Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

“Nghiên cứu tác động của chế phẩm EM đến cây bắp cải (brassica oleracea var capitata l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.14 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp
cho con người nhằm đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển và duy trì tuổi thọ.
Nước ta với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp trồng nhiều loại rau cung
cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra ở một số vùng
cao, khí hậu rét vào mùa đông có thể trồng một số loại cây như bắp cải, su hào,
súp lơ… đạt năng suất và giá trị dinh dưỡng cao. Những loại cây trồng này có
nguồn gốc từ các nước ôn đới, thích hợp trồng ở nhiệt độ thấp, góp phần làm đa
dạng nguồn thực phẩm của nước ta.
Bắp cải hay cải bắp (Brassica oleracea var. capitata L.) là một loại rau chủ
lực trong họ Cải (còn gọi là họ Thập tự - Brassicaceae/Cruciferae), phát sinh từ
vùng Địa Trung Hải. Nó là cây thân thảo, và là một thực vật có hoa thuộc nhóm
hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng.
Cải bắp ngoài là món ăn ngon ra còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh
như: phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ,nước cải bắp tươi chữa bệnh loét da. Cải
bắp được trồng trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía bắc, miền trung và Tây
Nguyên.
Gia Lai là một tỉnh thuộc Tây Nguyên với độ cao trên 500m so với mực
nước biển, nhiệt độ vào mùa đông dao động trong khoảng 12 – 18 0C, điều kiện
thích hợp để phát triển cây bắp cải trên diện tích rộng.Iagrai là 1 huyện thuộc
tỉnh Gia Lai với phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc với nông nghiệp là ngành
sản xuất chính, cây bắp cải được đồng bào ở đây trồng phổ biến vào vụ đông
xuân.
Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn
định, kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển đó là điều kiện thuận lợi tiềm
năng cho ngành rau phát triển. Tuy ngành trồng rau có nhiều khởi sắc
nhưng trên thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông
nghiệp. Đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, diện tích trồng rau nói chung và bắp
1



cải nói riêng có nhiều biến động qua các năm. Năng suất chỉ bằng một nửa
so với năng suất trung bình của cả nước. Mặt khác năng suất thấp còn
có thể do sâu bệnh phá hoại và cung cấp chất dinh dưỡng chua đảm
bảo nhu cầu của cây.
Do đó để nâng cao năng suất và chất lượng, thiết nghĩ cần đề ra giải pháp
nhằm nâng cao sản lượng, giảm chi phí sản xuất cho người nông dân, đảm bảo
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Trong đó có giải pháp
công nghệ vi sinh vật hữu hiệu của giáo sư Teruo Higa (Nhật Bản) kết hợp với
mô hình VIETGAP trên cây bắp cải hứa hẹn không chỉ mang lại năng suất cao
cải thiện đời sống cho nông dân, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, mà còn cung
cấp ra thị trường sản phẩm vệ sinh an toàn, giá trị dinh dưỡng cao.
Vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của chế
phẩm EM đến một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh, sinh trưởng, phát triển,
năng suất và phẩm chất của cây bắp cải (Brassica oleracea var. capitata L.)
trồng ở huyện Iagrai tỉnh Gia Lai”.
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, phát triển, năng
suất và phẩm chất của cây bắp cải dưới tác động của chế phẩm sinh học EM.
- Đánh giá tác động của EM đến tính bền vững của đất trồng.
- Xác định được liều lượng và nồng độ của chế phẩm EM thích hợp đối với
cây bắp cải.
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần khẳng định vai trò của chế phẩm sinh học EM đối với cây bắp cải.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

2



Từ những nghiên cứu của đề tài, đề xuất việc sử dụng chế phẩm sinh học
EM với nồng độ hợp lý cho cây bắp cải trên đất Iagrai nói riêng và tỉnh Gia
Lai nói chung, nhằm tăng giá trị dinh dưỡng, giảm dư lượng phân hóa học và
thuốc trừ sâu cho cây bắp cải sau khi thu hoạch, đảm bảo tính bền vững của đất
trồng, nhờ đó góp phần tăng năng suất và thu nhập cho người nông dân.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên
cứu
- Chương 3: Kết quả và bàn luận
- Kết luận và đề nghị
- Tài liệu tham khảo
Chương 1: Tổng quan tài liệu
1.1.Nguồn gốc và sự phân bố của cây bắp cải (Brassica oleracea nhóm
Capitata)
1.2.Tình hình nghiên cứu về cây bắp cải ở Việt Nam và trên thế giới.
1.3.Những đặc điểm sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, phát triển của cây bắp
cải.
1.4.Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây bắp cải.
1.5.Kĩ thuật canh tác cây bắp cải.
Chương 2: Đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây bắp cải (Brassica oleracea var. capitata L.)
- Chế phẩm sinh học EM.
3


2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông – Xuân (từ tháng 11/ 2013 đến tháng
02/2014).
- Địa điểm nghên cứu:
+ Đề tài được tiến hành tại huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai.
+ Các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, phẩm chất được phân tích tại trường Đại học
Quy Nhơn, viện Nghiên cứu khoa học và Nông nghiệp phát triển nông thôn.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, phát triển, năng
suất và phẩm chất của cây bắp cải dưới tác động của chế phẩm sinh học EM.
- Nghiên cứu mức độ nhiễm sâu, bệnh của cây bắp cải dưới tác động của chế
phẩm sinh học EM.
- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của cây bắp cải dưới tác động của chế phẩm
sinh học EM.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.4.1.1. Công thức thí nghiệm
Gồm 3 công thức bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần
nhắc lại:
I

II

III

II

III

I


III

I

II

Diện tích thí nghiệm: 360m2, chia làm 9 ô, mỗi ô 40 m2.
* Nền: 20 tấn phân chuồng + 840 kg vôi ( dùng cho 1 ha)

4


- Công thức I (Đối chứng): Nền + Phân hóa học ((500 kg NPK+ 200 kg Ure
+ 100 kg Kali + 1000 kg lân) /ha)
- Công thức II: Nền + EM ((1500 kg Bokashi + 18 lít EM)/ ha)
- Công thức III: Nền + EM ((2000 kg Bokashi+ 18 lít EM)/ ha)
2.4.1.2. Quy trình thí nghiệm trên đồng ruộng
* Kỹ thuật làm đất
- Chuẩn bị đất:
+ Đất 3 năm trước đó không trồng họ cải như cải xanh, súp lơ, cải thảo…là
tốt nhất.
+ Đất trồng không bị phèn mặn, độ pH thích hợp từ 6 – 6,5, nếu độ pH thấp
hơn 5,5 phải bón thêm vôi để tăng độ pH thích hợp.
- Đất cát đen, tơi xốp, chủ động được tưới tiêu nước. Đất xa bãi rác thải, khu
công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang.
+Đất trồng được cày bừa kĩ, lên luống với độ rộng 1m, cao 20cm so với mặt
đất, khoảng cách giữa các luống là 20 cm.
+Mật độ gieo trồng: hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 50cm ( ước tính
3000 – 3500 cây/ ha).
* Chọn giống

- Sử dụng giống bắp cải KK789
* Gieo ươm cây con và trồng
Làm đất kỹ, lên luống cao 25 - 30cm, rộng 80 - 100cm. Bón lót 1kg phân
chuồng hoai mục + 0,2kg lân + 0,1 kg kaly cho 10m2 đất vườn ươm.
Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên
mặt luống dày 1,5 - 2cm.
Hạt giống nên ngâm trong nước ấm 500C trong 20 phút, sau đó ngâm trong
nước lạnh 8 – 10 giờ trước khi gieo.
Lượng hạt giống gieo cho 1m2 đất là: 1,5 - 2 gam, gieo xong phủ lên một
lớp trấu, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước.

5


Trong 3 ngày sau gieo tưới 1 - 2 lần trên ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên
khỏi mặt đất ngừng tưới 1 - 2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới một lần.
Khi cây 1 - 2 lá thật tỉa bỏ cây bệnh, cây không đúng giống để mật độ 3 4cm/1 cây. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới bằng phân chuồng ngâm ngấu pha
loãng, không được tưới phân đạm.
Tiêu chuẩn cây giống tốt: Còn nguyên 2 lá tai, phiến lá tròn, đốt sít, mập,
lùn. Cây có 4 - 6 lá thật thì nhổ trồng.
* Bón phân và lượng phân bón
+Công thức đối chứng
- Bón theo tập quán, chia làm nhiều đợt
+ Bón lót: phân chuồng (05 tấn/ha) +Lân (1000kg/ha).
+ Bón thúc lần 1: Bón lượng phân NPK (100kg/ha), Urê (40kg/ha).
+ Bón thúc lần 2: Bón lượng phân NPK (100kg/ha), Urê (40kg/ha ).
+ Bón thúc lần 3: Bón lượng phân NPK (100kg/ha), Urê (40kg/ha ).
+ Bón thúc lần 4: Bón lượng phân NPK (100kg/ha), Urê (40kg/ha ), phân Kali
(50kg/ha).
+ Bón thúc lần 5: Bón lượng phân NPK (100kg/ha), Urê (40kg/ha ), phân Kali

(50kg/ha)
- Phương pháp bón:
+ Bón rải
+Công thức thí nghiệm 1:
Đối với EM Pokashi
-Bón lót: 0.05 kg Pokashi / m2
-Bón thúc chia làm 3 giai đoạn:
+Giai đoạn hồi sinh 0.03 kg Pokashi/ m2
+Giai đoạn trải lá 0.04 kg Pokashi / m2

6


+Giai đoạn cuốn bắp 0.03 kg Pokashi / m2
Đối với EM dung dịch:
+Khi mới trồng cây con:
Dung dịch được pha như sau:5 ml EM2, 3 ml EM5,2ml EM5 tỏi pha trong 1 lít
nước.Tưới đều dung dịch trên bề mặt vừa đủ ẩm.
+Khi cây hồi sinh(Sau khi bón thúc lần 1 khoảng 4-5 ngày)
Pha dung dịch: 6 ml EM2,4 ml EM5,5 ml EM5 tỏi.Tưới đều dung dịch trên bề mặt
vừa đủ ẩm.Mục đích tăng EM5 tỏi nhằm để phòng ngừa sâu bệnh.
+Khi cây trải lá( sau bón thúc 3-4 ngày)
Pha dung dịch:theo tỉ lệ của lần 2
+Khi cây cuốn bắp( sau bón thúc 3-5 ngày)nhằm khử sâu bệnh,giúp cho cây
không có hiện tượng khô lá bên trong.(tỉ lệ pha dung dịch như lần thứ 2)
+Công thức thí nghiệm 2:
Đối với EM Pokashi
-Bón lót: 0.06 kg Pokashi / m2
-Bón thúc chia làm 3 giai đoạn:
+Giai đoạn hồi sinh 0.04 kg Pokashi/ m2

+Giai đoạn trải lá 0.06 kg Pokashi / m2
+Giai đoạn cuốn bắp 0.04 kg Pokashi / m2
Đối với EM dung dịch: Thực hiện như ở công thức thí nghiệm 2.
* Làm cỏ, xới xáo
- Thường xuyên làm cỏ xới xáo, đảm bảo vườn rau luôn sạch cỏ dại.
- Làm bằng thủ công
* Tưới nước
7


- Dùng nguồn nước sạch, trong mô hình dùng nước giếng để tưới, không dùng
các loại nước thải từ các nhà máy, bệnh viện.
- Tưới nước cho rau cải thường một ngày tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và
chiều tối.
- Phương pháp tưới: Tưới phun mưa
* Biện pháp cơ giới, vật lý
- Dùng tay bắt, ngắt các cành lá bị sâu bệnh hại nặng đem tiêu hủy.
* Biện pháp sinh học
Bảo vệ các loại thiên địch như: Bọ rùa đỏ, nhện, ong ký sinh...
*Biện pháp hóa học
- Chỉ áp dụng khi thật cần thiết Dựa trên kết quả điều tra, phân tích hệ sinh
thái đồng ruộng.
* Quản lý sâu bệnh hại
Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại bằng việc thực hiện tổng hợp các biện
pháp: vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất sớm để tiêu diệt nguồn sâu non, nhộng
của sâu khoang, sâu xám, sâu xanh,... Luân canh với cây lúa nước ở vùng rau 2
lúa + 1vụ rau, với hành, tỏi, đậu tương ở vùng chuyên canh rau màu. Thường
xuyên quan sát đồng ruộng, phát hiện, bắt giết sâu xám đầu vụ, ngắt ổ trứng và
ổ sâu khoang tuổi 1-2, nhổ bỏ kịp thời cây bị héo, nhũn.
Trường hợp mật độ sâu cao, gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng có

thể dùng một trong các loại thuốc sau: Sherpa 25EC, ofatox, padan...để hạn chế
sự phát triển và gây hại của sâu.
Cây bắp cải thường bị một số loại bệnh chính: Bệnh thối nhũn do vi khuẩn,
bệnh đốm lá do nấm. Hạn chế bệnh bằng cách không để ruộng quá ẩm, úng kéo
dài; thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ, thu gom các lá già… làm cho
ruộng sạch, thông thoáng.
Khi cần có thể dùng các thuốc:
- Trừ bệnh thối nhũn có thể dùng Anvil, Vida, Ridomil, Zineb…
- Trừ bệnh đốm lá có thể dùng Score, Anvil, Vida…
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc phải tuân thủ theo kỹ thuật “4 đúng” và theo
hướng dẫn trên nhãn mác của nhà sản xuất. Thực hiện đúng thời gian cách ly để
đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
* Thu hoạch
8


Khi bắp cải cuốn chặt, loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh. Lưu ý không làm dập nát
và ngâm bắp cải trong nước./.
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định
2.4.2.1. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển:
- Chiều cao của cây con.
- Tốc độ hình thành lá.
- Số lá, chiều dài lá, diện tích lá, chỉ số diện tích lá (LAT).
- Thời gian bắt đầu hình thành bắp.
- Đường kính tán, đường kính bắp.
- Khối lượng của bắp.
2.4.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu về sinh lý, hóa sinh:
- Hàm lượng nước tổng số, nước tự do và nước liên kết trong lá qua các giai
đoạn: cây con, hồi sinh, trải lá bàng, cuốn bắp theo phương pháp A.P.Ma-rinsich.
- Hàm lượng chất khô trong lá qua 4 giai đoạn: cây con, hồi sinh, trải lá bàng,

cuốn bắp.
- Hàm lượng Nitơ tổng số trong lá qua 4 giai đoạn: cây con, hồi sinh, trải lá
bàng, cuốn bắp.
2.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về năng suất:
- Dùng cân tiểu li cân trọng lượng bắp.
- Dùng thước kỹ thuật để đo đường kính tán, đường kình bắp.
- Tính năng suất thực thu:
Năng suất thực thu = Trọng lượng bắp *Số bắp/ luống *số luống/ha = kg/ ha.
2.4.2.4 Các chỉ tiêu về phẩm chất :
- Hàm lượng nước.
- Hàm lượng Nitơ tổng số và protein thô.
9


- Hàm lượng vitamin C.
- Dư lượng nitrat.
- Các nguyên tố khoáng Ca, P.
- Hàm lượng chất xơ.
2.4.2.5. Phân tích một số chỉ tiêu đất trồng trước và sau khi trồng thí
nghiệm:
- Các thành phần cơ bản của đất trồng trước và sau khi thu hoạch.
- Các chỉ tiêu về vi sinh vật của đất.
2.4.2.6. Chỉ tiêu về chống chịu sâu, bệnh:
- Tỉ lệ cây bị sâu hại ở các công thức thí nghiệm.
- Tỉ lệ cây bị bệnh ở các công thức thí nghiệm.
- Tỉ lệ quả bị bệnh ở các công thức thí nghiệm.
2.4.3. Phương pháp xử lý các số liệu
Xử lý các số liệu nghiên cứu bằng các phương pháp thông thường:
n


- Giá trị trung bình mẫu (

):

X 

�x
i 1

n

i

, trong đó:

xi : giá trị đo đếm ở mỗi lần nhắc lại.
n: là số mẫu
- Độ lệch chuẩn (  ):

� x  X 
n



i 1

i

n


,

n �30

m
- Sai số trung bình (m)

10


n


CV % 

- Hệ số biến thiên ( CV):

 .100
X

- Độ tin cậy của hiệu hai giá trị trung bình ( phép thử student)
t21 

X1  X 2
S12 S 22

n1 n2

Chương 3: Kết quả và bàn luận
3.1. Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây bắp

cải dưới tác động của chế phẩm sinh học EM.
3.2. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh trong lá của cây bắp
cải dưới tác động của chế phẩm sinh học EM.
3.3. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất của cây bắp
cải dưới tác động của chế phẩm sinh học EM.
3.4. Kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại cây
3.5. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về các thành phần dinh dưỡng và vi
sinh vật trong đất trồng trước và sau khi trồng thí nghiệm.
3.6. Nhận định sơ bộ về hiệu quả kinh tế.

11


Kết luận và đề nghị
Tài liệu tham khảo
1. Lê Dụ ( 2005 ), nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng chế
phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy
sản, đề tài cấp tỉnh và đã nghiệm thu tháng 12/2005.
2. Lê Dụ ( 2005 ), một số kết quả nghiên cứu tác động của chế phẩm
EM đến hoạt động sống và năng suất của một số loại cây trồng và yếu tố dinh
dưỡng trong đất sau thu hoạch, Thông cáo khoa học ( Số 28/2005- ĐHQN ), tr
88-92.

12


Quy Nhơn, ngày ….. tháng ….. năm 2012
Người hướng dẫn khoa học

Học viên


(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Lê Dụ

Đỗ Thị Ngọc Mỹ

Phòng Sau đại học

Chủ tịch Hội đồng bảo vệ

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

13



×