Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Giới thiệu PP nghiên cứu khoa học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 32 trang )

Nội dung
• Thế nào là nghiên cứu khoa học (NCKH)?
• Phân loại NCKH
• NCKH định tính và NCKH định lượng
• Quy trình NCKH định tính và NCKH định lượng
• Đạo đức trong NCKH
• Danh sách sách tham khảo


Thế nào là NCKH?
• Thảo luận nhóm:
• Nhóm 5 – 10 bạn
• Định nghĩa NCKH
• Trình bày theo văn bản, sơ đồ
hoặc hình vẽ.


Thế nào là NCKH?
• Nghiên cứu khoa học vượt ra ngoài
những kinh nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc,
và ý kiến cá nhân mà không có cơ sở
thông tin từ các nguồn khác. Một số
ngành khoa học đòi hỏi chúng ta phải
vượt ra ngoài những kinh nghiệm và kiến
thức cá nhân (Clarke, 2005, p.4)


Thế nào là NCKH?
• Nghiên cứu khoa học là một hoạt động hoặc một quá trình mà kết quả
là những kiến thức mới, những hiểu biết về một sự kiện hoặc hiện
tượng.


• Hiện tượng: toàn bộ những biểu hiện, hành động, hoặc mối liên hệ của các
thực thể được nghiên cứu
• Những hiểu biết và kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học sẽ cho
phép chúng ta dự đoán những biểu hiện, hành động, hoặc mối liên hệ của một
vài thực thể trong một hiện tượng.
• Và những hoạt động mang tính khoa học để sản sinh ra những kiến thức và
hiểu biết được gọi là những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu khoa học.

(Kuhn, 1996; Lakatos, 1978, p. 8)


Thế nào là NCKH?
• Chúng tôi định nghĩa khoa học là
một phương pháp sản sinh ra kiến
thức mà đặt dữ liệu thực nghiệm lên
hàng đầu và phải tuân thủ tuyệt đối
theo những quy tắc và phương thức
chuẩn mực có tính thời gian và ứng
dụng (Johnson & Christensen, 2004,
p. 14).


Thế nào là NCKH?


Phân loại NCKH
• Vậy các NCKH được phân chia như thế nào?
• Có bao nhiêu loại NCKH?



Phân loại NCKH
• Theo Simon (1996), nghiên cứu khoa học được chia ra làm 4 loại:
• Nghiên cứu khoa học tự nhiên: Nghiên cứu về những hiện tượng xảy ra trên thế
giới, bao gồm thế giới tự nhiên và xã hội.
• Nghiên cứu mô phỏng: Nghiên cứu gắn kết với ngành công nghệ thông tin và trí tuệ
nhân tạo. Một phần hoặc tất cả các khía cạnh của một hiện tượng sẽ được tạo dựng
trên máy tính và tất cả những nghiên cứu sẽ được thực hiện ảo hoá để kiểm nghiệm
hoặc tạo ra một vật chất hoặc vật thể mới theo một mục đích nhất định.
• Nghiên cứu khoa học xã hội: Nghiên cứu về những quy trình cơ cấu của một hệ
thống xã hội và ảnh hưởng của nó lên các cơ chế vận hành và tổ chức xã hội.
• Nghiên cứu khoa học hành vi: Nghiên cứu về những quá trình đưa ra quyết định và
những chiến lược truyền thông bên trong và giữa các cơ quan của một hệ thống xã hội


Phân loại NCKH Xã hội
• Theo các bạn thì NCKH xã hội được phân chia ra làm mấy loại và là
những loại nào?
• NCKH định tính và NCKH định lượng khác nhau như thế nào và giá
trị đóng góp của nó ra sao?


NCKH cơ bản và NCKH ứng dụng
• Thảo luận nhóm:
• Nhóm 5 – 10 bạn
• Mỗi nhóm đọc 1 bài báo NCKH
• Bài báo nào về NCKH định tính và bài báo nào về NCKH định lượng?


NCKH định lượng và NCKH định tính



NCKH định lượng và NCKH định tính


Quy trình NCKH định lượng và NCKH định tính
• Các bước để tiến hành một bài NCKH định lượng và NCKH định tính
là gì?


Quy trình NCKH cơ bản và NCKH ứng dụng
• Thảo luận nhóm:






Nhóm 5 – 10 bạn
Các bạn thích làm NCKH định lượng ngồi chung thành 1 nhóm
Các bạn thích làm NCKH định tính ngồi chung thành 1 nhóm
Vẽ sơ đồ quy trình thực hiện NCKH định lượng và NCKH định tính.
Các nhóm khi hoàn thành sẽ vẽ sơ đồ lên bảng.


Quy trình NCKH định lượng


Quy trình NCKH định tính



Đạo đức trong NCKH xã hội
• Làm nghiên cứu khoa học xã hội liên quan đến con người, thì yếu tố
đạo đức trong nghiên cứu luôn là tiêu chí hàng đầu.
• Các vấn đề đạo đức trong NCKH xã hội là gì?


Đạo đức trong NCKH
• Đạo văn (plagiarism) và “cướp” quyền tác giả (improper
authorship)
• Làm giả, chỉnh sửa dữ liệu và kết quả nghiên cứu
(falsification of data) hoặc chọn lựa dữ liệu để báo cáo
(selective reporting of findings)
• “Ăn cắp” ý tưởng hoặc bài nghiên cứu của người khác
(misappropriation of the ideas of others)


Đạo đức trong NCKH
• Bảo mật (confidentiality) danh tính và nội dung trả lời của người tham
gia nghiên cứu.
• Dối lừa (deception) người tham gia nghiên cứu về nội dung, mục đích,
và phương pháp nghiên cứu


Đạo đức trong NCKH
• Báo cáo sai quy trình nghiên cứu, nguồn tài trợ, nguồn
nguyên liệu và kết quả nghiên cứu (misrepresentation of
scientific procedures, funds and other resources)
• Báo cáo sai bằng cấp học vấn, kinh nghiệm, hoặc các
thành quả nghiên cứu (misrepresentation of qualifications,
experience, or research accomplishments)



Đạo đức trong NCKH
• Vi phạm về các nguyên tắc thực hiện nghiên cứu nói chung
(the violation of generally accepted research practices in
carrying out research).
• Ví dụ: Ép buộc người tham gia nghiên cứu mà không
dựa trên sự tình nguyện của họ (Nuremberg Code)


Lý do dẫn đến vi phạm đạo đức nghiên cứu
• Vì áp lực công việc, áp lực của cấp trên, của trường hoặc
việc nghiên cứu, áp lực chính bản thân.
• Vì danh vọng, nổi tiếng.
• Vì tiền tài và lợi lộc, v.v…


Giải quyết vấn đề đạo đức nghiên cứu
• Thảo luận nhóm
• Nhóm 5-10 bạn
• Chọn 1 trường hợp để giải quyết
• Trình bày giải pháp của nhóm mình.


Trường hợp 1 – Case 1
Trường hợp 1 (Case 1)

A chỉ còn 1 tháng để nộp luận văn tốt nghiệp cho Hội Đồng Trường mà
đến giờ A vẫn chưa thu thập đầy đủ dữ liệu nghiên cứu. Nếu muốn lấy đủ
số lượng bảng hỏi từ khảo sát học sinh ở các trường cấp 3 thì A phải mất

thêm 1 tháng rưỡi nữa. Việc này khiến A rất lo lắng và căng thẳng vì sợ
mình sẽ rớt tốt nghiệp vì vấn đề này. Đột nhiên một ý nghĩ loé lên trong
đầu A. A lập tức cầm xấp bảng hỏi đến nhờ bạn bè, người thân, và mấy
đứa nhỏ trong xóm để họ làm giúp cho đủ số lượng bảng hỏi. Còn một ít
bảng hỏi còn lại, A tự mình trả lời. Thế là chỉ trong 1 tuần, A đã hoàn thành
việc thu thập dữ liệu với tổng số bảng hỏi lên đến 250, vượt chỉ tiêu mà A
đề ra.
Câu hỏi: Bạn có đồng ý với giải quyết của A không? Nếu bạn là A thì bạn
sẽ làm gì và giải quyết vấn đề ra sao?


Trường hợp 2 – Case 2
Trường hợp 2 (Case 2)
Vân đang thực hiện đề tài nghiên cứu về việc tiêu cực trong thi cử tại
các trường phổ thông trung học. Nhận thấy đây là một đề tài khá nhạy
cảm và việc xin được giấy phép vào trường để thực hiện phỏng vấn
cũng như lấy dữ liệu khá khó khăn và mất nhiều thời gian, Vân quyết
định không trình bày rõ ràng và thực sự mục đích nghiên cứu của
mình. Vân chỉnh sửa lại các giấy tờ để nộp cho trường phổ thông vì
chỉ nêu đơn giản là nghiên cứu về vấn đề dạy và học môn hoá học,
một đề tài có vẻ gần giống với đề tài thật của Vân. Khi đang hoàn tất
hồ sơ, Vân vô tình để Nam phát hiện ra những tài liệu giả của mình.
Câu hỏi: Nếu bạn là Nam bạn sẽ làm gì? Nếu bạn là Vân bạn sẽ làm
gì?


×