở phải thường xuyên chăm lo giáo dục đội
ngũ cán bộ tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng; quản
lý chặt chẽ tình hình và những diễn biến tư tưởng của cán bộ,
đảng viên; kịp thời phát hiện và đấu tranh với những biểu hiện
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.


- Mỗi đảng bộ, chi bộ cơ sở cần xây dựng tiêu chuẩn về đạo
đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở c ơ
quan, đơn vị mình cho phù hợp; thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện và có biện pháp giáo dục, khắc phục kịp thời những khuyết
điểm, thiếu sót của cán bộ, đảng viên.
- Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các

cấp, đội ngũ chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực. Đổi m ới, tr ẻ
hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo
đảm tính liên tục và kế thừa trong đội ngũ cán bộ ở các cấp.
- Định kỳ tổ chức tốt sơ kết, rút kinh nghiệm về kết quả
thực hiện nhiệm vụ, trên cơ sở đó có chủ trương, biện pháp bồi
dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đáp ứng
kịp thời yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
4. Một số vấn đề về công tác bảo vệ chính trị nội bộ
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ có vai trò rất quan tr ọng,
liên quan đến sự sống còn của Đảng và của chế độ, là một bộ
phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, bảo đảm
sự trong sạch về chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, ngăn
chặn kịp thời những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
đánh vào nội bộ ta. Xuất phát từ vị trí quan trọng của công tác
này, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Nghiên cứu,
ban hành và thực hiện tốt chính sách sử dựng và quản lý cán bộ,
đảng viên có vấn đề lịch sử chính trị. Chú trọng nắm và giải quyết
vấn đề chính trị hiện nay”.
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, các cấp ủy
cơ sở cần nắm vững và quán triệt 04 quan điểm sau: giữa lịch sử
chính trị với chính trị hiện hành thì coi trọng chính trị hiện hành;
giữa bản thân và gia đình thì coi trọng bản thân; giữa sử dụng và
xử lý thì coi trọng sử dụng; giữa xử lý đầu vào và xử lý đầu ra thì


coi trọng xử lý đầu vào. Đồng thời, thực hiện tốt những nội dung
chủ yếu sau đây:
- Làm cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc về
nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay. Từ đó,
mỗi cán bộ, đảng viên phải trung thành, trung thực với Đảng,

không giấu giếm, khai man lịch sử chính trị của bản thân và gia
đình mình.
- Các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là cấp cơ sở phải nắm chắc
và quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, cả về phẩm chất chính tr ị
và đạo đức, lối sống. Có chủ trương, biện pháp cụ thể trong việc
triển khai thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ chính trị nội bộ cho phù
hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị. Không ngừng
nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động phòng ngừa và kiên
quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch, bảo vệ tổ chức Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên; bảo
vệ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; giữ gìn bí mật nội bộ và bí mật quốc gia.
- Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác bảo vệ chính trị
nội bộ và hướng dẫn của tổ chức đảng cấp trên, các cấp ủy c ơ sở
xây dựng và thực hiện quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của c ơ
quan, đơn vị nhằm bảo đảm cho tổ chức đảng trong sạch, vững
mạnh, ngăn ngừa không để cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không để lọt các phần t ử
cơ hội, thoái hoá, biến chất, nội gián vào cơ quan đảng, cơ quan
nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội (đối với các cơ quan ở
Trung ương càng phải chặt chẽ, thận trọng hơn).
- Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, quy định, quy
chế về quản lý cán bộ, đảng viên trên tất cả các mặt công tác:
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kết nạp đảng viên, lựa


chọn bầu vào cấp ủy, cử cán bộ đi công tác ở nước ngoài, bố trí
vào làm việc trong các cơ quan cơ mật, trọng yếu của Đảng.
- Trong sinh hoạt đảng, cần nghiêm túc xem xét tình hình tư
tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên. Khi thấy có những biểu

hiện chưa phù hợp với quan điểm của Đảng, cần trao đổi thẳng
thắn trong sinh hoạt, nâng cao nhận thức chung cho cán bộ, đảng
viên; đồng thời phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên xem xét, giải
quyết.
- Công tác bảo vệ chính trị phải được tiến hành thường
xuyên, theo phương châm: chủ động phòng ngừa là chính; đồng
thời coi trọng việc rà soát thẩm tra nội bộ một cách chặt chẽ, có
trọng tâm, trọng điểm; kết hợp lắng nghe ý kiến của quần chúng
với công tác nghiên cứu, điều tra của cơ quan có trách nhiệm.
- Cần khắc phục nhận thức lệch lạc cho rằng: công tác bảo
vệ chính trị là nhiệm vụ người lãnh đạo, quản lý cơ quan và của
cơ quan chuyên trách, mà phải nhận thức là: tất cả mọi cán bộ,
đảng viên đều phải có trách nhiệm tham gia công tác bảo vệ
chính trị nội bộ Đảng; trong đó, đồng chí bí thư hoặc phó bí thư
cấp ủy cơ sở phải là người trực tiếp phụ trách công tác bảo vệ
chính trị nội bộ đảng.
5. Công tác xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững
mạnh
Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn
Đảng, thì trước hết, phải nâng cao năng lãnh đạo, sức chiến đấu
của các tổ chức cơ sở đảng. Quán triệt tinh thần đó, trong những
qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có
nhiều nghị quyết, chỉ thị và lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng
Đảng nói chung, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững
mạnh nói riêng.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác
xây dựng Đảng vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, khuyết điểm,
yếu kém, trong đó có những khuyết điểm, yếu kém kéo dài qua

nhiều nhiệm kỳ nhưng chậm được khắc phục. Nghị quyết Đại
hội XI đã chỉ rõ: “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít
tổ chức đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ,
sinh hoạt đảng chưa nền nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự
phê bình và phê bình yếu”. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI)
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cũng nhấn
mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống đang diễn ra ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả ở cấp Trung
ương”.
Như vậy, việc chăm lo xây dựng đảng bộ, chi bộ cơ sở trong
Đảng bộ Khối trong sạch, vững mạnh vừa là nhiệm vụ thường
xuyên của các tổ chức đảng, vừa là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
trong tình hình hiện nay.
Để tăng cường công tác xây dựng đảng bộ, chi bộ cơ sở
trong Đảng bộ Khối trong sạch, vững mạnh, các cấp ủy cơ sở cần
đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) về “Nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”; Nghị quyết Trung ương 4
(khoá XI):“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”;
các chỉ thị, quy định và hướng dẫn của Trung ương về công tác
xây dựng Đảng nói chung, xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói riêng.
Trong đó, cần chú trọng thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau
đây:
- Hàng năm, gắn với tổng kết công tác cuối năm, các đảng
ủy, chi ủy căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể của đảng bộ, chi
bộ mình, đăng ký phấn đấu xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch,


vững mạnh với cấp ủy cấp trên trực tiếp ngay từ đầu năm để cấp

ủy cấp trên có cơ sở thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và kịp
thời chỉ đạo, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
- Trên cơ sở nội dung đăng ký phấn đấu với cấp ủy cấp trên,
đảng ủy, chi ủy cơ sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đảng
bộ, chi bộ theo quy định của Ban Bí thư và tình hình, đặc đi ểm
của đảng bộ, chi bộ mình xây dựng chương trình, kế hoạch và nội
dung cụ thể để triển khai thực hiện trong từng quý, từng tháng và
tập trung chỉ đạo thực hiện theo đúng chương trình kế hoạch đã
đề ra.
- Tiến hành rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy c ủa
cơ quan, đơn vị, tạo sự đồng bộ giữa tổ chức đảng với tổ chức
chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, bảo đảm vai trò lãnh
đạo của tổ chức đảng ở cơ sở. Phối hợp chặt chẽ với Lãnh đạo cơ
quan trong việc lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ
cơ sở trong cơ quan, đơn vị.
- Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cách mạng cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính tr ị
và Kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương (khoá XI)
bằng những việc làm cụ thể hàng ngày, đem lại hiệu quả thiết
thực; kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc, khắc phục tính hình thức.
- Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; duy trì
thường xuyên, nền nếp và không ngừng nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ theo Chỉ thị 10-CT/TW của Ban Bí thư (khoá X) và
Hướng dẫn 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương. Đề cao
tinh thần tự phê bình, phê bình trong sinh hoạt đảng, nêu cao tính



tiền phong gương mẫu của các cấp ủy viên và cán bộ lãnh đạo c ơ
quan, đơn vị. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái;
khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống của cán bộ, đảng viên ở các cấp hiện nay.
- Việc đánh giá chất lượng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững
mạnh hằng năm phải căn cứ vào mức độ hoàn thành các nhiệm
vụ được giao; vào chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức
đảng và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội; vào chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ quan, đơn vị theo Hướng dẫn số
07-HD/BTCTW và Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW của Ban Tổ chức
Trung ương. Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va
chạm và bệnh thành tích trong đánh giá chất lượng tổ chức c ơ s ở
đảng và đảng viên ở các cấp hiện nay.



×