Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng hiệu ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.29 KB, 22 trang )

Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

I.PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài:
Để phát huy vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì giáo
viên cần phải đổi mới phương pháp dạy-học. Phương pháp đổi mới dạy-học
chỉ thành công khi giáo viên có động lực hành động và chuyển hóa được tư
ý chí trở thành tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đối với
nghề dạy-học. Hiểu được điều đó, giáo viên trường Tiểu học Lý Thường
Kiệt không ngưng đổi mới phương pháp dạy-học, luôn phấn đấu tìm cho
mình một phương pháp dạy học tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy và học
đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.
Toán là môn học hết sức quan trọng giúp cho HS phát triển các năng
lực tư duy (phân tích, tổng hợp, trưu tượng hóa, khái quát hóa), tưng bước
hình thành tư duy phê phán, biết lựa chọn và tìm cách giải quyết các vấn đề
một cách hợp lí.
Trong chương trình môn toán ở tiểu học, số học là nội dung trọng
tâm, là hạt nhân của toàn bộ quá trình dạy học toán. Giải bài toán có lời văn
được tích hợp với nội dung số học. Toán có lời văn ở lớp 4 gồm có các dạng
sau: Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó,
Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. Việc giải toán có
lời văn giúp HS củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính
toán. Đồng thời qua đó Gv có thể dễ dàng phát hiện những mặt mạnh, mặt
yếu của tưng em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để tư đó giúp HS phát huy
được tính chủ động, sáng tạo trong học tập.
Hướng dẫn cho HS tìm ra lời giải đúng và hay là rất khó. Đa số giáo
viên chỉ hướng dẫn HS giải các bài toán trong sách giáo khoa, ít khi đề cập

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

1




Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

đến các bài toán khác trong các tài liệu tham khảo. Chính vì thế việc rèn kỹ
năng giải toán có lời văn còn có phần hạn chế. Để dạy tốt các dạng toán điển
hình này, điều trước tiên mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, thực
sự quan tâm đến học sinh tư đó mới đầu tư nghiên cứu đề ra những biện
pháp cụ thể cho tưng tiết dạy. Tư những điều này, tôi thấy việc cần phải rèn
kỹ năng giải toán cho học sinh là quan trọng. Song bản thân không có tham
vọng lớn mà chỉ cố gắng nghiên cứu, tìm tòi nhằm đáp đáp ứng một phần
trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. Vì thế trong năm học
này (2012 – 2013), tôi chọn nội dung “Rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở
lớp 4 - Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số” để nghiên cứu và áp dụng
vào công tác giảng dạy của mình.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Tìm hiểu thực trạng kỹ năng giải toán có có lời văn: “Tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó” trong chương trình toán lớp 4. Tư đó tìm ra một
số biện pháp giúp học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt thành
thạo việc giải toán có lời văn - “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đó”.
Để đạt được mục tiêu đề ra trong đề tài nghiên cứu này, tôi chỉ hướng tới
giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn: “Tìm hai số
khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
I.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổnghiệu ở lớp 4.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:


Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

2


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu việc giải toán có lời văn thuộc
dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó trên 24 học sinh
lớp 4C Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk.
I.5.Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng một số
phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp xử lí số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá, phân tích.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã có ý tưởng chọn đề tài và
tiến hành điều tra khảo sát ngay tư khi các em bắt đầu học nội dung này. Tư
đó, tôi tìm ra một số biện pháp để giúp các em giải dạng toán này một cách
tốt nhất. Sau đó, tôi tiến hành viết đề cương và cuối cùng viết đề tài sáng
kiến kinh nghiệm này tư tháng 2/2013.

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

3


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4


II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1. Cơ sở khoa học:
a. Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó
cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận
thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng
phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn
luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải
quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác
dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt...góp phần
giáo dục ý chí nhẫn nại, ý chí vượt khó.
b. Tư đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau
quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững
thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu
kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích
cực trong việc tiếp thu kiến thức.
c. Xuất phát tư cuộc sống hiện tại. Đổi mới của nền kinh tế, xã hội,
văn hoá, thông tin...đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm
năng động chủ động sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng
các yêu cầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng
cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả
dạy - học.
d. Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói
riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng,

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy


4


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

tự nhiên, hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương
pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vưa phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học
sinh. Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của
ngành giáo dục tiểu học nói riêng.
e. Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một
vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái
niệm toán học. Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình
học...đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động
của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái
đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực
tư duy và những đức tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức
tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen
tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, độc lập suy nghĩ, sáng tạo, giúp học
sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ.
Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát
hiện những ưa điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để
giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu
sót.
Toán lớp 4 không quá nhấn mạnh lí thuyết và tính hàn lâm như trước
mà tinh giảm nội dung, tăng hoạt động thực hành – vận dụng, tăng chất liệu
thực tế trong nội dung, đặc biệt tiếp tục phát huy dạy học dựa vào hoạt động
của học sinh để phát triển năng lực làm việc bằng trí tuệ cá nhân và hợp tác
trong nhóm.
Hai hoạt động dạy-học diễn ra song song. Nếu chú ý đến việc truyền

thụ kiến thức cho học sinh mà không chú ý đến việc tiếp thu và hình thành
kỹ năng, kỹ xảo như thế nào thì quá trình dạy – học sẽ không mang lại kết
Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

5


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

quả cao. Khi học sinh không nhận thức được tri thức khoa học thì sẽ không
hình thành được kỹ năng, kỹ xảo. Tư đó không nhận thức đúng đắn, đáp ứng
những yêu cầu thực tiễn xảy ra những tình huống mà học sinh sẽ không xử lí
được. Cho dù giáo viên có những phương pháp giảng dạy hay đến mấy đi
chăng nữa, mà học sinh học tập không có khoa học thì không giải quyết
được nhiệm vụ dạy học.
1.2Cơ sở thực tiễn:
Môn toán là môn học khó, học sinh dễ chán. Là môn học tự nhiên rất
trưu tượng, đa dạng, lôgic và hoàn toàn gắn với thực tiễn cuộc sống hằng
ngày. Vì vậy, nếu học sinh không có phương pháp học đúng sẽ không nắm
được kiến thức cơ bản về toán học và đối với các môn học khác, nhận thức
gặp nhiều khó khăn.
Toán là môn học rất quan trọng. Nó là chìa khóa để mở ra các môn học
khác. Đồng thời nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triẻn trí tuệ giúp
con người vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Tư vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán, vấn đề đặt ra
cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh
được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến
thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để
truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học.
Theo tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát tư vị

trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán nói chung và
trong giờ dạy toán lớp 4 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ
kiến thức toán học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ
chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc
một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

6


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu
quả dạy - học.
Trong giờ Toán, bên cạnh giáo viên tìm tòi và sáng tạo phương pháp
giảng dạy phù hợp với yêu cầu của bài học và đối tượng học sinh, mỗi giáo
viên cần phải giúp các em có phương pháp lĩnh hội tri thức toán học. Học
sinh có phương học toán phù hợp thì việc học mới đạt kết quả cao. Tư đó
khuyến khích tinh thần học tập của các em cao hơn.
II.2. THỰC TRẠNG:
a) Thuận lợi-khó khăn:
* Thuận lợi:
- Số lượng học sinh ít chỉ có 24 em cho nên thuận lợi cho việc theo dõi,
uốn nắn và giúp đỡ các em kịp thời.
- Lớp có 6 em dân tộc thiểu số. Nhưng các em này nói tiếng phổ thông
tương đối tốt.
- Các em có đầy đủ đồ dùng học tập và có ý thức giữ gìn rất tốt.
- Một số em được bố mẹ rất quan tâm đến việc học tập.
- Đa số các em có ý thức học tập tốt, luôn có hướng vươn lên trong học tập.

- Tất cả các em đều ngoan, biết vâng lời cô giáo, biết đoàn kết và giúp đỡ
nhau tiến bộ.
* Khó khăn:
- Học sinh lớp tôi chỉ học một buổi.
- Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều.
- Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn
chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn
giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu
bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với
các phép tính (hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn
Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

7


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc
nên còn chóng quên các dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu
kiến thức.
- Một số em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nên các em phải
sống với ông bà hoặc bố mẹ đi làm ăn xa không có thời gian chăm sóc và
giúp đỡ các em trong quá trình học tập. Vì vậy việc học tập của các em cũng
bị ảnh hưởng lớn.
Để khắc phục những khó khăn nêu trên, tôi luôn luôn trăn trở và lo
lắng tìm cho mình một biện pháp dạy học cho phù hợp với các đối tượng học
sinh của lớp mình. Vì thế vào tháng 10 của năm học 2012 – 2013, sau khi
học sinh học xong bài mới: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số”, tôi
tiến hành điều tra việc giải toán dạng này của 24 em học sinh lớp 4C. Học
sinh làm bài kiểm tra vào giấy ô li, thời gian làm bài 15 phút. Đề bài kiểm

tra như sau:
Bài toán: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 336 m, chiều rộng
kém chiều dài 24 m . Tính chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật?
Sau khi học sinh làm bài xong, tôi thu bài về nhà chấm, tổng hợp, nghiên
cứu để tìm ra những chỗ sai lầm của học sinh để tư đó đề ra biện pháp cụ thể
để rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh nhằm góp phần nâng cao
chất lượng dạy học.
Sau đây là bảng số liệu điều tra qua bài làm của học sinh:
Nội dung điều tra
- Tóm tắt bài toán
- Lời giải
- Phép tính
- Đáp số
- Cách trình bày
- Cả bài
Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

Đánh giá
Đúng
Sai
8 em
16 em
10 em
14 em
9 em
15 em
8 em
16 em
11 em
13em

8 em
0
8


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

Qua bảng thông kê trên, tôi nhận thấy chỉ có rât ít em làm bài đạt
điểm giỏi vì mỗi em điều mắc lỗi.
Nhiều em chưa biết tóm tắt bài toán. Có em lời giải đúng nhưng
phép tính lại sai. Có em lời giải sai nhưng phép tính lại làm đúng. Có em lời
giải và phép tính đúng nhưng ghi đáp số sai. Cách trình bày bài giải vẫn còn
một số em trình bày chưa khoa học.
Tư những lỗi làm bài của học sinh như trên, tôi tiến hành tìm hiểu ra
nguyên nhân làm bài sai của học sinh. Các em cho rằng: không biết đây là
dạng toán gì hoặc không hiểu các dữ kiện có trong bài, không biết cách giải,
do không cẩn thận hoặc không kiểm tra lại bài trước khi nộp.
b. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Đối với giáo viên: Những lỗi trên có lẽ là do: Trong quá trình dạy học
có thể nói giáo viên còn chưa có sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để
đối tượng học sinh nắm vững được lượng kiến thức, đặc biệt là các bài toán
điển hình. Giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành để nghiên cứu, tìm
tòi những phương pháp dạy học phù hợp đối với học sinh trong lớp còn
nhiều hạn chế. Do vậy chưa lôi cuốn sự tập trung chú ý của học sinh. Bên
cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các bài toán điển hình trong
môn Toán cũng chưa đầy đủ. Tư đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng
tâm, kiến thức còn dàn trải.
- Đối với học sinh: Có nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc
học tập của con em mình do trình độ học vấn và điều kiện kinh tế của gia
đình. Đặc biệt học sinh chưa nhận thức đúng vai trò của môn toán. Học sinh

chưa có ý thức về nhiệm vụ học tập của mình, chưa chịu khó, chưa tích cực
tư duy suy nghĩ, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri
thức của thầy thành của mình. Cho nên khi gặp các bài toán giải có lời văn
Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

9


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

các em rất lúng túng, chỉ có rất ít em làm được, lời giải chưa xúc tích, ngắn
gọn hoặc chưa đầy đủ, tính toán chưa nhanh, nhất là kỹ năng giải toán điển
hình.
c.Thành công-hạn chế:
* Thành công: Để hoàn thành đề tài này, tôi đã được Ban giám hiệu nhà
trường hướng dẫn, gợi ý cho tôi tư cách chọn đề tài cho đến cách viết đề tài
này hết sức nhiệt tình, chu đáo. Ngoài ra còn được sự góp ý xây dựng tư
phía các đồng nghiệp trong trường và kết hợp với sự nổ lực của bản thân
muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
* Hạn chế: Thời gian nghiên cứu đề tài còn ít, khả năng của bản thân có
hạn, tài liệu để tham khảo chưa nhiều, chưa phong phú.
II.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN TỔNG-HIỆU
a. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nắm chắc dạng toán vưa hoc: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai
số đó”
- Học sinh giải được các bài toán tư đơn giản đến phức tạp.
- Thành thạo trong việc giải dạng toán này.
- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình giải toán.
b. Nội dung và cách thức thực hiện:

b.1. Xác định các bước giải toán:
Bước 1: Đầu tiên các em phải nắm vững lí thuyết tức là thuộc cách
tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai đó.
VD: - Muốn tìm số bé ta lấy tổng trư hiệu rồi chia cho hai.
- Muốn tìm số lớn ta lấy tổng cộng hiệu rồi chia cho hai.

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

10


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

Bước 2: Giáo viên cho học sinh giải các bài toán cơ bản. Đó là những
bài toán chỉ cần vận dụng công thức để giải nhằm giúp các em nhớ được
dạng toán một cách thành thao.
VD1: Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số lần lượt là: 24 và 6.
VD2: Tuổi bố và tuổi con cộng lại 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao
nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
VD3: Thu hoạch tư hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc. Thu hoạch ở thửa
ruộng thứ nhất được nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai 8 tạ thóc. Hỏi thu hoạch
ở mỗi thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
Bước 3: Giáo viên có học sinh giải những bài toán khó hơn một chút
cần phải có sự suy luận.
VD 1: Tổng của hai số tự nhiên là số lớn nhất có hai chữ số.
Hiệu của hai số là số lớn nhất có một chữ số. Tìm hai số đó?
- Đối với bài toán này học sinh cần phải lập luận để nêu tổng của hai số là
bao nhiêu, hiệu của hai số là bao nhiêu. Sau đó mới vận dụng công thức để
tìm. Cụ thể:
+ Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Vậy tổng của hai số là 99.

+ Số lớn nhất có một chữ số là 9. Vậy hiệu của hai số là 9.
+ Ta có sơ đồ:

?

Số bé:
9

99

Số lớn:
?
+ Trình bày bài giải:
Số bé là:
(99 – 9) : 2 = 45
Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

11


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

Số lớn là:
99 – 45 = 54 hoặc (45 + 9 =54)
Đáp số: Số bé: 45
Số lớn: 54
Bước 4: Cho HS giải một số bài toán tương tự bài mẫu song thay đổi
“văn cảnh” và số liệu để học sinh có khả năng nhận dạng loại toán và giải
bài toán.
VD: Tìm hai số biết tổng của chúng là số chẵn lớn nhất có sáu chữ số,

hiệu của chúng là số chẵn lớn nhất có ba chữ số.
Bước 5: Cho học sinh giải các bài toán phức tạp dần.
Chẳng hạn: Bài toán có thêm câu hỏi hay có câu hỏi khác với câu hỏi của
bài mẫu để sau khi giải như bài mẫu học sinh phải làm thêm 1, 2 phép tính
nữa mới ra đáp số.
VD: Tổng của hai số bằng 105437. Tìm hai số đó biết rằng nếu thêm
vào số bé 425 đơn vị thì số lớn hơn số bé 826 đơn vị.
Thay đổi dữ liệu để học sinh phải giải trước những bước trung gian rồi mới
áp dụng cách giải như bài mẫu.
Bước 6: Cho giải xen kẻ 1, 2 bài toán thuộc loại khác đã học nhưng
có dạng na ná loại toán đang học (tương tự về nội dung, dữ liệu, hoặc về một
bước giải nào đó…) để tránh cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn.
Bước 7: Cho học sinh tự lập đề toán thuộc loại toán điển hình đang
học.
Vậy: Muốn giúp học sinh giải toán có lời văn một cách thành thạo, tôi tập
trung chú ý đến việc rèn kỹ năng giải toán theo các bước:
+ Đọc kỹ bài toán.
+ Phân tích bài toán, tóm tắt bài toán.

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

12


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

+ Phân tích các mối “quan hệ” giữa các “dữ kiện” đã cho với “kết luận”
để tìm ra cách giải bài toán.
+ Trình bày bài giải.
* Lưu ý: Về dạy “tóm tắt” bài toán, học sinh có thể tóm tắt bằng lời hoặc

bằng sơ đồ đoạn thẳng. Nhưng đối với dạng toán “Tổng – hiệu”, học sinh
cần tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
* Rèn kỹ năng cho học sinh sau khi đã biết cách giải (dành cho học sinh
khá giỏi):
+ Đối với dạng bài: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số”; toán
nâng cao:
Bài toán 1: Tổng số tuổi hiện nay của hai mẹ con là 38 tuổi. 5 năm trước
mẹ hơn con 30 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay?
Đối với bài toán này giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu rằng: lúc nào
mẹ cũng hơn con 30 tuổi. Tư đó các em xác định được hiệu là 30 tuổi. Sau
đó các em dễ dàng vận dụng cách giải để giải:
Tuổi của con hiện nay là:
(38 – 30) : 2 = 4 (tuổi)
Tuổi của mẹ hiện nay là:
4 + 30 = 34 (tuổi)
Đáp số: Con: 4 tuổi
Mẹ: 34 tuổi.
Bài toán 2: Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi là 96m. Nếu tăng
chiều rộng thêm 4m thì trở thành hình vuông. Tính diện tích của khu vườn
hình chữ nhật đó?
Đối với bài toán này yêu cầu học sinh phải xác định được tổng của
chiều dài và chiều rộng. Tức là học sinh phải tìm nửa chu vi của khu vườn
Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

13


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

đó (96 : 2 = 48m); xác định hiệu số m của chiều dài và chiều rộng (4m). Sau

đó vẽ sơ đồ; tìm chiều dài, chiều rộng rồi tính diện tích của khu vườn (trước
khi tính diện tích của khu vườn giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính
diện tích của hình chữ nhật).
* Giáo viên nhấn mạnh: Nếu bài toán cho biết chu vi của hình chữ nhật, yêu
cầu tìm diện tích. Bước đầu tiên ta phải tìm nửa chu vi. Sau đó tìm cạnh dài,
cạnh rộng rồi mới tính diện tích.
2. Giải bài toán có nhiều cách giải
Bài toán: Tìm hai số chẵn liên tiếp có tổng bằng số chẵn lớn nhất có hai
chữ số.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các cách giải. Nếu học sinh không
nêu hết các cách giải thì giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em tìm thêm các
cách giải khác.
- Đầu tiên học sinh phải xác định tổng của hai số bằng 98 vì số chẵn
lớn nhất có hai chữ số là 98; hiệu của hai số chẵn liên tiếp là 2 vì hai số chẵn
liên tiếp hơn (hoặc kém nhau 2 đơn vị).
- Bài toán này có 3 cách giải:
Cách 1:

Số bé là :
(98 – 2) : 2 = 48
Số lớn là:
48 + 2 = 50

Cách 2:

Số lớn là:
(98 + 2) : 2 = 50
Số bé là :
50 – 2 = 48


Cách 3: Trung bình cộng của hai số là:
98 : 2 = 49
Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

14


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

Số chẵn lớn là:
49 + 1 = 50
Số chẵn bé là:
49 – 1 = 48
Đáp số: 48 và 50
3. Tiếp xúc với các bài toán thừa dữ kiện, thiếu dữ kiện hoặc điều kiện
của bài toán:
- GV nêu VD1: Tuổi của hai bố con là 50 tuổi. Tìm tuổi bố và tuổi
con.
- Bài toán này có giải được không? (không)
- Vì sao? ( vì chỉ biết tổng)
- Muốn giải được bài toán này cần thêm yếu tố gì? (hiệu giữa tuổi bố
và tuổi con).
Ta có bài toán: Tuổi của hai bố con là 50 tuổi. Bố hơn con 30 tuổi. Tìm
tuổi bố và tuổi con.
VD2: Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 485 cây, lớp 4A trồng dược ít
hơn lớp 4B 45 cây. Lớp 4C trồng được nhiều hơn lớp 4D là 2 cây. Hỏi lớp
4A, lớp 4B trồng được bao nhiêu cây?
- Đọc kỹ bài toán ta thấy có hỏi gì về lớp 4C, 4D không? (không). Vậy
ta có cần tìm hai lớp đó không? (không). Như vậy bài toán thưa dữ kiện.


II.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

15


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

Sau một thời gian tôi vận dụng các biện pháp trên, vào đầu tháng 2, tôi tiến
hành khảo sát lại việc giải toán có lời văn của học sinh lớp 4A, thời gian làm
bài 20 phút.
Đề bài:
Bài 1: Trong năm học vưa qua nhà trường đã huy động học sinh thu gom
giấy vụn được 3450 kg. Học kỳ I thu gom ít hơn học kỳ II là 170 kg. Hỏi
mỗi học kỳ nhà trường thu gom được bao nhiêu kg giấy vụn?
Bài 2: Trung bình cộng của hai số là 54. Biết số lớn hơn số bé 20 đơn vị.
Tìm hai số đó?
Kết quả thu được sau đã áp dụng một số biện pháp đã nêu trên như
sau:
Đánh giá
Đúng
Sai
- Tóm tắt bài toán
20 em
4 em
- Lời giải
21 em
3 em
- Phép tính

20 em
4 em
- Đáp số
20 em
4 em
- Cách trình bày
20 em
2 em
- Cả bài
20 em
0
Còn đây là bảng khảo sát đầu năm khi chưa áp dụng một số biện pháp
Nội dung điều tra

rèn kỹ năng giải toán dạng Tổng-hiệu:
Nội dung điều tra
- Tóm tắt bài toán
- Lời giải
- Phép tính
- Đáp số
- Cách trình bày
- Cả bài

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

Đánh giá
Đúng
Sai
8 em
16 em

10 em
14 em
9 em
15 em
8 em
16 em
11 em
13em
8 em
0

16


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

Nhìn vào hai bảng kết quả trên, tôi thấy khi chưa vận dụng một số
biện pháp rèn kỹ năng giải toán dạng Tổng-hiệu thì số lượng học sinh làm
bài đúng rất thấp nhưng khi đã sử dụng một số biện pháp trên thì số lượng
học sinh làm bài đúng nhiều hơn. Chẳng hạn: khi chưa áp dụng một số biện
pháp rèn kỹ năng giải toán dạng Tổng-hiệu khi tóm tắt bài toán đúng chỉ
được 8 em đạt tỉ lệ 33,3% và làm đúng cả bài cũng chỉ có 8 em đạt tỉ lệ
33,3%. Sau khi đã vận dụng các biện pháp trên tóm tắt bài toán đúng là 20
em đạt tỉ lệ 83,3% và làm đúng cả bài cũng 20 em đạt tỉ lệ 83,3%. Nhờ việc
khắc sâu trọng tâm của mỗi dạng bài toán và đưa ra các tình huống khác
nhau để học sinh làm quen và rèn kỹ năng giải toán cho các em nên bài làm
của các em không còn mắc nhiều lỗi như trước kia nữa.
Tư việc áp dụng các biện pháp trên vào việc rèn kỹ năng giải toán
có lời văn cho học sinh, tôi thấy học sinh nhận dạng bài toán rất nhanh, nắm
bài chắc hơn, tính toán nhanh hơn, trình bày bài giải rõ ràng, khoa học. Đặc

biệt là học sinh rất hứng thú học không còn nặng nề, trầm lặng như trước
kia.
II.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong quá trình áp dụng một số biện pháp rèn ký năng giải toán
Tổng-hiệu, tôi thấy mình đã đóng góp được công sức nhỏ bé của mình vào
việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và việc nâng cao chất lượng
dạy học của Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt nói riêng. Vì thế tôi cần phải
nổ lực phấn đấu hơn nữa, dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu để tìm ra
những biện pháp hay hơn.
Ngoài ra, trong quá trình gảng dạy chúng ta cần giúp cho các em có
một số kỹ năng cơ bản trong quá trình giải toán. Đó là kỹ năng đọc, phân
tích, tóm tắt và trình bày bài giải một cách khoa học. Vì khi đọc tôt, phân
tích được bài toán thì các em sẽ nhận dàng được bài toán. Sau khi nhận dạng
Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

17


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

được các em sẽ nhớ được cách giải dạng toán đó như thế nào thì các em sẽ
vận dụng vào việc tóm tắt và giải một cách đễ dàng hơn.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1 Kết luận:
Tóm lại: Để thực hiện đề tài này, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu về cơ sở
lí luận dựa trên những kiến thức tôi đã được học và trong quá trình giảng
dạy. Không chỉ thế mà tôi còn phải nghiên cứu thực trạng học toán của học

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy


18


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

sinh Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt nói chung và học sinh lớp 4C nói
riêng. Tư đó, tôi đã tìm ra một số biện pháp để rèn kỹ năng giải toán “Tìm
hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp mà tôi đã nêu
trong đề tài này, tôi thấy học sinh học tập tích cực, chủ động và sáng tạo
hơn. Để làm một việc đạt kết quả như mình mong muốn cần phải có sự kiên
trì và thời gian không phải một tuần, hai tuần là học sinh sẽ có khả năng giải
toán tốt, mà đòi hỏi phải tập luyện trong một thời gian dài trong suốt cả quá
trình học tập của các em. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đưa ra phương
pháp, còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt động tích cực tìm ra tri
thức, lĩnh hội nó và biến nó là vốn tri thức của bản thân.
Những ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự
đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để phương pháp giảng dạy của tôi được
nâng cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
III.2. Kiến nghị, đề xuất:
Để phục cho việc dạy và học đạt kết quả cao hơn, tôi xin đề xuất
một số ý kiến sau:
Về giáo viên: Giáo viên phải có trình độ kiến thức, kỹ năng sư phạm,
biết tìm tòi, khám phá, sáng tạo, luôn đổi mới cách thức học tập cho học
sinh. Giáo viên phải học cách nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên
quan phục vụ trong giờ dạy. Khi dạy cần sử dụng những đồ dùng học tập
một cách khoa học và hướng dẫn cho học sinh biết cách sử dụng đồ học đạt
kết quả cao hơn. Giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, phải tâm huyết

với nghề.

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

19


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

Về học sinh: Cần có ý thức và thái độ học tập đúng đắn, tự tìm tòi và
khám phá ra những nội dung mới cho bài học, tự phát hiện ra tình huống có
vấn đề trong học tập và trong đời sống. Học sinh tự mình hoặc cùng các bạn
trong nhóm đoàn kết hợp tác tích cực trong học tập để đưa ra cách giải quyết
vấn đề một cách nhanh nhất. Nếu gặp bài toán nào chưa hiểu cần hỏi ngay
cô giáo hoặc bạn bè.
Về nhà trường: Cần tạo điều kiện tốt nhất cho dạy và học của giáo
viên và học sinh. Tạo cơ sở vật chất tốt cho việc dạy và học tăng buổi, nâng
cao kiến thức cho học sinh. Nhà trường cần tổ chức những hội thảo về
chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm của những giáo viên dạy giỏi.

MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU
I.1.Lí do chọn đề tài:………………………………………………Trang 1
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.……………………………..... Trang 2

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

20



Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

I.3. Đối tượng nghên cứu...……………………………..……….. Trang 2
I.4. Giới hạn và phạm vi...……… ……….……………………… Trang 2
I.5. Phương pháp nghiên cứu… ………………………………… Trang 3

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận ..………………………………………............ Trang 4
II.2 Thực trạng…………………………………………......... …. Trang 7
II.3. Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán Tổng-hiệu………...Trang 10
II.4. Kết quả thực hiện ………………………………………......Trang 16
II.5. Bài học kinh nghiệm ..……………………………………..Trang 17
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận.…………………………………………................Trang 19
III.2. Kiến nghị...…………………………………………………Trang 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách Toán 4 (nhà xuất bản giáo dục).
2. Sách Toán giáo viên lớp 4 (nhà xuất bản giáo dục).

Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

21


Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán tổng-hiệu ở lớp 4

3. Sách Toán nâng cao lớp 4 (nhà xuất bản giáo dục).
4. Tập san giáo dục.


Người thực hiện: Ngô Thị Mộng Thùy

22



×