Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài 2 (11) trần thị ngọc lệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.16 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 CƠ BẢN
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Lệ
Lớp: Sư phạm Vật lý K37

Bài 2: THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I.
1.
2.
II.
1.
2.
III.

MỤC TIÊU
Kiến thức
Trình bày được những nội dung chính của thuyết êlectron.
Phát biểu được nội dung định luật bảo toàn điện tích.
Kỹ năng
Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, do tiếp
xúc và do hưởng ứng.
Giải được các bài toán về tương tác tình điện.
CHUẢN BỊ
Giáo viên
- Bộ dụng cụ thí nghiệm khảo sát hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
Học sinh
Ôn lại các kiến thức về các cách nhiễm điện cho vật, cấu tạo nguyên tử và định nghĩa
chất dẫn điện và chất cách điện đã được học ở chương trình THCS.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)


Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số
Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ.
1 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
+ Phát biểu nội dung định luật Cu-lông.
Viết biểu thức định luật và giải thích ý
nghĩa các đại lượng có trong biểu thức.
+ Giải bài tập: bài 8 trang 10 SGK.
Nhận xét, đánh giá
Đặt vấn đề: Có ba cách nhiễm điện: nhiễm
điện do cọ xát, nhiễm điện do tiếp xúc và
nhiễm điện do hưởng ứng. Dựa trên cơ sở lý
thuyết nào ta có thể giải thích được các hiện
tượng nhiễm điện đó? Nội dung bài “Thuyết
êlectron. Định luật bảo toàn điện tích” sẽ
giúp trả lời được câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thuyết êlectron (12 phút)
Yêu cầu HS trả lời:
Trả lời câu hỏi
+ Nêu cấu tạo của nguyên tử đã được học ở + Nguyên tử gồm hạt nhân đứng yên và
1


GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 CƠ BẢN
Hoạt động của giáo viên
chương trình lớp dưới.

Hoạt động của học sinh
các êlectron chuyển động xung quanh
hạt nhân. Hạt nhân gồm hai loại hạt là

prôtôn mang điện âm và hạt nơtron
không mang điện.
+ Hạt êlectron có khối lượng 9,1.10-31
kg và mang điện tích -1,6.10-19 C. Hạt
prôtôn có khối lượng 1,67.10-27 kg và
mang điện tích +1,6.10-19 C. Hạt nơtron
không mang điện và có khối lượng xấp
xỉ bằng hạt prôtôn.
+ Vì số prôtôn trong hạt nhân bằng số
êlectron quay xung quanh hạt nhân nên
độ lớn điện tích dương bằng độ lớn điện
tích âm và nguyên tử trung hòa về điện.

+ Trình bày các đặc trưng cơ bản của các
hạt cấu tạo nên nguyên tử.

+ Tại sao nguyên tử trung hòa về điện?

Nhận xét, củng cố câu trả lời của HS.
Giới thiệu về khái niệm điện tích nguyên tố
Thông báo định nghĩa về thuyết êlectron.
Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
Thuyết êlectron có mấy nội dung chính?
Phát biểu vắn tắt các nội dung đó.
Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn,
Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
phát biểu lại lần nữa để khắc sâu.
Nhận xét, củng cố.
Nhấn mạnh cho HS: Bình thường, nguyên
Nhận xét và nhắc lại.

tử ở trạng thái cân bằng về điện.
+ Nếu mất đi êlectron, nguyên tử sẽ trở
thành ion dương.
+ Nếu nhận thêm êlectron, nguyên tử sẽ trở
thành ion âm.
+ Vì khối lượng của êlectron rất bé so với
ion nên độ linh động của êlectron rất lớn.
Do đó, các êlectron có thể dễ dàng bức ra
khỏi nguyên tử và di chuyển trong một vât,
hay di chuyển từ vật này sang vật khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vật (chất) dẫn dẫn điện và vật (chất) cách điện
(5 phút)
Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về vật dẫn
Nhắc lại định nghĩa: vật dẫn điện là vật
2


GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 CƠ BẢN
Hoạt động của giáo viên
điện và vật cách điện ở chương trình Vật lý
lớp 7.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Trong kim loại có các êlectron tự do và
kim loại dẫn điện. Vậy, có phải kim loại dẫn
điện nhờ có các êlectron tự do?
+ Các dung dịch muối, axit và bazơ chứa rất
nhiều các ion tự do. Chúng có dẫn điện
không?
Thông báo, các êlectron trong kim loại hoặc
các ion tự do trong các dung dịch kể trên,

được gọi chung là các điện tích tự do.
Yêu cầu HS dựa vào khái niệm điện tích tự
do và SGK, phát biểu định nghĩa về vật dẫn
điện và vật cách điện.
Nhận xét, phát biểu lại để nhấn mạnh
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chân không có
dẫn điện không? Tại sao.

Hoạt động của học sinh
cho dòng điện chạy qua, vật cách điện là
vật không cho dòng điện chạy qua
Trả lời câu hỏi:
+ Phải.
+ Có

Phát biểu định nghĩa.

Trả lời: Chân không không dẫn điện vì
không chứa các hạt vật chất dẫn điện,
tức là không chứa các điện tích tự do

Nhận xét, củng cố câu trả lời của học sinh.
Hoạt động 4: Giải thích các hiện tượng nhiễm điện bằng thuyết êlectron
(13 phút)
Yêu cầu HS nhắc lại các cách làm cho vật
Trả lời: nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc
bị nhiễm điện.
và hưởng ứng.
Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm nhiễm điện Trả lời câu hỏi của GV:
do cọ xát và trả lời câu hỏi:

+ Thanh kim loại hút các mẩu giấy vụn
+ Hiện tượng gì xảy ra khi đưa thanh thủy
vì thanh kim loại bị nhiễm điện.
tinh đã được cọ sát vào vải len lại gần các
mẫu giấy vụn? Tại sao?
+ Thanh kim loại nhiễm điện dương vì
+ Thanh kim loại nhiễm điện âm hay
mất các êlectron tự do. Vải len nhiễm
dương, tại sao? Còn tấm vải len nhiễm điện
điện âm vì nhận thêm các êlectron tự do.
âm hay dương, tại sao?
+ Giải thích hiện tượng dựa trên nội
+ Vận dụng thuyết êlectron, hãy giải thích
dung thuyết êlectron.
hiện tượng nhiễm điện do cọ xát..
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
Nhận xét, củng cố câu trả lời của HS.
3


GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 CƠ BẢN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Trình bày thí nghiệm và kết quả thí nghiệm Ghi nhận
về sự nhiễm điện do tiếp xúc: khi cho quả
cầu kim loại tiếp xúc với vật nhiễm điện
dương (hoặc âm) ta thấy nó nhiễm điện
cùng dấu với vật nhiễm điện.
Trình bày thí nghiệm và kết quả thí nghiệm

về sự nhiễm điện do hưởng ứng: khi đưa
thanh kim loại chưa nhiễm điện lại gần
(nhưng không tiếp xúc) quả cầu kim loại đã
nhiễm điện, ta thấy đầu gần quả cầu nhiễm
Thảo luận theo nhóm
điện trái dấu quả cầu và đầu xa nhiễm điện
cùng dấu.
Yêu cầu HS chia thành hai dãy, mỗi dãy
gồm các nhóm nhỏ. Dãy 1 thảo luận theo
nhóm để giải thích hiện tượng nhiễm điện
Trình bày kết quả thảo luận trước lớp
do tiếp xúc. Dãy 2 thảo luận theo nhóm để
Nhận xét, bổ sung.
giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng
ứng.
Trả lời: Điện tích của vật có thể thay đổi
Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo
được, gọi là điện lượng. Điện tích của
luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhận xét, củng cố câu trả lời của các nhóm. hạt mang điện không thể thay đổi được,
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: qua 3 trường
gắn chặt với hạt và là thuộc tính của hạt.
hợp trên ta thấy: một vật bị nhiễm điện khi
có sự di chuyển các điện tích từ vật này
Nhận xét, bổ sung.
sang vật khác hoặc từ phần này sang phần
khác. Ta nói đó là các vật mang điện. Vậy,
vật mang điện khác với các hạt mang điện
(êlectron, prôtôn) như thế nào?
Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

Nhận xét, củng cố câu trả lời của HS.
Hoạt động 5: Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn điện tích (5 phút)
Quay lại hiện tượng nhiễm điện do hưởng
Trả lời: Bằng nhau.
ứng: Nếu xét tổng đại số điện tích của thanh
kim loại trước và sau khi đưa lại gần quả
4


GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 CƠ BẢN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
cầu thì ta có kết quả gì?
Yêu cầu HS dự đoán kết quả khi ta xét
Dự đoán: Cũng sẽ bằng nhau.
tương tự với hai trường hợp nhiễm điện do
cọ xát và tiếp xúc.
Thông báo: từ các kết quả thực nghiệm trên,
các nhà khoa học đã khái quát thành định
Phát biểu nội dung định luật.
luật bảo toàn điện tích.
Yêu cầu HS dựa vào SGK, phát biểu nội
Ghi nhận.
dung định luật.
Củng cố, nhấn mạnh:
+ Điều kiện áp dụng định luật: hệ cô lập về
điện.
+ Xét tổng đại số điện tích.
+ Cho đến nay, chưa có trường hợp nào
không thảo mãn định luật.

Hoạt động 6: Củng cố (5 phút)
Nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài
học.
Đánh giá tiết học.
Dặn dò học sinh:
+ Học bài, làm các bài tập trong SGK.
+ Đọc trước bài “Điện trường và cường độ
điện trường. Đường sức điện.”

NỘI DUNG GHI BẢNG
BÀI 2: THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I.
THUYẾT ÊLECTRON
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố
- Nguyên tử có cấu tạo gồm:
+ Hạt nhân: prôtôn (qp = +1,6.10-19 C, mp = 1,67.10-27 kg)
nơtron ( không mang điện, mn ≈ mp)
+ Các êlectron: qe = -1,6.10-19 C, me = 9,1.10-31 kg
IV.

q p = qe


= e = 1,6.10-19 C: gọi là điện tích nguyên tố.
- Trong nguyên tử, số proton bằng số electron, nguyên tử trung hòa về điện.
2. Thuyết êlectron
a. Định nghĩa:
5



GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 CƠ BẢN
Là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các êlectron để giải thích các hiện tượng
điện và các tính chất điện của các vật.
b. Thuyết êlectron
- Nguyên tử mất êlectron → hạt mang điện dương gọi là ion dương.
- Nguyên tử nhận thêm êlectron → hạt mang điện âm gọi là ion âm.
- Một vật nhiễm điện âm khi số êlectron lớn hơn số prôtôn và nhiễm điện dương khi số
êlectron nhỏ hơn số prôtôn.
II. VẬN DỤNG
1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện
- Vật (chất) dẫn điện là vật (chất) chứa nhiều điện tích tự do.
- Vật (chất) dẫn điện là vật (chất) không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do.
2. Giải thích các hiện tượng nhiễm điện
III. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
Tổng đại số của các điện tích của một hệ vật cô lập về điện là không thay đổi.
V.
RÚT KINH NGHIỆM

6



×