Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài 10 (11) trịnh thảo quyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.17 KB, 4 trang )

Sinh viên thực hiện: Trịnh Thảo Quyên
Lớp: Sư phạm Vật Lý K37

GIÁO ÁN LỚP 11 CƠ BẢN

BÀI 10: GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định chiều dòng điện qua mạch chứa nguồn.
- Nhận biết được các loại bộ nguồn mắc song song, nối tiếp và hỗn hợp.
- Nêu được công thức suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được định luật Ohm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện.
- Tính được công thức suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn nối tiếp
và song song đơn giản hoặc hỗn hợp đối xứng.
- Hợp tác và làm việc nhóm.
3. Thái độ
- Tích cực chủ động trong hoạt động tự học và làm việc nhóm.
- Có ý thức phát biểu xây dựng bài.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bốn pin có suất điện động 1,5 V
- Một vôn kế có giới hạn đo 10V, độ chia nhỏ nhất 0,2 V
2. Học sinh
Xem lại bài Định luật Ôm đối với toàn mạch (bài 9)
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ (7p)


- Kiểm tra sĩ số lớp
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- Kiểm tra: +Thế nào là hiện tượng đoản
mạch? Nêu ưu và nhược điểm của hiện
tượng đoản mạch trong đời sống.


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

+ Giải bài tập 7 trong sách giáo khoa
Hoạt động 2: Đặt vấn đề (1p)
Khi giải các bài tập về nguồn điện, ta
thường gặp các đoạn mạch chứa nguồn
điện. Vì vậy trước khi học về bộ nguồn
điện, ta hãy tìm hiểu mối quan hệ giữa
hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong
đoạn mạch.
Hoạt động 3: Đoạn mạch chứa nguồn điện (15p)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung và - Nhắc lại nội dung định luật Ôm.
biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch.
- Gọi học sinh lên bảng giải câu C1 và C2 - Giải bài tập.
dựa theo kiến thức đã học.
- Lưu ý:
+ Đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện,
dòng điện có chiều đi từ ra từ cực dương
và đi tới cực âm
+ Chiều tính hiệu điện thế UAB là từ A tới
B: nếu theo chiều này mà gặp cực dương

của nguồn điện trước thì suất điện động
được lấy với giá trị dương, dòng điện có
chiều từ B đến A ngược với chiều tính
hiệu điện thế thì tổng độ giảm điện thế
I(r+R) được lấy với giá trị âm.
- Gọi học sinh lên bảng giải câu C3.
- Giải bài tập
Hoạt động 4: Ghép các nguồn điện thành bộ (20p)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các cách có - Vẽ sơ đồ vào vở.
thể mắc nguồn điện và vẽ sơ đồ trên bảng.
- Giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm và biểu
diễn các cách mắc nguồn điện thành bộ. - Tìm hiểu dụng cụ và quan sát thí
- Chia lớp thành hai nhóm để tìm suất điện nghiệm.
động và điện trở trong của mỗi loại bộ
nguồn theo hai cách:
- Hoạt động theo nhóm.
+ Nhóm 1: Áp dụng mối quan hệ giữa U
và I đối với đoạn mạch chứa nguồn điện
vừa học.


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

+ Nhóm 2: Lắp ráp dụng cụ thí nghiệm
theo mẫu của giáo viên và sử dụng vôn kế
để đo hiệu điện thế. Từ đó rút ra công
thức.
- So sánh kết quả của hai nhóm và tổng

kết.
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức (2p)
- Nhắc lại kiến thức và giao bài tập về nhà:
bài tập trong sách bài tập vật lý lớp 11.
IV. Nội dung ghi bảng
I. Đoạn mạch có chứa nguồn điện
Đoạn mạch có chứa nguồn điện, dòng điện có chiều đi tới cực âm và đi ra từ cực dương.
UAB = E – I(r + R)
Hay I =

E  U AB E  U AB

rR
R AB

II. Ghép các nguồn thành bộ
1. Bộ nguồn ghép nối tiếp

Eb = E 1 + E 2 + … + E n
Rb = r1 + r2 + … + rn
Trường hợp riêng, nếu có n nguồn có suất điện động e và điện trở trong r ghép nối tiếp thì
Eb = ne, rb = nr
2. Bộ nguồn song song


Nếu có m nguồn giống nhau mỗi cái có suất điện động e và điện trở trong r ghép song song
thì : Eb = e ; rb =

r
m


3. Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng

Nếu có m dãy, mỗi dãy có n nguồn mỗi nguồn có suất điện động e, điện trở trong r
ghép nối tiếp thì : Eb = ne ; rb =

nr
m



×