Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giải pháp phát triển hệ thống phân phối thép ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.11 KB, 9 trang )

Giải pháp phát triển hệ thống phân phối thép ở Việt Nam
hiện nay
1. Yêu cầu đổi mới hệ thống phân phối thép Việt Nam trong thời gian tới
* Yêu cầu khách quan
Hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới với sự cam kết mở cửa thị
trường trên cơ sở ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Ngành thép Việt Nam chắc chắn có sự tham gia của các nhà sản xuất, các nhà
phân phối nước ngoài có tiềm lực kinh tế, có khoa học và công nghệ, trình độ
quản lý cao. Vì vậy, cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ với các nhà sàn xuất, các
nhà phân phối nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Để đạt được lợi thế
cạnh tranh trên thương trường thì doanh nghiệp phải tạo ra được sự hiệu quả
trong tất cả các hoạt động kinh doanh, trong đó, xây dựng và quản lý hệ thống
phân phối hiệu quả cũng là công việc rất quan trọng để từ đó tạo nên sức cạnh
tranh tổng hợp của doanh nghiệp.
Sự phát triển nền kinh tế, của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự ứng
dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin vào kinh doanh cũng như trong hệ
thống phân phối sản phẩm đều dẫn đến yêu cầu tất yếu phải đổi mới hệ thống
phân phối trong thời gian tới.
Ngành thép đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Tạo dựng hệ thống phân phối hiệu quả góp phần tạo sự ổn định
của nền kinh tế vĩ mô.
* Yêu cầu chủ quan
Để đảm bảo ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, cung cấp sản
phẩm đúng số lượng, chất lượng, đúng thời gian, địa điểm và các dịch vụ kèm
theo ngày càng thuận tiên, văn minh.
Sự mất kiểm soát chặt chẽ đối với hệ thống phân phối làm cho mất kiểm
soát giá trong thời gian qua dẫn đến không đáp ứng nhu cầu khách hàng một
cách tốt nhất làm ảnh hưởng tới người tiêu dùng và doanh nghiệp đòi hỏi phải
xây dựng được hệ thống phân phối có sự giám sát, kiểm tra và điều khiển thống
nhất.
2. Phương hướng và giải pháp nhằm cải thiện hệ thống phân phối thép ở


Việt Nam trong thời gian tới
2.1. Phương hướng cải thiện hệ thống phân phối thép ở Việt Nam
* Phương hướng phát triển chung ở góc độ vĩ mô
Đối với tất cả các doanh nghiệp thực hiện mọi hoạt động kinh doanh đều
phải tuân theo các quy định của pháp luật cũng như trong các hoạt động phân
phối đều chịu sự điều tiết của nhà nước, theo ý đồ của nhà nước trong phát triển
nền kinh tế ở góc độ vĩ mô.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15
tháng 02 năm 2007 đã phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đề cập đến một số điểm sau:
- Quan điểm phát triển
+ Phát triển thương mại trong nước phù hợp với các quy luật khách quan
của nền kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh
tranh bình đẳng giữa các chủ thể trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện
và có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
+ Phát triển thương mại trong nước gắn kết với phát triển đa dạng về chế độ
sở hữu và thành phần kinh tế của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phương
thức hoạt động. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh
doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại lớn theo mô
hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị
trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng.
+ Phát triển thương mại hàng hoá gắn kết với đầu tư, sản xuất và thương
mại dịch vụ theo lộ trình cam kết quốc tế; đồng thời, chủ động đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng của thị trường và người tiêu dùng trong nước.
+ Phát triển thương mại trong nước trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn
lực của xã hội; chú trọng khuyến khích khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực
của doanh nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, mở rộng
mạng lưới kinh doanh.
- Mục tiêu phát triển
+ Mục tiêu tổng quát

• Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện
đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự
tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi
trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Coi trọng phát
triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh; đồng thời, khuyến khích và thúc
đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập
trung nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn thương hiệu Việt Nam. Thực hiện
việc mở cửa thị trường phân phối theo đúng lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và
doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và
cạnh tranh có hiệu quả với các tập đoàn nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị
trường dịch vụ phân phối. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí của thương
mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định
hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân
dân, góp phần phát triển xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng
trưởng kinh tế.
+ Mục tiêu cụ thể
• Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về thương mại, bảo đảm hoạt động
thương mại phát triển lành mạnh và bền vững; nâng cao khả năng tự điều chỉnh
của thị trường trong nước khi thị trường thế giới biến động.
- Định hướng phát triển
+ Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài
hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền
và cả nước).
+ Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng,
phù hợp với tính chất và trình độ của sản xuất, xu hướng và phương thức thoả
mãn của tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
+ Đối với các ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù, hướng chủ
yếu để các doanh nghiệp thiết lập và phát triển mô hình tổ chức lưu thông các

ngành hàng này là:
• Củng cố hệ thống phân phối được hình thành trên cơ sở xác lập mối liên
kết dọc, có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên
từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán
buôn và bán lẻ thông qua quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đạu lý mua bán.
Doanh nghiệp đầu nguồn (sản xuất, nhập khẩu) phải kiểm soát và chịu trách
nhiệm (hoặc liên đới chịu trách nhiệm) với toàn bộ hệ thống, từ chi phí, giá cả,
nguồn gốc, số lượng, chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá đến phương thức và
chất lượng phục vụ...;
• Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống
tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics được bố trí theo khu vực thị
trường để tiếp nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng
hàng hoá cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ (cửa hàng trực thuộc, các đại lý) trên
địa bàn.
• Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm, mặt hàng có quan
hệ với nhau trong tiêu dùng phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối
để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông và chi phí của xã hội do tiết kiệm được
thời gian mua sắm (liên kết ngang trong khâu bán buôn thông qua việc cùng xây
dựng các trung tâm giao dịch, tổng kho bán buôn, trung tâm logistics; liên kết
ngang trong khâu bán lẻ thông qua việc cùng phát triển mạng lưới cửa hàng tiện
lợi.
• Nhà nước can thiệp vào thị trường ngành hàng này chủ yếu bằng quy chế
về tổ chức và kiểm soát hệ thống phân phối, sử dụng các công cụ gián tiếp như
tín dụng, thuế, dự trữ quốc gia... để tác động đến thị trường thông qua các doanh
nghiệp đầu nguồn.
Như vậy, ở góc độ vĩ mô thì hệ thống phân phối phải được thiết lập và
quản lý sao cho đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển kinh tế và hệ thống
phân phối phải giúp ổn định được nền kinh tế vĩ mô trước sự biến động của kinh
tế thế giới theo ý đồ mong muốn.
* Phương hướng cải thiện hệ thống phân phối thép ở Việt Nam

Căn cứ vào Đề án phát triển thương mại trong nước và căn cứ vào đặc thù
của ngành thép, hiện trạng hệ thống phân phối thép Việt Nam, yêu cầu của sự
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và một số yếu tố khác thì phương hướng
cải thiện hệ thống phân phối thép Việt Nam như sau:
- Mọi hoạt động phân phối của doanh nghiệp phải được định hướng theo
khách hàng. Phát triển hệ thống phân phối với cấu trúc linh hoạt, hiệu quả, đảm
bảo đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng, chất lượng, thời
gian, địa điểm với chi phí cạnh tranh đồng thời cung ứng các dịch vụ ngày càng
thuận tiện và văn minh.
- Phát triển hệ thống phân phối theo hướng hiện đại, nơi mà những con
người với trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, các thành viên trong hệ thống
phân phối được trang bị cơ sở vật chất, các loại máy móc, thiết bị hiện đại cùng
phối hợp với nhau để thực hiện lưu chuyển hàng hoá một các hiệu quả nhất. Và
hệ thống phân phối phải trở thành thế mạnh khó có thể bắt trước trong mối
tương quan với các doanh nghiệp khác, là khâu tạo ra lợi nhuận và vị thế của
doanh nghiệp trên thương trường.
- Mọi nỗ lực của toàn hệ thống phân phối phải được liên kết lại với nhau.
Phát triển hệ thống phân phối, nơi mà lợi ích của các thành viên trong kênh đều
được thoả mãn tối đa trên cơ sở thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.
Một hệ thống phân phối mà sự phối hợp giữa các thành viên được phát huy tối
đa các điểm mạnh của mình, hạn chế, khắc phục các yếu điểm của nhau để tạo
một thể thống nhất về ý chí và hành động.
2.2. Các giải pháp vĩ mô
- Đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống phân
phối thép của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, trong đó nòng cốt và
chủ lực là các doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức và phân bố thông suốt
trên phạm vi cả nước nhưng đảm bảo chiếm lĩnh tại các địa bàn thị trường then
chốt, trọng yếu và có đủ nguồn lực để can thiệp, chi phối, dập tắt các đột biến
bất thường về quan hệ cung cầu-giá cả trong các tình huống gay gắt, căng thẳng
của thị trường.

- Quy hoạch hệ thống phân phối (lập và trình phê duyệt các quy hoạch, đề
xuất và vận dụng các cơ chế chính sách vào quá trình tổ chức thực hiện các quy
hoạch…).
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chính
sách, luật pháp và biện pháp điều hành vĩ mô của nhà nước đối với các hệ thống
phân phối sản phẩm thép trên thị trường.
- Xây dựng và thực hiện chế độ thông tin hai chiều giữa Bộ công thương với
các hệ thống phân phối. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi để nắm bắt và phát
hiện kịp thời diễn biến tình hình thị trường-giá cả và hoạt động của các hệ thống
phân phối. Đánh giá và dự báo sát thực các xu hướng phát triển, chủ động kiến
nghị đề xuất các biện pháp xử lý và công cụ điều hành thích hợp.
- Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp và công cụ kinh tế vĩ mô của
nhà nước trong các hệ thống phân phối trên thị trường nhằm phòng, chống các
đột biến bất thường về quan hệ cung cầu-giá cả, tái lập sự bình ổn và tiếp tục
phát triển thị trường một cách lành mạnh, bền vững.
- Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với
các hệ thống phân phối vừa và nhỏ trên thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, trước hết và chủ yếu là thị trường nông thôn và miền núi.
- Đồng thời với những giải pháp trên sẽ phát triển mô hình phân phối hiện
đại và chuyên nghiệp.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối trên thị
trường ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó Sở công thương,
phòng kinh tế tại các quận và phòng công thương tại các huyện, cùng lực lượng
quản lý thị trường là những đầu mối và có trách nhiệm quản lý.
2.3. Các giải pháp vi mô
- Tăng cường nhận thức đúng về vai trò của hệ thống phân phối trong sự phát
triển chung của toàn doanh nghiệp từ đó tạo ra ý thức và hành động trong xây
dựng và phát triển hệ thống phân phối hiệu quả.
- Cấu trúc kênh phân phối: Thực hiện phân phối qua nhiều kênh khác nhau,
có thể bán sản phẩm qua kênh phân phối trực tiếp hoặc qua các cấp độ trung

gian tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhưng phải
đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các dòng chảy của kênh phân phối để có thể thực
hiên các điều khiển cần thiết có lợi cho toàn hệ thống phân phối và cấu trúc
kênh phải được tổ chức trên cơ sở khoa học, hợp lý như cấu trúc, số cấp trung
gian, số lượng trung gian ở mỗi cấp, địa điểm, phạm vi quản lý…
- Về con người: Tăng cường hợp tác, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
trong hệ thống phân để đảm bảo và tạo ra đội ngũ những con người có trình độ
nghiệp vụ chuyên môn cao và có tác phong công nghiệp. Đây là yếu tố hàng
đầu giúp doanh nghiệp đạt được thành công, phát triển lâu dài và bền vững,
đồng thời sử dụng các công cụ dụng cụ để quản lý, áp dụng các định mức chi
hợp lý, nâng cao ý thức tiết kiệm của người lao động, thực hiện chế độ khen
thưởng vật chất kèm theo trách nhiệm vật chất.
- Cải tạo và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như cửa hàng, kho
chứa, dụng cụ kỹ thuật chuyên dụng để bảo quản, dự trữ phù hợp với đặc điểm
của sản phẩm và hợp lý, đảm bảo theo hướng hiện đại hoá mang lại hiệu quả
cao cho việc quản lý.
- Tăng cường kiểm soát quá trình lưu thông hàng hoá đối với các nhà bán
buôn, nhà bán lẻ thông qua các thoả thuận của hợp đồng đồng thời đưa ra các
chính sách hợp lý có lợi cho tất cả các bên tham gia hoạt động phân phối như
chính sách chiết khấu theo cấp độ thương mại, chiết khấu theo số lượng, chính
sách trợ giúp kỹ thuật, chính sách xúc tiến. Đổi lại các nhà bán buôn, nhà bán lẻ
phải phối hợp với người sản xuất để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng một cách hiệu quả nhất. Tức là tạo ra một cơ chế ràng buộc lợi ích giữa
các thành viên trong hệ thống phân phối.

×