Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chương VII tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức và xây DỰNG CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.07 KB, 6 trang )

NHÓM 5:

Chương VII: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ
XÂY DỰNG CON NGƯỜI.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC:
1.

Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức:
a. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức:
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng:
Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong cuộc sống, Hồ Chí Minh đã
khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như
gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối.
Đạo đức là cái gốc là nền tảng của người cách mạng. Nghĩa là
đạo đức là nhân tố quyết định đời hoạt động, xu hướng phát
triển và khả năng lôi cuốn lãnh đạo nhân dân của người cách
mạng
• Đạo đức là cái gốc là nền tảng của người cách mạng, bởi vì
muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm
trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân
dân lao động, với cả dân tộc mình
• Đạo đức là cái gốc là nền tảng của người cách mạng, bởi vì
trong giai đoạn cách mạng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội,
lãnh đạo nhà nước, nếu cán bộ đảng viên không tu dưỡng về
đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa
con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải là đạo đức,
là văn minh.
Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội:


-



Theo Hồ Chí Minh sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở
lý tưởng cao xa ở mức sống vật chất dồi dào…mà trước hết là ở những
giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú,
bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng
đã thành hiện thực.
b.

Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng:
- Trung với nước, hiếu với dân:
• Hồ Chí Minh cho rằng: trung với nước phải gắn liền hiếu với
dân.Vì nước là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của nước.


NHÓM 5:

Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng
nước và giữ nước,trung thành với con đường đi lên của đất
nước; suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.
• Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân
dân hết lòng.
Phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân và lấy
dân làm gốc.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:
• Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả,
có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.
• Kiệm là tiết kiệm của nước, của dân; “không xa xỉ, không
hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức, không
li ê n hoan, chè chén lu bù.
• Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân. Phải “ trong sạch,

không tham lam” tiền của, địa vị, danh tiếng.
• Chính là thẳng thắn, đứng đắn.
• Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị;
làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng,
vì dân tộc, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
• Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá
nhân.









-

Thương yêu con người, sống có tình nghĩa:
Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành
cho những người nghòe khổ, những người bị mất quyền, những
người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc.
Không có tình yêu thương thì không thể nói đến cách mạng,
càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường
giai cấp công nhân, thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với
bạn bè, đồng chí, anh em…Nó đòi hỏi mọi người phải chặt chẽ
và nghiêm khắc với bản thân mình; rộng rãi, độ lượng và giàu
lòng vị tha với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những
quyền của con người, chứ không phải thái độ dĩ hòa vi quý,

không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người.

Có tinh thần quốc tế trong sáng:
• Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng
của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Là sự tôn trọng, hiểu biết,


NHÓM 5:

thương yêu và đoàn kết với giai cấp vônsản toàn thế giới, với tất
cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ
trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng
và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi,
sôvanh, biệt lập và chủ nghĩ bành trướng bá quyền…
• Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của
thời đại là hòa bình, độc lập dân
c.

Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới:
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức:
Cán bộ đảng viên phải đầu tầu gương mẫu “miệng nói tay làm”,
phải nêu tấm gương đạo đức cách mạng trước quần chúng; cán bộ,
đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Sống theo phương châm
“Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Cổ vũ “người tốt, việc tốt”,
các điển hình tiêu biểu.
-

Xây đi đôi với chống:

Xây dựng nền đạo đức cách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức

mới, khơi dậy ý thức tự giác, đạo đức lành mạnh ở mọi người, hướng
mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo
đức. Nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân - nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, thứ giặc “nội xâm” phá
từ trong ra.
-

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:

Người cũng khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong
mỗi người mà đạo đức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và
tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi
trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng. Người đưa ra lời
khuyên rất dễ hiểu: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển,
củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong".
2.

Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh:
a. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Xác định dung vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân:


NHÓM 5:


Vị trí:
o Xuất phá t từ bản chất, con người luôn có khát vọng hướng

tới chân, thiện, mĩ nhằm hoàn thiện bản thân .Để vươn tới sự
hoàn thiện, trước hết con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện
về đạo đức.Do vậy đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách
tạo nên giá trị con người.
o Việc thực hành đạo đức cách mạng trong đời sống hằng
ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng
cao giá trị chính trị của họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh,
giúp họ vượt qua khó khăn thử thách.
o Người viết :”Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn,
gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước…Khi
gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ được tinh thần
gian khổ,chất phát, khiêm tốn,”lo trước thiên hạ,vui sau
thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa
về mặt hưởng thụ, không công thân, không quan liêu, không
kiêu ngạo, không hủ hóa”
o Vị trí trong xã hội của mỗi người có công việc, tài năng và vị
trí khác nhau, có người làm việc to, có người làm việc nhỏ,
nhung ai giữa được đạo đức cách mạng đều là người cao
thượng.



Vai trò:

Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu
tình cảm , trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân ,
mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Đ ối với thế hệ trẻ,
việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn vì họ là “ người chủ tương
lai của đất nước ”.



NHÓM 5:
b.

Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay:
• Phần lớn HSSV hiện nay đều có ý thức tốt về tư tưởng chính trị,
tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập, rèn luyện tại
nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, thực trạng về đạo
đức, lối sống trong một bộ phận nhỏ HSSV vẫn còn nhiều vấn
đề đáng lo ngại.
• Tình trạng HSSV đánh nhau, vi phạm pháp luật có nhiều dấu
hiệu ngày càng phức tạp cả về tính chất, mức độ lẫn sự nghiêm
trọng của các vụ án. Ngoài việc vi phạm pháp luật hình sự, tình
trạng HSSV vi phạm pháp luật hành chính, có những hành vi
lệch chuẩn về đạo đức, lối sống như vi phạm Luật Giao thông
đường bộ, uống rượu say đến mức bê tha, sống thử, nghiện
game, sống hưởng thụ, lười lao động và học tập, không dám đấu
tranh với biểu hiện sai trái, thơ ơ vô cảm, thiếu kỹ năng sống,
kỹ năng nghề nghiệp,…cũng là vấn đề đáng báo động, gây lo
lắng cho gia đình và xã hội.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
• Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, người
là: Một vị lảnh tụ vỉ đại, một người cộng sản chân chính, một
nhà chính trị lổi lạc. Người là tấm gương sáng ngời về phẩm
chất đạo đức, tượng trưng cho những gì tốt đep nhất trong tâm
hồn, ý chí, nghị lực phi thường, nhân cách của dân tộc, của con
người Việt Nam.
• Học tập, thấm nhuần đạo dức của Hồ Chí Minh không phải chỉ
đọc cho thuộc long những lời dạy của người mà cần phải suy

nghĩ xem từ những lời dạy ấy, hang ngày mình đã làm dược
những gì cho xã hội. Đạo dức của người không phải là cái gì
cao siêu khiến ta không học được mà từ chính những việc đơn
giản chúng ta vẫn làm hàng ngày, nhưng phải làm bằng tin thần
trách nhiệm, phải làm bằng cái tâm trong sang của mình.
• Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là chúng
ta học cách làm người: Phải yêu thương và chia sẻ với mọi
người, yêu thương công đồng, yêu thương đồng nghiệp đối
nhân xử thế một cách đúng đắn trong cuộc sống, không ích kỷ,
so bì, ganh tỵ. Phải biết phấn đấu rèn luyện và học tập, vượt qua
mọi khó khăngian khổ trong cuộc sống, phải biết kế thừa và


NHÓM 5:



phát huy truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước của dân
tộc Việt Nam.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học
theo cách làm việc của Người: Làm việc phải rỏ rang, minh
bạch, không gian dối, làm bằng tin thần trách nhiệm và lương
tâm trong sáng của mình. Hàng ngày phải dì làm việc, đị học
đúng giờ của cơ quan, nhà trường, không đi trể về sớm, không
sai giờ hẹn với đồng nghiệp, nói phải đi đôi với làm. Bằng tuổi
trẻ và sức mạnh của minh1chung1 ta phải tận dụng thời gian
một cách đúng đắn để học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ
chuyên môn, làm việc, cống hiến hết mình góp phần nhỏ bé vào
sự phát triển của đất nước hiện tạo và tương lai.




×