Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghề nghiệp ảnh hưởng đến thai kỳ? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.92 KB, 4 trang )

Nghề nghiệp ảnh hưởng
đến thai kỳ?

Nghề nghiệp bạn đang làm có an
toàn cho thai kỳ không? Làm việc
căng thẳng, thời gian làm việc dài,
những chất độc bay hơi, nguy cơ
mắc bệnh truyền nhiễm, đi công tác
xa, và ô nhiễm tiếng ồn… Tất cả
những yếu tố này cần phải được
điều chỉnh cho thích hợp khi bạn
mang thai.
Những ví trí làm việc nào có thể gây nguy hiểm?
Nghề liên quan đến việc cưỡng bức thi hành luật (chẳng
hạn như cảnh sát): Chấn thương vùng bụng thường xảy ra
cho bất kỳ ai làm việc với những người ngang ngạnh,


bướng bĩnh (khả năng này không loại trừ đối với những
người làm việc với trẻ em).
Công nhân làm công việc nặng: Bưng bê những vật nặng,
đặc biệt nếu động tác này lặp lại nhiều lần (làm việc theo
dây chuyền công nghiệp trong nhà máy) làm ảnh hưởng
nhiều đến sự tăng trưởng của thai nhi.
Làm nhân viên y tế và giữ trẻ: Thật ngạc nhiên! Nhân
viên y tế không dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nặng, gần
như chắc chắn như vậy bởi vì họ làm tốt các công tác
phòng ngừa bệnh tật như luôn đeo bao tay khi làm việc và
rửa tay thường xuyên. Người giữ trẻ và bảo mẫu phải đặc
biệt chú ý nhớ rửa tay sau khi thay tả vì virus thuộc nhóm
herpes (CMV) có thể là nguyên nhân gây ra những khuyết


tật cho thai nhi.
Làm thâu ngân: Đứng nguyên ngày thường không gây
nguy hiểm cho thai kỳ, nhưng chân sẽ đau nhức và bàn
chân sẽ sưng lên nên bà bầu cần phải thay đổi tư thế, đặc
biệt là những tháng cuối thai kỳ. Mang vớ dài có thể giúp
cho tình trạng này đỡ hơn. Công việc cần nhiều động tác di
chuyển đi qua đi lại và ngồi có vẻ như rất tốt cho thai kỳ.
Kỹ thuật viên mặt đất ở sân bay: Tiếng ồn, nếu quá lớn
và thường xuyên có thể làm cho thai nhi mất khả năng
nghe, và có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật khiếm thính ở
trẻ (bất kỳ những ai làm việc trong môi trường quá ồn ào
đều có thể bị trường hợp này).
Làm việc trong nhà máy hóa chất: những hóa chất bay
hơi có thể nguy hiểm đến thai nhi. Đa số những nghiên cứu
về sự bay hơi không cho thấy có nhiều nguy cơ trừ phi thai
phụ cảm thấy mệt mỏi, phát bệnh từ hóa chất trong môi
trường làm việc của mình. Trong trường hợp cần thiết, thai
phụ có thể tra cứu MSDS (Material Safety Data Sheets) để
biết chính xác mức độ độc hại của những chất hóa thường
tiếp xúc.
Làm bác sĩ điều trị: Làm việc quá nhiều đi đôi với việc dễ
sinh non và suy dinh dưỡng thai nhi, những điều này xảy ra
khi thai phụ làm việc quá 80h/tuần. Thật may mắn Luật lao
động mới chỉ cho phép làm việc tối đa 80h/tuần. Làm việc
căng thẳng đến độ gay gắt sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây
sinh non, sinh khó hoặc phải sinh mổ.
Đi công tác xa: Di chuyển đường dài bằng máy bay có thể
làm cho thai phụ và thai nhi bị nhiễm xạ hơn là di chuyển
bằng đường bộ. Quan trọng hơn, những chuyến bay đường
dài còn làm cho thai phụ kiệt sức. Nếu ở quá xa nhà mà có

một biến chứng nào đó thì sẽ rất phức tạp (hãy tưởng tượng
xem làm thế nào có thể xoay sở được mấy tháng với em bé
sơ sinh ở một thành phố xa lạ).

×