Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 209 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THẢO NGUYÊN

DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
TRONG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THẢO NGUYÊN

DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
TRONG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mã số: 62.14.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THÀNH HƢNG
TS. NÔNG KHÁNH BẰNG

THÁI NGUYÊN - 2017




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong một
công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận án
Lê Thảo Nguyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Thành Hƣng và
TS. Nông Khánh Bằng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn
thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám
hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý - Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ
Phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành
luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ giảng viên, cán bộ quản lý trƣờng
Đào tạo, Bồi dƣỡng Cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông đã động viên tinh
thần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những ngƣời thân và
bạn bè, đồng nghiệp, những ngƣời đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt
những năm qua để tôi có thể hoàn thành luận án này.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận án
Lê Thảo Nguyên



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................ vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3
6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 5
8. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................... 7
9. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 8
10. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG
LỰCTRONG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG ............................................................................................. 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài .......................................................... 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam........................................................... 12
1.2. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm dạy học .......................................................................................... 17
1.2.2. Khái niệm năng lực ......................................................................................... 19

1.2.3. Khái niệm tiếp cận năng lực............................................................................ 20
1.2.4. Khái niệm dạy học theo tiếp cận năng lực ...................................................... 22
1.2.5. Khái niệm dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ quản
lý ngành Thông tin và Truyền thông ........................................................................ 23
1.3. Một số vấn đề lý luận của dạy học theo tiếp cận năng lực ................................ 24
1.3.1. Đặc điểm của hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực ................................. 24


iv
1.3.2. Các nhiệm vụ của dạy học theo tiếp cận năng lực .......................................... 26
1.3.3. Các nguyên tắc dạy học theo tiếp cận năng lực .............................................. 27
1.3.4. Vai trò của ngƣời dạy và ngƣời học trong dạy học theo tiếp cận năng lực .... 31
1.4. Một số vấn đề lý luận của dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng
cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông .................................................... 32
1.4.1. Yêu cầu đối với dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ
quản lí ngành Thông tin và Truyền thông ................................................................. 32
1.4.2. Mục tiêu dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý
ngành Thông tin và Truyền thông ............................................................................. 33
1.4.3. Nội dung dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý
ngành Thông tin và Truyền thông ............................................................................. 34
1.4.4. Phƣơng pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ
quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ................................................................ 36
1.4.5. Hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán
bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ........................................................... 39
1.4.6. Đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ
quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ................................................................ 41
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng
cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông .................................................... 45
1.5.1. Yếu tố chủ quan .............................................................................................. 45
1.5.2. Yếu tố khách quan ........................................................................................... 46

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 49
Chƣơng 2:THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
TRONG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG TẠI TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ
QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ................................................ 50
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ........................................................................ 50
2.1.1 Khái quát về Trƣờng Đào tạo, Bồi dƣỡng cán bộ quản lý Thông tin và
Truyền thông ............................................................................................................. 50
2.1.2. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 50
2.1.3. Nội dung khảo sát............................................................................................ 50
2.1.4. Đối tƣợng khảo sát .......................................................................................... 51
2.1.5. Phƣơng pháp khảo sát ..................................................................................... 51


v
2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................................. 53
2.2.1. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng ở trƣờng Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
quản lý Thông tin và Truyền thông ........................................................................... 53
2.2.2.Thực trạng về mục tiêu dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành
Thông tin và Truyền thông ........................................................................................ 57
2.2.3. Thực trạng nội dung dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành
Thông tin và Truyền thông ........................................................................................ 60
2.2.4. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản
lý ngành Thông tin và Truyền thông ......................................................................... 62
2.2.5.Thực trạng mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong bồi
dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ......................................... 64
2.2.6. Thực trạng đánh giá kết quả dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý
ngành Thông tin và Truyền thông ............................................................................. 68
2.2.7. Đánh giá hiệu quả dạy học trong bồi dƣơng cán bộ quản lý ngành
Thông tin và Truyền thông ........................................................................................ 71

2.2.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ
quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ................................................................ 74
2.3. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................ 76
2.3.1. Những thành tựu.............................................................................................. 76
2.3.2. Những hạn chế ................................................................................................ 77
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 80
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
TRONG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG .................................................................................................. 81
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 81
3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu .................................................................................... 81
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................... 81
3.1.3. Bảo đảm tính hệ thống .................................................................................... 81
3.1.4. Bảo đảm tính hiệu quả..................................................................................... 82
3.2. Các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ
quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ................................................................ 82


vi
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng quy trình dạy học theo tiếp cận năng lực trong
bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ................................... 82
3.2.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi
dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ......................................... 86
3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế học liệu thích hợp với dạy học theo tiếp cận năng
lực trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành thông tin và Truyền thông ..................... 94
3.2.4. Biện pháp 4: Áp dụng các hình thức tổ chức dạy học, biện pháp, kĩ
thuật dạy học thích hợp với phát triển năng lực ngƣời học .................................... 101
3.2.5. Biện pháp 5: Thực hiện đánh giá tập trung vào quá trình để đảm bảo
phát triển đƣợc năng lực của học viên trong học tập .............................................. 117

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 121
3.2.7. Những điều kiện chung,cần thiết để thực hiện dạy học theo tiếp cận
năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông......... 122
3.3. Khảo nghiệm và thực nghiệm khoa học ........................................................... 128
3.3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp dạy học theo tiếp
cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông....... 128
3.3.1.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................... 128
3.3.1.2. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................... 128
3.3.1.3. Phƣơng pháp và kĩ thuật tiến hành ............................................................. 128
3.3.1.4. Đối tƣợng khảo nghiệm............................................................................. 129
3.3.1.5. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 129
3.3.2. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 133
3.3.2.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm sƣ phạm ............................................ 133
3.3.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................... 134
3.3.2.3. Xử lý kết quả thực nghiệm ......................................................................... 137
3.3.2.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 137
3.3.2.5. Một vài ý kiến bàn luận của tác giả ........................................................... 146
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................ 147
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 148
1. Kết luận ............................................................................................................... 148
2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152
PHẦN PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BD


: Bồi dƣỡng

CBQL

: Cán bộ quản lý

ĐC

: Đối chứng

DH

: Dạy học

ĐTB

: Điểm trung bình

GV

: Giảng viên

HĐBD

: Hoạt động bồi dƣỡng

HV

: Học viên


ND

: Nội dung

NDBD

: Nội dung bồi dƣỡng

NDDH

: Nội dung dạy học

NL

: Năng lực

NLSP

: Năng lực sƣ phạm

PPDH

: Phƣơng pháp dạy học

TN

: Thực nghiệm

TT&TT


: Thông tin và Truyền thông


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về thực trạng mục tiêu dạy
học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ..... 57
Bảng 2.2. Đánh giá của học viên về thực trạng mục tiêu dạy học trong bồi
dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông........................ 59
Bảng 2.3. Đánh giá của cán bộ quản lý hoạt động bồi dƣỡng và giảng viên về
nội dung dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin
và Truyền thông ....................................................................................... 60
Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, học viênvề mức độ sử
dụng phƣơng pháp dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành
Thông tin và Truyền thông ...................................................................... 62
Bảng 2.5. Đánh giá của học viên về mức độ sử dụng phƣơng phápdạy học
trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ........ 63
Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý hoạt động bồi dƣỡng, giảng viên về
thực trạng, mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong bồi
dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông........................ 65
Bảng 2.7. Đánh giá của học viên về thực trạng mức độ, sử dụng các hình thức
tổ chức dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và
Truyền thông ............................................................................................ 66
Bảng 2.8. Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý về mức độ sử dụng phƣơng
pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học..................................................... 69
Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về mức độ đảm bảo các yêu
cầu trong đánh giá kết quả dạy học ......................................................... 70
Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về hiệu quả dạy học trong
bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ................. 71

Bảng 2.11. Đánh giá của học viên về hiệu quả dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ
quản lý ngành Thông tin và Truyền thông .............................................. 72
Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về các yếu tố ảnh
hƣởng đến dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông
tin và Truyền thông .................................................................................. 74


vi
Bảng 2.13. Đánh giá của học viên về các yếu tố ảnh hƣởng đến dạy học
trongbồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ......... 74
Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các biện pháp đề xuất (n=80) ........................ 129
Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất (n= 80) ....................... 131
Bảng 3.3. Mô tả những tham số thống kê kết quả đánh giá đầu vàocủa lớp
Thực nghiệm và lớp Đối chứng trƣớc thực nghiệm .............................. 138
Bảng 3.4: So sánh giá trị trung bình đánh giá kết quả đầu vàocủa học viên
trƣớc thực nghiệm .................................................................................. 139
Bảng 3.5. Mô tả những tham số thống kê kết quả đánh giá năng lựccủa học
viên trƣớc thực nghiệm .......................................................................... 140
Bảng 3.6: So sánh giá trị trung bình đánh giá năng lực của học viên lớp thực
nghiệm và đối chứng trƣớc thực nghiệm ............................................... 141
Bảng 3.7. Mô tả những tham số thống kê kết quả đánh giá kiến thức của học
viên sau thực nghiệm ............................................................................. 142
Bảng 3.8: So sánh giá trị trung bình đánh giá kiến thứccủa học viên lớp thực
nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm .................................................. 142
Bảng 3.9: So sánh giá trị trung bình đánh giá kiến thức của học viên lớp thực
nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm.......................................................... 143
Bảng 3.10: So sánh giá trị trung bình đánh giá năng lựccủa học viên lớp thực
nhiệm và đối chứng sau thực nghiệm .................................................... 145



vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá về việc thực hiện nội dung dạy học trong bồi dƣỡng cán
bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông ..................................... 61
Biểu đồ 2.2. So sánh về mức độ sử dụng phƣơng pháp dạy học .............................. 63
Biểu đồ 2.3. So sánh mức độ đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và học
viên về sử dụng các hình thức tổ chức dạy học.................................. 67
Biểu đồ 2.4. So sánh mức độ đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và học
viên về kết quả dạy học ....................................................................... 73
Hình 3.1. Quy trình dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ
quản lý ngành Thông tin và Truyền thông .......................................... 84
Hình 3.2: Sơ đồ lập kế hoạch dạy học theo tiếp cận năng lực .................................. 88
Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết của các biện pháp ..................................................... 131
Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp ........................................................ 132
Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá kiến thức đầu vào của lớp thực nghiệm và
đối chứng .......................................................................................... 138
Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá năng lực của học viên trƣớc thực nghiệm .................. 140
Biểu đồ 3.5. Kết quả đánh giá kiến thức của học viên sau thực nghiệm .................... 141
Biểu đồ 3.6. Kết quả đánh giá năng lực của học viên sau thực nghiệm ..................... 144


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong phát triển
giáo dục nƣớc ta đã đƣợc tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN
lần thứ XI (2011) và lần thứ XII (2016) và Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 (2012). Vấn đề hiện nay là làm thế nào để những định hƣớng
đó đƣợc thực thi hiệu quả trong giáo dục.
1.2. Đào tạo, bồi dƣỡng theo tiếp cận năng lực là một trong những cách tiếp

cận hiện đại và hiệu quả, góp phần chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hoạt
động giáo dục và đào tạo trên thế giới nhấn mạnh năng lực ở nhiều phƣơng diện: Kết
quả đào tạo (đầu ra) là năng lực chuyên nghiệp cốt lõi của ngành nghề nhất định và
năng lực phát triển cá nhân, không chấp nhận những năng lực chung chung. Đánh
giá kết quả đào tạo là đánh giá năng lực, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn nghề nghiệp và đƣợc xác định bởi chính nhà sử dụng nhân lực.
Phát triển năng lực của ngƣời học đảm bảo cho quá trình đào tạo đáp ứng
đƣợc nhu cầu của xã hội. Để phát triển năng lực, trƣớc hết dạy học phải dựa vào
năng lực nền tảng và tiềm tàng ở cá nhân (quan điểm của L.X. Vygotsky về Vùng
cận phát triển). Đó chính là hình thức cụ thể của dạy học hƣớng vào ngƣời học. Dạy
học một mặt giúp họ phát triển năng lực mới nhƣng lại phải dựa vào chính năng lực
hiện tại của họ [81].
Nguồn lực đào tạo rốt cuộc cũng không tách rời năng lực. Từ giảng viên,
chuyên gia cho đến hạ tầng kĩ thuật, học liệu, quản lí, thông tin và nói chung mọi
nguồn nhân lực, vật lực chẳng qua đều là những chỉ số năng lực của cơ sở đào tạo.
Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại bao gồm ba nhóm cơ bản: Nhóm kĩ năng
nhận thức học tập, nhóm kĩ năng giao tiếp và quan hệ học tập, nhóm kĩ năng quản lí
học tập. Xem xét các kĩ năng thành phần của mỗi nhóm, chúng ta thấy ở nhóm nào
cũng có kĩ năng liên quan đến năng lực của ngƣời học. Nhƣ vậy dạy học theo tiếp cận
năng lực trong công tác bồi dƣỡng cán bộ là một yêu cầu cấp thiết nhƣng cho đến nay
chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Song về lí thuyết, cách tiếp cận này đặc biệt mang lại
lợi ích cho ngƣời học, vì nó vừa dựa vào, vừa phát triển năng lực của họ.
1.3. Bên cạnh những mô hình đào tạo theo năng lực nhƣ DACUM, module
hóa trong giáo dục nghề… hoặc những mô hình đánh giá kết quả học tập nhƣ PISA,


2
TIMS trong giáo dục phổ thông, đã trở thành phổ biến trên thế giới, thì khoa học giáo
dục vẫn đang không ngừng tìm kiếm những cách giải quyết mới và hiệu quả hơn đối
với vấn đề dạy học theo tiếp cận năng lực. Nhất là trong môi trƣờng bồi dƣỡng cán bộ

đƣơng nhiệm ở nƣớc ta thì vấn đề này hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu chuyên biệt.
Một số công trình khoa học của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam từ năm 2011 đến
nay và của một số trƣờng đại học về giáo dục theo tiếp cận năng lực chủ yếu giành
cho giáo dục phổ thông, giáo dục nghề, giáo dục đại học chính qui, chứ chƣa quan
tâm đến loại hình giáo dục tƣơng đối khác biệt là bồi dƣỡng cán bộ quản lí.
1.4. Tiếp cận năng lực trong quá trình đào tạo tuy đã trở thành truyền thống
trong giáo dục thế giới nhƣng là xu hƣớng mới trong giáo dục nƣớc ta. Nếu chúng
ta áp dụng tiếp cận này một cách có hiệu quả vào dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ
thì có thể nâng cao đƣợc chất lƣợng của đội ngũ cán bộ quản lí một cách rõ rệt trên
cơ sở năng lực nền tảng của họ.
Dạy học là một hoạt động giữ vai trò then chốt trong việc giáo dục và phát triển
năng lực ngƣời học. Cho dù tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng thế nào mà dạy học trong đó
không tốt thì khó có thể hình thành và phát triển năng lực của ngƣời học. Dạy học dựa
vào năng lực hay dạy học theo tiếp cận năng lực thực sự đang là vấn đề thực tiễn cấp
thiết của giáo dục nƣớc ta, trƣớc hết của lĩnh vực giáo dục sau phổ thông.
Tuy nhiên trong thực tế đào tạo vẫn có nhiều điều chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu
của xã hội. Tại sao vẫn còn đó những cán bộ chƣa đáp ứng yêu cầu chuyên môn,
chƣa tinh thông trong cách xử lí công việc, chƣa có kĩ năng phù hợp với đặc thù công
việc của mình, chƣa có thái độ chuẩn mực trong hành vi làm việc. Vậy đây lí do là gì,
lí do là công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của chúng ta còn nhiều tồn tại.
1.5. Ngành TT & TT là một ngành mới có tốc độ phát triển rất nhanh, có
nhiệm vụ chính trị lớn trong sự phát triển kinh tế cũng nhƣ giữ vững an ninh trong
đời sống xã hội. Nhƣng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đang còn nhiều bất cập
chƣa theo kịp với xu thế của khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Điều này đang là trăn
trở của những nhà quản lí trong ngành.
Trong bối cảnh thực tiễn và lí luận nhƣ vậy, vấn đề dạy học theo tiếp cận
năng lực trong bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lí đƣơng nhiệm rất cần đƣợc quan
tâm và giải quyết trong những nghiên cứu cụ thể và phù hợp. Đó cũng là vấn đề có
ý nghĩa đối với các ngành nói chung chứ không chỉ riêng với ngành TT & TT. Vì



3
vậy tôi chọn đề tài: “Dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng cán bộ quản
lý ngành Thông tin và Truyền thông” để thực hiện việc nghiên cứu luận án tiến sĩ
Lý luận và lịch sử giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng CBQL
ngành TT & TT nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng CBQL đáp ứng
yêu cầu phát triển nhanh mạnh của ngành TT&TT.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Bản chất mối quan hệ giữa dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành
TT&TT và phát triển năng lực của cán bộ quản lý ngành TT&TT nhƣ thế nào?
Còn tồn tại, hạn chế gì trong hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực tại
Trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.
Muốn phát triển đƣợc năng lực của ngƣời học thì dạy học theo tiếp cận năng
lực trong Bồi dƣỡng CBQL ngành TT&TT đƣợc thực hiện theo nguyên tắc và biện
pháp nào?
Những yếu tố nào ảnh hƣởng quyết định đến chất lƣợng dạy học trong bồi
dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT&TT?
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT & TT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý
ngành TT & TT.
5. Giả thuyết khoa học
Trên thực tế, dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT&TT còn
nhiều hạn chế dẫn đến chất lƣợng bồi dƣỡng chƣa cao. Nếu các biện pháp dạy
học nhƣ: khai thác, phát triển năng lực ngƣời học; tổ chức thiết kế học liệu dƣới
dạng năng lực và đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học mang tính trải nghiệm

có thể xác định đƣợc trình tự tiến hành dạy học theo tiếp cận năng lực thì sẽ nâng
cao đƣợc chất lƣợng dạy học từng chuyên đề, qua đó nâng cao chất lƣợng bồi
dƣỡng CBQL đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh mạnh của ngành TT&TT.


4
6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1.1. Xây dựng cơ sở lý luận của dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng
cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông
6.1.2. Khảo sát thực trạng dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng cán bộ
quản lý ngành Thông tin và Truyền thôngtại trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản
lý Thông tin và Truyền thông
6.1.3. Đề xuất các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực và tổ chức thực nghiệm
khoa học trong bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông
6.2. Phạm vi nghiên cứu
6.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực đƣợc giới hạn trong điều kiện
bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT & TT, áp dụng cho các chƣơng trình bồi dƣỡng
theo chuẩn chức danh nghề nghiệp, có quy định chƣơng trình khung từ Bộ Thông
tin và Truyền thông.
- Các biện pháp này do giảng viên thiết kế và thực hiện trong dạy học.
6.2.2. Khách thể điều tra
- 30 giảng viên thực hiện công tác dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý
ngành TT & TT.
- 30 CBQL công tác bồi dƣỡng tại Trƣờng Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản
lý Thông tin và Truyền thông
- 300 học viên là cán bộ quản lý ngành TT & TT thuộc các Cục, Vụ, Viện,
Trung tâm, Văn phòng, các Trƣờng do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
6.2.3. Phạm vi thực nghiệm

- Thực nghiệm trên mẫu 35 học viên cán bộ quản lý cơ quan báo chí theo kĩ
thuật đối chứng tại Trƣờng Đào tạo, Bồi dƣỡng cán bộ quản lý Bộ Thông tin và
Truyền Thông.
- Thực nghiệm đƣợc giới hạn ở chuyên đề “Đạo đức nghề nghiệp và trách
nhiệm xã hội của nhà báo”.


5
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống cho phép nhìn nhận một cách sâu sắc, toàn diện và khách
quan về quá trình dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT&TT, thấy
đƣợc mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành quá trình dạy học và thấy đƣợc mối
quan hệ của quá trình trên với các đối tƣợng khác trong hệ thống lớn hơn. Cụ thể:
- Nghiên cứu dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT&TT một
cách toàn diện dựa vào sự phân tích đối tƣợng thành nhiều bộ phận có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau.
- Nghiên cứu dạy học trong điều kiện của môi trƣờng bồi dƣỡng cán bộ quản
lý ngành TT&TT với những đặc trƣng riêng.
- Nghiên cứu dạy học trong mối quan hệ hợp tác giữa giảng viên và học viên
(cán bộ quản lý ngành TT&TT).
- Trình bày kết quả nghiên cứu rõ ràng, khúc chiết theo một hệ thống chặt
chẽ, có tính logic cao.
7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Thực tiễn giáo dục là nguồn gốc, động lực thúc đẩy quá trình triển khai
nghiên cứu và là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả nghiên cứu. Cụ thể:
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi
dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT&TT phải dựa trên khảo sát thực trạng quá trình bồi
dƣỡng, thực trạng trình độ năng lực ngƣời học và nhu cầu của họ.

- Các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực phải phù hợp với đặc trƣng
của bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT&TT, mang tính khả thi và hiệu quả.
7.1.3. Quan điểm tiếp cận dựa trên năng lực
Tƣ tƣởng và cách tiếp cận dạy học hƣớng vào ngƣời học, dựa vào ngƣời
học và tích cực hóa học tập để huy động kinh nghiệm và năng lực nền tảng của
ngƣời học.
Dạy học chuyển từ tiếp cận mục tiêu - nội dung sang tiếp cận mục tiêu - năng
lực. Trong đó, các mục tiêu dạy học phải đƣợc xác định dựa trên khung năng lực.
Nhƣ vậy, trƣớc hết cần nghiên cứu xác định khung năng lực của cán bộ quản lý


6
ngành TT&TT làm cơ sở để thiết kế mục tiêu dạy học, chƣơng trình, kế hoạch dạy
học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học, hƣớng tới phát triển năng lực cho ngƣời
học (cán bộ quản lý ngành TT&TT).
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phƣơng pháp phân tích và khái quát hóa lý luận để xây dựng hệ thống khái
niệm và quan điểm cơ bản.
- Phƣơng pháp tổng quan lý luận để xây dựng tƣ liệu khoa học.
- Phƣơng pháp lịch sử - logic để hệ thống hóa tƣ liệu, quan niệm khoa học và
xác định khung lí thuyết của nghiên cứu.
Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận nhằm hệ thống hóa các quan điểm các
kết luận đã có từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và đƣa ra một số
luận điểm của tác giả trong quá trình nghiên cứu vấn đề.
Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận nhằm phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa các nguồn tài liệu, văn bản trong và ngoài nƣớc để tìm hiểu các khái niệm, các
thuật ngữ, liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó tổng hợp kiến thức để tạo ra hệ thống
thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề lý luận từ đó hiểu đƣợc đầy đủ,
toàn diện các khái niệm, các thuật ngữ liên quan đến đề tài.

7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi xây dựng bảng hỏi với hệ
thống các câu hỏi đóng và mở dành cho đối tƣợng là giảng viên, cán bộ quản lý, học
viên tham gia các khóa bồi dƣỡng nhằm thu thập thông tin trên diện rộng về thực
trạng dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT&TT.
- Phƣơng pháp quan sát: Chúng tôi quan sát thái độ và biểu hiện của học
viên, giảng viên trong quá trình dạy học để có thêm thông tin nhằm đánh giá thực
trạng dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT&TT. Quan sát sự thay đổi
về thái độ, hành vi học tập của học viên trong quá trình tham gia thực nghiệm, ghi
lại nhật ký quan sát theo các tiêu chí xác định, từ đó đánh giá hiệu quả và tính khả
thi của các biện pháp đề xuất trong luận án.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Chúng tôi trao đổi trực tiếp với giảng viên và học
viên tham gia các khóa bồi dƣỡng bằng hệ thống các câu hỏi nhằm có thêm thông


7
tin định tính đánh giá thực trạng dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành
TT&TT. Đặc biệt, sử dụng phƣơng pháp này để có thêm thông tin nhằm tìm ra
nguyên nhân của thực trạng.
- Phƣơng pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Chúng tôi tiến hành phân tích
các bài kiểm tra, bài tiểu luận của học viên, giáo án của giảng viên để cung cấp
thêm thông tin nhằm làm sáng tỏ thực trạng dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý
ngành TT&TT và có thêm thông tin để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của các
biện pháp trong thực nghiệm sƣ phạm.
- Phƣơng pháp thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm có đối chứng
để kiểm định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng
lực trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT&TT.
7.2.3. Các phương pháp khác
- Phƣơng pháp chuyên gia để tham vấn điều chỉnh phƣơng pháp nghiên cứu,
khung lý thuyết, đánh giá thực trạng và kết quả thực nghiệm.

- Phƣơng pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng toán thống kê để mô tả, phân
tích tƣ liệu và kết quả thực nghiệm.
8. Luận điểm bảo vệ
- Dạy học theo tiếp cận năng lực giúp hoạt động bồi dƣỡng cán bộ quản lý
ngành TT & TT đạt hiệu quả cao hơn, qua đó phát triển năng lực ngƣời học đáp ứng
đƣợc xu hƣớng đổi mới nhanh và mạnh của ngành.
- Dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT &
TT đƣợc tổ chức dựa trên năng lực và phát triển năng lực ngƣời học. Vì vậy, việc
xác định đúng mục tiêu phát triển năng lực của cán bộ quản lý ngành TT & TT
trong dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đây là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá
trình dạy học theo tiếp cận năng lực.
- Thực tế dạy học trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT & TT hiện
nay có nhiều đổi mới theo hƣớng phát huy tính tích cực của ngƣời học. Song
những chuyển biến đó chƣa có tính hệ thống và đồng bộ nên hiệu quả trong hoạt
động bồi dƣỡng chƣa cao.
- Những biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực là một chỉnh thể thống
nhất và đồng bộ, đƣợc đề xuất dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn. Điều


8
này mang đến tính khả thi cao trong điều kiện bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT
& TT hiện nay.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lý luận
- Cụ thể hóa lý luận về dạy học theo tiếp cận năng lực nói chung vào đối
tƣợng đặc thù là cán bộ quản lý ngành TT & TT trong quá trình bồi dƣỡng. Chỉ rõ
mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá
kết quả dạy học theo TCNL trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT & TT.
- Thiết kế và thực hiện đƣợc 5 biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực
trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT & TT đảm bảo tính hệ thống, hiệu quả,

phù hợp với đặc trƣng của hoạt động này.
9.2. Về thực tiễn
- Đánh giá đƣợc thực trạng dạy học theo tiếp cận năng lực và thực trạng các
yếu tố ảnh hƣởng tới bồi dƣỡng cán bộ quản lý ngành TT & TT ở Trƣờng Đào tạo,
bồi dƣỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.
- Xây dựng quy trình thực nghiệm và thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề
“Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo” nhằm phát triển năng lực
quản lý và xử lý thông tin báo chí cho ngƣời học.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng
cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông
Chƣơng 2. Thực trạng dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ
quản lý ngành Thông tin và Truyền thông tại Trƣờng đào tạo, Bồi dƣỡng cán bộ
quản lý Thông tin và Truyền thông
Chƣơng 3. Biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dƣỡng cán bộ
quản lý ngành Thông tin và Truyền thông


9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
TRONG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Những nghiên cứu về phát triển năng lực trong dạy học xuất hiện rất sớm
trong lịch sử giáo dục, ngay từ thời cổ đại với những tên tuổi các triết gia nhƣ
Socrate, Aristote, Platon, Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử. Tiếp đến thời kì

Trung cổ Châu Âu, nhiều nhà khoa học cũng xem xét vấn đề phát triển năng lực
(Decarter, Diterverg, Pestalotsy, Comensky, J. Rutso, v.v…) song thực sự chỉ quan
tâm đến phát triển trí tuệ. Từ thế kỉ 19 đến nửa thế kỉ 20, phát triển trí tuệ vẫn đƣợc
nhấn mạnh hơn cả. Thời đó phát triển năng lực hầu nhƣ đƣợc đồng nhất với phát
triển năng lực trí tuệ (Guilford, Bine-Simon, J. Piaget, R. Bruner, V.V. Zancov,
P.Ia. Galperin, V.V. Đavƣđov v.v…). Cuối thế kỉ 20 khoa học giáo dục, đặc biệt
tâm lí học giáo dục và tâm lí học phát triển đã mở rộng khái niệm năng lực - nó
không chỉ là trí tuệ, và xuất hiện những quan niệm mới về năng lực gắn với vấn đề
văn hóa (năng lực văn hóa), xã hội (năng lực xã hội), tình cảm (năng lực biểu cảm),
sự tồn sinh (kĩ năng sống), chƣa kể những thứ năng lực còn bí ẩn khác, trong đó có
những yếu tố thuộc tiềm thức hoặc vô thức.
Ngày nay, tiếp cận năng lực trong giáo dục là vấn đề khoa học có phạm vi rất
rộng lớn và tiêu biểu cho tƣ tƣởng giáo dục hiện đại. Nó đƣợc các nhà khoa học trên
thế giới thảo luận trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Cụ thể nhƣ sau:
1. Giáo dục dựa vào năng lực (Competency-based Education) hay Đào tạo
dựa vào năng lực (Competency-based Training) hoặc Học tập dựa vào năng lực
(Competency-based Learning) - bản chất tiếp cận này là cụ thể hóa triết lí giáo dục
hƣớng vào ngƣời học, trƣớc hết là năng lực của họ. Hƣớng vào ngƣời học là tƣ
tƣởng hiện đại mà nền tảng triết học đã đƣợc, Xavier Roegirs, L.X Vygotsky,
Dubois. D & Rothwell. W, John Dewey và J. Piaget xác lập có 2 khía cạnh: tận
dụng năng lực có sẵn và phát triển năng lực mới của ngƣời học trong quá trình dạy
học [80], [81], [85], [62], [89].


10
2. Đào tạo theo năng lực thực hiện (hay chƣơng trình dựa vào năng lực thực
hiện (Competency-based Training) - bản chất cũng nhƣ thế, song nhấn mạnh yếu tố
chƣơng trình trong đào tạo nghề, đƣợc phát triển trên cơ sở phân tích nghề và thị
trƣờng lao động (gọi là phân tích DACUM - Developing ACurriculum) [83], [85],
[86], [99]. Thuật ngữ năng lực thực hiện thƣờng đƣợc ngƣời Đức sử dụng để chỉ

khái niệm năng lực gắn chặt với công việc trong đào tạo nghề.
3. Đào tạo theo module (Modular Training hay Module-based Traning) - đó
là một trong những cách thức ứng dụng tiếp cận năng lực để tổ chức nội dung đào
tạo thành các đơn vị toàn vẹn có thể ghép với nhau và lắp ráp với nhau. Module hóa
đào tạo là xu thế nghiên cứu phổ biến trong đào tạo nghề và giáo dục chuyên
nghiệp. Thông thƣờng các module nghề tập trung vào kĩ năng nghề nghiệp hoặc kĩ
năng hành nghề [19], [92], [93], [93], [94].
4. Dạy học dựa vào phong cách học tập (Learning Style-based Teaching) - là
một hƣớng nghiên cứu tƣơng đối mới nổi lên từ những năm 1970. Bởi lẽ phong cách
học tập tích hợp cả khí chất, nét tính cách, tình cảm và năng lực nên dạy học theo
phong cách học tập cũng là một chiến lƣợc dạy học phân hóa theo tiếp cận năng lực.
Thí dụ phổ biến nhất hiện nay là các chiến lƣợc dạy học dựa vào lí thuyết đa trí tuệ.
5. Nghiên cứu những khía cạnh tƣơng đối cụ thể trong giáo dục nhƣ đánh giá
dạy học, phát triển chƣơng trình, lập kế hoạch, giám sát, phát triển giáo viên và nhà
quản lý giáo dục, phát triển học liệu, thiết kế dạy học v.v… theo tiếp cận năng lực.
Đặc biệt có ý nghĩa là những nghiên cứu và khuyến cáo do UNESCO, UNDP, WB
và ADB về phát triển chƣơng trình trong giáo dục ngƣời lớn, xóa mù chữ, phổ cập
giáo dục, quản lí trƣờng học, đánh giá và giám sát dựa vào kết quả, quản lí dự án
giáo dục v.v… [102].
Theo những nghiên cứu quốc tế, tiếp cận năng lực trong giáo dục luôn dẫn đến
nghiên cứu và phát triển các khung năng lực khác nhau - chỗ dựa của dạy học, đào
tạo tùy theo từng lĩnh vực cụ thể. Giáo dục thế giới đã quen với Khung năng lực cốt
lõi do OECD khuyến cáo (OECD Core Competencies Framework) khung năng lực
công nghệ thông tin do UNESCO đề nghị, cũng nhƣ rất nhiều khung năng lực khác
dành cho từng lĩnh vực đào tạo nghề cụ thể ở Australia, Canada, Hoa Kì, Singapor,
Malaysia, Thai Land v.v….[95], [96], [105].
Vấn đề dạy học theo tiếp cận năng lực có các hƣớng nghiên cứu sau:


11

- Nghiên cứu chỉ ra nét khác biệt của dạy học theo tiếp cận năng lực so với
các cách tiếp cận khác.
Tác giả J. Richard và T. Rodger “Tiếp cận năng lực trong dạy học tập trung
vào kết quả học tập, nhắm tới những gì ngƣời học dự kiến phải làmđƣợc hơn là
nhắm tới những gì họ cần phải học đƣợc”. Nhƣ vậy, hai tác giả khẳng định đặc
trƣng của dạy học theo tiếp cận năng lực là nhấn mạnh yếu tố “làm đƣợc”, “thực
hiện đƣợc” [100].
Khi tổng kết các lý thuyết về tiếp cận dựa trên NL trong dạy học và phát
triển, K.E. Paprock [97] đã chỉ ra năm đặc tính cơ bản của tiếp cận này. Chính
những đặc tính nói trên đã làm cho tiếp cận theo NL có những ƣu thế nổi bật so với
các cách tiếp cận khác trong dạy học.
Theo S. Kerka [90], tiếp cận theo NL có những ƣu thế nổi bật so với các cách
tiếp cận khác trong dạy học. Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn
đo lƣờng khách quan của những NL cần thiết để tạo ra các kết quả là điểm đƣợc các
nhà hoạch định chính sách GD&ĐT và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt quan tâm
nhấn mạnh.
- Nghiên cứu mô hình năng lực trong dạy học
R.E. Boyatzid cho rằng phát triển dạy học dựa trên mô hình NL cần xử lý
một cách có hệ thống ba khía cạnh sau: (1) xác định các NL, (2) phát triển chúng,
và (3) đánh giá chúng một cách khách quan[84].
Để xác định đƣợc các NL, điểm bắt đầu thƣờng là các kết quả đầu ra (outputs).
Từ đó, đi đến xác định vai trò của những ngƣời có trách nhiệm phải tạo ra các kết quả
đầu ra này. Một vai trò là một tập hợp các hành vi đƣợc mong đợi về một ngƣời theo
những nghĩa vụ và địa vị công việc của ngƣời đó. Thuật ngữ “vai trò công việc” đề
cập tới việc thực hiện những nhiệm vụ thực sự của một ngƣời. Trên cơ sở của từng
vai trò, xác định các NL cần thiết để có thể thực hiện tốt vai trò đó.
Từ hiểu biết về NL, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng những mô
hình NL khác nhau trong tiếp cận của mình:
(1) Những mô hình dựa trên cơ sở tính cách và hành vi của cá nhân theo đuổi
việc xác định “con ngƣời cần phải nhƣ thế nào để thực hiện đƣợc vai trò của mình”;

(2) Những mô hình dựa trên cơ sở các kiến thức và kỹ năng theo đuổi việc
xác định “con ngƣời cần phải có những kiến thức và kỹ năng gì” để thực hiện tốt vai
trò của mình;


12
(3) Những mô hình dựa trên cơ sở các kết quả và tiêu chuẩn đầu ra theo đuổi
việc xác định con ngƣời “cần phải đạt đƣợc những gì ở nơi làm việc”.
Mô hình tiếp cận với sản phẩm đầu ra đƣợc các nhà nghiên cứu và thực hành
trên thế giới đặc biệt ủng hộ. Khi bàn về mô hình dựa trên NL cần chú ý NL còn là
những đòi hỏi của công việc, nhiệm vụ và các vai trò. Mô hình NL đƣợc sử dụng rất
phổ biến ở cấp vi mô (trong từng đơn vị cụ thể) và ngày càng phát triển mạnh mẽ
trên toàn thế giới trong quá trình tăng cƣờng và phát triển các tổ chức [84].
Mô hình NL đã đƣợc phát triển rộng khắp trên thế giới với Hệ thống chất lượng
quốc gia về đào tạo nghề nghiệp ở Anh và xứ Wales; Khung chất lượng quốc gia của
New Zealand; Các tiêu chuẩn chất lượng của Hội đồng đào tạo quốc gia Australia;
Những kỹ năng cần thiết phải đạt được của Hội đồng đào tạo quốc gia Mỹ…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Những nghiên cứu ở nƣớc ta về tiếp cận năng lực trong dạy học không hẳn là
ít và mới mẻ, mà do chúng tản mạn và thiếu phƣơng hƣớng rõ ràng. Từ những năm
2000 tới nay mới hình thành nhƣ một hƣớng nghiên cứu và ngày càng sôi động.
Những nghiên cứu cơ bản và có hệ thống đầu tiên về vấn đề này đƣợc thực hiện ở
Viện khoa học giáo dục Việt Nam trên cơ sở chuẩn bị cho khung chƣơng trình giáo
dục phổ thông sau 2015 và Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục trƣớc đây trên cơ
sở cải cách giáo dục nghề và giáo dục đại học cuối thế kỉ 20 đón đầu thế kỉ 21. Tuy
vậy chúng ta chƣa thực sự nghiên cứu đầy đủ vấn đề này và mới chỉ thực hiện đƣợc
những bƣớc đầu tiên. Các hƣớng nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực ở
Việt Nam nhƣ sau:
- Nghiên cứu về thiết kế chương trình dạy học theo định hướng phát triển
năng lực

Các tác giả Đỗ Ngọc Thống [66]; Lƣơng Việt Thái [64], Nguyễn Công
Khanh [47] cho rằng: chƣơng trình dạy học định hƣớng NL là chƣơng trình định
hƣớng kết quả đầu ra, nhằm mục tiêu phát triển NL ngƣời học. Chất lƣợng đầu ra,
có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Chƣơng trình dạy học
định hƣớng phát triển NL không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy
định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đƣa ra
những hƣớng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phƣơng pháp, tổ chức và đánh
giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu dạy học tức là đạt
đƣợc kết quả đầu ra mong muốn. Trong chƣơng trình định hƣớng phát triển NL,


13
mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thƣờng đƣợc mô tả thông qua
hệ thống các NL. Kết quả học tập mong muốn đƣợc mô tả chi tiết và có thể quan
sát, đánh giá đƣợc. Ngƣời học cần đạt đƣợc những kết quả, yêu cầu đã quy định
trong chƣơng trình.
- Nghiên cứu về tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực
Các tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sỹ Thu [4], tổ chức dạy học theo
định hƣớng phát triển NL là giúp ngƣời học thấu hiểu “Học để làm gì - Học cái gì”
để có NL đích thực; đồng thời bồi dƣỡng cho ngƣời học cách “Học hiệu quả” để có
NL bền vững. Bên cạnh đấy, các tác giả còn chỉ ra những NL tƣ duy nền tảng cần
trang bị cho ngƣời học trong quá trình dạy học, đó là: Tƣ duy nguyên tắc (thông
thạo một lĩnh vực chính và ít nhất một lĩnh vực chuyên môn); Tƣ duy tổng hợp (biết
hợp nhất các ý kiến chuyên môn khác nhau thành một tổng thể, gắn tổng thể này với
tổng thể khác); Tƣ duy sáng tạo (biết khám phá và làm rõ những vấn đề, những đòi
hỏi của thực tiễn); Tƣ duy tôn trọng (nhận biết và thấu hiểu sự khác biệt giữa các
dòng tƣ tƣởng); Tƣ duy đạo đức (hoàn thành trách nhiệm là một ngƣời lao động).
Một số tác giả khác lại cho rằng, để tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học theo
định hƣớng phát triển NL cần chú ý đến việc sử dụng các phƣơng pháp và hình thức

tổ chức dạy học, tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời học thực hành, vận dụng kiến thức
trong những tình huống đa dạng. Nếu trong quá trình dạy học, ngƣời dạy không tổ
chức đƣợc các hoạt động học tập phù hợp cho ngƣời học thì không thể hình thành
đƣợc ở họ những NL mong muốn - điều mà dạy học theo tiếp cận phát triển NL
hƣớng tới [60], [61], [79].
- Nghiên cứu về đánh đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng
lực người học.
Một số tác giả cho rằng: Không thể phán đoán đƣợc sự thành công của ngƣời
học hoặc của một chƣơng trình dạy học nếu nhƣ không có chứng cứ về mức độ đạt
đƣợc các NL ở ngƣời học. Đó chính là lý do cần có sự đánh giá trong dạy học.
Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng: có nhiều cách tiếp cận đánh giá kết
quả dạy học nhƣ đánh giá định tính (qualitative assessment); đánh giá dựa trên kết
quả thực hiện (performance - based assessment); đánh giá theo chuẩn (standard based assessment); đánh giá theo năng lực (competence - based assessment); đánh
giá theo sản phẩm đầu ra (outcome - based assessment) [47].


×