y\
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
LÊ THỊ YẾN TRANG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KIẾN THỨC THU NHẬN CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÌNH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh hòa - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
LÊ THỊ YẾN TRANG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KIẾN THỨC THU NHẬN CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÌNH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN DANH GIANG
TS. LÊ KIM LONG
Khánh Hòa - 2013
I
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận
của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi.
Số liệu trong đề tài luận văn đƣợc thu thập và sử dụng một cách trung thực.
Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ
luận văn nào và cũng chƣa đƣợc trình bày hay công bố ở bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác trƣớc đây.
Khánh Hòa, ngày 15 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Lê Thị Yến Trang
II
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ từ các giáo viên Trƣờng Đại học Nha
trang, từ Ban Giám hiệu Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận và sinh viên của
trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, Khoa Sau Đại học, khoa Kinh tế.
Trƣờng Đại học Nha Trang đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Tiến sĩ Trần Danh Giang, Tiến sĩ Lê Kim Long đã tận tình hƣớng dẫn và chỉ
bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình
Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian theo học khóa học và
hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn gia đình, tất cả bạn bè, đồng nghiệp. Cảm ơn
các anh chị sinh viên đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho
việc phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của luận văn cao học này.
Lê Thị Yến Trang
III
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN I
LỜI CẢM ƠN II
MỤC LỤC III
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT VI
DANH MỤC CÁC BẢNG VII
DANH MỤC CÁC HÌNH VIII
DANH MỤC PHỤ LỤC IX
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
6. Kết cấu luận văn: 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Cơ sở lý thuyết về kiến thức thu nhận của học sinh sinh viên 6
1.1.1. Khái quát kiến thức thu nhận của sinh viên 6
1.1.2. Sự cần thiết phải phân tích về kiến thức thu nhận 6
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây 8
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên 11
1.3.1. Động cơ học tập: 12
1.3.2. Năng lực giảng viên: 14
1.3.3. Tính kiên định trong học tập 16
1.3.4. Ấn tƣợng về trƣờng học 17
1.3.5. Cạnh tranh trong học tập 17
1.3.6. Phƣơng pháp học tập 18
1.3.7. Hệ học/Trình độ đào tạo 22
1.3.8. Yếu tố về giới 22
1.4. Những mô hình xác định các yếu tố tác động đến kiến thức thu nhận 23
1.4.1. Mô hình nghiên cứu của Bratti và Staffolani 23
1.4.2. Mô hình ứng dụng của Checchietal 23
IV
1.4.3. Mô hình của Dickie 24
1.4.4. Mô hình 3P trong giảng dạy và học tập 24
1.5. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 25
1.5.1. Mô hình nghiên cứu 25
1.5.2. Các giả thuyết 26
1.6. Tóm tắt 27
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Qui trình nghiên cứu 28
2.2. Thang đo 30
2.2.1. Thang đo KTTN của SV 30
2.2.2. Thang đo động cơ học tập của SV 30
2.2.3. Thang đo năng lực giảng viên 31
2.2.4. Thang đo tính kiên định học tập của SV 31
2.2.5. Thang đo cạnh tranh phát triển của SV 32
2.2.6. Thang đo ấn tƣợng của SV về trƣờng học 32
2.2.7. Thang đo phƣơng pháp học tập 32
2.3. Dữ liệu 33
2.3.1. Mẫu nghiên cứu 33
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 34
2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu 34
2.4.1. Phƣơng pháp phân tích độ tin cậy của thang đo 34
2.4.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả 34
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 35
2.4.4. Phân tích phƣơng sai (ANOVA) 37
2.4.5. Phân tích hồi quy đa biến 38
2.5. Tóm tắt 40
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Giới thiệu tổng quan về trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận 41
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 41
3.1.2. Bối cảnh kinh tế xã hội và các chính sách liên quan đến nhà trƣờng 42
3.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi 43
3.1.4. Bối cảnh phát triển nhà trƣờng 45
3.1.5. Mục tiêu chiến lƣợc 48
3.1.6. Số liệu thống kê 50
V
3.2. Mẫu nghiên cứu 51
3.2.1 Kích thƣớc mẫu chính thức 51
3.2.2 Mô tả mẫu 52
3.3. Đánh giá thang đo 53
3.3.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha 53
3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 54
3.4 Phân tích phƣơng sai (ANOVA) 62
3.4.1 Kiến thức thu nhận theo giới tính 62
3.4.2 Kiến thức thu nhận theo hệ đào tạo 63
3.5 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu 64
3.6 Phân tích hồi quy đa biến 66
3.7 Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hƣởng đến kiến thức thu nhận 69
3.8 Tóm tắt 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1. Kết luận 74
2. Kết quả nghiên cứu chính 75
3. Giải pháp và kiến nghị 77
3.1. Công tác quản lý 77
3.2. Đối với giảng viên 79
3.3. Đối với sinh viên 81
4. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 86
Phụ lục 1 86
Phụ lục 2 89
Phụ lục 3 90
Phụ lục 4 93
Phụ lục 5 108
Phụ lục 6 114
Phụ lục 7 121
VI
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA (Analysis of Variance) : Phân tích phƣơng sai
BTG : Bán thời gian
CNH : Công nghiệp hóa
DW (Dubin- Watson) : Đại lƣợng thống kê Dubin- Watson
EFA (Exploration Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
GV : Giảng viên
HĐH : Hiện đại hóa
HSSV : Học sinh sinh viên
KMO : Kaiser-Meyer-Olkin
KQHT : Kết quả học tập
KTTN : Kiến thức thu nhận
SPSS (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý số liệu thống kê dùng
trong các ngành khoa học xã hội.
SV : Sinh viên
TTG : Toàn thời gian
VII
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tóm tắt một số nghiên cứu trƣớc đây 5210
Bảng 3.1 Thống kê số liệu SV hệ chính quy…………………………………….…….52
5152
Bảng 3.2. Phân bố mẫu 52
Bảng 3.3. Hệ số KMO và Bartlett's Test của các nhân tố tác động lần 1 54
Bảng 3.4. Hệ số KMO và Bartlett's Test của các nhân tố tác động lần cuối 56
Bảng 3.5. Kết quả EFA khái niệm KTTN 61
Bảng 3.6. Phƣơng sai tổng của thang đo kiến thức thu nhận 61
Bảng 3.7. Kết quả KMO của thang đo kiến thức thu nhận 61
Bảng 3.8. Kết quả phân tích ANOVA so sánh kiến thức thu nhận theo giới tính 62
Bảng 3.9. Kết quả ANOVA kiến thức thu nhận theo hệ học 63
Bảng 3.10. Hệ số R-Square từ kết quả phân tích hồi quy 67
Bảng 3.11. Bảng ANOVA từ kết quả phân tích hồi quy 67
Bảng 3.12. Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy 68
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của nhân tố Động cơ và kiên định trong học tập…………….69
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của nhân tố cạnh tranh trong học tập……………………… 70
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của nhân tố kỹ năng giảng dạy………………………………70
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của nhân tố tự giác trong học tập……………………………71
Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của nhân tố ấn tƣợng trƣờng học……………………………71
Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của nhân tố tƣơng tác lớp học………………………………72
Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của nhân tố tổ chức môn học………………………… ……72
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của nhân tố tự kế hoạch và tự học……………………… 72
VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Mối quan hệ 3P trong đào tạo 25
Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 26
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu 29
Hình 3.1. Mẫu nghiên cứu theo giới
tính…………………………………………………………………………….52
Hình 3.2. Mẫu nghiên cứu theo khoa
.
……… Error! Bookmark not defined.
Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu sau phân tích nhân tố EFA 65
IX
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1 86
Phụ lục 2 89
Phụ lục 3 90
Phụ lục 4 100
Phụ lục 5 108
Phụ lục 6 114
Phụ lục 7 121
X
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới
(WTO), từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội và
thách thức trong vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội đƣa nƣớc ta tiếp
cận với nền kinh tế thế giới hiện đại đang phát triển, tiếp cận với nền khoa học tri thức
của nhân loại, ngày càng nâng cao vị thế của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế. Tuy vậy,
trong quá trình hội nhập này chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thách thức nhƣ: nền
kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, đời sống của ngƣời dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn,
trình độ đào tạo nhân lực còn yếu kém.
Để Việt Nam là một trong những điểm đầu tƣ hấp dẫn thì việc đào tạo và cung
cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cho thị trƣờng lao động Việt Nam đang là một yêu
cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày
càng cạn kiệt. Mặt khác, trong xu thế giáo dục đại học đang dần đƣợc chấp nhận nhƣ
là một loại hình dịch vụ, các trƣờng đại học là đơn vị cung cấp dịch vụ cho đối
tƣợng khách hàng chủ yếu của mình là sinh viên. Một áp lực không thể tránh khỏi
đối với các trƣờng là việc tuân thủ các nguyên tắc quản lý chất lƣợng hiện đại mà
trong đó triết lý hƣớng đến khách hàng đang đóng vai trò chủ đạo. Theo đó, một
trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh
doanh nói chung và các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là chất lƣợng sản
phẩm dịch vụ mà đơn vị cung ứng. Chất lƣợng phải đƣợc đánh giá bởi chính
những khách hàng đang sử dụng chứ không phải theo những tiêu chuẩn kỹ thuật,
số lƣợng, theo quy định. Nhƣ vậy, trong lĩnh vực giáo dục việc đánh giá chất
lƣợng dịch vụ qua ý kiến của khách hàng, trong đó khách hàng trọng tâm là
ngƣời học (sinh viên) đang trở nên hết sức cần thiết.
Trong những năm qua, rất nhiều trƣờng đại học và cao đẳng đã đƣợc cho phép
thành lập để đào tạo nguồn lực cho nền kinh tế. Các trƣờng phải cạnh tranh nhau để
đáp ứng yêu cầu thị trƣờng và giành thắng lợi trong cạnh tranh, các cơ sở đào tạo đã
có và đang cố gắng cải tiến chất lƣợng giáo dục. Với nguồn lực có hạn, để nâng cao
chất lƣợng giảng dạy, chúng ta cần xác định đƣợc các nhân tố chính quyết định tính
hiệu quả trong giảng dạy và học tập.
2
Hiện nay vấn đề về hiệu quả giảng dạy đã đƣợc nghiên cứu rất nhiều trên thế
giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Nhƣ nghiên cứu của LeBlanc & Nguyen
(1999), Tang (2006), Mark (2000), Nguyễn Đình Thọ &ctg (2006)… Kết quả nghiên
cứu cho thấy sinh viên cho rằng giảng viên là yếu tố quan trọng trong việc cung cấp
kiến thức và chất lƣợng trong đào tạo, ngoài ra các yếu tố nhƣ kỹ năng giảng dạy, dịch
vụ hỗ trợ sinh viên và uy tín của nhà trƣờng có đóng góp không nhỏ cho sự thỏa mãn
của sinh viên.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm đến vấn đề cải cách giáo dục
nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và thực hiện kiểm định chất lƣợng đào tạo tại các
trƣờng . Với thực trạng nhƣ hiện nay sinh viên bị đánh giá thấp việc ứng dụng kiến
thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn. Điều đó cho thấy nhà trƣờng chƣa thật sự gắn
chặt kiến thức và kỹ năng mà sinh viên thu nhận đƣợc với những gì công việc thực tế
yêu cầu, kết quả là đào tạo ra nguồn nhân lực không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế thế giới.
Để nâng cao chất lƣợng đào tạo, hàng năm, các cơ sở giáo dục thƣờng tổ chức
hội thảo đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tuy nhiên,
chƣa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố của tâm
lý học tập với kiến
thức thu nhận của sinh viên.
Để góp phần nâng cao vị thế của trƣờng nhƣ tiên phong
đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và khả năng cung ứng cho nhà tuyển dụng nguồn nhân
lực có chất lƣợng thì việc nâng cao chất lƣợng đào tạo mà cụ thể là nâng cao chất
lƣợng học tập, kiến thức thu nhận của sinh viên là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn
hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến kiến thức thu nhận của
sinh viên sẽ giúp nhà trƣờng phát huy các nhân tố tích cực, quan trọng và hạn chế các
nhân tố tiêu cực để góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên từ đó nâng cao chất
lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lƣợng giáo dục nói
chung và chất lƣợng đào tạo của trƣờng nói riêng, và với mục đích xác định những
yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên nhằm góp phần cải tiến,
nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trƣờng Cao Đẳng Cộng đồng Bình Thuận tôi
lựa chọn đề tài luận văn: “Các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh
viên Trường Cao Đẳng Cộng đồng Bình Thuận”.
Đây là chủ đề nghiên cứu đã bắt đầu đƣợc quan tâm trong ngành Quản trị kinh
doanh. Các nghiên cứu tiêu biểu trong nƣớc phải kể đến nhƣ Nguyễn Đình Thọ,
3
Nguyễn Thị Mai Trang và Mai Lê Thúy Vân (2008) về các yếu tố chính tác động vào
kiến thức thu nhận của SV khối ngành kinh tế, nghiên cứu của Huỳnh Quang Minh
(2002) khảo sát về các nhân tố tác động đến KQHT của SV chính quy Trƣờng Đại
học Nông lâm TP.HCM. Tuy nhiên, hiện vẫn chƣa có nghiên cứu nào về chủ đề này
đƣợc thực hiện đối với các trƣờng cao đẳng cộng đồng ở Việt Nam nói chung và
Trƣờng Cao Đẳng Cộng đồng Bình Thuận nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1) Khái quát cơ sở lý luận về kiến thức thu nhận và các yếu tố ảnh hƣởng của
ngƣời học.
2) Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng đến kiến thức thu nhận của sinh
viên Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận.
3) Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thu nhận kiến
thức của sinh viên Trƣờng Cao Đẳng Cộng đồng Bình Thuận.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp sinh viên hiểu và vận dụng tốt các yếu tố
tâm lý sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện trong môi trƣờng đào tạo để nâng
cao kết quả học tập của mình.
Nghiên cứu chỉ rõ tầm quan trọng của năng lực giảng viên đối với khả năng thu
nhận kiến thức của sinh viên, làm cơ sở giúp trƣờng trong tuyển dụng và bồi dƣỡng
đội ngũ giảng viên có năng lục sƣ phạm và chuyên môn giỏi.
Góp phần giúp nhà trƣờng thiết kế chƣơng trình đào tạo có chất lƣợng và công
tác tự đánh giá và kiểm định chƣơng trình đào tạo hiệu quả, góp phần nâng cao chất
lƣợng đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Nhà trƣờng trong môi trƣờng giáo
dục cạnh tranh gây gắt nhƣ hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tƣợng nghiên cứu:
Là các nhân tố ảnh hƣởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên. Cụ thể: động cơ
học tập, năng lực giảng viên, kiến thức thu nhận, cạnh tranh học tập, ấn trƣợng trƣờng
học, phƣơng pháp học tập của sinh viên trƣờng Cao Đẳng Cộng Đồng Bình Thuận.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
4
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận,
đối tƣợng khảo sát là học sinh sinh viên đang theo học tại trƣờng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành qua 2 bƣớc là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức.
- Nghiên cứu sơ bộ: áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua
phỏng vấn trực tiếp sinh viên và kết hợp dùng Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến sinh viên
về sử dụng thuật ngữ thang đo.
- Nghiên cứu chính: áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua
việc điều tra khảo sát ý kiến sinh viên để đánh giá thang đo cũng nhƣ kiểm định lại
mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình.
- Sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu nghiên cứu và phƣơng pháp
kiểm định sau:
* Phân tích thống kê mô tả bằng SPSS
* Đánh giá độ tin cây thang đo đƣợc kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).
* Dùng phƣơng pháp phân tích hồi qui đa biến kiểm định mô hình nghiên cứu.
6. Kết cấu luận văn:
Ngoài mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục sơ đồ, tài liệu tham
khảo, v.v luận văn đƣợc kết cấu gồm phần mở đầu, kết luận và 4 chƣơng chính. Nội
dung cụ thể trong từng chƣơng nhƣ sau:
Phần mở đầu
Phần mở đầu giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng
và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Nội dung chƣơng này giới thiệu những khái niệm về kiến thức thu nhận, những
yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức thu nhận, các công cụ đo lƣờng và đƣa ra mô hình
nghiên cứu cùng các giả thuyết.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Giới thiệu phƣơng pháp thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo, quá trình thu
thập thông tin và giới thiệu phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu thống kê.
Chƣơng 3: Phân tích và kết quả nghiên cứu
5
Chƣơng này phân tích đối tƣợng khảo sát, thống kê mô tả, kết quả đánh giá về độ
tin cậy và độ giá trị của thang đo, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đo
lƣờng kiến thức thu nhận cùng các kết quả thống kê suy diễn.
Kết luận và kiến nghị
Phần này đƣa ra kết luận về nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng
cao KTTN của học sinh sinh viên Trƣờng Cao Đẳng Cộng Đồng Bình Thuận.
6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết về kiến thức thu nhận của học sinh sinh viên
1.1.1. Khái quát kiến thức thu nhận của sinh viên
Kiến thức thu nhận của sinh viên, bao gồm: kiến thức – Kỹ năng – thái độ.
Kiến thức: là những thông tin, sự kiện, quy luật thuộc lĩnh vực, ngành sinh viên
đƣợc đào tạo đƣợc cung cấp từ chƣơng trình đào tạo, thông qua thực hành, thực tập
tay nghề và từ các nguồn tƣ liệu khác trong đời sống xã hội.
Thái độ: là cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ về nghề nghiệp đƣợc đào
tạo, về đồng nghiệp, về cộng đồng. Cách nhìn nhận này sẽ chi phối mọi hành vi, ách
ứng xử, cách giải quyết các vấn đề liên quan đến ứng xử trong hành nghề sau này của
sinh viên.
Kỹ năng: là khả năng thực hiện các công việc mang tính kỹ thuật, kỹ năng giải
quyết vấn đề tổ chức, kỹ năng quản lý và kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng cộng với thái độ
sẽ tạo ra khả năng thực hành trong quá trình đào tạo cũng nhƣ trong làm việc sau này
của sinh viên.
Theo tác giả Young & ctg (2003), kiến thức thu nhận của sinh viên đƣợc định
nghĩa là những đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng họ thu
thập đƣợc trong quá trình học tập các môn học cụ thể tại trƣờng.
1.1.2. Sự cần thiết phải phân tích về kiến thức thu nhận
Chúng ta biết rằng các yếu tố tác động đến kiến thức thu nhận có phạm vi rộng
và khác nhau, nghiên cứu của LeBlance & Nguyen (1999) với sinh viên đại học
ngành kinh doanh tại các trƣợng đại học tại Canada. Kết quả cho thấy cảm nhận của
sinh viên về kiến thức thu nhận và chất lƣợng đào tạo thông qua giảng viên là yếu tố
quan trọng để tạo ra giá trị trong đào tạo. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức thu
nhận nhƣ: học phí, chất lƣợng, kiến thức, giá trị kinh tế của bằng cấp, hình ảnh của
trƣờng, giá trị xã hội, giá trị cảm xúc tạo nên giá trị trong quá trình đào tạo ngành
kinh doanh.
Nghiên cứu của Marks (2000) thực hiện nghiên cứu với sinh viên theo học
ngành kinh doanh tại các trƣờng đại học ở khu vực Trung tây của Hoa Kỳ. Nghiên
cứu này xem xét các yếu tố nhƣ khối lƣợng tài liệu mà sinh viên phải học, tính công
bằng của giảng viên khi cho điểm, sự quan tâm của giảng viên đến sinh viên, cách tổ
chức cũng nhƣ trình bày bài giảng khi giảng viên đứng lớp để giải thích cho việc cảm
7
nhận của sinh viên về hiệu quả tiếp thu kiến thức và đánh giá tổng thể hiệu quả giảng
dạy của ngƣời giảng viên.
Nghiên cứu của Tang (2006) với sinh viên ngành kinh doanh đánh giá về hiệu quả
giảng dạy tổng thể của giảng viên.
Hiện nay ở nƣớc ta, Bộ giáo dục và đào tạo đã quan tâm đến vấn đề cải cách
giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và thực hiên kiểm định chất lƣợng đào tạo
tại các trƣờng. Tuy nhiên vấn đề đánh giá chất lƣợng đào tạo không phải là một công
việc dễ dàng. Một trong nhƣng khó khăn là thang đo chất lƣợng đào tạo. Một thang
đo phù hợp ở nƣớc này, chƣa chắc phù hợp cho nƣớc khác với văn hóa và mức độ
phát triển kinh tế khác nhau. Có thể có những yếu tố nhƣ phƣơng tiện giảng dạy,
giảng viên, sinh viên, … tác động mạnh vào kiến thức thu nhận của sinh viên tại nƣớc
này nhƣng chƣa hẳn chúng đóng vai trò quan trọng tại nƣớc khác.
Các yếu tố tác động đến KTTN là đa dạng, thực tế các nghiên cứu về yếu tố tác
động đến KTTN thƣờng tập trung vào một hay một vài nhóm yếu tố đã nói. Trong đề
tài này, các biến đƣợc chọn tƣơng ứng với phạm vi, lãnh vực và mục đích của đề tài.
Tuy nhiên, tổng quan tài liệu chỉ là sự tổng hợp ngắn gọn các kết quả nghiên cứu. Vì
thế, xem xét chi tiết hơn các nghiên cứu trƣớc đây để có mối liên hệ chặc chẽ với đề
tài là cần thiết.
Mặc dù, sự khác biệt giữa các nhóm không phải lúc nào cũng tồn tại, kết quả
các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy rằng (a) có sự khác biệt về các yếu tố tác động đến
KTTN giữa các nhóm SV và (b) có sự khác biệt lớn về mức độ tác động của các yếu
tố này lên KTTN giữa các nhóm SV.
Các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến KTTN của SV đã đƣợc nghiên cứu
rất nhiều trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đã phát triển. Ví dụ nghiên cứu của
Stinebrickner & ctg (2000, 2001a, 2001b) thực hiện 3 nghiên cứu tại Đại học Berea.
Nghiên cứu thứ nhất về mối quan hệ giữa thu nhập gia đình và KTTN. Trong nghiên
cứu này, kết quả hồi qui cho thấy điểm bình quân của SV trong học kỳ đầu có quan hệ
dƣơng với điểm thi ACT và thu nhập gia đình của SV, ngoài ra SV là nữ hay da đen
thì có điểm bình quân thấp. Nghiên cứu thứ hai cho rằng có mối quan hệ âm giữa
KTTN và số giờ làm thêm trong tuần, nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng điểm
bình quân phụ thuộc vào chủng tộc, giới tính. Nghiên cứu thứ ba, cho thấy có sự tác
động của thu nhập gia đình bạn cùng phòng của phái nữ lên điểm bình quân.
Nghiên cứu của Checchi & ctg (2000) khảo sát các yếu tố có liên quan đến ĐTB
8
của SV 5 trƣờng đại học tại Ý, cho thấy rằng: giới tính, tuổi, nơi cƣ trú, KQHT trung
học, loại trƣờng học trung học và đặc điểm gia đình có mối quan hệ chặc chẽ với
KQHT. Tuy nhiên, mức độ tác động của các yếu tố này là khác nhau giữa các trƣờng
Đại học.
Nhƣ đã đề cập ở trên, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến
KTTN của SV đƣợc thực hiện trên thế giới, nhƣng ở Việt Nam rất ít nghiên cứu đƣợc
thực hiện để giải quyết vấn đề này. Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã khởi xƣớng
vấn đề này nhƣ nghiên cứu của Huỳnh Quang Minh (2002) khảo sát về các nhân tố tác
động đến KQHT của SV chính quy Trƣờng đại học Nông lâm TP.HCM. Kết quả
nghiên cứu (với mức ý nghĩa khoảng 10%) cho thấy điểm bình quân của giai đoạn 2
của SV đƣợc xác định bởi mức độ tham khảo tài liệu, thời gian học ở lớp, thời gian tự
học, điểm bình quân trong giai đoạn đầu, số lần uống rƣợu trong một tháng và ñiểm
thi tuyển sinh. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ và
Mai Lê Thúy Vân (2008) về các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của SV
khối ngành kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động cơ học tập của SV tác động
mạnh vào kiến thức thu nhận đƣợc của họ, năng lực giảng viên tác động rất cao vào
động cơ học tập và kiến thức thu nhận của SV và cả hai yếu tố: động cơ học tập và
năng lực giảng viên giải thích đƣợc 75% phƣơng sai của kiến thức thu nhận.
Xét về mặt tổng thể, có 3 nhóm yếu tố chính tác động đến KTTN của SV. Đó
là đặc điểm của ngƣời học, điều kiện gia đình và tài nguyên của nhà trƣờng. Các
nghiên cứu tập trung vào khảo sát các yếu tố tác động đến KTTN của SV còn ít. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này rất đa dạng và mỗi nghiên cứu có mục tiêu và phƣơng pháp
nghiên cứu riêng.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
Một số nghiên cứu về khả năng thu nhận kiến thức của SV phụ thuộc vào giới
tính, chủng tộc, sức tộc, thu nhập, nơi thƣờng trú, điểm xếp hạng . Cụ thể, khi khảo sát
"Sự khác biệt nhóm trong bài trắc nghiệm chuẩn và sự phân tầng xã hội" ở Mỹ,
Camara và Schmidt (1999) nhận thấy rằng KQHT có sự khác biệt lớn giữa ngƣời Mỹ
lai Phi, Mỹ lai châu Á, Mỹ La tinh và da trắng. Bên cạnh khác biệt về chủng tộc và
sắc tộc, còn tồn tại sự khác biệt về kết quả học giữa các nhóm thu nhập
(Stinebrickner & ctg, 2001), giới tính (Maldilaras, 2002) và nơi cƣ trú (Checchi &
ctg, 2000). Checchi & ctg (2000) cho thấy rằng SV có nơi cƣ trú ở các vùng cách xa
nơi học có KQHT thấp hơn SV có nơi cƣ trú tại nơi học. Quan sát này củng cố thêm
9
các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành phố và nông thôn nhƣ Le Van
Chon (2000) chứng minh rằng SV nông thôn thì bất lợi hơn SV thành phố và dƣờng
nhƣ họ có KQHT thấp hơn SV thành phố.
Mặc dù, sự khác biệt giữa các nhóm không phải lúc nào cũng tồn tại, kết quả
các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy rằng (a) có sự khác biệt về các yếu tố tác động đến
KTTN giữa các nhóm SV và (b) có sự khác biệt lớn về mức độ tác động của các yếu
tố này lên KTTN giữa các nhóm SV.
Các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến KTTN của SV đã đƣợc nghiên cứu
rất nhiều trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đã phát triển. Ví dụ nghiên cứu của
Stinebrickner & ctg (2000, 2001a, 2001b) thực hiện 3 nghiên cứu tại Đại học Berea.
Nghiên cứu thứ nhất về mối quan hệ giữa thu nhập gia đình và kết quả học tập.
Trong nghiên cứu này, kết quả hồi qui cho thấy điểm bình quân của SV trong học kỳ
đầu có quan hệ dƣơng với điểm thi ACT và thu nhập gia đình của SV, ngoài ra SV là
nữ hay da đen thì có điểm bình quân thấp. Nghiên cứu thứ hai cho rằng có mối quan
hệ âm giữa KTTN và số giờ làm thêm trong tuần, nghiên cứu cũng đã chứng minh
rằng điểm bình quân phụ thuộc vào chủng tộc, giới tính. Nghiên cứu thứ ba, cho thấy
có sự tác động của thu nhập gia đình bạn cùng phòng của phái nữ lên điểm bình quân.
Nghiên cứu của Checchi & ctg (2000) khảo sát các yếu tố có liên quan đến ĐTB
của SV 5 trƣờng đại học tại Ý, cho thấy rằng: giới tính, tuổi, nơi cƣ trú, KQHT trung
học, loại trƣờng học trung học và đặc điểm gia đình có mối quan hệ chặc chẽ với
KQHT. Tuy nhiên, mức độ tác động của các yếu tố này là khác nhau giữa các trƣờng
Đại học.
Nhƣ đã đề cập ở trên, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến
KTTN của SV đƣợc thực hiện trên thế giới, nhƣng ở Việt Nam rất ít nghiên cứu đƣợc
thực hiện để giải quyết vấn đề này. Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã khởi xƣớng
vấn đề này nhƣ nghiên cứu của Huỳnh Quang Minh (2002) khảo sát về các nhân tố tác
động đến KQHT của SV chính quy Trƣờng đại học Nông lâm TP.HCM. Kết quả
nghiên cứu (với mức ý nghĩa khoảng 10%) cho thấy điểm bình quân của giai đoạn 2
của SV đƣợc xác định bởi mức độ tham khảo tài liệu, thời gian học ở lớp, thời gian tự
học, điểm bình quân trong giai đoạn đầu, số lần uống rƣợu trong một tháng và điểm
thi tuyển sinh. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ và
Mai Lê Thúy Vân (2008) về các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của SV
khối ngành kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động cơ học tập của SV tác động
10
mạnh vào kiến thức thu nhận đƣợc của họ, năng lực giảng viên tác động rất cao vào
động cơ học tập và kiến thức thu nhận của SV và cả hai yếu tố: động cơ học tập và
năng lực giảng viên giải thích đƣợc 75% phƣơng sai của kiến thức thu nhận.
Bảng 1.1. Tóm tắt một số nghiên cứu trước đây
Nghiên
c
ứu
Số
li
ệu
Mô
h
ì
nh
PP
NC
Biến
phụ
thuộ
c
Biến độc lập
và
dấu hiệu
ảnh
hƣởng
1. Stinebrickner
& ctg (2001a)
- Số quan sát 2312
- Đại học Berea
OLS
ĐTB
- Nữ (-)
- Da đen (-)
- ACT (+)
- Thu nhập gia đình (+)
2. Stinebrickner
& ctg (2000)
- Số quan sát 2372
- Đại học Berea
OLS
ĐTB
- Số giờ làm thêm trong
tuần (-)
- Da đen (-)
- Nữ (-)
3. Stinebrickner
& ctg
(2001b)
- Nữ N=638
- Nam N=585
- Đại học Berea
OLS
ĐTB
Cho nữ:
- Own ACT (+)
- Thu nhập gia đình (+)
- Thu nhập gia đình
bạn cùng phòng (+)
Cho Nam:
- Da đen (-)
- Own ACT (+)
4.Checchi& ctg
(2000)
- Số quan sát 23.924
- 5 trƣờng đại học Ý
OLS
ĐTB
- Giới tính
- Tuổi
- Nơi cƣ trú
- KQHT ở trung học
- Loại trƣờng học trung học
- Thu nhập của gia đình
- Công việc chính của gia
đình
11
5.Huỳnh Quang
Minh (2002)
- Số quan sát 378
- Trƣờng Đại học
Nông Lâm TP.HCM
OLS
ĐTB
- Mức độ tham khảo tài liệu
(+)
- Thời gian học ở lớp (+)
- Điểm bình quân giai đoạn
đầu (+)
- Số lần uống rƣợu trong 1
tháng (-)
- Điểm thi tuyển đầu vào (+)
6. Nguyễn
Thị Mai
Trang,
Nguyễn Đình
Thọ và Mai
Lê Thúy Vân
(2008)
- Số quan sát 1.278
- Một số trƣờng đại
học khối ngành
kinh tế tại
TP.HCM.
SEM
Kiến
thức
thu
nhận và
động
cơ học
tập
- Động cơ học tập (+)
KTTN
- Năng lực giảng viên (+)
ĐCHT, KTTN
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên
Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên có phạm vi rộng và
khác nhau. LeBlance & Nguyen (1999) nghiên cứu sinh viên đại học ngành kinh
doanh tại các trƣờng đại học tại Canada. Kết quả cho thấy cảm nhận của sinh viên về
kiến thức thu nhận và chất lƣợng đào tạo thì yếu tố giảng viên là yếu tố quan trọng để
tạo ra giá trị trong đào tạo. Ngoài ra, các yếu tố nhƣ: học phí, chất lƣợng, kiến thức,
giá trị kinh tế của bằng cấp, hình ảnh của trƣờng, giá trị xã hội, giá trị cảm xúc tạo
nên giá trị trong quá trình đào tạo ngành kinh doanh, cũng ảnh hƣởng rõ nét đến thu
nhận kiến thức của SV.
Marks (2000) nghiên cứu sinh viên đào tạo ngành kinh doanh tại các trƣờng đại
học ở khu vực Trung tây của Hoa Kỳ, cho thấy kiến thức thu nhận của SV còn phụ
thuộc vào các yếu tố nhƣ khối lƣợng tài liệu mà sinh viên phải học, tính công bằng
của giảng viên trong đánh giá SV, sự quan tâm của giảng viên đến sinh viên, cách tổ
chức cũng nhƣ trình bày bài giảng khi giảng viên đứng lớp.
Stinebrickner & ctg (2000, 2001a, 2001b) thực hiện 3 nội dung nghiên cứu tại
Đại học Berea. Nghiên cứu thứ nhất là mối quan hệ giữa thu nhập gia đình và KTTN
của SV. Kết quả cho thấy điểm bình quân của SV trong học kỳ đầu có quan hệ dƣơng
với điểm thi ACT và thu nhập gia đình của SV. Nghiên cứu thứ hai cho rằng có mối
12
quan hệ âm giữa KTTN và số giờ làm thêm trong tuần. Nghiên cứu thứ ba, cho thấy
có sự tác động của thu nhập gia đình bạn cùng phòng của phái nữ lên điểm bình quân.
Checchi & ctg (2000) đã khảo sát các yếu tố có liên quan đến ĐTB của SV của
5 trƣờng đại học tại Ý, Kết quả cho thấy rằng: giới tính, tuổi, nơi cƣ trú, KQHT trung
học, loại trƣờng học trung học và đặc điểm gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với
KQHT. Tuy nhiên, mức độ tác động của các yếu tố này là khác nhau giữa các trƣờng
đại học.
Nhƣ đã đề cập ở trên, mặc dù có nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến
KTTN của SV đƣợc thực hiện trên thế giới, nhƣng ở Việt Nam rất ít tác giả nghiên
cứu vấn đề này. Song, cũng có một số nghiên cứu tại Việt Nam đã khởi xƣớng vấn đề
này, đó là nghiên cứu của Huỳnh Quang Minh (2002) khảo sát về các nhân tố tác
động đến KQHT của SV chính quy Trƣờng Đại học Nông lâm TP.HCM. Kết quả
nghiên cứu (với mức ý nghĩa khoảng 10%) cho thấy điểm bình quân của giai đoạn 2
của SV đƣợc xác định bởi mức độ tham khảo tài liệu, thời gian học ở lớp, thời gian tự
học, điểm bình quân trong giai đoạn đầu, số lần uống rƣợu trong một tháng và điểm
thi tuyển sinh. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ và
Mai Lê Thúy Vân (2008) về các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của SV
khối ngành kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động cơ học tập của SV tác động
mạnh vào kiến thức thu nhận đƣợc của họ, năng lực giảng viên tác động rất cao vào
động cơ học tập và kiến thức thu nhận của SV và cả hai yếu tố: động cơ học tập và
năng lực giảng viên giải thích đƣợc 75% phƣơng sai của kiến thức thu nhận.
Từ những nghiên cứu trên, xét về tổng thể, có 3 nhóm yếu tố chính tác động
đến KTTN của SV đó là: đặc điểm của ngƣời học, điều kiện gia đình và tài nguyên
của nhà trƣờng. Nhƣng, đến nay việc khảo sát các yếu tố này tác động đến KTTN của
SV còn ít. Do vậy, đề tài luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhóm
yếu tố này đến TNKT của SV. Song, do hạn chế về thời gian và các điều kiện khách
quan, đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hƣởng của 02 nhóm yếu tố là đặc điểm của ngƣời học
và tài nguyên nhà trƣờng thông qua nghiên cứu về nội hàm của chúng.
1.3.1. Động cơ học tập:
Khi ngƣời ta có nhu cầu học tập, xác định đƣợc mục đích cần đạt đƣợc thì xuất
hiện động cơ học tập.
Động cơ học tập đƣợc xác định là: động lực thúc đẩy sinh viên học tập, trên cơ
sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, mong muốn nắm vững tiến tới làm chủ tri thức mà
13
mình đƣợc học tập, làm chủ nghề nghiệp đang theo đuổi. Động cơ học tập là sức mạnh
tinh thần điều khiển, điều chỉnh hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học, để
thoả mãn nhu cầu nào đó của ngƣời học. Trong thực tiễn giáo dục, động cơ học tập
đƣợc phân thành hai loại: động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội.
Các nhà tâm lý học Nga nhƣ L.I.Bozovik, A.N.Leonchiep, A.K.Markova và
nhiều nhà tâm lý học khác đều khẳng định: hoạt động học tập của học sinh sinh viên
đƣợc thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ
bậc của các kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ
khác là phụ, là thứ yếu.
Theo L.I.Bozovick, động cơ học tập đƣợc biểu hiện nhƣ: học vì cái gì, cái gì
thúc đẩy học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động học tập của các em.
Theo A.N.Leonchiev, động cơ học tập là sự định hƣớng đối với việc lĩnh hội tri
thức, với việc dành điểm tốt và sự ngợi khen của cha mẹ, giáo viên.
Khái niệm động cơ dùng để giải thích vì sao con ngƣời hành động, duy trì hành
động của họ và giúp họ thành công (Pintrich, 2003 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ &
ctg, 2009, tr. 325-326). Động cơ giúp thiết lập và làm gia tăng chất lƣợng của quá
trình nhận thức và điều này dẫn đến thành công.
Có nhiều mô hình về động cơ, tuy nhiên có ba yếu tố tổng quát hiện diện trong
hầu hết các mô hình về động cơ, đó là: Yếu tố thứ nhất là “kỳ vọng”: dùng để biểu thị
niềm tin về khả năng hay kỹ năng để hoàn thành công việc của con ngƣời. Yếu tố thứ
hai là “giá trị”: dùng để biểu hiện niềm tin về tầm quan trọng, sự thích thú và lợi ích
của công việc. Yếu tố thứ ba là “cảm xúc”: dùng để thể hiện cảm xúc của con ngƣời
thông qua phản ứng mang tính cảm xúc về công việc (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009,
tr. 325-326).
Trong giáo dục, sự khác biệt về khả năng cũng nhƣ động cơ học tập của SV ảnh
hƣởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tập trung
trong nhiều năm. Động cơ học tập của SV (gọi tắt là động cơ học tập) đƣợc định
nghĩa là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của môn học hay chƣơng
trình học. Việc xây dựng và đo lƣờng khái niệm động cơ học tập thƣờng dựa vào
phƣơng pháp tự đánh giá hiệu quả.
Trong khi khả năng học tập phản ánh năng lực của SV trong học tập, động cơ
học tập là quá trình quyết định của SV về định hƣớng, mức độ tập trung và nỗ lực của
SV trong quá trình học tập. KTTN của SV sẽ gia tăng khi động cơ học tập của họ cao