Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật trong giám sát thi công tầng hầm nhà cao tầng và siêu cao tầng trong đô thị (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.25 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN PHÚ

ÁP DỤNG CHỈ DẪN KỸ THUẬT TRONG GIÁM SÁT
THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ CAO TẦNG VÀ SIÊU
CAO TẦNG TRONG ĐÔ THỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN PHÚ
KHÓA 2015-2017

ÁP DỤNG CHỈ DẪN KỸ THUẬT TRONG GIÁM SÁT
THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ CAO TẦNG VÀ SIÊU
CAO TẦNG TRONG ĐÔ THỊ


Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

NGUỜI HUỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN CHỦNG

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trực
tiếp giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn
luyện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trần Chủng đã
nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tiểu ban luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Phú


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Phú


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

TVGS

Tư vấn giám sát

QLCLCTXD

Quản lý chất lượng công trình xây dựng

CDKT

Chỉ dẫn kỹ thuật


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Vỉa hè và đường bị nứt do ảnh hưởng của công trình
Trung tâm thương mại Đà Nẵng

13

Hình 1.2

Vị trí công trình Pacific

14

Hình 1.3

Hiện trạng công trình Pacific

16

Hình 1.4

Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ

16


Hình 1.5

Vết nứt tường vây

17

Hình 1.6

Khe hở tiếp giáp giữa 2 tấm tường vây công trình Pacific

17

Hình 1.7

Toàn bộ diện tích bị sụp đổ đang dần bị nhấn chìm trong
nước – Sự cố thi công cao ốc M&C tại Thành phố Hồ
Chí Minh

18

Hình 1.8

Công trình cao ốc M&C đang xây dựng

18

Hình 1.9

Đoạn Cừ Larsen bị sạt lở tại công trình MD COMPLEX

TOWER
Thi công tầng hầm công trình trụ sở Vinacomin gây lún
nứt tường nhà các hộ dân xung quanh
Hình ảnh tường cọc khoan nhồi chuyển vị uốn cong khi
thi công tầng hầm trụ sở Vinacomin

19

Hình 2.1

Ý tưởng Chuẩn hóa Chỉ dẫn kỹ thuật

55

Hình 2.2

Cấu trúc của Chỉ dẫn kỹ thuật (Trước khi chuẩn hóa)

59

Hình 2.3

Cấu trúc của Chỉ dẫn kỹ thuật (Sau khi chuẩn hóa)

59

Hình 3.1

Vị trí dự án Trụ sở Vinacomin


64

Hình 3.2

Phối cảnh dự án đầu tư xây dựng Trung tâm giao dịch
Than-Khoáng sản Việt nam (Vinacomin)

65

Hình 1.10
Hình 1.11

20
21


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ
Sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.2

Trình tự giám sát chất lượng trong các giai đoạn thực
hiện dự án
Quan hệ giữa kỹ sư giám sát với các bên trong xây dựng
công trình


Trang

45

47

Sơ đồ 3.1

Các bước thực hiện công tác giám sát công tác chuẩn bị

69

Sơ đồ 3.2

Quy trình kiểm tra, nghiệm thu vật liệu đầu vào

76

Sơ đồ 3.3

Sơ đồ 3.4

Sơ đồ 3.5

Sơ đồ 3.6

Các bước thực hiện công tác giám sát công tác thi công
cọc khoan nhồi
Các bước thực hiện công tác giám sát công tác thi công

tường vây
Các bước thực hiện công tác giám sát theo dõi dịch
chuyển hố đào
Các bước thực hiện công tác giám sát thi công chống
thấm

77

93

101

109


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng,

Tên bảng, biểu

Trang

biểu
Bảng 1.1 Bảng thống kê một số nhà cao tầng có tầng hầm ở Hà Nội

6

Bảng 1.2 So sánh qui trình giám sát giữa hai đơn vị TVGS


30

Bảng 3.1 Các thông số cần kiểm tra về lỗ cọc

79

Bảng 3.2 Sai số cho phép về lỗ khoan cọc

80

Bảng 3.3 Chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch bentonite

81

Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu băng chắn nước từ cao
Bảng 3.4

su thiên nhiên

91

Bảng 3.5 Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu băng chắn nước từ PVC

92

Bảng 3.6 Chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch bentonite

95

Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật đối với thiết bị Inclinometer


102


1

MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
Mục đích của đề tài ...................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY
DỰNG TẦNG HẦM NHÀ CAO TẦNG THEO CHỈ DẪN KỸ
THUẬT ........................................................................................................ 4
1.1. Khái quát về cônng tác thi công tầng hầm nhà cao tầng trong
đô thị ........................................................................................................... 4
1.1.1.Tầng hầm nhà cao tầng trong đô thị ....................................................... 4
1.1.2.Đặc thù của thi công tầng hầm trong đô thị............................................ 8
1.2.Công tác giám sát thi công tầng hầm nhà cao tầng trong đô thị ........ 21
1.2.1. Những khái niệm chung về giám sát thi công xây dựng ...................... 21
1.2.2. Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng ................................... 22
1.2.3. Các hình thức giám sát thi công xây dựng công trình ......................... 23
1.2.4. Quy trình giám sát thi công xây dựng ................................................. 24
1.3. Thực trạng công tác giám sát thi công tầng hầm theo chỉ dẫn
kỹ thuật ở nước ta ...................................................................................... 24
1.3.1.Khái niệm cơ bản về chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu ............. 24
1.3.2.Chỉ dẫn kỹ thuật và công tác giám sát thi công tầng hầm các công
trình ở Hà Nội của một số đơn vị tư vấn hiện nay ........................................ 25
1.3.3.Những bài học trong việc áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật khi giám sát

thi công tầng hầm ......................................................................................... 29
1.4. Những nội dung cần nghiên cứu trong Luận văn .............................. 33


2

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CHO VIỆC ÁP
DỤNG CHỈ DẪN KỸ THUẬT TRONG GIÁM SÁT THI CÔNG
TẦNG HẦM ............................................................................................... 34
2.1.Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 34
2.1.1.Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ......................................................... 34
2.1.2. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn. ........................................... 36
2.2. Cơ sở khoa học..................................................................................... 45
2.2.1.Quy trình quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công
xây dựng ...................................................................................................... 45
2.2.2.Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến thi công xây dựng công
trình ngầm .................................................................................................... 51
2.2.3.Chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình dân dụng và
công nghiệp .................................................................................................. 53
CHƯƠNG 3. GIÁM SÁT THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ CAO
TẦNG TRONG ĐÔ THỊ THEO CHỈ DẪN KỸ THUẬT ........................ 63
3.1. Quan điểm và định hướng chung ....................................................... 63
3.1.1. Quan điểm về việc sử dụng chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công ................ 63
3.1.2. Định hướng cho việc xây dựng quy trình giám sát thi công tầng
hầm nhà cao tầng, siêu cao tầng trong đô thị theo chỉ dẫn kỹ thuật............... 63
a) Giới thiệu sơ qua dự án và tầng hầm tòa nhà Vinacomin .......................... 64
b) Giới thiệu sơ bộ về chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu .................... 67
3.2. Giám sát thi công cọc khoan nhồi theo CDKT................................... 68
3.2.1. Trình tự các bước giám sát ................................................................. 68

3.2.2. Kiểm tra công tác chuẩn bị ................................................................. 69
3.2.3. Kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công ............................................. 72
3.2.4. Kiểm tra, nghiệm thu vật liệu đầu vào ................................................ 75


3

3.2.5. Kiểm tra, đánh giá chất lượng và nghiệm thu cọc khoan nhồi ............. 77
3.3. Giám sát thi công tường vây theo CDKT ........................................... 91
3.3.1. Kiểm tra công tác chuẩn bị ................................................................. 91
3.3.2. Kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công ............................................. 91
3.3.3. Kiểm tra, nghiệm thu vật liệu đầu vào: ............................................... 91
3.3.4. Giám sát thi công và nghiệm thu tường vây ........................................ 92
3.2.5. Kiểm tra, theo dõi dịch chuyển hố đào.............................................. 101
3.4. Giám sát thi công công tác chống thấm cho tầng hầm theo
CDKT ....................................................................................................... 105
3.4.1. Kiểm tra hồ sơ .................................................................................. 105
3.4.2. Kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công ........................................... 107
3.4.3. Kiểm tra, nghiệm thu vật liệu đầu vào .............................................. 107
3.4.4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng và nghiệm thu.................................... 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 113
KẾT LUẬN................................................................................................ 113
KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh các
nhà cao tầng thường được xây dựng từ một đến ba tầng hầm. Một số dự án đã
được xây dựng đến năm, sáu tầng hầm và việc phát triển xây dựng các tầng
hầm cho các tòa nhà đang trở thành xu hướng trong xây dựng các khu đô thị.
Để thi công xây dựng phần ngầm có nhiều tầng hầm là phức tạp về mặt
kỹ thuật đặc biệt trong các đô thị. Thi công các hạng mục công trình ngầm
không chỉ đòi hỏi phải có biện pháp thi công phù hợp, năng lực về con người,
kinh nghiệm và phương tiện kỹ thuật thì quy trình kiểm soát chất lượng thi
công trong các giai đoạn từ khi chuẩn bị thi công và suốt quá trình thi công có
vai trò cực kỳ quan trọng.
Chúng ta đều biết, chỉ dẫn kỹ thuật là là tài liệu kỹ thuật quan trọng cùng
thiết kế để thực hiện giám sát thi công và nghiệm thu công trình xây dựng,
nhưng việc áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật vào quá trình giám sát thi công các hạng
mục công trình ngầm nhà cao tầng hiện nay của nhiều đơn vị tư vấn trong
nước còn gặp nhiều khó khăn . Các quy trình giám sát này tuy đã bám sát các
quy định của pháp luật về các bước nhưng nội dung của chỉ dẫn kỹ thuật vẫn
còn chưa được thể hiện chi tiết, cụ thể trong từng bước, từng khâu của quá
trình giám sát. Vì sự cần thiết đó, học viên đã chọn đề tài: “Áp dụng chỉ dẫn
kỹ thuật trong giám thi thi công tầng hầm nhà cao tầng và siêu cao tầng
trong đô thị” làm nội dung của luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kỹ thuật. Việc
nghiên cứu áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác giám sát thi công một số
hạng mục đại diện của tầng hầm công trình như: công tác thi công khoan cọc
nhồi, tường vây, đào đất, chống thấm tầng hầm dựa trên cơ sở Chỉ dẫn kỹ
thuật thi công và nghiệm thu công trình trụ sở Công ty Than-Khoáng sản Việt
Nam.


2

Kết quả nghiên cứu của Luận văn là một tài liệu tham khảo để các đơn vị

tư vấn và Chủ đầu tư xây dựng quy trình giám sát thi công các hạng mục của
các công trình cao tầng, siêu cao tầng cụ thể khi có nhiều tầng hầm trong đô
thị của nước ta hiện nay.
Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình thi công tầng
hầm nhà cao tầng, siêu cao tầng trong đô thị, luận văn đề xuất việc áp dụng
chỉ dẫn kỹ thuật vào quá trình giám sát thi công các hạng mục đặc trưng của
tầng hầm như: thi công tường vây, thi công cọc khoan nhồi, thi công chống
thấm tầng hầm đảm bảo chất lượng, phòng tránh các sự cố trong giai đoạn thi
công tầng hầm của nhà cao tầng và siêu cao tầng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công tác giám sát thi công phần ngầm công
trình theo chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu.
Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác giám sát
thi công tường vây, cọc khoan nhồi, chống thấm tầng hầm nhà cao tầng trong
đô thị theo Chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu tầng hầm của tòa nhà cao
tầng trụ sở Tổng công ty than Việt Nam để làm ví dụ.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn:
Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu về nội dung, yêu cầu của chỉ dẫn kỹ
thuật thi công và nghiệm thu các công trình xây dựng, các tiêu chuẩn, quy
chuẩn, quy phạm; các thông tư, nghị định của Nhà nước ban hành và các tài
liệu giám sát thi công công trình ở Việt Nam.
Nghiên cứu thực tiễn: Tổng hợp, phân tích các nội dung cần hoàn thiện
từ các quy trình giám sát thi công các công trình tiêu biểu tại Hà Nội như:


3

Dự án Vicem Tower - tại lô 10E6 - khu đô thị mới Cầu Giấy - Cầu Giấy

- Hà Nội - công trình gồm 31 tầng nổi và 4 tầng hầm - Đã thi công xong phần
kết cấu.
Trụ sở Vinacomin: Công trình gồm 37 tầng nổi và 05 tầng hầm tại Lô
22E3 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội – Đã thi công xong phần ngầm.
Dự án Rivera Pack Hà Nội - 69 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội,
công trình gồm 2 tòa tháp cao 22 tầng và 02 tầng hầm - Đang thi công kết cấu
bê tông phần thân.
Dự án Sun Grand City - 69B Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội - công trình
gồm 23 tầng nổi và 05 tầng hầm -Đang thi công phần tường vây, tường vây.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn sẽ có đóng góp các căn cứ khách quan, khoa học nhằm xây
dựng quy trình giám sát thi công xây dựng các tầng hầm cả về lý thuyết cũng
như ứng dụng trong thực tế với tùy từng công trình cụ thể ở nước ta. Từ đó
giúp cho các nhà đầu tư, các đơn vị TVGS có một tài liệu để tham khảo trong
công tác TVGS thi công xây dựng phần ngầm công trình.
Nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về giám sát thi công xây dựng công trình ngầm và
chỉ dẫn kỹ thuật.
Chương 2: Cơ sở pháp lý và khoa học cho việc áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật
trong giám sát thi công tầng hầm.
Chương 3: Giám sát thi công tầng hầm nhà cao tầng theo chỉ dẫn kỹ
thuật.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.

Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Công tác thi công tầng hầm các công trình cao tầng và siêu cao tầng
trong đô thị luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Luận văn đã đúc kết được các bài học
từ thực tiễn, kết hợp chỉ dẫn kỹ thuật của đơn vị tư vấn thiết kế lập đã đề xuất
được các quy trình giám sát thi công cọc khoan nhồi, tường vây và chống
thấm các hạng mục đại diện cho tầng hầm của tòa nhà cao tầng, siêu cao tầng
ở Việt Nam.
Nội dung giải pháp đề xuất là: dựa trên quy trình thi công, TVGS chủ
động đưa các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật vào từng khâu để kiểm tra với
mục đích loại bỏ ngay từ đầu các nguy cơ dẫn đến hư hỏng hay chất lượng
kém. Bản chất của các đề xuất này tập trung vào 2 giai đoạn:
a)

Giai đoạn đầu tập trung giám sát công tác chuẩn bị thi công: Kiểm tra
tính hợp pháp, hợp lý của các loại hồ sơ, kiểm tra năng lực của nhà thầu
thi công trong đó tập trung vào giám sát chất lượng con người và trang
thiết bị, giám sát vật tư đầu vào và đánh giá biện pháp tổ chức thi công
của nhà thầu…..

b)

Giai đoạn thứ hai là tập trung giám sát các công việc đặc thù trong thi

công tầng hầm sâu trong đô thị:

-

Thi công tường vây tầng hầm của các công trình cao tầng và siêu cao
tầng trong đô thị (thi công khoan, công tác đổ bê tông, kiểm tra và theo
dõi chuyển dịch hố đào…)

-

Thi công cọc khoan nhồi tập trung kiểm soát chất lượng dung dịch giữ
thành, tránh sạt lở thành trong suốt quá trình thi công; công tác đổ bê
tông với các cọc đường kính lớn, quá trình rút ống đổ để tránh hiện
tượng sự cố mũi, thân cọc do quá trình đổ bê tông gây ra. Đề ra các biện


114

pháp kiểm soát chất lượng bê tông cọc, biện pháp kiểm tra độ đồng nhất
bê tông cọc bằng biện pháp siêu âm.
-

Thi công chống thấm cần kiểm soát công tác chuẩn bị thi công chống
thấm của nhà thầu ngay từ lúc thi công tường vây, đài móng; kiểm soát
biện pháp thi công chống thấm bổ sung. Giám sát kỹ các biện pháp bảo
vệ các lớp chống thấm đã hoàn thành.
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện các quy trình giám sát thi công

phần ngầm các công trình trong cao tầng, siêu cao tầng trong đô thị theo chỉ
dẫn kỹ thuật hiện nay là có ý nghĩa đối với các tổ chức TVGS. Áp dụng chỉ

dẫn kỹ thuật trong các quy trình đã đề xuất là khả thi và các tổ chức tư vấn có
thể tham khảo để xây dựng quy trình giám sát cho công trình cụ thể.
KIẾN NGHỊ
Công tác thi công xây dựng tầng hầm các công trình cao tầng và siêu cao
tầng trong đô thị đòi hỏi phải có biện pháp thi công đúng đắn, đủ năng lực về
máy móc, nhân lực cũng như phương tiện kỹ thuật. Do đó nếu áp dụng các
đơn giá định mức thông thường có thể dẫn tới sự cắt giảm các phương tiện
cũng như chất lượng nguồn nhân lực dẫn đến công trình kém chất lượng và
tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các tai nạn lao động không mong muốn. Vì vậy kiến
nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành bộ đơn giá định mức cho các
công việc thi công các công trình đặc thù này trong đô thị.
Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện tác thi công và giám sát công tác
thi công xây dựng tầng hầm các công trình cao tầng và siêu cao tầng trong đô
thị. Vì vậy, cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành văn quản quy phạm Pháp
luật quy định năng lực của các tổ chức – cá nhân tham gia lập chỉ dẫn kỹ
thuật, làm cơ sở giúp Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế bản vẽ kỹ
thuật thi công hoặc đơn vị tư vấn khác có năng lực, kinh nghiệm để lập chỉ
dẫn kỹ thuật thiết kế các hạng mục ngầm của công trình loại này trong đô thị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của
Bộ xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và
bảo trì công trình xây dựng;
2. Bộ Xây dựng-Jica (2014), Dự án tăng cường năng lực trong công tác đảm
bảo chất lượng xây dựng. BC tổng kết, Hà Nội 7/2014;
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015, Quản
ý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
4. Trần Chủng (2009), “Sự cố công trình thường gặp và bài học. Tuyển tập
Hội nghị khoa học toàn quốc về sự cố công trình XD”; THXDVN Hà Nội

2009;
5. Trần Chủng (2013), “Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong Luật
Xây dựng (sửa đổi)”, Tạp chí Người xây dựng, số 9&10/2013, Hà Nội;
6. Công ty CP tư vấn thiết kế IDT Việt Nam, Chỉ dẫn kỹ thuật, Dự án Rivera
Pack Hà Nội - 69 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội;
7. Công ty TNHH AREP Việt Nam, Chỉ dẫn kỹ thuật, Dự án Trụ sở
Vinacomin - Lô 22E3 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội;
8. Công ty TNHH ARUP Việt Nam, Chỉ dẫn kỹ thuật, Dự án Tổ hợp văn
phòng, dịch vụ, thương mại, căn hộ và bãi đỗ xe công cộng - số 69B Thụy
Khuê - Tây Hồ - Hà Nội;
9. Hội KC&CNXDVN (2015), Hướng dẫn lập chỉ dẫn kỹ thuật trong thi
công các công trình xây dựng DD&CN, tập 1,2 NXB Xây dựng, Hà Nội
2015;
10. Nguyễn Đức Nguôn (2012), “Cơ sở thiết kế và thi công công trình ngầm
đô thị”, Nxb xây dựng;
11. Quốc hội (2014), Luật xây dựng số 50/2014/QH13 (có hiệu lực từ
01/01/2015);


12. Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC), Chỉ dẫn kỹ thuật, Dự
án Vicem Tower - Lô 10E6 - khu đô thị mới Cầu Giấy - Cầu Giấy - Hà
Nội;
13. Hệ thống Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn giám sát:
- QCVN 07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị
- QCVN 08:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình ngầm đô
thị
- QCVN 16:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa
vật liệu xây dựng.
Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:

- TCXDVN 170:2007 Kết cấu thép-Gia công lắp ráp và nghiệm thu.
- TCVN 2194:1977 Chi tiết lắp xiết-Quy tắc nghiệm thu
- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm
thi công và nghiệm thu
- TCVN 8828:2011 Bê tông-Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
- TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công
- TCVN 4447:2012 Công tác đất-Thi công và nghiệm thu
- TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn-Yêu cầu cơ bản đánh giá chất
lượng và nghiệm thu
- TCVN 9341:2012 bê tông khối lớn - thi công và nghiệm thu
- TCVN 9361:2012 Công tác nền móng-Thi công và nghiệm thu
- TCVN 9364:2012 Nhà cao tầng-Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công
- TCVN 9395:2012 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
- TCVN 9345:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Hướng dẫn
kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm
Tiêu chuẩn về vật liệu


- TCVN 6260:1997 Xi măng pooc lăng hỗn hợp-Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 9205:2012 Cát nghiền cho bê tông và vữa.



×