Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.33 KB, 2 trang )
Có nhiều người bỏ qua các bước chăm sóc và bảo vệ răng miệng thường xuyên. Trong đó có cả giới
văn phòng, họ thường dùng cà phê để tỉnh ngủ, ăn quà vặt để giảm đói, ít uống nước càng làm tăng tỷ
lệ mắc phải các bệnh răng miệng. Theo tỷ lệ thống kê, khoảng 75% dân số thế giới mắc các bệnh về
răng miệng ở những mức độ khác nhau, và tỷ lệ ở nam cao hơn nữ. Việt Nam cũng không ngoại lệ,
chẳng hạn qua kết quả khám sức khỏe cho khách hàng là nhân viên văn phòng tại Victoria Healthcare
Mỹ, Mỹ cho thấy bệnh về nướu răng chiếm đa số.Điều này dễ hiểu vì nhiều người chưa có thói quen
khám răng, cạo vôi, đánh bóng răng định kỳ. Bên cạnh đó là những tác động từ thói quen hút thuốc lá,
ăn quà vặt, ít uống nước dễ gây hôi miệng và sâu răng, hay việc thường xuyên uống cà phê, trà cũng
góp phần làm răng bị xỉn màu. Ngoài ra một vấn đề khác nữa là bệnh mòn răng, do việc chải răng quá
mạnh nhưng lại không sạch (mòn răng cơ học). Việc chải răng thường xuyên nhưng không đúng cách
sẽ làm tổn thương mô răng. (Tú Uyên, 2014).
Các dấu hiệu cho thấy nướu bạn không khỏe: đỏ, sưng và chảy máu khi chải hay xỉa răng. Tình trạng
này kéo dài sẽ chuyển sang bệnh nha chu, dẫn đến các hiện tượng nghiêm trọng hơn như: hơi thở có
mùi hôi, răng lung lay, chân răng thưa dần, có thể xuất hiện mủ khi ấn vào nướu. Sau các buổi ăn trưa,
nếu không thể hoặc không có điều kiện để chải răng, bạn có thể súc miệng ngay bằng nước lọc, kết hợp
sử dụng chỉ nha khoa. Nên uống nhiều nước hàng ngày để tăng lưu lượng nước bọt giúp ngăn ngừa sâu
răng và chặn quá trình hình thành mảng bám. (BS Nguyễn Vũ Xuân Huy, 2014).
Một vấn đề mà các nhân viên văn phòng từ 25 tuổi trở lên thường thắc mắc và than phiền là răng khôn.
Đây là răng cối thứ 3, mọc sau cùng vào lúc trưởng thành (từ 18 tuổi) và do lúc này hàm không còn đủ
chỗ nên răng khôn thường tìm mọi cách để xuất hiện. Vì vậy răng khôn thường mọc ngang, nghiêng
hoặc xéo tạo nên điểm tiếp xúc với các răng trước, khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt và ngách bàn chải khó
đưa vào, dễ sâu răng. Đối với răng khôn bị kẹt, không mọc lên được sẽ gây viêm vùng mô xung quanh
với biểu hiện như sưng, đau dai dẳng. Nếu nhổ trễ sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng như tạo u và phá
hủy xương hàm. Đối với vấn đề viêm nướu, vàng răng, cần súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn uống,
dùng nhiều nước lọc hằng ngày để tăng lưu lượng nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng và ngăn chặn quá
trình hình thành các mảng bám. Nếu bị mòn răng, nên đến bác sĩ chuyên khoa để có hướng dẫn chải
răng đúng cách và dùng bàn chải loại mềm kết hợp với chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Các bác sĩ nha
khoa thường khuyên người ở độ tuổi trưởng thành nên chủ động chụp phim răng toàn cảnh (panorama)
để kiểm tra số lượng răng khôn, vị trí mọc. (Tú Uyên, 2014). Bác sĩ sẽ xem và tư vấn răng khôn của
bạn có nên giữ lại hay không. Bạn nên nhớ rằng, răng chỉ thực sự thực hiện được chức năng khi răng
mọc theo cặp đối xứng hàm trên và dưới. Do đó, nếu răng khôn không mọc đối xứng ở hai hàm thì