Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường tiểu học lý thường kiệt huyện cưm’gar tỉnh đăklăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.46 KB, 21 trang )

“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26


Nội dung
Lời nói đầu
A/ Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
1. Mục đích nghiên cứu
2. Nhiệm vụ nhiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B/ Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận
1. Cơ sở khoa học
2. Cơ sở thực tiễn
II. Thực trạng của vấn đề
1. Đặc điểm tình hình trường TH Lý Thường Kiệt
2. Đặc điểm tình hình thư viện
3. Khảo sát thực trạng
III. Một số biện pháp xây dựng tổ chức hoạt động đọc
sách cho thiếu nhi tại thư viện
IV. Kết quả thu đựơc qua khảo nghiệm, giá trị khoa học
của vấn đề nghiên cứu
1. Kết quả đạt được
2. Giá trị khoa học
3. Bài học kinh nghiệm
C/ Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo


Trang
1
2-4
2
3
3
3
3
3
4
5-15
5
5
6
7
7
7-8
8-10
10-12
12
12
13
14-15
16-17
16
16-17
18

Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk


0


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang phát triển lên tầng cao
mới, thư viện với chức năng là một thiết chế văn hóa- xã hội, là tòa lâu đài trí
tuệ của nhân loại, là nơi lưu trữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của loài người,
là một bộ phận của nền văn hóa và mang sắc thái mới, là trung tâm thông tin, là
một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống thông tin - tư liệu của các
nước trên thế giới, là nơi thu thập và thỏa mãn nhu cầu thông tin cho đại quần
chúng nhân dân.
Bạn đọc là một tài sản, là tiềm lực, là sức mạnh, là niềm tự hào và là một
trong những yếu tố đầu tiên trong bốn yếu tố cấu thành nên một thư viện.
Tổ chức hoạt động đọc sách cho thiếu nhi là một qui trình khoa học của
nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ bạn đọc, giúp bạn đọc sử dụng tài liệu đạt
hiệu quả nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tự học, tự nghiên cứu, giáo dục
phẩm chất đạo đức và thỏa mãn sự giải trí.
Một vấn đề cần thiết xã hội đặt ra và quan tâm là: Cần phải có các hình
thức tổ chức hoạt động đọc cho các em qua các tài liệu có nội dung tư tưởng tốt,
có giá trị khoa học, thực tiễn cao để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Cơ quan có
thể thực hiện tốt nhất công việc đó là cơ quan Thư viện. Bà Crup-xkai-a đã viết:
“Thư viện là người tổ chức, lựa chọn và đưa những cuốn sách tốt nhất, cần thiết
nhất đến cho quảng đại quần chúng. Thư viện là người giúp độc giả trong việc
chọn ra những sách mà họ cần, là người cố vấn phụ đạo cho độc giả trong việc
đọc sách có hệ thống”.

Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk


1


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong sự chuyển đổi từ cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường đã tạo nên sự biến đổi to lớn trong đời sống xã hội, sản xuất phát
triển, con người trở nên năng động hơn, hướng về những hoạt động mang lại
hiệu quả thiết thực hơn. Vai trò của tổ chức hoạt động thư viện nói chung và thư
viện trường học nói riêng ngày càng khẳng định vị thế và sức mạnh của mình
trong các cơ quan hành chính, trong các trường học. Thư viện trường học là một
bộ phận trọng yếu không thể thiếu được của các trường phổ thông, bằng phương
tiện sách, báo, đang góp phần làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay
từ tuổi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, góp phần quyết định chất lượng và
không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và
xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Trong thực tế hiện nay thư viện trường học nói chung và thư viện trường
tiểu học Lý Thường Kiệt nói riêng thường xuyên tổ chức các hoạt động diễn ra
như: các buổi đọc to nghe chung cho các em học sinh lớp 1, điểm sách và tuyên
truyền giới thiệu sách theo chủ đề kỉ niệm vào các ngày lễ lớn. Tổ chức hoạt
động đọc sách là một trong những tiêu chí nằm trong khâu công tác phục vụ bạn
đọc thể hiện kết quả hoạt động của thư viện, nó giúp cho việc vận hành và tổ
chức tốt kho sách, giúp bạn đọc thỏa mãn được nhu cầu của mình. Đến với thư
viện các em được trang bị các kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa ứng xử và
kiến thức học tập của các môn học mà trên lớp các em có thể không tìm thấy từ
thầy, từ bạn.
Là một cán bộ thư viện làm việc qua nhiều năm, tôi xác định rằng: hoạt
động thư viện trường học ngày càng phát triển sẽ là một nhiệm vụ trọng tâm và

quan trọng nhất trong hoạt động thư viện của cả nước nói chung và của ngành
giáo dục nói riêng. Công tác thư viện trường học làm tốt sẽ tạo nên sự chuyển
biến về mọi mặt trong hoạt động của nhà trường.
Chính vì nhận thức rõ vai trò quan trọng của thư viện trường học trong
việc nâng cao chất lượng học tập ở nhà trường cũng như trong việc hình thành
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

2


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải
pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường Tiểu học
Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh ĐăkLăk”.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt
động đọc sách cho thiếu nhi trong trường học nhằm nâng cao chất lượng
công tác phục vụ bạn đọc và đem lại lợi ích góp phần nâng cao chất lượng
học tập.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ của hoạt động đọc sách là thỏa mãn và phát triển những nhu
cầu, hứng thú đọc lành mạnh, đồng thời điều chỉnh những hứng thú đọc lệch lạc,
phiến diện. Đối với những nhu cầu lành mạnh, cần giúp các em lựa chọn sách
thích hợp, có hệ thống. Đối với những nhu cầu hứng thú đọc lệch lạc, thể hiện
thị hiếu không lành mạnh, cần phải khéo léo sử dụng các biện pháp nghiệp vụ,
điều chỉnh theo hướng lành mạnh và hài hòa.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài này tôi chỉ tập trung định
hướng cho các em lựa chọn những cuốn sách có giá trị nội dung tư tưởng tốt vừa

có giá trị nghệ thuật cao đồng thời phù hợp với tâm lý lứa tuổi cũng như trình độ
hiểu biết của các em.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện
trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh ĐăkLăk.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường đề tài này tôi
chỉ chuyên sâu nghiên cứu về một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động
đọc sách cho các em thiếu nhi của thư viện trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.
- Đề xuất một số giải pháp, biện pháp hướng dẫn các em thiếu nhi tự cung
cấp cho mình tri thức và thông tin ở một số lĩnh vực nhất định.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cùng với kết quả nghiên cứu của đề tài.
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

3


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

- Thời gian nghiên cứu: Từ đầu tháng 10 năm 2012 đến cuối tháng 05 năm
2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu và đọc văn bản
- Phương pháp điều tra và xử lý số liêụ
- Phương pháp thống kê số liệu

Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

4



“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

B. PHẦN NỘI DUNG
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1/ Cơ sở khoa học
Thư viện của nhà trường, cơ sở giáo dục khác được thành lập nhằm phục
vụ nhu cầu của cán bộ, nhà giáo, người học trong phạm vi nhà trường, cơ sở
giáo dục khác và có thể phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của
thư viện.
Sách báo là sản phẩm kết tinh các giá trị văn hóa của nhân loại, là tài sản
tinh thần của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Khi đọc sách là các em đã
tiếp xúc với tri thức và tư tưởng – kết tinh sức lực trí tuệ thế hệ trước. Các em
cần ứng xử có văn hóa với sách báo, trân trọng yêu mến sách báo.
Đọc sách là một hoạt động tinh thần hết sức phức tạp của cá nhân có sự
tham gia của các yếu tố tâm lý: cảm giác, trí nhớ, biểu tượng, tư duy, trong đó
ngôn ngữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Là một loại hoạt động bên trong bị chi
phối bởi tính chất các quá trình tâm lý của cá nhân hệ thống tri thức kinh nghiệm
của các em, hoạt động đọc hướng. M.Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc
thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người”. Nhận
xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân
loại. Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt con người những chân trời mới. Hãy trân
trọng những trang sách “mênh mông trí tuệ” của nhân loại.
Tổ chức hoạt động đọc sách là hoạt động của thư viện nhằm thúc đẩy,
phát triển và thỏa mãn nhu cầu, hứng thú đọc của các em, giúp các em hình
thành nhu cầu đọc, hứng thú đọc, tạo thói quen đọc sách và phương pháp đọc
sách. Như M.K.Crup –xkai-a đã từng nói: “ Việc đọc sách cho thiếu nhi là một
vấn đề các nhà giáo không thể thờ ơ được. Đó là sự nghiệp xương máu của
mình”. Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi thiếu nhi là học tập. ngoài giờ học các em
rất say mê đọc sách. Đây là công tác quan trọng của thư viện để đáp ứng ngày

càng cao nhu cầu tài liệu cho thiếu nhi, nâng cao vai trò, nhận thức của người
cán bộ thư viện, đầu tư mua sắm trang thiết bị cho thư viện, ứng dụng công

Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

5


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

nghệ thông tin vào các hoạt động của thư viện đồng thời kích thích nhu cầu đọc
mượn tài liệu của thiếu nhi.
2/ Cơ sở thực tiễn
Để sách báo thiếu nhi có thể đến với các em học sinh trong nhà trường và
trở thành người bạn đường thân thiết của các em. Việc tổ chức đọc sách trong
thư viện là vấn đề tất cả những người làm cán bộ thư viện trường học như tôi hết
sức quan tâm. Song việc tổ chức hoạt động, cơ sở vật chất và mạng lưới thư viện
ở mỗi đơn vị trường học có một bước đi và cách thức khác nhau. Đối với thư
viện trường TH Lý Thường Kiệt việc xây dựng và phát triển việc tổ chức đọc
sách cho thiếu nhi trong thư viện hết sức được chú trọng bởi tôi nhận thấy rằng.
Chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng là mối quan tâm của mỗi quốc gia
trong quá trình phát triển, nhưng cũng là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự
tham gia của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng xã hội, trong đó có vai trò của các
thư viện.
Từ thực tiễn cho thấy hoạt động đọc sách là hoạt động của thư viện nhằm
thúc đẩy, phát triển và thỏa mãn nhu cầu, hứng thú đọc của các em, giúp các em
hình thành nhu cầu đọc, hứng thú đọc, tạo thói quen đọc sách và phương pháp
đọc sách trong việc học tập cũng như giải trí. Hoạt động đọc sách là cơ sở và
tiền đề hàng đầu quyết định đến hiệu quả của công tác phục vụ bạn đọc trong
thư viện trường học. Nhận thức được điều đó cho nên trong những năm vừa qua

tôi đã quan tâm tới những hình thức tổ chức đọc sách cho các em chọn sách phù
hợp với trình độ, cảm thụ và lĩnh hội giá trị của tác phẩm, một cách đam mê,
hưng phấn, thoải mái, thân thiện chống lại được sự mệt mỏi cho bạn đọc nhằm
nâng cao chất lượng học tập, giáo dục đạo đức và thỏa mãn tinh thần cho các
em.
Lứa tuổi nhi đồng là một giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời
con người. Đây là lứa tuổi thay thế dần từ hoạt động vui chơi sang hoạt động
học tập, thay đổi tâm lý từ ấu thơ sang nhi đồng, bắt đầu nhận biết thế giới xung
quanh thông qua trực quan sinh động và phát triển thành tư duy. Các em đã được
đến trường và quen dần với các loại sách, bước đầu các em đã có nhu cầu đọc
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

6


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

sách. Quá trình nhận thức thế giới quan của các em nhuốm màu sắc cảm xúc và
mang tính trực quan sinh động. Đối với lớp 1, lớp 2 các em thường ghi nhớ một
cách máy móc, thuộc lòng từng chữ và các loại sách có càng nhiều hình ảnh
càng nhiều màu sắc thì các em cho là càng đẹp, càng tốt. Những loại sách này
giúp các em ghi nhớ dễ dàng hơn. Trí nhớ các em dần tăng lên nên các bài học
lớp 3, lớp 4, lớp 5 dần dài hơn và các em tự mình biết cách sắp xếp trí nhớ một
cách lôgic hơn. Trên cơ sở này tư duy dần phát triển, trí tưởng tượng được tăng
cường và phát triển ngày càng cao hơn.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1/ Đặc điểm tình hình trường TH Lý Thường Kiệt:
Trường TH Lý Thường Kiệt được thành lập tháng 10 năm 1997. Trường
nằm ở trung tâm của xã EaM’nang. Học sinh của trường gồm những học sinh cư
trú ở các thôn trong xã và một số ít học sinh thuộc xã CuôcKnia và Buôn Pôk thị

trấn EaPôk. Toàn trường có 24 lớp tổng số học sinh 598 em, số học sinh dân tộc
thiểu số 89 em. Số học sinh con hộ nghèo là 86 học sinh.
Thư viện trường được thành lập từ lâu nhưng chỉ do giáo viên đứng lớp
kiêm nhiệm, đến cuối năm 2008 mới có cán bộ thư viện chuyên trách về nhận
công tác.
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên của trường có 44 người. (Nữ
38đ/c, DT 01đ/c); Trong đó Quản lý 03 người, TPT Đội 01 người, giáo viên 34
người, nhân viên 06 người. Trình độ chuyên môn: Đại học 15 đ/c, Cao đẳng
17đ/c, Trung cấp 11 đ/c (Có 04 đ/c đang học Đại học)
Trường có 17 phòng học trong đó kiên cố 09, bán kiên cố 08, 02 phòng
học bộ môn( môn Âm nhạc, môn Tin học), phòng hội đồng hành chính 08
phòng.
2/Đặc điểm tình hình thư viện:
a/ Thuận lợi:
- Cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thư viện- thông
tin với thái độ cởi mở nhiệt tình thân thiện và tác phong làm việc năng động, đã
hướng dẫn bạn đọc tìm tài liệu một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

7


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

- Cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ, hiện đại cùng với môi trường đọc
trong sáng, thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng, yên tĩnh, các tủ sách được sắp xếp
một cách ngăn nắp, khoa học theo số đăng kí cá biệt vì thế đã thu hút được rất
nhiều bạn đọc đến học tập và nghiên cứu.
b/Khó khăn
Tuổi các em còn nhỏ, chưa có trí nhớ ổn định, chưa biết bố trí giờ giấc

phù hợp cho học và chơi.
Các tài liệu thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật, sách tham khảo về các
môn tin học (bài tập tin học lớp 3,4,5)và ngoại ngữ (từ điển Anh-Việt) hiện chưa
có. Do đó thư viện vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu giải trí và tham khảo tự học
của bạn đọc.
Thư viện phục vụ dưới hình thức kho mở nên tài liệu dễ bị xáo trộn. Do
lứa tuổi các em còn nhỏ chưa ý thức được thứ tự sắp xếp. Mặt khác, tổ cộng tác
viên thư viện là học sinh việc xếp kho chưa qua hướng dẫn chuyên ngành nên
nhiều việc còn bất cập. Dẫn đến khó khăn cho cán bộ thư viện và bạn đọc khi
tìm tài liệu.
Tuy tài liệu về các lĩnh vực đa dạng, phong phú nhưng số lượng bản vẫn
còn hạn chế (chủ yếu 03 bản/tên sách), các sách từ điển, tra cứu có (01bản/tên
sách).
3/ Khảo sát thực trạng:
a. Mục đích
Xác định rõ thực trạng việc xây dựng và duy trì việc tổ chức hoạt động
đọc sách cho thiếu nhi trong những năm trước.
Phân tích kết quả điều tra để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, nhằm
giúp cán bộ thư viện có kế hoạch thực hiện các biện pháp xây dựng và phát triển
thư viện trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy trong năm qua tôi đã tiến hành
theo dõi, cập nhật, điều tra khảo sát bằng cách thống kê một số lĩnh vực tri thức
mà các em đam mê.
b. Cách tiến hành
Thông qua các buổi đọc sách tại thư viện nhà trường.
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

8


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”


Theo dõi kết quả nhận thức và học tập của các em qua giáo viên chủ
nhiệm trong năm học.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng vấn đề tôi thấy trong học
tập các em thường yêu thích những môn học như Toán, Tiếng việt. Tuy nhiên
hứng thú đọc của các em vẫn thiên về thể loại truyện đọc (truyện cổ tích, truyện
ngụ ngôn, truyện thần thoại...); bởi thể loại truyện thể hiện những ước mơ
nguyện vọng của người lao động xưa, về một xã hội công bằng, tốt đẹp, nơi cái
thiện, cái đẹp chiến thắng cái xấu, cái ác. Kết quả khảo sát về sự yêu thích và
không yêu thích các lĩnh vực như sau:
Năm
học
2012
-201
3

Tổng Toán
số
Học thích
sinh
598
483/598
(80,76%)

Văn hóa
xã hội

Tiếng việt
không
thích


không
thích

thích

thích

Truyện đọc
Không
thích

thích

Không
thích

17/598 403/598 9/598
67/598 486/598 458/598 19/598
(2,84%) (67,39%) (1,50%) (11,2%) (81,27%) (76,58%) (3,17%)

Ta có biểu đồ biểu diễn như sau:
Tổng số học sinh

Hứng thú đọc

Với kết quả đạt được về sự yêu thích các lĩnh vực như toán, tiếng việt,
truyện đọc thì phải kể đến những đặc trưng nổi bật của sách trong thư viện đã
thực sự thu hút các em. Đọc sách đã trở thành nhu cầu thực sự và tương đối bền
vững của các em. Qua bảng điều tra kết quả thực trạng các lĩnh vực về đọc sách

trên ta thấy các hoạt động đọc sách của thư viện rất quan trọng và thiết thực.
c. Nguyên nhân của thực trạng:

Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

9


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

Do học sinh chưa nhận thức đúng đắn tác dụng của thư viện trong việc học
tập, chưa biết cách đọc, chưa có thói quen tự học, tự tìm hiểu trong sách, chưa
hiểu giữa việc học trên lớp với sách tham khảo thư viện có mối liên hệ và tầm
quan trọng với nhau nên chưa thấy được giá trị của từng cuốn sách.
Khả năng tập trung chú ý không bền, các em thường hay di chuyển vị trí
trong phòng đọc, bị chi phối bởi môi trường xung quanh, hay đổi sách liên tục.
Do quỹ thời gian học ở lớp nhiều (7 buổi/tuần) nên học sinh ít có thời
gian đọc sách tại thư viện.
Cán bộ thư viện chưa nắm bắt được tâm lí của học sinh, chưa biết cách
giới thiệu tạo hứng thú đọc cho các em, tổ chức hoạt động đọc sách của thư viện
chưa có nhiều cái mới thu hút, hấp dẫn học sinh.
III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐỌC SÁCH CHO THIẾU NHI TẠI THƯ VIỆN:
Ngoài các biện pháp khắc phục cho hoạt động đọc sách trở nên phong phú
sinh động phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em, bồi dưỡng và phát triển năng lực,
năng khiếu nghệ thuật và khả năng sáng tạo, giúp các em trở thành những người
có nhân cách phát triển toàn diện. Tôi xin đưa ra một số biện pháp nâng cao chất
lượng tổ chức hoạt động đọc sách cho thiếu nhi tại thư viện.
* Biện pháp 1: Tổ chức hình thức đọc nghe tập thể
Ở lứa tuổi học sinh lớp 1, lớp 2 các em do còn quá nhỏ chưa đọc chữ được,

chưa ý thức được những quy định của thư viện, chưa phân biệt rõ môi trường
thư viện so với nhà các em, không ngồi yên một chỗ đọc sách khi đến thư viện
các em sẽ gây ồn ào cho bạn đọc khác. Các em đến với thư viện qua những cuốn
truyện tranh mang nhiều màu sắc, hình ảnh sinh động, các em đến chủ yếu là để
xem hình ảnh minh họa có trong sách vì một số ít các em đọc được. Nên cán bộ
thư viện cử sáu em trong tổ cộng tác viên thư viện của nhà trường luân phiên
nhau lên đọc và kể những câu truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện ngụ
ngôn…cho các em lớp 1 vào đầu giờ sinh hoạt lớp và giờ ra chơi giữa buổi. Với
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

10


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

hình thức này nhằm giúp học sinh rèn luyện cách đọc, khả năng đọc, đọc đúng,
đọc diễn cảm giọng văn, mở rộng thêm kiến thức.
* Biện pháp 2: Tổ chức hình thức thi đố vui
Đối với học sinh tiểu học nhằm giúp các em mở rộng kiến thức ngoài sách
giáo khoa tôi đã đề xuất với lãnh đạo nhà trường kết hợp với Đội tổ chức thi kể
chuyện cho học sinh từ lớp 3 cho đến lớp 5. Sau khi Đội triển khai hình thức thi,
thư viện cũng đã tư vấn và tuyên truyền giới thiệu cho các em cách tham khảo
một số các tài liệu như: truyện ngắn dành cho tuổi nhi đồng, tập thơ tỏa sáng
những vần thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tập truyện ngắn giáo dục đạo đức
dành cho thiếu nhi… để các em tự tham khảo chuẩn bị cho cuộc thi. Với hình
thức này nhằm giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức về văn học, về văn hóa
ứng xử, tự phát triển khả năng của bản thân, bạn đọc tự lựa chọn tài liệu tham
khảo, tạo được tâm lý thoải mái cho bạn đọc
* Biện pháp 3: Tổ chức hình thức báo tường
Để đa dạng hình thức phục vụ bạn đọc, thư viện đã kết hợp với Đội tổ

chức thi báo tường cho các em lớp 5 vào dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội
nhân dân 22/12. Các em có thể lựa chọn một trong hai hình thức: viết bài cảm
nghĩ về cuốn sách mình yêu thích hoặc minh họa bức chân dung của vị anh hùng
lịch sử dân tộc, hay phác họa tờ bìa của cuốn sách em yêu thích qua mỗi đợt thi
có sự nhận xét đánh giá của cán bộ thư viện và tổng phụ trách đội.
* Biện pháp 4: Tổ chức hình thức tủ sách thân thiện tại lớp học
Phục vụ tủ sách thân thiện tại lớp học: cán bộ thư viện nhà trường vào thứ
2 hàng tuần đã tổ chức mang tài liệu xuống các lớp phục vụ các em, cuối tuần
cán bộ thư viện xuống nhận tài liệu về và thứ 2 tuần sau lại trao đổi sách khác.
Mặc dù không có tủ đựng sách thư viện riêng nhưng phục vụ tại lớp cũng là môi
trường thuận lợi và tốt nhất để tổ chức các hoạt động đọc sách, các em có thể tự
do đứng ngồi các chỗ trong phòng học của mình để tự đọc, các em sẽ tự mình
thu nhận kiến thức bổ ích cho bản thân. Với hình thức này thư viện đã thay đổi
môi trường đọc, tạo tâm lí thoải mái gây hứng thú đọc sách cho học sinh, nó
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

11


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

cũng đáp ứng đầy đủ nhu cầu, sự hấp dẫn lôi cuốn về mặt tình cảm, tạo nên
khoái cảm cho người đọc, các em có thể tận dụng giờ sinh hoạt lớp hay giờ ra
chơi để đọc sách. Phương pháp này còn giúp cán bộ thư viện khắc phục sự quá
tải khi bạn đọc đến thư viện cùng một lúc, tiết kiệm diện tích đối với thư viện có
phòng đọc và kho sách chung.
* Biện pháp 5: Tổ chức hình thức tủ sách ngoài trời
Đây là hình thức tự quản, kết hợp giữa cán bộ thư viện và tổ cộng tác viên
thư viện. Cán bộ thư viện tham mưu với nhà trường thành lập đội cộng tác viên
thư viện gồm mười em ở hai khối 4 và khối 5. Cán bộ thư viện lên lịch hoạt

động hàng tuần cho từng thành viên, phù hợp với lịch học của từng thành viên.
Đội cộng tác viên có nhiệm vụ quan sát các hoạt động các bạn tham gia tủ sách
lưu động ngoài trời, nhắc nhở các bạn sử dụng đúng quy định của thư viện,
khích lệ kịp thời những em học sinh có ý thức tốt vào buổi chào cờ đầu tuần.
IV/ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA
HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Kết quả đạt được
Sống trong một xã hội đang có nhiều biến động vai trò của thông tin tri
thức ngày càng quan trọng, thiếu nhi Việt Nam không chỉ ham mê học tập mà
còn ham mê đọc sách. Đọc sách đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Đa số các em
đến thư viện là do sự đòi hỏi thôi thúc của nội tâm chứ không do sự tác động
hay bắt buộc từ bên ngoài. Các em có thể đọc bất cứ tài liệu nào mà các em bắt
gặp. Như vậy sẽ không có lợi cho quá trình phát triển của các em. Cần giúp các
em tiếp nhận và lựa chọn những tài liệu giúp ích cho việc phát triển đời sống
tinh thần trí tuệ các em.
Sau thời gian áp dụng theo dõi số lượng bạn đọc tại chỗ, tìm hiểu, thống
kê số lượng từ sổ mượn sách của học sinh, trò chuyện thăm dò ý kiến của các
em tôi đã tiến hành khảo sát lần 2 về một số lĩnh vực đã điều tra lần trước kết
quả thu được như sau:
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

12


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

Toán

m
học

2012
-201
3

Tổng
số
Học
sinh
598

Tiếng việt

Văn hóa

Truyện đọc

xã hội
thích

Không thích
thích

514/598 7/598

Không thích
thích

463/598 5/598

84/598


Không

thích

thích
452/598

Không
thích

478/598

9/598

(85,9%) (1,1%) (77,4%) (0,8%) (14,0%) (75,58%) (79,93%) (1,5%)

Ta có biểu đồ biểu diễn như sau:
Tổng số học sinh

Hứng thú đọc

2. Giá trị khoa học
Qua việc áp dụng các biện pháp và nâng cao tổ chức hoạt động đọc sách
cho thiếu nhi đã nêu ở trên cùng với sự nổ lực phấn đấu đầy nhiệt huyết của cán
bộ thư viện và sự nhiệt tình của các em trong tổ cộng tác viên. Tôi nhận thấy
rằng chất lượng thực chất của tổ chức hoạt động đọc sách cho thiếu nhi được
tăng lên rõ rệt, đã giảm đi phần nào sự không ham mê, không yêu thích về các
lĩnh vực.
Lứa tuổi nhi đồng quá trình nhận thức thế giới của các em nhuốm màu sắc

cảm xúc và mang tính trực quan sinh động. Sách báo thiếu nhi với những đặc
trưng nổi bật của nó đã thực sự cuốn hút các em. Đọc sách trở thành nhu cầu
thực sự và tương đối bền vững ở lứa tuổi này. Đề tài được nhi đồng yêu thích
nhất là truyện cổ tích đã chấp cánh cho ước mơ, trí tưởng tượng của các em vốn
đã phong phú đa dạng nay được bay cao bay xa, nhu cầu được hiểu biết của các
em đã bắt đầu phát triển. Những cuốn sách làm cho các em thích thú thường
được coi đi coi lại nhiều lần thậm chí tới khi thuộc cả nội dung trang sách.
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

13


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

3. Bài học kinh nghiệm
Từ những giải pháp và kết quả đạt được, tôi xin được rút ra một bài học
kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động đọc sách cho thiếu nhi trong thư viện:
Thiếu nhi đều thích đọc sách vấn đề ở chỗ là các em đọc những sách gì,
không cần nói tới những sách có nội dung không tốt, ngay cả những sách tốt mà
không biết sử dụng cũng không đem lại lợi ích mà ngược lại còn gây hại cho cơ
thể và tâm hồn trong sạch, bay bổng của các em. Cán bộ thư viện cần hướng dẫn
các em biết cách chọn sách và có một phương pháp đọc đúng đắn. Lứa tuổi thiếu
nhi sự phân biệt tốt xấu còn ở mức thấp, lứa tuổi này sách như con dao hai lưỡi,
nó có thể xây dựng tư tưởng đạo đức giáo dục những phẩm chất tốt mà cũng làm
cho các em có những nhận thức đánh giá sai lệch về nhiều vấn đề. Nội dung
sách ngày càng phong phú phức tạp mà khả năng tiếp thu của các em có giới
hạn, cần chọn sách cho các em là điều cần thiết. Nội dung sách phải viết vào
những mục tiêu như: giáo dục các em có lý tưởng đạo đức.Giáo dục những kiến
thức căn bản và cập nhật những kiến thức mới. Giáo dục tình cảm thẩm mỹ lành
mạnh, có năng lực sáng tạo và biết thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên trong

lao động. Việc chọn sách cho các em là cần thiết nhưng không nên hoàn toàn sẽ
ảnh hưởng đến tính tự động tự chủ của các em, cần khéo léo giới thiệu cho các
em và để các em tự chọn. Việc đọc sách theo một kế hoạch nhất định giúp các
em tận dụng được thời gian đồng thời khả năng cảm thụ lĩnh hội sách được nâng
cao nhờ tri thức được tích lũy dần cùng với những ấn tượng cảm xúc xuất hiện
nhiều lần một cách có hệ thống.
Cán bộ thư viện cần giúp đỡ hướng dẫn các em lập ra danh mục sách cần
đọc. Mỗi em phải xác định cho mình mục đích yêu cầu đọc sách một cách rõ
ràng cụ thể. Xây dựng kế hoạch đọc sách từ các nguồn thông tin khác nhau: mục
lục thư viện, kho tự chọn, thư mục. Trong quá trình phục vụ nếu nhận thấy các
em đọc sách tùy tiện không mục đích, cần tạo cho các em vạch ra một khả năng
kế hoạch đọc sách toàn diện hợp lý và có hệ thống. Mặc dù đã có sách tốt nhưng
phải biết cách đọc, các em thường đọc vội vã, hấp tấp, đọc ngấu nghiến mà
không suy nghĩ gì. Rèn luyện cho các em có ý thức trong việc đọc sách, biết hệ
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

14


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

thống hóa kiến thức, có cách đọc trọng tâm, trọng điểm, đọc toàn bộ, đọc nghiền
ngẫm, đúc kết và đọc lướt, đọc qua, phương pháp đọc tùy thuộc vào mục đích
đọc. Khi tìm hiểu một cuốn sách nên hướng dẫn cho các em bắt đầu từ trang tên
sách, lời tựa, lời giới thiệu, mục lục, các chương… Phương pháp đọc đúng đắn
sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đạt kết quả của các em.
Chăm sóc giáo dục thiếu nhi là mối quan tâm của toàn xã hội, gia đình và
các cơ quan tổ chức. Công tác này có hiệu quả nếu được tiến hành thường xuyên
liên tục, các em không chỉ đọc trong thư viện mà còn đọc ở mọi lúc mọi nơi. Gia
đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới sự phát triển của trẻ tác động tới nhu cầu

hứng thú và khả năng cảm thụ sách của các em, hình thành cho các em những nề
nếp, quy tắc quan điểm của bố mẹ quyết đinh tới thói quen đọc và phạm vi đọc
của các em. Hứng thú đọc của các em bị chi phối bởi hoàn cảnh sống trong gia
đình. Thư viện cần tổ chức các hội nghị với cha mẹ các em bằng những giải
pháp, hình thức phối hợp hướng dẫn đọc cho các em một cách thường xuyên,
trao đổi về tình hình đọc sách, kế hoạch hướng dẫn các em đọc sách, kinh
nghiệm hướng dẫn lựa chọn sách… Như vậy sẽ có tác dụng tích cực hỗ trợ cho
cán bộ thư viện trong việc tổ chức hoạt động đọc. Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi
này là học tập, nhiều hoạt động tập thể do thư viện tổ chức nếu có sự tham gia
của thầy cô giáo hiệu quả sẽ cao hơn. Thông qua đó, cán bộ thư viện sẽ biết
được tình hình học tập của các em, các em có ưu thế ở những mặt nào…Cần đưa
việc hướng dẫn đọc cho các em vào chương trình ngoại khóa của nhà trường, có
sự tham gia của cán bộ thư viện và giáo viên. Cần vận động các tổ chức xã hội,
các cơ quan đoàn thể tham gia trực tiếp vào quá trình hướng dẫn đọc cho các
em.

C. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

15


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

1. Kết luận:
Tổ chức hoạt động đọc sách cho thiếu nhi được coi là công tác quan trọng
nhất của thư viện thiếu nhi. Thực tiễn hoạt động cho thấy, hoạt động đọc sách
được ví như chiếc cầu nối liền giữa thiếu nhi với vốn tài liệu thông qua vai trò
của người cán bộ thư viện. Qua hoạt động đọc sách vốn tài liệu của thư viện
được khai thác sử dụng và thư viện có thể tìm hiểu nắm được nhu cầu đọc, nhu

cầu tin của các em và chính điều đó là cơ sở của các hoạt động khác trong thư
viện.
Nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của hoạt động này trong
những năm gần đây, tổ chức hoạt động đọc sách cho thiếu nhi tại thư viện
trường TH Lý Thường Kiệt tổ chức hoạt động đọc sách luôn gắn liền với những
nhu cầu, nhiệm vụ cụ thể của nhà trường.
Hơn bao giờ, “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”các em thiếu nhi hôm
nay là những người sẽ làm chủ tương lai của đất nước, là những người giữ
những trọng trách quan trọng của xã hội trong tương lai. Do đó, việc tổ chức
hoạt động đọc sách dành cho thiếu nhi tại thư viện trường TH Lý Thường Kiệt
nói riêng và các trường học trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk nói chung được các nhà
văn hoá, nhà tâm lý, nhà xã hội học quan tâm. Đây là một lĩnh vực văn hoá tinh
thần, mà hoạt động đọc sách là một trong những hoạt động nhằm hoàn thiện
nhân cách, tư duy, thể lực và từ đó hoàn thiện nhân cách một cách tốt nhất và
hiệu quả nhất để đủ khả năng lãnh hội những trọng trách của mình trong tương
lai.
2. Kiến nghị:
* Đối với cấp trên
- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo các thư viện trường học, động viên,
khuyến khích giúp đỡ cán bộ thư viện trong các hoạt động.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ, tập huấn phần mềm
để cán bộ thư viện nắm vững hơn nữa về kỹ năng hoạt động thư viện trường
học.
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

16


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”


- Phổ biến kịp thời chủ trương, chính sách, chế độ đãi ngộ cho Cán bộ thư
viện trường học.
* Đối với Ban giám hiệu
- Cần quan tâm sát sao hơn nữa đến hoạt động của thư viện, hỗ trợ các
phong trào của thư viện để thư viện ngày một lớn mạnh.
- Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của thư viện để bổ sung thêm sách tham
khảo sách, nghiệp vụ, sách thiếu nhi…
- Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần để Cán bộ thư
viện thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
* Đối với các em học sinh: thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh,
thực hiện đúng các nội quy của thư viện, nhận thức được đầy đủ vai trò và ý
nghĩa của việc hoạt động đọc sách trong thư viện nhằm giúp cho việc học tập và
giải trí tinh thần.
Để kết thúc bài viết này, một lần nữa tôi xin cảm ơn đến Ban giám hiệu,
đội ngũ giáo viên, nhân viên và toàn thể các em học sinh trường tiểu học Lý
Thường Kiệt đã nhiệt tình giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

EaM’nang, ngày 16 tháng 03 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA BGH

Người viết

Vũ Thị Dung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

17



“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

1. Sổ tay công tác thư viện trường học/ Từ Huy Sơn, Đàm Thị Kim Liên,
Nguyễn Thị Kim Nhung, Nguyễn Văn Quý .-H.: Giáo dục, 2008.-223tr.:7tranh
minh họa; 24cm.
2. ĐÀM THỊ KIM LIÊN. Một số chuyên đề về nghiệp vụ thư viện trường
học/Đàm Thị Kim Liên, Trần Xuân Khóa.-H.: Giáo dục, 2009.-212tr.:24cm
3. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện
trường học/ Lê Thị Chinh, Lê Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Kim Phương, Trần
Thị Ngọc Thanh.-H.: Giáo dục, 2008.-211tr.:15 ảnh minh họa; 24cm
4.Nghị quyết của Bộ chính trị về Cải cách giáo dục.H:Giáo dục,1979,tr12
5. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường
phổ thông.
6. Quyết đinh số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 16 tháng 01 năm 1998 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động thư
viện trường phổ thông.
7. TRẦN THỊ MINH NGUYỆT. Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư
viện/ Trần Thị Minh Nguyệt.-tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, có bổ sung.H.:Giáo dục,2007.-156tr.:12 ảnh minh họa; 20cm

MỤC LỤC
Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

18


“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Nội dung
Lời nói đầu

A/ Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
1. Mục đích nghiên cứu
2. Nhiệm vụ nhiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B/ Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận
1. Cơ sở khoa học
2. Cơ sử thực tiễn
II. Thực trạng của vấn đề
1. Đặc điểm tình hình trường TH Lý Thường Kiệt
2. Đặc điểm tình hình thư viện
3. Khảo sát thực trạng
III. Một số biện pháp xây dựng tổ chức hoạt động đọc
sách cho thiếu nhi tại thư viện
IV. Kết quả thu đựơc qua khảo nghiệm, giá trị khoa học
của vấn đề nghiên cứu
1. Kết quả đạt được
2. Giá trị khoa học
C/ Kết luận và kiến nghị
1. Bài học kinh nghiệm
2. Kết luận
3. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1

2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
6
6
6
6
8
10
10
11
12
12
13
13
15

Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

19



“Một số giải pháp mới trong việc tổ chức hoạt động đọc sách tại thư viện trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’garTỉnh ĐăkLăk”

Người thực hiện: Vũ Thị Dung – Nhân viên thư viện Trường T.H Lý Thường Kiệt- Huyện CưM’gar- Tỉnh Đắk Lắk

20



×