Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tình trạng sức khỏe và các giải pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.15 KB, 10 trang )

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC
KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I.

Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, với vị thể là một đất nước đang phát triển trong thời kỳ hội nhập
quốc tế, Việt Nam đã và đang có những thành tựu vượt bậc trong sự phát triển
toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Song song với quá trình phát triển thì
nước ta cũng nảy sinh một số vấn đề mang tính xã hội, đặc biệt là các vấn đề
liên quan đến dân số, gia tăng tuổi thọ trung bình của người dân khiến tình
trạng dân số già hóa đang tăng nhanh. Nếu từ những năm 2007, Việt nam ở
trong thời kỳ dân số vàng thì tới năm 2011 là cột mốc đánh dấu nước ta bước
vào thời kỳ chuyển hóa, bước vào giai đoạn già hóa dân số với số người trên
60 tuổi chiếm hơn 10% dân số cả nước. Và tỷ lệ này được dự báo là sẽ còn
tăng lên nhanh chóng, tới năm 2050 thì người cao tuổi có thể chiếm tới 25%
dân số cả nước. Điều này đã đặt ra nhiều nhiệm vụ cấp thiết mang tính thử
thách cho xã hội về các vấn đề của người cao tuổi, đặc biệt là vấn đề chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi.
Người cao tuổi được xem là vốn quý giá của xã hội bởi những sự đóng góp
của họ về kinh nghiệm, kiến thức cho sự phát triển của xã hội, đồng thời là
động lực tinh thần cho các thế hệ mai sau và là niềm hạnh phúc của mỗi gia
đình. Thế nhưng sự thay đổi cơ cấu dân số theo hướng già hóa quá nhanh cũng
sẽ tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, của từng quốc
gia; liên quan đến mọi mặt của đời sống loài người: xã hội, kinh tế, chính trị,
văn hóa, tâm lý và tinh thần. Với tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng các hệ
thống chăm sóc, chế độ an sinh xã hội và các loại hình dịch vụ chuyên môn
chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nước ta còn rất thiếu và yếu dẫn đến
ghánh nặng sức khỏe của người cao tuổi tăng cao, số năm sống khỏe mạnh rất



là thấp. Chính vì thế, đối tượng này rất cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ
gia đình, cộng đồng, nhà nước trong việc đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, sự
tham gia xã hội và đặc biệt là chăm sóc về sức khỏe để đảm bảo chất lượng
cuộc sống.
Để làm được những điều trên, ngoài sự chung tay của gia đình, xã hội, sự
quan tâm và can thiệp quyết liệt của nhà nước thì cũng rất cần phải có một đội
ngũ cán bộ chuyên trách đảm nhiệm việc chăm sóc, đáp ứng và bảo vệ các nhu
cầu và quyền lợi cơ bản cho người cao tuổi. Và ngành công tác xã hội ra đời
mang sứ mệnh hỗ trợ, giúp đỡ những người hoặc nhóm người yếu thế nhằm
giảm thiểu những rào cản, sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội. Đặc biệt,
công tác xã hội với người cao tuổi được xem như là một trong những ngành
nghề phát triển mạnh trong tương lai bởi tính nhân văn cũng như vai trò quan
trọng của nó trong việc thúc đẩy cân bằng xã hội trong thời kỳ đất nước phát
II.

triển hiện nay.
Thực trạng:
1. Khái niệm người cao tuổi và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi:
1.1 Khái niệm người cao tuổi:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi:
- Theo quan điểm y học: người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
-

liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật người cao tuổi Việt Nam năm 2009 quy định:

-

Người cao tuổi là “tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.”
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở


lên.
Phân loại người cao tuổi:
Quy ước của Liên Hiệp Quốc chia người cao tuổi thành 2 nhóm
- Tuổi từ 60- 74 tuổi là NCT.
- Tuổi từ 75 trở lên là người già.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân chia các lứa tuổi người già như sau:
-

Từ 60- 74 tuổi: Người cao tuổi.

-

Từ 75- 90 tuổi: Người già

-

Ngoài 90 tuổi: Người già sống lâu


1.2 Khái niệm sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi:
Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
“Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần
và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Dựa
vào định nghĩa trên thì sức khỏe được cho là bao gồm tình trạng của cả
tinh thần lẫ thể chất. Để hoàn thiện khái niệm về sức khỏe, chúng ta cần
nhìn nhận rõ ràng mối tương quan giữa tinh thần và thể chât như sau: “
Sức khỏe của một người là kết quả tổng hòa của tất cả các yếu tố tạo
nên tinh thần và thể chất của con người ấy”.
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ, trong đó người cung ứng

và người sử dụng quan hệ với nhua thông qua giá dịch vụ. Chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ mà còn
nâng cao chất lượng sống, giúp người cao tuổi tiếp tục sống khỏe, sống
vui và có ích. Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi vừa là trách
nhiệm, là nghĩa vụ, vừa là sự thệ hiện văn minh tiến bộ của chế độ xã
hội.
2. Những thống kê chung về người cao tuổi ở nước ta hiện nay:
Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân số với số người từ 60
tuổi trở lên là 9.016.604 người, chiếm tỷ lệ 10,2% (năm 2012) và đang gia
tăng nhanh chóng. Dự báo tỷ lệ này có thể tăng lên tới 20,7% (khoảng 19
triệu người) vào năm 2040 và đến 24,8% (hơn 28 triệu người) vào năm
2049.
Trên phương diện nhân khẩu học, trong quần thể người cao tuổi có
sự chênh lệch về cơ cấu giới tính và nhóm tuổi ngày càng cao thì sự chênh
lệch này lớn do tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới, dẫn đến tình trạng
“nữ hóa dân số cao tuổi”. Theo điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt
Nam (VNAS) năm 2011, tỷ lệ góa chồng của phụ nữ là 50,7%, cao gấp 3,6
lần tỷ lệ góa vợ của nam giới (14%) và tỷ lệ nam/nữ ở các lứa tuổi 60-69,
70-79 và trên 80 lần lượt là 100/127, 100/163 và 100/194.
Về điều kiện sống và làm việc, tỷ lệ người cao tuổi vẫn sống ở khu
vực nông thôn năm 2009 là 72,5% và năm năm 2012 là 68,2% với công


việc chủ yếu là làm nông nghiệp. Hiện vẫn có trên 59% số người từ 60 đến
69 tuổi và khoảng 41% người trên 70 tuổi vẫn đang làm việc; 56,8% trong
lĩnh vực nông nghiệp. Đáng chú ý là có rất nhiều người cao tuổi từ 60 – 69
tuổi có nhu cầu làm việc những không tìm được công việc phù hợp, do phải
làm việc nhà và điều kiện về sức khỏe. Do điều kiện lịch sử và những khó
khăn hiện tại, khả năng tích lũy vật chất của người cao tuổi còn hạn chế. Có
tới 70% số người cao tuổi không có tích lũy vật chất, 18% thuộc hộ gia

đình nghèo.
Theo VNAS năm 2011, có ngày càng nhiều “gia đình khuyết hệ”
(chỉ có ông bà sống với các cháu) gia tăng từ 6,8% đến 7,1% thay thế cho
gia đình có cha mẹ sống chung với các con. Nguyên nhân là từ sự di cư của
người lao động trẻ tuổi từ nông thôn ra thành thị. Thực trạng này có thể làm
cho cuộc sống của người cao tuổi càng thêm khó khăn hơn về cả kinh tế, xã
hội và tâm lý.
3. Tình trạng sức khỏe người cao tuổi
Báo cáo năm 2006 cho thấy số người cao tuổi ở Việt Nam tự đánh
giá về sức khỏe bản thân là khá tốt mới có 5,7% và 22,9% đánh giá sức
khỏe kém. Điều tra về người cao tuổi năm 2011 cũng chỉ ra rằng hơn 55%
và trên 10% số người đánh giá sức khỏe bản thân là yếu và rất yếu. Nghiên
cứu này cũng cho thấy tỷ lệ người cao tuổi gặp ít nhất một loại khó khăn về
vận động là gần 72% và gặp ít nhất một trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày
là 37,6%.
Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính khá cao và thường mắc nhiều bệnh
đồng thời với tỷ lệ trung bình một người mắc gần 3 bệnh. Theo nghiên cứu
của bệnh viện Lão khoa trung ương, tăng huyết áp là bệnh phổ biến với tỷ
lệ mắc lên tới 45,6% (trong đó những người từ 60 tuổi đến 74 tuổi là 42%
và những người từ 75 tuổi trở lên là 54,6%), tỷ lệ mắc bệnh mạch vành là
gần 10%. Những bệnh lý tim mạch này thực sự là những bệnh đe dọa
nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của NCT. Ngoài ra, ở NCT cũng
mắc một số loại bệnh khác thể hiện sự thoái hóa chức năng sức khỏe và


chất lượng cuộc sống như bệnh về xương khớp, thị giác, thính giác. Có tới
76,7% NCT có dấu hiệu giảm thị lực, tỷ lệ người bị giảm thính lực là trên
40%. Các tình trạng sa sút về sức khỏe đáng kể khác ở cả nam và nữ giới
cao tuổi là các bệnh tiểu đường và bệnh của đường tiêu hóa như loét dạ dày,
viêm đại tràng, nuốt nghẹn có tỷ lệ mắc tương ứng là 15,4%, 9,7% và

10,2%.
Về tinh thần, những thay đổi về xã hội, tâm lý, sức khỏe suy giảm,
bệnh tật và những lo toan trong cuộc sống, sự cô đơn khi mất đi người bạn
đời, người thân thiết đã là cho NCT bị suy sụp về tinh thần và mắc các bệnh
lý tâm thần trầm trọng.
Những chỉ số sức khỏe, thông tin về tỷ lệ bệnh tật và tình trạng sức
khỏe chung nói trên cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT ở nước
ta rất là cao. Để đáp ứng được những nhu cầu này, cần phải có những chính
sách, giải pháp phù hợp, sự đáp ứng hiệu quả từ hệ thống y tế, sự hỗ trợ và
quan tâm thỏa đáng của cộng đồng đối với NCT.
4. Các chủ trương, chính sách của nhà nước về bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi:
Phát huy truyền thống “kính lão, trọng thọ” từ trước đến nay, Đảng
và Nhà nước luôn có sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc đến người cao tuổi
thông qua các chủ trương, nghị định, chính sách cụ thể.
Ngày 23/5/2010, Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt "Đề án phát
triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020" số 32/2011/QĐ-TTg chính
thức khai sinh Nghề công tác xã hội ở Việt Nam và chăm sóc NCT cũng
nằm trong nhóm nghề này. Ngày 30/12/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã
thông qua quyết định định về việc việc phê duyệt đề án chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi giai đoạn 2017 – 2025 số 7618/QĐ-BYT. Ngày 26/3/2016,
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 6/6 hằng năm là “Ngày truyền
thống người cao tuổi Việt Nam”. Song song với các Đề án, Chương trình
liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi còn có các Thông tư
về việc: “Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi”


trong đó đề cập đến các vấn đề tổ chức khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi
sức khỏe cho người cao tuổi. Khuyến khích tổ chức mạng lưới bác sĩ gia
đình và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi.

Nhìn chung, các nghị định, chính sách của Nhà nước ban hành cũng
đã phần nào thực hiện sự quan tâm đến người cao tuổi, giúp họ cải thiện
cuộc sống và bảo vệ các quyền lợi thiết yếu lúc tuổi già. Thế nhưng việc
triển khai các chính sách còn chưa thật tốt và triệt để. Các ưu tiên về chăm
sóc sức khỏe cho người già chưa được các cơ sở tuyến dưới làm việc hết
công suất. Nguyên nhân chủ yếu là Người cao tuổi nước ta còn chưa mạnh
dạn và chủ động trong việc khám và chữa bệnh, có tâm lý sợ bệnh và mặc
kệ. Đa số người cao tuổi là lao động phổ thông, chủ yếu là làm nông, không
có tài sản tích lũy mà bệnh tật đa số là mãn tính nên dẫn tới không đủ chi
phí khám và chữa bệnh. Hơn 70% số người cao tuổi ở nước ta sống ở nông
thôn, công tác truyền thông, điều kiện vật tư y tế và các cơ sở ở đây còn yếu
kém dẫn đến việc người cao tuổi không được tiếp cận đầy đủ các quyền lợi
của mình.
5. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
cho người cao tuổi:
Hiện nay, công tác xã hội với người cao tuổi đang là nghành nghề
được quan tâm bởi các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội. Các nhân
viên xã hội chủ yếu được phân bố làm việc ở các nơi: viện dưỡng lão; trung
tâm bảo trợ xã hội cho các đối tượng chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người già;
các cơ quan hành chính nhà nước như phòng lao động thương binh xã hội,
phòng bảo trợ xã hội,.. các tổ chức phi chính phủ, ngoài ra còn một số cá
nhân làm việc tự do. Một nhân viên xã hội đảm nhiệm nhiệm vụ hỗ trợ,
giúp đỡ người cao tuổi thích ứng với những thay đổi không thể tránh khỏi
như: nhận thức về sự thay đổi vị trí trong xã hội, thích ứng với sự thay đổi
trong quan hệ giữa người với người, giải trừ u uất sầu muộn, thích ứng với


việc mất người bạn đời, thoát khỏi nỗi lo sợ tử vong, đối phó với tình trạng
bị bạc đãi và bạo lực… Dù có thể đa dạng làm việc trong các cơ sở và tính
chất nghề nghiệp như vậy nhưng mục đính cối lõi và tiên quyết của nhân

viên xã hội với người cao tuổi vẫn luôn đảm bảo sự cân bằng về đời sống
và thể chất cho người cao tuổi.
Các nhân viên xã hội làm việc ở các cơ quan hành chính nhà nước
thường đảm nhận những công việc hỗ trợ cho người cao tuổi qua các hoạt
động nghề nghiệp như: tham gia đóng góp ý kiến, đánh giá, triển trai thực
hiện và giám sát quá trình thực hiện những chính sách dành cho người cao
tuổi; đề xuất và xây dựng nhiều dự án hành động vì mục tiêu sức khỏe và
đời sống của người cao tuổi như thăm khám và chữa bệnh, hoạt động vui
chơi giải trí, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc tuổi già. Một số khác được
đào tạo chuyên sâu về một số kỹ năng giải quyết các vấn đề tâm lý, chăm
sóc sức khỏe, hỗ trợ cá nhân… thường tham gia trực tiếp vào việc chăm sóc
sức khỏe cho người già trong các viện dưỡng lão và trung tâm bảo trợ.
Việc chăm sóc sức khỏe người già thực sự là một công việc không
đơn giản, rất cần sự phối hợp chặt chẽ và tỉ mỉ giữa các bên liên quan. Có
rất nhiều vấn đề trong công việc này từ các vấn đề lớn như đánh giá tình
trạng, hoạch định tiến trình chăm sóc đến các công việc tỉ mỉ như đảm bảo
cho người già từ, khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng, cách sinh hoạt khoa
học, biện pháp rèn luyện sức khỏe, giải quyết các vấn đề tâm lý, đảm bảo
giấc ngủ điều độ…..
6. Những giải pháp đề xuất trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi:
Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nước ta không chỉ
bó hẹp trong phạm vi y tế mà còn bao trùm nhiều vấn đề xã hội khác. Vấn
đề chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi được thực hiện bao gồm cả vấn đề
kinh tế xã hội, từ phòng bệnh đến chữa bệnh. Cụ thể, ta có thể chia ra một
số giải pháp theo các phương diện và lĩnh vực như sau:
7.1 Trên lĩnh vực sản xuất:


Phần lớn người cao tuổi nước ta vẫn đang tham gia vào các hoạt

động kinh tế để tìm kiếm thu nhập, vì vậy mà tình trạng sức khỏe của họ bị
giảm sút rất nhanh. Do đó, cần phải tiến hành một số giải pháp sau để bảo
vệ sức khỏe người cao tuổi:
- Xúc tiến các hình thức lao động phù hợp với nhu cầu, năng lực, tình
-

trạng sức khỏe hiện thời của người cao tuổi.
Nghiêm cấm các hành vi phân biệt với những người lao động là người
cao tuổi, các hành vi lạm dụng người cao tuổi về sức lực và đuổi việc

-

người cao tuổi khi gặp ốm đau…
Tạo ra nhiều hoạt động kinh tế phù hợp với khả năng, trình độ, tình hình

-

sức khỏe hiện tại của người cao tuổi.
Loại trừ mọi sự ràng buộc đối với người lao động là người cao tuổi , ví
dụ như là phạt vi phạm hợp đồng lao động khi họ không thể hoàn thành

-

số thời gian lao động, số lượng sản phẩm đề ra…
Hỗ trợ, mở rộng các chính sách phù hợp khuyến khích các cơ sở dạy
nghề của người cao tuổi để họ có cơ hội truyền đạt các kinh nghiệm

-

sống của mình tới thế hệ trẻ.

Khuyến khích các hình thức bảo hiểm mềm dẻo hơn các hình thức bảo
hiểm bắt buộc để người cao tuổi có thể tự nguyện tham gia và được bảo
vệ quyền lợi.

7.2 Trên lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao.
-

Phát triển và tăng cường việc học tập, có những hình thức đào tạo cho
người cao tuổi, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, tạo điều kiện để người

-

cao tuổi tiếp cận với hệ thống giáo dục.
Xúc tiến việc giáo dục những vấn đề liên quan đến tuổi già đặc biệt là

-

quá trình lão, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia vào các hoạt động
văn hóa thể thao, tham gia vào các tổ chức xã hội và được đưa ra các
quyết định liên quan đến bản thân mình.


-

Nghiên cứu, phát triển các loại hình thể dục, thể thao phù hợp với thể
lực, đặc điểm sức khỏe của người cao tuổi ví dụ như chơi cờ, thể dục
dưỡng sinh, yoga….

7.3 Trên lĩnh vực đời sống vật chất chung.

-

Đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi và gia đình để họ có thể

-

tiếp tục cuộc sống tốt đẹp.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có những
chương trình, dự án chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là những người
cao tuổi neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và không nơi nương

-

tựa.
Xây dựng và tạo ra sự thích nghi của hệ thống bảo hiểm với mọi thành
phần của người cao tuổi nhằm đảm bảo sự bình đẳng. Tạo mối quan hệ
tương hỗ giữa các thế hệ, xóa bỏ mọi sự ngăn cách, hạn chế sự lệ thuộc
của người cao tuổi vào thế hệ trẻ, xây dựng các hình thức tổ chức nhằm

khuyến khích người cao tuổi tích lũy tài sản khi về già.
7.4 Trên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
- Phát triển các hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe và chữa trị một cách
-

hiệu quả các bệnh lý của người cao tuổi.
Khuyến khích các biện pháp chữa bệnh sớm và các biện pháp phòng

-

ngữa để tránh bệnh tật khi về già và ngăn chặn quá trình lão hóa sớm.

Khuyến khích sự kết hợp giữa các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội.
Xúc tiến các hoạt động hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe

-

ở những nơi cần thiết.
Nghiên cứu các bệnh lý liên quan đến tuổi già và có các biện pháp
phòng chống thích hợp. Phát triển mở rộng các dịch vụ y tế thuận lợi để

III.

người cao tuổi có điều kiện được chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật.
Kết luận:
Già hóa dân số gia tăng nhanh chóng vừa là thành tự, vừa là thách thức khi
Việt Nam được xem là quốc gia “già trước khi giàu”. Việc đảm bảo chất lượng
cuộc sống và sức khỏe của người cao tuổi theo phương châm “sống vui, sống
khỏe, sống có ích” cần sự hỗ trợ và chăm sóc từ gia đình và cộng đồng dựa trên


những hiểu biết về những khó khăn và nhu cầu thực tế của người cao tuổi.
Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nước ta hiện nay nó vừa mang ý
nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Người cao tuổi là cả một kho tàng tri thức, kinh nghiệm sống. Khi họ đã
cống hiến sức lực, trí tuệ, kỹ năng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước thì họ có quyền được hưởng sự chăm sóc, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội.
Chính vì thế, Đảng và Nhà nước cần phải có những giải pháp đúng đắn, khoa
học và có tính khả thi cao hơn nữa để quá trình chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổi được tốt hơn nhằm tạo ổn đinh cuộc sống của người cao tuổi và giúp
IV.


họ hưởng trọn niềm vui tuổi già.
Tài liệu tham khảo:
Kết quả điều tra biến động dân số và nhà ở năm 2012, Tổng cục thống kê.
“Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi
cơ cấu tuổi tại Việt Nam”. UNFPA. Hà Nội
“Báo cáo đánh giá 10 năm (2002 – 2012) thực hiện chương trình hành động
quốc tế Madrid về người cao tuổi”, Hà Nội.
Bài giảng “ Công tác xã hội với người cao tuổi” – Nguyễn Thị Nguyệt.
“Hiện trạng công tác chăm sóc người cao tuổi”tạp chí Dân số&phát triển, số
1.



×