Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phương pháp điều tra hình sự Khám nghiệm tử thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.64 KB, 3 trang )

Nội dung của hoạt động khám nghiệm tử thi?
Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra theo tố tụng hình sự do điều tra
viên tiến hành với sự tham gia của bác sỹ pháp ý, tiến hành khám xét trên tử thi
nhằm phát hiện, ghi nhận mô tả, thu thập và đánh giá các dấu hiệu, dấu vết xuất
hiện và tồn tại trên tử thi phục vụ cho điều tra làm rõ bản chất vụ việc.
Quá trình khám nghiệm tử thi gồm hai giai đoạn: khám ngoài và khám
trong.
-Khám ngoài:
+ Xác định vị trí, tư thế, dáng điệu của tử thi ở hiện trường:
Khi tiếp cận vào hiện trường có người chết, việc đầu tiên của các điều tra
viên và bác sĩ pháp y là phải xác định xem nạn nhân đã chết ở giai đoạn sinh vật
chưa. Nếu đã chết ở giai đoạn sinh vật thì phải tiến hành xác định ngay vị trí, tư
thế, dáng điệu của tử thi ở hiện trường bằng các phương pháp đo đạc, vẽ sơ đồ,
chụp ảnh, mô tả. Nội dung này cần thiết, nếu không sau khi khám nghiệm tỉ mỉ
trên cơ thể tử thi các dấu hiệu về tư thế dáng điệu sẽ mất tính nguyên vẹn.
+ Xác định tung tích, lai lịch của tử thi:
Phải làm rõ các đặc điểm về: Giới tính, trạc tuổi, tầm vóc, thể trạng, trang
phục, đồ đạc mang theo, giấy tờ tùy thân, các dấu vết và các đặc điểm nhận dạng
đặc biệt như màu da, vết xăm, vết sẹo, vết tay, dị tật bẩm sinh… Phương pháp
tiến hành cụ thể: ghi nhận bằng lời vào biên bản, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, lấy dấu vân
tay.
+ Kiểm tra, xem xét và ghi nhận nhưng dấu hiệu thay đổi của tử thi sau khi
chết:
Vết hoen, sự co cứng, sự lạnh, sự thối rữa. Các dấu hiệu phải được thể hiện
rõ: Mức độ xuất hiện, vị trí, màu sắc, tình trạng. Riêng sự lạnh phải tiến hành đo
bằng nhiệt kể tại 3 vị trí: miệng, nách và hậu môn.


+ Khám kỹ vùng pháp ý:
Đây là một trong những nội dung rất quan trọng của giai đoạn khám ngoài.
Các vùng pháp y phải khám kỹ bao gồm: Đầu, cổ, gáy, ngực, lòng bàn tay, chân,


móng tay, móng chân, các lỗ tự nhiên, các móng tay, móng chân… Đòi hỏi phải
khám tỉ mỉ, thận trọng nhằm phát hiện các dấu vết, vật chứng và các thương tích
có thể xuất hiện. Tại các dấu vết vật chứng và các thương tích phải ghi nhận mô
tả theo trình tự nhất định: Loại dấy vết hoặc thương tích, hình dạng, chiều
hướng, kích thước, vị trí, đồng thời phải vẽ lên sơ đồ tử thi và chụp ảnh theo
đúng nguyên tắc chụp ảnh dấu vết vật chứng.
-

Khám trong:
Đây là giai đoạn tiếp theo không thể thiếu được trong hoạt động của khám
nghiệm tử thi. Mổ tử thi là tiền đề tạo điều kiện cho quá trình khám trong được
thuận lợi và đạt kết quả tốt.
+ Mổ tử thi (giải phẫu tử thi)
Mổ sọ: Đặt đầu của tử thi lên gối cao, dùng khăn hoặc vải sạch che mặt và
tiến hành rạch da đầu sau vành tai từ đỉnh phải sang trái, tìm các tổn thương
dưới da đầu. Cưa hộp sọ làm bộc lộ màng cứng tìm tụ máu. Lấy não, tiểu não,
hành tủy, đại não thành một khối. Bóc hết các màng cứng ở đáy sọ, tìm các
đường rạn nứt.
Mổ cổ ngực: Rạch một đường thẳng từ giữa cằm cổ tới gò xương mu, lách
da phần ngực rộng 2cm, phẫu tích kỹ từ dưới da đến cơ, mạch máu, cơ ức đòn
chũm. Cắt cơ ức đòn, lật người xem tuyến giáp và tuyến dưới hàm. Lóc rộng da
ngực để lộ xương sườn. Dùng kéo cắt xương sườn, tính từ xương sườn 1 đến 10.
Khi cắt ức đòn sườn hai bên và nhấc mảng ức sườn cao. Rồi dùng dao lớn cắt
mặt dưới xương cắt bỏ mạch cảnh hai bên, kéo lưỡi và thanh phế quản xuống
phía dưới. Lấy ra một khối gồm: lưỡi, thực quản, khí quản, phổi, tim.
Mổ ổ bụng: Kiểm tra trong ổ bụng xem có nước, máy, có viêm phúc mạc
hay không. Lấy ruột non, vén mạc nối lớn, kẹp banh dưới góc triba, cắt ngang
qua đốc mạc trên rồi kéo ruột ra và tiếp tục lấy nốt ruột già cùng một khối ruột
non. Mở ruột tìm tổn thương. Lấy dạ dày cùng một khối gan, lách, tá tràng. Mở



dạ dày theo bờ cong lớn quan sát các chất chứa trong dạ dày. Lấy thận cùng với
niệu quản, bang quang, trực tràng, tử cung cùng một khối.
+ Lấy bệnh phẩm xét nghiệm:
Trong nhiều trường hợp để có thêm căn cứ khoa học phục vụ cho việc kết
luận của các giám định viên pháp y được chính xác, khách quan thì trong qua
trình khám nghiệm tử thi cần phải lấy các bệnh phẩm về để nghiên cứu giám
định, xét nghiệm. Cụ thể:
Lấy máu của tử thi: xù xi lanh lấy 200cc máu tỏng buồng tim của tử thi cho
vào ống nghiệm sạch, có độ tinh khiết cao để bảo quản.
Lấy các chất chứa trong phủ tạng: Lấy khoảng từ 400-500g cho vào lọ thủy
tinh màu, rộng miệng, có nắp đậy, các chất của những phần phủ tạng khác nhau
thì để trong các lọ khác nhau. Tuyệt đối không để các chất vào cùng một lọ, phải
để riêng biệt. Phía ngoài lọ ghi rõ: Vù gì, ngày thu, người thu, tên bệnh phẩm…
Trong các trường hợp cần thiết có thể lấy trực tiếp các mảng tạng trong cơ
thế của tử thi để giám định. Thường các mảnh tạng nên lấy thành hình vuông
mỗi bề khoảng 2-3cm, sau khi lấy xong phải chon gay vào dung dịch fóoc môn
hoặc bonin 10-12% để cố định.
+Những việc cần giải quyết sau khi khám trong:
Sauk hi tiến hành giải phẫu xong phải đặt các phủ tạng và trong tử thi, đậy
nắp hộp sọ, khâu da đầu, khâu da những vùng đã mổ, lau rửa sách và mặc lại
quần áo cho nạn nhân, lập biên bản theo luật định, bàn giao tử thi lại cho gia
đình, chính quyền địa phương haowjc cơ quan, xí nghiệp có trách nhiệm chon
cất.



×