Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm ''Giáng chỉ tiêu khát linh'' điều trị rối loạn lipid máu trên động vật đái tháo đường týp 2 thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 163 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI




V VIT HNG



NGHIÊN CứU TáC DụNG CủA chế phẩm
"GIáNG CHỉ TIÊU KHáT LINH" ĐIềU TRị RốI LOạN LIPID MáU
TRÊN động vật ĐáI THáO ĐƯờNG týp 2 THựC NGHIệM



LUN N TIN S Y HC






H NI - 2013
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI



V VIT HNG




NGHIÊN CứU TáC DụNG CủA chế phẩm
"GIáNG CHỉ TIÊU KHáT LINH" ĐIềU TRị RốI LOạN LIPID MáU
TRÊN động vật ĐáI THáO ĐƯờNG týp 2 THựC NGHIệM


Chuyờn ngnh : Y HC C TRUYN
Mó s : 62720201

LUN N TIN S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Nguyn Th H
PGS.TS. Th Phng



H NI - 2013
Lời cảm ơn

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, trải qua nhiều những khó khăn nay
tôi đã hoàn thành bản luận án Tiến sỹ y học của mình. Với tất cả tấm lòng, tôi xin
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa Y học cổ
truyền Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Giám đốc và Khoa Hoá sinh Bệnh viện Việt
Nam - Thuỵ Điển, Uông Bí đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi được học tập,
nghiên cứu và trưởng thành như hôm nay.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hà,
PGS.TS Đỗ Thị Phương, hai người thầy kính yêu, hai người mẹ hiền đã tận tâm

hướng dẫn, dìu dắt và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành bản luận án này.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới :
PGS.TS Nguyễn Nhược Kim
PGS.TS Hoàng Minh Chung
PGS.TS Nguyễn Trọng Thông
Những người thầy đã tận tâm hướng dẫn, ân cần chỉ bảo và cho tôi nhiều ý
kiến quý báu về phương pháp luận, tư duy khoa học trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành bản luận án án này.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
tận tình và quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cám ơn:
- Bộ môn Dược lý, Bộ môn Giải phẫu bệnh - Trường Đại học Y Hà Nội
- Tập thể cán bộ Khoa Hoá sinh - Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển, Uông Bí.
- Công ty Cổ Phần Dược phẩm Khang Minh, TP. HCM.
Có được thành quả như ngày hôm nay tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục. Xin cảm ơn chồng và các con, những
người thân trong gia đình cùng bạn bè và đồng nghiệp đã dành những tình cảm quý
báu, thường xuyên động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Vũ Việt Hằng
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đã được các
thày cô hướng dẫn khoa học nghiêm túc và tận tình. Các kết quả và số liệu
viết trong bản luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án



VŨ VIỆT HẰNG


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AGE
:
Advanced glycation end products
(Sản phẩm tận/sản phẩm cuối cùng)
ATP III
:
Adult Treatment Panel III
(Quy chuẩn điều trị ở người trưởng thành III)
BCLD
:
Bột chiết lá dâu
BMV
:
Bệnh mạch vành
CE
:
Cholesterol este
CETP
:
Cholesteryl este transfer protein
CM
:
Chylomicron
DAG

:
Diacylglycerol
ĐMV
:
Động mạch vành
ĐTĐ
:
Đái tháo đường
EL
:
Endothelial lipase
FC
:
Free cholesterol (Cholesterol tự do)
GPx
:
Glutathion peroxidase (Enzym có vai trò chống oxy hoá)
GR
:
Glutathion reductase
GSH
:
Glutathion dạng khử
GSSH
:
Glutathion dạng oxy hoá
HDL
:
High density lipoprotein (Lipoprotein có tỷ trọng cao)
HDL -C

:
Cholesterol của HDL
HL
:
Hepatic lipase
HSL
:
Hormon- sensitive lipase
IDL
:
Intermediate Density Lipoprotein
(Lipoprotein có tỷ trọng trung gian)
LCAT
:
Lecithin cholesterol acyl transferase
LDL
:
Low density lipoprotein (Lipoprotein có tỷ trọng thấp)
LDL -C
:
Cholesterol của LDL
LP
:
Lipoprotein
LPL
:
Lipoprotein lipase
PLTP
:
Phospholipid transfer protein

NCEP
:
National Cholesterol Education Program
(Chương trình giáo dục Quốc gia về Cholesterol)
PDGF
:
Platelet-derived growth factor (Yếu tố tăng trưởng tiểu cầu)
RLCH
:
Rối loạn chuyển hoá
RLDNG
:
Rối loạn dung nạp glucose
RLGLĐ
:
Rối loạn glucose lúc đói
RLLPM
:
Rối loạn lipid máu
SOD
:
Superoxid dismutase (Enzyme có vai trò chống oxy hoá)
STZ
:
Streptozotocin
TAS
:
Total antioxidant status (Trạng thái chống oxy hoá toàn phần)
TC
:

Total Cholesterol (Cholesterol toàn phần)
TG
:
Triglycerid
TV
:
Giá trị trung vị
THA
:
Tăng huyết áp
THb
:
Total Hemoglobin ( Hemoglobin toàn phần)
VLDL
:
Very low density lipoprotein (Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp)
VXĐM
:
Vữa xơ động mạch
VEGF
:
Vascular endothelial growth factor
(Yếu tố tăng trưởng nội mạch)
YHCT
:
Y học cổ truyền
YHHĐ
:
Y học hiện đại




MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Rối loạn chuyển hóa lipid, hoạt động gốc tự do và vữa xơ động mạch
trong đái tháo đƣờng 3
1.1.1. Đái tháo đường 3
1.1.2. Rối loạn chuyển hóa lipid trong đái tháo đường 4
1.1.3. Stress oxy hoá ở bệnh đái tháo đường 12
1.1.4 Đái tháo đường và vữa xơ động mạch 19
1.2. Đái tháo đƣờng và rối loạn chuyển hoá lipid theo y học cổ truyền 22
1.2.1. Đái tháo đường theo quan niệm của Y học cổ truyền 22
1.2.2. Quan niệm của YHCT về hội chứng rối loạn lipid máu 24
1.2.3. Mối liên quan giữa chứng đàm thấp và tiêu khát trên phương diện
nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theoYHCT 26
1.3. Điều trị đái tháo đƣờng và rối loạn lipid máu theo y học hiện đại và y
học cổ truyền 28
1.3.1. Thuốc Y học hiện đại điều trị đái tháo đường và rối loạn lipid máu 28
1.3.2. Y học cổ truyền điều trị đái tháo đường và rối loạn lipid máu 31
1.4. Các mô hình gây đái tháo đƣờng trên thực nghiệm 34
1.4.1 Mô hình gây đái tháo đường thực nghiệm týp 1 34
1.4.2 Mô hình gây đái tháo đường týp 2 35
1.4.3. Streptozotocin và các mô hình gây ĐTĐ trên động vật thực nghiệm 35
1.5. Xuất xứ bài thuốc và tổng quan các vị thuốc 36
1.5.1. Xuất xứ bài thuốc nghiên cứu 36
1.5.2 Một số nghiên cứu liên quan đến bài thuốc nghiên cứu 37
1.5.3. Sơ bộ về các vị thuốc của bài thuốc 37
CHƢƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Chất liệu và đối tƣợng nghiên cứu 42

2.1.1 Thuốc nghiên cứu: “Giáng chỉ tiêu khát linh” 42
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 43
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 46
2.2.1. Nghiên cứu độc tính cấp 46
2.2.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn 46
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng của “Giáng chỉ tiêu khát linh” trên thực nghiệm 47
2.3. Các kỹ thuật đƣợc sử dụng trong nghiên cứu 55
2.3.1. Chuẩn bị bệnh phẩm 55
2.3.2. Kỹ thuật sinh hoá 55
2.3.3. Kỹ thuật mô bệnh học 56
2.4. Xử lý số liệu 56
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp và bán trƣờng diễn của giáng chỉ
tiêu khát linh 57
3.1.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt trắng 57
3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên thỏ 57
3.2 Tác dụng của giáng chỉ tiêu khát linh trên mức glucose máu ở
chuột cống trắng 69
3.2.1 Tác dụng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên mức glucose máu ở
chuột cống trắng bình thường 69
3.2.2 Tác dụng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên mức glucose máu ở
chuột cống trắng gây ĐTĐ týp 2 70
3.3 Ảnh hƣởng của chế độ ăn giàu chất béo trên các chỉ số lipid và trạng
thái chống oxy hoá trong máu ở chuột cống trắng 71
3.3.1 Ảnh hưởng chế độ ăn giàu chất béo lên cân nặng chuột cống trắng 71
3.3.2. Ảnh hưởng chế độ ăn giàu chất béo trên các chỉ số lipid máu ở
chuột cống trắng 72
3.3.3. Ảnh hưởng chế độ ăn giàu chất béo trên hoạt độ SOD hồng cầu,
GPx máu toàn phần và TAS huyết tương ở chuột cống trắng 73
3.4. Tác dụng dự phòng của giáng chỉ tiêu khát linh trên các chỉ số lipid

và trạng thái chống oxy hoá trong máu chuột cống trắng 74
3.4.1 Ảnh hưởng chế độ ăn giàu chất béo lên cân nặng chuột cống trắng 74
3.4.2 Tác dụng dự phòng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên các chỉ số
lipid máu ở chuột cống trắng với chế độ ăn giàu lipid. 75
3.4.3. Tác dụng dự phòng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên nồng độ
TAS huyết tương, hoạt độ SOD hồng cầu và GPx máu toàn phần
ở chuột cống trắng có chế độ ăn giàu lipid 77
3.5. Tác dụng điều trị của giáng chỉ tiêu khát linh trên các chỉ số lipid và
trạng thái chống oxy hoá trong máu chuột cống trắng 78
3.5.1 Cân nặng các nhóm chuột gây RLLPM được điều trị và không
được điều trị bằng Giáng chỉ tiêu khát linh 78
3.5.2 Tác dụng điều trị RLLPM của Giáng chỉ tiêu khát linh trên các
chỉ số lipid huyết tương của chuột cống trắng với chế độ ăn giàu
lipid. 79
3.5.3. Tác dụng của điều trị của Giáng chỉ tiêu khát linh trên nồng độ
TAS huyết tương, hoạt độ SOD hồng cầu và GPx máu toàn phần
ở chuột cống trắng rối loạn lipid máu 81
3.6. Tác dụng của giáng chỉ tiêu khát linh trên các chỉ số glucose, lipid
và trạng thái chống oxy hoá trong máu ở chuột cống trắng gây đái
tháo đƣờng týp 2 82
3.6.1. Kết quả gây đái tháo đường thực nghiệm ở chuột bị rối loạn lipid máu 82
3.6.2 Cân nặng các lô chuột gây đái tháo đường được điều trị và không
được điều trị bằng Giáng chỉ tiêu khát linh 82
3.6.3 Tác dụng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên các chỉ số glucose và
lipid máu ở chuột cống trắng gây ĐTĐ týp 2 83
3.6.4. Tác dụng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên hoạt độ SOD hồng
cầu, GPx máu và TAS huyết tương ở chuột cống trắng đái tháo
đường týp 2 87
3.7. Ảnh hƣởng của giáng chỉ tiêu khát linh trên sự thay đổi mô bệnh
học của chuột cống trắng 89

3.7.1. Hình thái vi thể động mạch chủ của chuột cống trắng thực nghiệm 89
3.7.2. Hình thái vi thể mô tuỵ của chuột cống trắng rối loạn lipid máu
gây đái tháo đường týp 2 thực nghiệm 92
3.7.3. Hình thái vi thể mô gan của chuột cống trắng rối loạn lipid máu
gây đái tháo đường týp 2 thực nghiệm 94
3.7.4. Hình thái vi thể mô thận của chuột cống trắng rối loạn lipid máu
gây đái tháo đường týp 2 thực nghiệm 96
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 97
4.1 Độc tính cấp và bán trƣờng diễn của giáng chỉ tiêu khát linh 97
4.1.1 Độc tính cấp trên chuột nhắt trắng 97
4.1.2 Độc tính bán trường diễn 97
4.2 Ảnh hƣởng của chế độ ăn giàu lipid trên các chỉ số lipid máu và trạng
thái chống oxy hoá trong máu ở chuột cống trắng 100
4.2.1 Ảnh hưởng của chế độ ăn giàu lipid trên các chỉ số lipid máu 100
4.2.2 Ảnh hưởng của chế độ ăn giàu chất béo lên trạng thái chống oxy
hoá máu của cơ thể 102
4.3. Về sự lựa chọn mô hình gây đái tháo đƣờng 104
4.4. Tác dụng cuả giáng chỉ tiêu khát linh trên các chỉ số lipid máu ở chuột
cống trắng gây rối loạn lipid và đái tháo đƣờng týp 2 106
4.4.1 Tác dụng dự phòng của Giáng chỉ tiêu khát linh ở chuột cống
trắng có chế độ ăn giàu lipid 106
4.4.2 Tác dụng điều trị của Giáng chỉ tiêu khát linh ở chuột cống trắng
gây rối loạn lipid máu 108
4.4.3 Tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của Giáng chỉ tiêu khát linh ở
chuột cống trắng gây đái tháo đường týp 2 111
4.4.4 Tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của Giáng chỉ tiêu khát linh trên
hình thái mô động mạch chủ ở chuột cống trắng gây rối loạn lipid
máu. 113
4.4.5 Lý giải tác dụng điều chỉnh lipid máu của Giáng chỉ tiêu khát linh 114
4.5 Tác dụng của giáng chỉ tiêu khát linh trên nồng độ glucose máu

chuột cống trắng 118
4.5.1 Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên mức glucose máu
chuột cống trắng bình thường và chuột gây đái tháo đường týp 2. 118
4.5.2 Tác dụng điều trị trên chỉ số glucose máu của Giáng chỉ tiêu khát
linh sau 30 ngày và 60 ngày uống thuốc 120

4.6 Tác dụng của giáng chỉ tiêu khát linh trên trạng thái chống oxy hoá
máu ở chuột cống trắng 123
4.6.1 Tác dụng dự phòng và điều trị của Giáng chỉ tiêu khát linh trên
trạng thái chống oxy hoá trong máu ở chuột cống trắng có chế
độ ăn giàu lipid. 123
4.6.2 Về tác dụng điều trị của Giáng chỉ tiêu khát linh trên trạng thái
chống oxy hoá trong máu ở chuột cống trắng gây đái tháo đường
týp 2 125
4.6.3 Lý giải về tác dụng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên trạng thái
chống oxy hoá trong máu 126
4.7 Bàn về tác dụng của giáng chỉ tiêu khát linh và một số bài thuốc y
học cổ truyền trong điều trị đái tháo đƣờng có rối loạn lipid máu 127
4.8 Bàn về liều dùng của giáng chỉ tiêu khát linh 130
KẾT LUẬN 131
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại rối loạn lipid máu theo Fredrickson có bổ sung 8
Bảng 2.1. Công thức bài thuốc 42
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến thể trọng thỏ 58

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến số lượng hồng cầu
trong máu thỏ 58
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến hàm lượng huyết sắc
tố trong máu thỏ 59
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến hematocrit trong
máu thỏ 59
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến thể tích trung bình hồng cầu 59
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến số lượng bạch cầu
trong máu thỏ 60
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến công thức bạch cầu
trong máu thỏ 60
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến số lượng tiểu cầu
trong máu thỏ 61
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến hoạt độ AST trong
máu thỏ 61
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến hoạt độ ALT trong
máu thỏ 62
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến nồng độ albumin trong
máu thỏ 62
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến nồng độ cholesterol
trong máu thỏ 63
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến nồng độ bilirubin toàn
phần trong máu thỏ 63
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của Giáng chỉ tiêu khát linh đến nồng độ creatinin
trong máu thỏ 64
Bảng 3.15. Tác dụng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên mức glucose máu chuột
cống trắng bình thường 69
Bảng 3.16. Tác dụng trên mức glucose máu của Giáng chỉ tiêu khát linh liều
840mg và 1260mg ở chuột cống trắng đái tháo đường týp 2 70
Bảng 3.17 Ảnh hưởng chế độ ăn giàu chất béo lên cân nặng chuột cống trắng 71

Bảng 3.18. Ảnh hưởng chế độ ăn giàu chất béo trên các chỉ số lipid máu chuột
cống trắng 72
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chế độ ăn giàu chất béo trên nồng độ TAS huyết
tương, hoạt độ SOD, GPx ở chuột cống trắng có chế độ ăn giàu lipid 73
Bảng 3.20 Ảnh hưởng chế độ ăn giàu chất béo lên cân nặng chuột cống trắng 74
Bảng 3.21. Tác dụng dự phòng RLLPM của Giáng chỉ tiêu khát linh trên các
chỉ số lipid máu chuột cống trắng sau 30 ngày nghiên cứu 75
Bảng 3.22. Tác dụng dự phòng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên các chỉ số
lipid máu chuột cống trắng sau 60 ngày nghiên cứu 75
Bảng 3.23. Tác dụng dự phòng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên chỉ số TAS
huyết tương, hoạt độ SOD và GPx ở chuột cống trắng có chế độ ăn
giàu lipid 77
Bảng 3.24. Cân nặng của chuột điều trị và không được điều trị GCTKL 78
Bảng 3.25. Tác dụng điều trị RLLPM của Giáng chỉ tiêu khát linh ở chuột
cống trắng sau 30 ngày điều trị liều 840mg và 1260mg 79
Bảng 3.26. Tác dụng điều trị RLLPM của Giáng chỉ tiêu khát linh ở chuột
cống trắng sau 60 ngày điều trị liều 840mg và 1260mg 79
Bảng 3.27. Tác dụng điều trị của Giáng chỉ tiêu khát linh trên nồng độ TAS
huyết tương, hoạt độ SOD và GPx ở chuột cống trắng có chế độ ăn
giàu lipid 81
Bảng 3.28. Nồng độ glucose máu của các lô chuột được gây đái tháo đường 82
Bảng 3.29. Cân nặng của chuột đái tháo đường được điều trị và không được
điều trị bằng Giáng chỉ tiêu khát linh 82
Bảng 3.30. Tác dụng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên nồng độ glucose máu
chuột cống trắng đái tháo đường sau 30 và 60 ngày điều trị 83
Bảng 3.31. Tác dụng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên nồng độ lipid máu
chuột cống trắng đái tháo đường sau 30 ngày điều trị 84
Bảng 3.32. Tác dụng của Giáng chỉ tiêu khát linh trên nồng độ lipid máu
chuột cống trắng đái tháo đường sau 60 ngày điều trị 85
Bảng 3.33. Tác dụng điều trị của Giáng chỉ tiêu khát linh trên nồng độ TAS

huyết tương và hoạt độ SOD, GPx ở chuột cống trắng đái tháo đường
týp 2 87

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại các lipoprotein 5
Hình 1.2. Chuyển hoá lipoprotein nội và ngoại sinh 7
Hình 1.3. Chuyển hoá glucose theo con đường polyol 15
Hình 1.4. Cơ chế duy nhất gây tổn thương tế bào do tăng glucose máu 18
Hình 1.5. Vai trò của lipid và lipoprotein trong vữa xơ động mạch 20
Hình 1.6. Sơ đồ tóm tắt cơ chế bệnh sinh chứng tiêu khát 24
Hình 3.1: Hình thái vi thể gan thỏ lô chứng sau 8 tuần 65
Hình 3.2: Hình thái vi thể gan thỏ lô chứng sau 8 tuần 65
Hình 3.3: Hình thái vi thể gan thỏ lô trị 1 sau 8 tuần uống thuốc 66
Hình 3.4: Hình thái vi thể gan thỏ lô trị 2 sau 8 tuần uống thuốc 66
Hình 3.5: Hình thái vi thể gan thỏ lô trị 2 sau 8 tuần uống thuốc 66
Hình 3.6: Hình thái vi thể thận thỏ lô chứng sau 8 tuần 67
Hình 3.7: Hình thái vi thể thận thỏ lô chứng sau 12 tuần 67
Hình 3.8: Hình thái vi thể thận thỏ lô trị 1 sau 8 tuần uống thuốc 68
Hình 3.9: Hình thái vi thể thận thỏ lô trị 2 sau 8 tuần uống thuốc 68
Hình 3.10: Hình thái vi thể thận thỏ lô trị 2 sau 8 tuần uống thuốc 68
Hình 3.11: Hình thái vi thể động mạch chủ chuột lô chứng sau 90 ngày
nghiên cứu 90
Hình 3.12: Hình thái vi thể động mạch chủ chuột lô 1 gây rối loạn lipid
sau 90 ngày nghiên cứu 90
Hình 3.13: Hình thái vi thể động mạch chủ chuột lô 4 gây rối loạn lipid sau
60 ngày điều trị GCTKL 840mg/kg 90
Hình 3.14: Hình thái vi thể động mạch chủ chuột lô 5 gây rối loạn lipid sau
60 ngày điều trị GCTKL 1260mg/kg 91
Hình 3.15: Hình thái vi thể động mạch chủ chuột lô 6 rối loạn lipid gây ĐTĐ

sau 90 ngày nghiên cứu 91
Hình 3.16: Hình thái vi thể động mạch chủ chuột lô 7 rối loạn lipid gây ĐTĐ
sau 60 ngày điều trị GCTKL 840mg/kg 91
Hình 3.17: Hình thái vi thể động mạch chủ chuột lô 8 rối loạn lipid gây ĐTĐ
sau 60 ngày điều trị GCTKL 1260mg/kg 92
Hình 3.18: Hình thái vi thể mô tuỵ chuột lô 6 rối loạn lipid gây ĐTĐ không
uống thuốc sau 90 ngày nghiên cứu 92
Hình 3.19: Hình thái vi thể mô tuỵ chuột lô 6 rối loạn lipid gây ĐTĐ không
uống thuốc sau 90 ngày nghiên cứu 93
Hình 3.20: Hình thái vi thể mô tuỵ chuột lô 6 rối loạn lipid gây ĐTĐ không
được uống thuốc sau 90 ngày nghiên cứu 93
Hình 3.21: Hình thái vi thể mô tuỵ chuột lô 7 rối loạn lipid gây ĐTĐ sau 60
ngày điều trị GCTKL 840mg/kg 93
Hình 3.22: Hình thái vi thể mô tuỵ chuột lô 8 rối loạn lipid gây ĐTĐ sau 60
ngày điều trị GCTKL 1260mg/kg 94
Hình 3.23: Hình thái vi thể mô gan chuột lô 6 rối loạn lipid gây ĐTĐ không
được uống thuốc, sau 90 ngày nghiên cứu 94
Hình 3.24: Hình thái vi thể mô gan chuột lô 6 rối loạn lipid gây ĐTĐ không
được uống thuốc, sau 90 ngày nghiên cứu 95
Hình 3.25: Hình thái vi thể mô gan chuột lô 7 rối loạn lipid gây ĐTĐ được
uống GCTKL liều 840mg sau 90 ngày NC 95
Hình 3.26: Hình thái vi thể mô gan chuột lô 8 rối loạn lipid gây ĐTĐ được
uống thuốc GCTKL liều 1260 mg sau 90 ngày nghiên cứu 95
Hình 3.27: Hình thái vi thể mô thận chuột lô 6 rối loạn lipid gây ĐTĐ không
được uống thuốc sau 90 ngày nghiên cứu 96
Hình 3.28: Hình thái vi thể mô thận chuột lô 7 rối loạn lipid gây ĐTĐ được
uống thuốc GCTKL liều 840mg sau 90 ngày nghiên cứu 96
Hình 3.29: Hình thái vi thể mô gan chuột lô 8 rối loạn lipid gây ĐTĐ được
uống thuốc GCTKL liều 1260 mg sau 90 ngày nghiên cứu 96


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ mô hình thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn
giàu chất béo trên các chỉ số lipid, trạng thái chống oxy hóa trong
máu ở chuột cống trắng 49
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mô hình thực nghiệm đánh giá tác dụng dự phòng RLLPM
của GCTKL ở chuột cống trắng 50
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ mô hình thực nghiệm đánh giá tác dụng điều trị của GCTKL 51
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ mô hình thực nghiệm đánh giá tác dụng điều trị của
GCTKL ở chuột cống trắng gây ĐTĐ týp 2 53
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tổng quát mô hình thực nghiệm nghiên cứu tác dụng của
Giáng chỉ tiêu khát linh ở chuột cống trắng 54

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Nồng độ glucose máu ở chuột cống trắng đái tháo đường týp 2
uống Giáng chỉ tiêu khát linh liều 840mg/kg và 1260mg 71
Biểu đồ 3.2: Sự thay đổi nồng độ lipid huyết tương ở chuột cống trắng có chế độ
ăn giàu lipid sau 60 ngày uống dự phòng Giáng chỉ tiêu khát linh 76
Biểu đồ 3.3: Sự thay đổi nồng độ lipid huyết tương ở chuột cống trắng gây rối
loạn lipid máu sau 60 ngày điều trị GCTKL liều 840mg và 1260mg. 80
Biểu đồ 3.4: Nồng độ glucose máu ở chuột cống trắng gây đái tháo đường týp
2 điều trị bằng GCTKL liều 840mg và 1260mg 83
Biểu đồ 3.5: Sự thay đổi nồng độ lipid huyết tương ở chuột cống trắng gây đái
tháo đường týp 2 điều trị GCTKL liều 840mg và 1260mg 86
Biểu đồ 3.6: Hoạt độ GPx máu toàn phần ở chuột cống trắng gây trắng gây
đái tháo đường týp 2 điều trị GCTKL liều 840mg và 1260mg 88
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hoá là một chuỗi các yếu tố nguy cơ tim mạch và thay đổi

chuyển hoá liên quan với tình trạng tăng trọng lượng mỡ của cơ thể, trong đó rối loạn
lipid máu (RLLPM), rối loạn chuyển hoá (RLCH) carbohydrat, tăng huyết áp (THA)
và béo phì được coi là “bộ tứ chết người”; đó là những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây
vữa xơ động mạch (VXĐM), bệnh tim mạch và đột quỵ [3][29].
Bệnh lý mạch vành có vị trí hàng đầu trong bệnh lý tim mạch, tỷ lệ bệnh mạch
vành ở người đái tháo đường (ĐTĐ) cao gấp 2 đến 3 lần người không mắc bệnh ĐTĐ.
Thậm chí người có rối loạn dung nạp glucose (RLDNG), suy giảm dung nạp glucose
lúc đói (RLGLĐ) cũng đã có những RLLPM tương tự và mức độ nguy cơ với những
tai biến tim mạch của họ không khác gì so với những người mắc bệnh ĐTĐ [2]. Bệnh
ĐTĐ gia tăng hàng năm theo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Theo thống kê
của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2011 có khoảng 336,2 triệu người
mắc ĐTĐ và dự báo đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên đến trên 550 triệu người
(mức tăng trưởng là 51%). Bệnh ĐTĐ xảy ra khắp các châu lục, thường là ĐTĐ týp 2,
đặc biệt ở các nước phát triển [47].
Ở bệnh nhân ĐTĐ lâu năm, tình trạng tăng glucose máu, RLLPM (tăng LDL-
C, tăng triglycerid, giảm HDL-C) kéo dài dẫn đến nhiều những RLCH đan xen là
nguyên nhân chính gây VXĐM và để lại những hậu quả xấu đối với hệ tim mạch
gây nên nhiều các biến chứng mạn. Do vậy, các thuốc y học hiện đại (YHHĐ) và y
học cổ truyền (YHCT) điều trị ĐTĐ nhằm kiểm soát glucose máu, điều chỉnh
RLLPM để có thể giảm được nguy cơ tiến triển của các biến chứng và giảm nguy
cơ bệnh mạch vành, hạn chế tác dụng phụ của thuốc ngày càng trở nên cấp thiết và
luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học.
Các thuốc YHHĐ điều trị RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ còn nhiều hạn chế bởi
khi dùng thuốc kéo dài thường hay có những ảnh hưởng đến chức năng gan và
thận…[73][104] hơn nữa giá thành của thuốc khá cao. Do vậy, nhiều nhà khoa học ở
2
Việt Nam cũng như trên thế giới đang có xu hướng tìm kiếm và ứng dụng các thuốc
nguồn gốc tự nhiên có tác dụng điều trị ĐTĐ và hạn chế rối loạn lipid.
Theo lý luận của y học cổ truyền (YHCT), ĐTĐ có nhiều điểm tương đồng
với chứng tiêu khát và RLLPM tương ứng với chứng đàm thấp. Trên lâm sàng thì

RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ có nhiều điểm tương đồng với chứng tiêu khát thể có
đàm thấp. Bệnh phát sinh từ các tạng phế, tỳ và thận, phần nhiều là chứng âm hư do
bệnh tiến triển lâu ngày thương tổn đến phần âm và thường đi kèm chứng đàm thấp.
Vì vậy, việc kết hợp điều trị chứng tiêu khát và trừ đàm thấp trong YHCT là một
hướng điều trị RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ [10][11]. Cho đến nay có nhiều vị thuốc,
bài thuốc đã được nghiên cứu ứng dụng điều trị chứng tiêu khát và chứng đàm thấp.
Thuốc có nguồn gốc thảo mộc ít độc tính, một số đã được nhân giống trồng trong
nước nên giá thành rẻ, có thể dùng trong thời gian lâu dài.
“Giáng chỉ tiêu khát linh” được bào chế dựa trên cơ sở bài thuốc nghiệm
phương “Giáng chỉ thang” đã được sử dụng trên lâm sàng để điều trị chứng tiêu
khát có đàm thấp (RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ) [32]. Tuy nhiên, bài thuốc mới chỉ
được chứng minh hiệu quả bằng kinh nghiệm, chưa có bằng chứng khoa học xác đáng để
khẳng định. Do vậy, để có cơ sở khoa học chắc chắn khẳng định hiệu quả cũng như
tính an toàn của bài thuốc “Giáng chỉ tiêu khát linh”, đề tài:
Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm “Giáng chỉ tiêu khát linh”
điều trị rối loạn lipid máu trên động vật đái tháo đường týp 2 thực nghiệm
được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang “Giáng chỉ tiêu khát linh”
trên động vật thực nghiệm.
2. Nghiên cứu tác dụng của viên nang “Giáng chỉ tiêu khát linh” trên một số chỉ
số lipid, glucose và hệ thống chống oxy hoá trong máu ở động vật đái tháo
đường týp 2 thực nghiệm.



3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID, HOẠT ĐỘNG GỐC TỰ DO VÀ

VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH TRONG ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
1.1.1. Đái tháo đƣờng
ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển hóa với sự tăng glucose máu do thiếu
tuyệt đối hoặc tương đối insulin. Sự thiếu hụt insulin ảnh hưởng tới chuyển hóa
carbohydrat, protein và lipid; gây ra các rối loạn hằng định nội môi của nước và điện
giải. Sự mất bù chuyển hóa cấp tính có thể gây tử vong; rối loạn chuyển hóa mạn tính
gây ra các thay đổi về cấu trúc và chức năng một cách thường xuyên và không thể
đảo ngược đối với các tế bào và mô của cơ thể, trong đó hệ thống mạch máu đặc biệt
nhạy cảm. Sự thay đổi này dẫn đến các biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ [2].
ĐTĐ có thể xảy ra thứ phát sau các bệnh lý khác, ví dụ như viêm tụy mạn,
phẫu thuật tụy, tăng bài tiết các hormon đối kháng với insulin (hội chứng Cushing,
bệnh to đầu chi ). Tuy nhiên ĐTĐ thứ phát hiếm gặp. Phần lớn các trường hợp
ĐTĐ là tiên phát, được phân loại thành 2 týp. Týp 1 hay ĐTĐ phụ thuộc insulin
(insulin dependent diabetes mellitus - IDDM) là dạng ĐTĐ nặng, có biến chứng
nhiễm ceton nếu không được điều trị, thường gặp ở trẻ em và người trẻ. Bệnh
thường khởi phát một cách cấp tính, nồng độ insulin máu giảm hoặc không có do sự
phá hủy các tế bào  của đảo tụy. IDDM ít có tính chất gia đình nhưng có mối liên
quan rất rõ với một vài kháng nguyên phù hợp tổ chức như HLA - DR3 và DR4.
Týp 2 hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin (non insulin dependent diabetes mellitus-
NIDDM) thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi có béo phì, bệnh khởi phát từ
từ, hiếm khi gặp nhiễm ceton. Mặc dù bệnh biểu hiện không trầm trọng, nhưng các
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có nguy cơ cao phát triển các biến chứng mạch máu lớn và
vi mạch. Ở đa số các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, tế bào  đảo tuỵ không nhạy cảm với
glucose, dẫn tới sự bài tiết insulin suy giảm. Với các trường hợp khác, đặc biệt
người béo phì, nồng độ insulin máu phần lớn là bình thường (ở một số bệnh nhân
có thể tăng) và có sự không nhạy cảm của các mô với insulin (tình trạng kháng
insulin) [80].
4
1.1.2. Rối loạn chuyển hóa lipid trong đái tháo đƣờng
1.1.2.1. Lipid và lipoprotein trong máu

Thành phần lipid chính trong máu là acid béo tự do, triglycerid (TG), cholesterol
toàn phần (TC) gồm cholesterol tự do (FC) và cholesterol este (CE), các phospholipid
(PL). Vì không tan trong nước nên lipid trong huyết tương không lưu hành dưới dạng
tự do mà được gắn với protein đặc hiệu (apoprotein viết tắt là apo) tạo thành các phức
hợp lipoprotein (LP) vận chuyển trong máu và hệ bạch huyết [7][12][18].
* Cấu trúc, thành phần và phân loại lipoprotein:
Lipoprotein (LP) là những phần tử hình cầu, bao gồm phần nhân chứa đựng
những phân tử không phân cực là TG và CE, xung quanh bao bọc bởi lớp các phân
tử phân cực: PL, FC và các apolipoprotein (apo).
Có 5 loại lipoprotein chính theo tỷ trọng tăng dần khi siêu li tâm là: (1)
chylomicron (CM); (2) lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (very low density lipoprotein -
VLDL); (3) lipoprotein có tỷ trọng thấp (low density lipoprotein - LDL); (4)
lipoprotein có tỷ trọng cao (high density lipoprotein - HDL) là sản phẩm chuyển hóa
của VLDL tiền chất của LDL (bình thường có hàm lượng rất thấp trong huyết tương);
(5) LP có tỷ trọng trung gian (Intermediate-density-lipoprotein IDL) là sản phẩm
thoái hóa của VLDL trong máu được gọi là VLDL tàn dư (remnant) [4][19].
Lipoprotein (a) hay Lp(a) là loại lipoprotein không điển hình với chức năng
chưa biết. Lp(a) to và nặng hơn LDL nhưng có thành phần tương tự, ngoại trừ có
thêm apo (a). Nồng độ Lp(a) trong huyết tương thay đổi nhiều giữa các cá thể, trong
khoảng từ 0 - 100mg/dL và được xác định do yếu tố di truyền. Nồng độ Lp(a) tăng
cao là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh mạch vành.
Các apoprotein (apo) có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chuyển hóa của
lipoprotein. Trong quá trình chuyển hóa lipid, các apo có một số các chức năng: (1)
chức năng nhận biết các receptor đặc hiệu trên màng tế bào; (2) chức năng điều hòa,
hoạt hóa hoặc ức chế một số enzym và là chất cộng tác của enzym; (3) chức năng
giúp các LP được vận chuyển trong máu và bạch huyết. Khi tính tan của các LP bị
rối loạn hoặc sự vận chuyển chúng bị chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng các
phân tử có chứa nhiều lipid, một trong những yếu tố gây vữa xơ động mạch
[46][94][96].
5

Một số apo chính liên quan trực tiếp đến RLLPM [46][100]:
- Apo A: là thành phần cấu tạo của HDL, chủ yếu trong HDL mới sinh (được
tổng hợp ở gan). Nồng độ apo AI thấp là bệnh lý, phản ánh nguy cơ của bệnh tim mạch.
- Apo B 100 là protein cấu trúc chính trong VLDL và LDL, đóng vai trò chất
nhận diện các receptor màng tế bào đối với LDL, gắn với thụ thể LDL ở màng tế bào,
đưa LDL vào trong tế bào để cung cấp cholesterol cho tế bào. Apo B tham gia vào cơ
chế sinh bệnh của XVĐM và là nguyên nhân của nhiều bệnh lý tăng lipid máu. Apo
B, cholesterol cùng với VLDL và LDL là những yếu tố nguy cơ gây XVĐM. Tăng
apo B phản ánh sự thoái hóa cholesterol kém và sự ứ đọng cholesterol trong mô. Apo
B48 là protein cấu trúc chính trong CM, thiếu vị trí gắn với thụ thể của LDL.

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại các lipoprotein [100]
1.1.2.2. Chuyển hóa lipoprotein
LP được chuyển hóa theo hai con đường ngoại sinh và nội sinh với sự tham
gia của các enzyme và protein vận chuyển. Bốn enzyme LPL (lipoprotein lipase),
HL (hepatic lipase), LCAT (lecithin cholesterol acyl transferase) và EL (endothelial
lipase) đóng vai trò sinh lý quan trọng trong chuyển hoá lipoprotein. Cholesteryl
este transfer protein (CETP) là một protein vận chuyển đặc hiệu, làm tăng vận
chuyển CE giữa HDL và các lipoprotein giàu TG. Phospholipid transfer protein
(PLTP) có tác dụng làm tăng sự trao đổi phospholipid giữa các lipoprotein [46].
* Chuyển hoá lipid ngoại sinh
TG, TC, PL từ lipid thức ăn được hấp thu qua niêm mạc ruột non tạo thành
CM. CM theo các bạch mạch đến ống ngực, đổ vào hệ tuần hoàn ở tĩnh mạch trên
đòn, tới mô mỡ và cơ. Tại các mô, TG được tách ra nhờ enzym LPL thành glycerol
6
và acid béo, các acid béo được dự trữ hoặc được các mô sử dụng làm nguồn cung
cấp năng lượng. Quá trình này xảy ra liên tục làm cho CM bị mất TG và tạo thành
CM tàn dư giàu cholesterol. CM tàn dư được gắn bắt ở tế bào gan nhờ các thụ thể
đặc hiệu với apo B 48 và apo E có trong thành phần CM tàn dư. Đời sống của CM
rất ngắn, chỉ vài phút. Ở gan, cholesterol được chuyển thành acid mật và đào thải

theo đường mật xuống ruột non, một phần cholesterol và TG tham gia tạo VLDL.
VLDL này rời gan vào hệ tuần hoàn để bắt đầu con đường vận chuyển hay chuyển
hoá lipid nội sinh (còn gọi là chuyển hoá lipid ở mạch máu) [7][53][95].
* Chuyển hoá lipid nội sinh
Con đường này liên quan đến lipid chủ yếu có nguồn gốc từ gan. VLDL giàu
TG chứa apo B100, apo E và apo C được tạo thành ở gan (90%) và một phần ở ruột
(10%) vào máu đến các mô ngoại vi, tại đây TG bị tách ra do tác dụng của enzym
LPL, đồng thời apo C cũng được chuyển để tạo thành HDL. VLDL chỉ còn lại apo
B100 và apo E, kích thước bị giảm dần. Một enzym khác cũng tác động đến
cholesterol của VLDL là enzym LCAT từ gan vào huyết tương, enzym này xúc tác sự
vận chuyển acid béo từ lecithin để este hoá phân tử cholesterol tạo thành CE. Như
vậy, VLDL sau khi giải phóng TG, nhận thêm CE và mất đi apo C, chuyển thành IDL
- tiền chất của LDL. Ở điều kiện bình thường LCAT tạo ra 75-90% CE trong huyết
tương, phần CE còn lại của huyết tương do gan hoặc ruột sản xuất bởi enzym ACAT
(acyl - Co A cholesterol acyl transferase) của nội bào [7]. Do vậy, sự thiếu hụt LCAT
gây nên các rối loạn chuyển hóa LP [96].
Chuyển hoá của HDL và LDL:
+ Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL) trở lại gan, gắn vào các thụ thể đặc
hiệu (ApoB, E) ở màng tế bào và chịu tác dụng của lipase gan. Chuyển hoá của IDL
xảy ra rất nhanh: một phần IDL bị gan giữ lại, phần IDL còn lại trong tuần hoàn
được tách apo E để tạo thành LDL.
+ Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là chất vận chuyển chính cholesterol trong
máu, chủ yếu dưới dạng CE. LDL gắn với các thụ thể LDL nhận biết ApoB-100
trên màng tế bào gan (70%) và các màng tế bào khác của cơ thể (30%). Các LDL
được chuyển vào trong tế bào và thoái hóa trong lysosom, giải phóng FC.
7
Đại thực bào tạo ra từ các monocyt trong máu có thể bắt giữ LDL qua thụ thể
thu dọn. Quá trình này xảy ra ở các nồng độ LDL bình thường nhưng được tăng
cường khi nồng độ LDL tăng cao và bị biến đổi (LDL bị oxy hóa hoặc glycosyl hóa).
Sự bắt giữ LDL bởi đại thực bào ở thành động mạch là yếu tố quan trọng trong bệnh

sinh của VXĐM. Khi đại thực bào quá tải CE, chúng chuyển thành các tế bào bọt
(foam cell) – là thành phần tạo nên mảng vữa xơ [66][96].

Hình 1.2: Chuyển hoá lipoprotein nội và ngoại sinh [100]
+ Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được tổng hợp tại gan hoặc từ sự thoái hóa của
VLDL và CM trong máu. HDL có chức năng thu hút FC thừa ở các mô đưa về gan,
chuyển hóa thành acid mật và đào thải theo đường mật. HDL đóng vai trò loại trừ
cholesterol thừa, vì vậy nó được gọi là “cholesterol tốt” và là cơ chế chống VXĐM
quan trọng nhất. Khi nồng độ apo A cùng với nồng độ HDL- C tăng, chứng tỏ sự
chuyển hoá tốt và sự đào thải tốt cholesterol, các chỉ số này giảm chứng tỏ sự bài xuất
cholesterol kém và sự ứ đọng cholesterol ở mô [7][53][67][96].
Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và thoái hoá lipid diễn ra cân bằng
nhau và phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể, vì thế duy trì được sự ổn định về nồng độ lipid
và LP trong máu. Khi có sự bất thường, các kiểu rối loạn chuyển hoá lipid sẽ xảy ra.
LPL: lipoprotein lipase; FFA : free fatty acids; VLDL : very low density lipoproteins; IDL : intermediate-
density lipoproteins; LDL: low-density lipoproteins; LDLR : low-density lipoprotein receptor.
(Nguồn : Harisson -2005)
8
1.1.2.3. Rối loạn chuyển hóa lipoprotein
* Phân loại theo Fredrickson:
Năm 1965, Fredrickson căn cứ vào kỹ thuật điện di và siêu ly tâm các thành
phần lipid huyết thanh và phân thành 5 týp dựa trên những thay đổi của thành phần
LP. Cách phân loại này nhanh chóng được chấp nhận nhưng sau đó, người ta đề
nghị tách týp II thành týp IIa có tăng LDL đơn thuần và týp IIb có tăng LDL,
VLDL. Bảng phân loại này trở thành phân loại quốc tế của WHO từ năm 1970.
Bảng 1.1. Phân loại rối loạn lipid máu theo Fredrickson có bổ sung [45]
Týp
I
IIa
IIb

III
IV
V
Cholesterol

↑↑
↑↑

 / ↑
 / ↑
Triglycerid
↑↑↑

↑↑
↑↑
↑↑
↑↑↑
Lipoprotein
↑ CM
↑↑ LDL
↑ LDL
↑ VLDL
↑ IDL
↑ VLDL
↑ VLDL ↑
CM
Gây VXĐM
Không
+ + +
+ + +

+ + +
+
+
Chú thích: ┴ = bình thường, ↑ = tăng vừa, ↑↑= tăng nhiều, ↑↑↑ = rất tăng
RLLPM có thể tiên phát do di truyền hoặc thứ phát sau các bệnh khác như béo
phì, nghiện rượu, những rối loạn nội tiết (ĐTĐ, suy giáp trạng, ), hội chứng thận
hư, suy thận mạn, sau dùng kéo dài một số thuốc (các loại glucocorticoid, thuốc lợi
tiểu,…) [12].
* Chế độ ăn và sự rối loạn chuyển hoá lipoprotein
Người ta thấy có mối tương quan thuận giữa mức tiêu thụ chất béo bão hòa với
nồng độ cholesterol máu: những dân tộc có thói quen ăn nhiều mỡ có hàm lượng
cholesterol máu cao hơn những dân tộc có thói quen ăn ít mỡ, đồng thời những bệnh lý
có liên quan tới tăng lipid máu như VXĐM, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim có tần
xuất mắc tăng rõ rệt ở quần thể dân tộc ăn nhiều mỡ. Điều chỉnh chế độ ăn là một trong
các biện pháp quan trọng của điều trị rối loạn lipid máu [95][96].
1.1.2.4. Rối loạn chuyển hóa lipid trong đái tháo đường
Các đặc điểm chung nhất của rối loạn chuyển hóa lipid trong bệnh ĐTĐ là
TG máu tăng, HDL-C giảm và xuất hiện các phần tử LDL nặng và nhỏ hơn (tỷ
trọng tăng và kích thước nhỏ hơn). Những thay đổi này thường kèm theo sự tăng

×