Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Áp dụng hiệp ước vốn basel II kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 234 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN VIỆT DUNG

ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC VỐN BASEL II:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 62 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn
2. PGS. TS. Trần Thị Thanh Tú

Hà Nội - 2017


Lời cảm ơn!
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi luôn nhận được những tình cảm vô
cùng quý giá từ các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các cán bộ
làm việc ở ngân hàng, người thân trong giá đình và bạn bè đã hỗ trợ và động viên
tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo Trường Đại học Kinh tế ĐHQG Hà nội đã tạo điều kiện thuận và hỗ trợ tôi
trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bảy tỏ sự biết ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh
Quốc tế, những giảng viên trong Khoa đặc biệt là những giảng viên trong Bộ môn
Tài chính Quốc tế đã rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu cũng như những
kiến thức học thuật quý báu.


Tôi cũng xin được gửi lời cám đến các nhà khoa học ở các Viện nghiên cứu,
các cán bộ làm việc tại Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại, đã giúp
đỡ chia sẻ cho tôi những thông tin liên quan đến luận án
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến Tập thể giảng viên
hướng dẫn, đặc biệt là PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn – người Thầy đã rất trách nhiệm
hướng dẫn khoa học và chỉ bảo cho tôi từ những bước xây dựng đề cương nghiên
cứu ban đầu cho đến khi hoàn thành luận án.
Luận án đã hoàn thành, song chắc chắn vẫn còn có những hạn chế, thiếu sót.
Tôi thực sự mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp để luận án được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh: Trần Việt Dung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, luận giải, phân tích và
đánh giá trong Luận án là trung thực, đảm bảo tính khoa
học và thực tiễn. Trong quá trình thực hiện Luận án, tôi đã
sử dụng các tài liệu tham khảo và tiếp cận các thông tin có
nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.

Nghiên cứu sinh

Trần Việt Dung


MỤC LỤC

MỤC LỤC .....................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..................................................4
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................5
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................7
MỞ ĐẦU........................................................................................................................8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................14

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ......................14
1.1.1 Nhóm các nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung Hiệp ước
vốn Basel............................................................................................................14
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng Basel II ở các ngân hàng
nước ngoài .........................................................................................................18
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng Basel II ở các ngân hàng
Việt Nam............................................................................................................27
1.2. Đánh giá chung về các nghiên cứu đi trước ...............................................31
1.3 Hướng nghiên cứu của luận án....................................................................31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ƯỚC VỐN BASEL............................33

2.1 Quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại .......................................33
2.1.1 Sự cần thiết quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại ...................33
2.1.2 Các loại rủi ro trong ngân hàng.............................................................35
2.1.3 Mô hình quản trị rủi ro...........................................................................41
2.1.4 Quy trình quản trị rủi ro ........................................................................43
2.2 Nội dung các Hiệp ước vốn Basel .................................................................48
2.2.1 Hiệp ước vốn Basel I ...............................................................................49
2.2.2 Hiệp ước vốn Basel II..............................................................................61
2.2.3. Hiệp ước vốn Basel III ...........................................................................75
2.3 Kết luận chương 2..........................................................................................78


1


CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC VỐN BASEL II
Ở MỘT SỐ QUỐC GIA.............................................................................................81

3.1 Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng ở
Trung Quốc ..........................................................................................................81
3.1.1 Khái quát về hệ thống ngân hàng Trung Quốc. ...................................83
3.1.2 Công tác chuẩn bị cho việc áp dụng Basel II của PBOC và CBRC ...86
3.1.3 Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân
hàng ở Trung Quốc ..........................................................................................90
3.1.4 Bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng hiệp ước vốn Basel II trong hệ
thống ngân hàng ở Trung Quốc ....................................................................106
3.2 Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản ....109

3.2.1 Khái quát về hệ thống ngân hàng Nhật Bản.......................................109
3.2.2 Công tác chuẩn bị cho việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ
thống ngân hàng Nhật Bản ............................................................................115
3.2.3 Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân
hàng ở Nhật Bản .............................................................................................117
3.2.4 Bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng hiệp ước vốn Basel II trong hệ
thống ngân hàng ở Nhật Bản.........................................................................134
3.3 Kết luận chương 3........................................................................................136
CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC VỐN BASEL II Ở HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM .....................................................................................140

4.1 Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam .............................................140
4.1.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...........................................................140
4.1.2 Các ngân hàng thương mại...................................................................142

4.2 Thực hiện các quy định về vốn, quy định về thanh tra giám sát và quy
định về minh bạch hóa thông tin trong hệ thống ngân hàng Việt Nam .......145
4.2.1 Thực hiện các quy định về vốn ở các NHTM Việt Nam ....................145
4.2.2 Công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các NHTM Việt
Nam..................................................................................................................169
4.2.3. Thực hiện minh bạch và công bố thông tin trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam .........................................................................................................179
4.3 Kết luận chương 4 ………..…………………..……………………….......182

2


CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆC
ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC VỐN BASEL II CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
VIỆT NAM……………………………………………………...…………..…185
5.1 Các giải pháp giúp các NHTM thực hiện các quy định trong trụ cột 1
của Hiệp ước vốn Basel II…………………………………………………..186
5.2 Các giải pháp giúp các NHTM thực hiện các quy định trong trụ cột 2
của Hiệp ước vốn Basel II..............................................................................194
5.3 Các giải pháp giúp hệ thống ngân hàng đáp ứng các quy định trong trụ
cột 3 của Hiệp ước vốn Basel II…………………………………………… 199
KẾT LUẬN ...............................................................................................................202
Phụ lục 1: 25 nguyên tắc Cơ bản của Basel về Giám sát Ngân hàng hiệu quả ...205
Phụ lục2: Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng..........................................210
Phụ lục 3: Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động ......................................213
Phụ lục 4: Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường .....................................215
Phụ lục 5: Hệ thống ngân hàng Trung Quốc .........................................................217
Phụ lục 6: Tiến trình thực hiện Basel tại Trung Quốc..........................................218
Phụ lục 7: Đánh giá tuân thủ Basel III ở hệ thống ngân hàng Trung Quốc .......219
Phụ lục 8: Quy mô hệ thống ngân hàng Nhật Bản ................................................220

Phụ lục 9: Đánh giá tuân thủ Basel III ở hệ thông ngân hàng Nhật Bản............221
Phụ lục 10: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng theo Thông tư số
02/2013/TTNHNN.....................................................................................................222
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................223
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................224

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT Chữ viết tắt
1
AIRB
2

AMA

3
4

BIA
BIS

5
6

BOJ
BCBS


7
8
9

CAR
CIC
CBRC

10

CPAAOB

11

DICJ

12

IAS

13

IFRS

14
15

IRB
JICPA


16
17

FED
FIRB

18
19
20

FSA
FSF
OECD

21

PBOC

22
23

SA
VAMC

24

VAS

Nghĩa Tiếng Anh
Advanced Internal Ratings

Based
Advanced Measurement
Approach
Basic Indicator Approach
Bank of International
Settlement
Bank of Japan
Basel Committee Banking
Supervision
Capital Adequacy Ratio
Credit Information Center
China Bank Regulatory
Commission
Certified Public Accountants
and Auditing Oversight
Board
Deposit Insurance
Corporation of Japan
International Accounting
Standards
International Financial
Report System
Internal Ratings Based
Japanese Institute of
Certified Public Accountants
Federal Reserve
Fundamental Internal
Ratings Based
Financial Service Agency
Financial Stablity Forum

Organization for Economic
Co-operation and
Development
People’s Bank of China
Standard Approach
Vietnam Aset Management
Compay
Vietnamese Accouting
Standards

4

Nghĩa Tiếng Việt
Phương pháp xếp hạng nội bộ
nâng cao
Phương pháp đo lường nâng cao
Phương pháp chỉ số cơ bản
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
Ngân hàng trung ương Nhật Bản
Ủy ban Basel về giám sát các
ngân hàng
Hệ số an toàn vốn
Trung tâm thông tin tín dụng
Ủy ban quản lý Ngân hàng
Trung Quốc
Ủy ban giám sát hoạt động kiểm
toán và kế toán công chứng
Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi
Nhật Bản
Chuẩn mực kế toán quốc tế

Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế
Phương pháp xếp hạng nội bộ
Hiệp hội kế toán viên công
chứng Nhật Bản
Cục dự trữ Liên bang Mỹ
Phương pháp xếp hạng nội bộ cơ
bản
Cơ quan dịch vụ tài chính
Diễn đàn ổn định tài chính
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc
Phương pháp chuẩn hóa
Công ty quản lý tài sản Việt
Nam
Chuẩn mực kế toán Việt Nam


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1

CQTTGS


Cơ quan thanh tra giám sát

2

NDT

Nhân dân Tệ

3

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4

NHTM

Ngân hàng thương mại

5

NHTW

Ngân hàng trung ương

6

QTRR


Quản trị rủi ro

7

TCTD

Tổ chức tín dụng

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Trọng số rủi ro tín dụng cho các nhóm tài sản.......................................56
Bảng 2.2: Hệ số chuyển đổi tín dụng của các khoản mục ngoại bảng ...................58
Bảng 2.3: So sánh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong Basel II và Basel III ..............75
Bảng 3.1: Lợi nhuận sau thuế của các tổ chức ngân hàng Trung Quốc................97
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu ở 5 NHTM nhà nước của Trung Quốc năm 2013 ......101
Bảng 3.3: Đánh giá sự tuân thủ 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả ở
Trung Quốc ...............................................................................................................102
Bảng 3.4: Bảng đánh giá tuân thủ 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả ở
hệ thống ngân hàng Nhật Bản .................................................................................125
Bảng 4.1 : Đối tượng thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng .....................142
Bảng 4.2 : Vốn tự có và hệ sô CAR của các định chế tài chính năm 2005 ..........146
Bảng 4.3: Hệ số CAR của một số NHTM giai đoạn 2006-2010 ............................147
Bảng 4.4: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM giai đoạn 2011-2015...151
Bảng 4.5: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM giai đoạn 2014-2016...156
Bảng 4.6: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2016 .....164
Bảng 4.7: Chênh lệch nợ xấu giữa báo cáo của NHTM với kết luận của cơ quan
thanh tra giám sát đến tháng 8 năm 2014 ..............................................................167

Bảng 4.8: Đánh giá sự tuân thủ 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả ở
Việt Nam....................................................................................................................170

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình quản trị rủi ro 3 tuyến phòng thủ.............................................41
Hình 2.2: Chu trình QTRR........................................................................................43
Hình 2.3: Các phương pháp và công cụ quản trị rủi ro..........................................45
Hình 2.4: Nội dung Hiệp ước vốn Basel II ...............................................................63
Hình 2.5: Lịch trình thực hiện Hiệp ước vốn Basel III ...........................................77
Hình 3.1: Số ngân hàng đáp ứng hê số CAR trong hệ thống ngân hàng
Trung Quốc .................................................................................................................93
Hình 3.2: Cấu trúc vốn và hệ số CAR của các ngân hàng Trung Quốc ................94
Hinh 3.3: Tổng tài sản và các khoản phải trả của các tổ chức ngân hàng
Trung Quốc ................................................................................................................96
Hình 3.4: Nợ xấu ở các NHTM Trung Quốc..........................................................100
Hình 3.5: Lịch trình áp dụng Basel II trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản ......116
Hình 3.6: Hệ số an toàn vốn và tỷ lệ vốn cấp I của hai nhóm ngân hàng
Nhật Bản....................................................................................................................120
Hình 3.7: Một số chỉ số về vốn trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản ..................121
Hình 3.8: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu ở ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 2005-2013 ..122
Hình 3.9: Cơ cấu các khoản tín dụng ở các ngân hàng Nhật Bản giai đoạn
2001-2012...................................................................................................................123
Hình 3.10: Mức độ rủi ro ở các NHTM Nhật Bản ................................................124
Hình 4.1: Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 1991-2016.................141

7



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ đầu những năm 1980, tác động của việc nới lỏng các luật lệ tài chính,
sự đổi mới trong công nghệ ngân hàng và quá trình hội nhập nhanh chóng vào thị
trường tài chính thế giới đã khiến môi trường hoạt động của các ngân hàng ngày
càng phức tạp và nhiều rủi ro. Những rủi ro tài chính xuất hiện với tần suất cao và
mức độ nghiêm trọng lại tiếp tục đẩy các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước phải
đối mặt với nhiều rủi ro khác. Nhằm ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân
hàng trong những năm 1980, tạo điều kiện ổn định nền tài chính toàn cầu, các ngân
hàng và các tổ chức tín dụng nhận thấy cần thực hiện các quy định chung về vốn.
Với mục tiêu củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; thiết
lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh
không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế, năm 1988 Ủy ban Basel về giám sát
ngân hàng đã quyết định đưa ra hệ thống đo lường vốn, được đề cập như là Hiệp
ước vốn Basel hay Basel I. Để khắc phục một số hạn chế của Basel I, năm 2004 bản
Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành với 3 trụ
cột. Trụ cột I: yêu cầu về vốn tối thiểu (đã tính đến cả rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt
động và rủi ro thị trường); trụ cột II đánh giá hoạt động thanh tra giám sát và trụ cột
III: kỉ luật thị trường. Bên cạnh mục tiêu ổn định tài chính và tạo sân chơi bình
đẳng, mục tiêu quan trọng khác của Basel II là thúc đẩy việc chấp nhận các thông lệ
nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Đến tháng 9/2010, Ủy ban Giám sát
ngân hàng Basel và các thành viên đã đạt được thỏa thuận về những chuẩn mới
trong Basel III. Lộ trình thực hiện Basel III bắt đầu từ tháng 1/2013 và dự tính sẽ
hoàn thành vào cuối năm 2018.
Cho đến nay Hiệp ước vốn Basel được coi là quy định mang tính hiệu quả
nhất trong giám sát hoạt động của các ngân hàng và là công cụ tốt mang lại sự ổn
định cho hệ thống ngân hàng. Nó giúp cho nhà quản lý phát hiện, đo lường được rủi
ro, giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu tác động của rủi ro và xây dựng được một quy trình
giám sát hoạt động quản trị rủi ro cho các ngân hàng. Mặc dù Hiệp ước Basel là một


8


thông lệ quốc tế và việc áp dụng các quy định của Basel không mang tính bắt buộc,
nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân ngân hàng mà hầu hết các ngân hàng
trên thế giới đã dần tuân thủ các quy định của Basel. Ở châu Á, hầu hết các nhà
quản lý đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và nhất trí cho rằng Basel II là
công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác giám sát và quản trị rủi ro ngân hàng. Một số
quốc gia trong khu vực châu Á như Thái Lan, Singapore đã đẩy mạnh công cuộc cải
cách thị trường tài chính bằng cách tiếp cận một phần Basel III.
Trước năm 2015, các ngân hàng Việt Nam đã thực hiện các quy định về an
toàn vốn theo Thông tư và nghị định về vốn, quản lý và xử lý nợ xấu, trích lập dự
phòng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Basel I. Tuy nhiên, kết quả thực
hiện vẫn không đồng đều giữa các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang
tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động
an toàn, hiệu quả; phù hợp với thông lệ quốc tế, các ngân hàng có năng lực cạnh
tranh trong môi trường tài chính quốc tế nhiều biến động. Trong quá trình thực hiện
đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2, NHNN Việt Nam đã phê duyệt
chủ trương triển khai việc áp dụng Basel II từ cuối năm 2015.
Như vậy, dù không nằm trong danh sách các quốc gia thành viên của Ủy ban
Basel về giám sát ngân hàng, không chịu áp lực phải vận dụng các quy định an toàn
của các hiệp ước này song việc vận dụng các hiệp ước Basel trong hoạt động quản
trị ngân hàng là vấn đề hết sức ý nghĩa và cần thiết đối với hệ thống ngân hàng Việt
Nam. Với việc tuân thủ các quy định trong Basel II, hoạt động của hệ thống ngân
hàng Việt Nam sẽ ngày càng lành mạnh hơn, khả năng cạnh tranh của các ngân
hàng sẽ ngày càng được nâng cao hơn và tính an toàn hoạt động cũng ngày càng
đảm bảo hơn. Tuy nhiên, không giống như hệ thống ngân hàng ở các nước phát
triển hệ thống ngân hàng của Việt Nam mới ở giai đoạn phát triển ban đầu nên việc
áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, chi phí và mất nhiều thời

gian. Do vậy nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc áp dụng Hiệp
ước vốn Basel II từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam
là thực sự cần thiết.

9


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng Hiệp ước
vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia và đề xuất một số giải
pháp đối với việc áp dụng Basel II ở Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên nghiên cứu cần thực hiện một số mục tiêu
cụ thể sau:
1. Làm rõ tính hiệu quả, toàn diện và linh hoạt của Basel II - khung QTRR
trong ngân hàng.
2. Xây dựng các điều kiện áp dụng Basel II trong hệ thống ngân hàng.
3. Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia khi thực hiện các trụ cột của
Basel II.
4. Phân tích những thách thức trong việc thực hiện các quy định về vốn, công
khai thông tin và giám sát các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
5. Đề xuất một số giải pháp để hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tuân thủ
và áp dụng các quy định trong các trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ các bài học kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II ở một số nước và
từ những thách thức trong việc áp dụng Basel II ở Việt Nam, cần có những giải
pháp gì để hệ thống ngân hàng Việt Nam có thẻ áp dụng các quy định của Hiệp ước
vốn Basel II?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trên cả ba
trụ cột ở hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:
Để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề tài sẽ nghiên cứu kinh
nghiệm áp dụng các trụ cột của Basel II ở Trung Quốc và Nhật Bản. Lý do:

10


+ Trung Quốc là nước đang phát triển, việc thực hiện các quy định của Basel
II là không bắt buộc. Hơn nữa, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc có nhiều điểm
tương đồng với Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào
đầu tư, tín dụng của ngân hàng. Do vậy, bài học thành công hay thất bại của Trung
Quốc rất có ý nghĩa cho Việt Nam.
+ Nhật Bản là nước phát triển thuộc nhóm G10 nên việc tuân thủ các quy định
của Basel II là điều kiện bắt buộc với hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Theo các báo
cáo đánh giá của BIS và IMF, hệ thống ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện đầy đủ cả
3 trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II và Basel III. Do vậy, kinh nghiệm của Nhật Bản
sẽ giúp cho Việt Nam xây dựng lộ trình áp dụng Basel II và chuẩn bị tốt các điều
kiện thực hiện.
- Đánh giá việc áp dụng Basel II của Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN),
Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và các Ngân hàng thương mại (NHTM). Ở
Việt Nam có khoảng 50 NHTM lớn nhỏ khác nhau song đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu ở 10 ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng
Công thương (Vietinbank), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng
Kỹ thương (Techcombank), NHTM Cổ phần Á Châu (ACB), NHTM cổ phần Quân
đội (MB), Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank), NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh
vượng (VPBank), NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng
Quốc tế Việt Nam (VIB). Đây những NHTM có năng lực về tài chính và nhân sự;

hệ số vốn an toàn luôn được tăng cường; đã thành lập hệ thống đánh giá tín dụng
nội bộ, có bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro và được NHNH lựa chọn thí điểm áp
dụng Basel II từ cuối năm 2015.
Về thời gian:
- Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng Basel II trong hệ thống ngân hàng
Trung Quốc và Nhật Bản từ năm 2007 do thời điểm chính thức thực hiện Basel II ở
các nước G10 là năm 2007.

11


5. Phương pháp thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sử dung trong luận án là số liệu thứ cấp
- Những tài liệu liên quan đến quản trị rủi ro, Hiệp ước vốn Basel (nguồn gốc,
nội dung và các văn bản hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn)
- Thu thập những tài liệu nghiên cứu về thực tiễn áp dụng Hiệp ước vốn Basel
trong QTRR ở các NHTM trong nước và trên thế giới
- Thu thập số liệu về danh mục vốn và tài sản, báo cáo tài chính của một số
ngân hàng tại các trung tâm thông tin của các NHTM.
5.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu
- Kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên
cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này để phần cơ sở lý luận và thực tiễn
về hiệp ước vốn Basel II.
- Phân tích tổng hợp: Sử dung các thông tin từ các nghiên cứu, các báo cáo của
WB, IMF, BIS, Ủy ban Basel để phân tích đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc của
Hiệp ước vốn Basel II ở hệ thống ngân hàng của một số quốc gia.
- Phân tích so sánh: Trong quá trình phân tích luận án tiến hành nghiên cứu so
sánh thực trạng áp dung Basel II ở một số quốc gia với các quy định của Basel II; so
sánh về thực tiễn áp dụng Basel II với một số quốc gia
6. Tính mới và những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã làm rõ quá trình phát triển của các Hiệp ước Basel từ Basel I, II
sang Basel III theo những thay đổi trên thị trường tài chính từ đó làm rõ nổi bật tính
hiệu quả, toàn diện và linh hoạt của khung quản trị rủi ro ngân hàng theo Basel II
- Luận án đã làm rõ các điều kiện áp dụng Basel từ đó hình thành khung phân
tích đối với hoạt động áp dụng Basel II tại hệ thống ngân hàng nước ngoài và Việt
Nam.
- Luận án đã phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn
Basel II của các ngân hàng Trung Quốc và Nhật Bản.

12


- Luận án đã phân tich, đánh giá năng lực áp dụng Basel II ở Việt Nam, chỉ ra
những khó khăn và thách thức trong quá trình đáp ứng các chuẩn mực của Basel II.

- Luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp khả thi để hệ thống ngân hàng Việt
Nam áp dụng các quy định của Basel II một cách triệt để và hiệu quả.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, đồ thị,
hình vẽ và các phụ lục, luận án có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về Hiệp ước vốn Basel
Chương 3: Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II ở một số quốc gia
Chương 4: Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Chương 5: Giải pháp và hàm ý chính sách cho việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel II
cho của hệ thống ngân hàng Việt Nam

13



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu việc áp dụng
Hiệp ước vốn Basel trong ngân hàng. Những nghiên cứu này được chia thành các
mảng chính như nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung của Hiệp ước vốn
Basel, đánh giá việc áp dụng của Basel trong hệ thống ngân hàng và phân tích
những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
1.1.1 Nhóm các nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung Hiệp ước vốn Basel
Các nghiên cứu liên quan đến Basel I
Trước khi đi sâu vào nội dung của các Hiệp ước vốn, Torullo (2008) đã đánh
giá sự cần thiết, lịch sử hình thành của yêu cầu về vốn tối thiểu trong các ngân hàng
ở các nước G10. Nghiên cứu đã chỉ ra được sự thay đổi liên tục trong các quy định
của các ngân hàng ở Mỹ trong vài ba thập kỉ gần đây. Các quy định về vốn ở các
trung tâm tài chính khác cũng thay đổi tuy ở mức độ ít hơn. Do vậy Torullo (2008)
cho rằng chính hiệu ứng cộng hưởng từ sự phát triển quá nhanh của các dịch vụ tài
chính và sự nới lỏng các quy định trong hệ thống ngân hàng đã đặt quy định về vốn
trở thành quy định trung tâm của các ngân hàng. Yêu cầu về vốn sẽ buộc các ngân
hàng áp dụng các công cụ đánh giá rủi ro rất phức tạp song nó cũng đẩy các ngân
hàng vào thế phải đánh đổi giữa sự ổn định tài chính và hay luân chuyển vốn thật
hiệu quả trong nền kinh tế. Quy định vốn không thể là một nhiệm vụ hoàn toàn cơ
học nhưng nhất thiết đòi hỏi phải thực hiện theo quyết định chính sách.
Nghiên cứu của Tô Ánh Dương (2006) đã phân tích rất rõ mục tiêu của Hiệp
ước vốn Basel bao gồm việc nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân
hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt
động trên phạm vi quốc tế và đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt
hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.
Liên quan đến nguồn gốc, đặc điểm, và lịch sử của các hiệp ước vốn Basel,
Tulluro (2008) đã phân tích bối cảnh dẫn đến sự sáng tạo của Ủy ban Basel và

14



động cơ kép của Mỹ và Anh trong việc tìm kiếm một thỏa thuận về an toàn vốn
trong những năm cuối thập niên 1980. Theo nghiên cứu của Tulloro (2008), ngay
cả khi Ủy ban Basel đã chỉnh sửa bản gốc Basel I, Mỹ vẫn đơn phương bổ sung các
quy tắc áp dụng riêng cho các ngân hàng của riêng mình do có tính một số vấn đề
mới nổi như rủi ro tín dụng liên quan đến chứng khoán hóa. Tuy nhiên, khi Basel 1
được ban hành, hệ thống các quy định quốc gia chỉ được điều chỉnh ở mức tối thiểu
cho dù đã nhận thấy tính cấp bách phải thay đổi về mặt quản lý. Lúc này các ngân
hàng đều nhận thấy khoảng cách ngày càng tăng giữa khoa học và thực tiễn QTRR
tín dụng song không có một ngân hàng nào đưa ra đề xuất phải sửa đổi toàn diện
các yêu cầu về vốn tối thiểu của ngân hàng.
Liên quan đến nội dung của Basel I, các nghiên cứu có hai cách tiếp cận. Cách
thứ nhất, hệ thống lại nội dung và những sửa đổi của Basel I. Cách thứ hai, các
nghiên cứu chỉ đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của Basel I.
Các quy định Basel đã được phát triển để kiểm soát một số loại rủi ro thông
qua vốn của ngân hàng. Ủy ban Basel đầu tiên giới thiệu các tiêu chuẩn Basel I vào
năm 1975 và đã phải trải qua quá trình chỉnh sửa rất phức tạp. Nghiên cứu của
Chorafas (2004) và Sen (2005) đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc điều
chỉnh và bổ sung các tiêu chuẩn, nguyên tắc trong hiệp ước vốn; bao gồm sự phát
triển rất nhanh của lĩnh vực tài chính, như sự đổi mới trong các sản phẩm và dịch vụ
ngân hàng cùng quá trình hội nhập và tự do hóa thị trường tài chính diến ra ngày
càng tăng. Xu hướng phát triển này không chỉ tăng lên trong khu vực và đã diễn ra
trên toàn cầu. Do vậy Chorafas (2004) và Sen (2005) đã khẳng định việc tập trung
vào vai trò của vốn và tầm quan trọng của trích lập vốn dự phỏng đã trở thành một
vấn đề sống còn đối với các ngân hàng. Nghiên cứu Tulluro (2008), Tô Ánh Dương
(2006) đã điểm lại những nội dung chính và những điều chỉnh cơ bản trong Basel I.
Các nghiên cứu này phân tích các yếu tố cấu thành vốn và cách phân loại vốn chia
theo các cấp. Bên cạnh đó, các trọng số rủi ro và công thức tính vốn tối thiểu cũng
được các tác giả bình luận.


15


Những đánh giá về ưu điểm của Basel I trong các nghiên cứu có nhiều điểm
tương đồng. Các nghiên cứu của Makwiramiti (2009), Đinh Xuân Cường (2014),
Trần Thị San (2010) đều cho rằng thành tựu cơ bản nhất của Hiệp ước vốn Basel là
đã cung cấp cho hệ thống ngân hàng một khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu
chuẩn vốn tối thiểu 8%; đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về
vốn; phân chia các loại vốn và định ra tỷ lệ giữa chúng.
Bên cạnh các ưu điểm, một số điểm hạn chế của Basel I đã được các nghiên
cứu phân tích. Hầu hết các nghiên cứu đều có chung nhận định rằng một trong
những điểm hạn chế cơ bản là Basel I không đề cập đến yêu cầu vốn dự phòng cho
rủi ro hoạt động - một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày
càng tăng. Điểm hạn chế này là một trong các nguyên nhân khiến Ủy ban Basel ban
hành Basel II vào năm 1999.
Sen (2005) cũng đã khẳng định các quy định Basel I áp dụng một cách cứng
nhắc một thang điểm hệ số duy nhất cho nhiều loại tài sản, cho nhiều ngân hàng
khác nhau.Ví dụ, tất cả các khách hàng không thuộc các nước OECD đều phải chịu
mức rủi ro 100%. Cùng với quan điểm này, Gottschalk (2010) đã chỉ ra điểm tồn tại
này trong Basel. Có sự phân biệt đối xử rất lớn giữa các nước thuộc OECD và các
nước khác. Basel I cho phép nợ chủ quyền của các nước OECD được gán mức rủi
ro 0% còn nợ chủ quyền của các quốc gia khác chịu mức rủi ro lên đến 100%. Do
vậy có một khoảng cách rất lớn giữa việc đo lường rủi ro với rủi ro thực tế các ngân
hàng của một quốc gia đang phải đối mặt.
Thực tế, hoạt động của các ngân hàng chuyển mạnh sang hướng chứng khoán
hóa, mua bán các công cụ phái sinh và các sản phẩm tài chính khác. Theo quy định
của Basel I, những giao dịch này chỉ cần được ghi chép trong số kinh doanh và được
phép không vào sổ ngân hàng và do vậy các ngân hàng không cần dự phòng vốn cho
những tài sản có tỉ trọng rủi ro cao. Đây chính là kẽ hở để các ngân hàng né tránh

phải tăng vốn theo các quy tắc về vốn tối thiểu. Bên cạnh đó, một số quy tắc của
Basel I chỉ có thể vận dụng trong trường hợp ngân hàng hoạt động đơn lẻ. Những quy
tắc này chưa tính đến mối quan hệ phức tạp trong một tập đoàn, giữa ngân hàng mẹ

16


với các chi nhánh. Những điểm bất cập này đã dẫn đến nhu cầu phải cải tiến lại việc
xây dựng các chuẩn mực quốc tế về QTRR và giám sát hoạt động của ngân hàng.
Tuy nhiên những nhược điểm này chưa được các nghiên cứu nhắc đến.
Các nghiên cứu liên quan đến Basel II
Nỗ lực của Ủy ban Basel vào năm 1999 trong việc đưa ra quy định về vốn
dưới dạng ba trụ cột đã được các nghiên cứu của Torulo (2008) và Tô Ánh Dương
(2006) đánh giá cao. Trong đó, trụ cột I: yêu cầu về vốn tối thiểu là 8% nhưng điểm
khác với Basel I là đã tính đến cả rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị
trường. Trụ cột II đánh giá hoạt động thanh tra giám sát. Các nghiên cứu đã nhấn
mạnh được các nguyên tắc của trụ cột hai được phân chia cho các giám sát viên và
cho các ngân hàng. Trụ cột III liên quan đến kỉ luật thị trường.
Do có các mục tiêu nghiên cứu khác nhau nên khi phân tích 3 trụ cột của Basel
II một số nghiên cứu như Tô Ánh Dương (2006), Chu Thị Hương Giang (2009) đã
giới thiệu về các mô hình được Ủy ban đề xuất sử dụng khi tính toán các mức rủi ro.
Ví dụ phương pháp tiếp cận chuẩn, mô hình xếp hạng nôi bộ cơ bản và nâng cao
cho đánh giá rủi ro tín dụng. Phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp chuẩn,
phương pháp nâng cao cho rủi ro hoạt động. Phương pháp chuẩn và mô hình xếp
hạng nội bộ được sử dụng cho rủi ro thị trường. Mỗi phương cách tiếp cận đều yêu
cầu những mô hình riêng và các yếu tố đầu vào riêng biệt song các nghiên cứu này
chưa phân tích kĩ các yếu tố đầu vào cho mô hình.
Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu lại đi theo hướng phân tích các điểm cải
tiến giữa các Hiệp ước vốn. So với Basel I, các nghiên cứu của Demirgüç-Kunt
(2008), Cihak (2008), Tô Ánh Dương (2006) đều cho rằng Basel II là phiên bản

hoàn toàn mới đối với rủi ro hoạt động. Nghiên cứu của Ashi (2010) còn nhận định
Basel II đã cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những công cụ giám sát
nhạy cảm hơn với một khung giải pháp cho rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro
danh tiếng, rủi ro thanh khoản – là những rủi ro mà ngân hàng thường phải đối mặt.
Bổ sung thêm điểm mới của Basel II so với Basel I, Sakamaki (2010a) nhận định
Basel II có độ linh hoạt cao hơn vì các nhà quản lý quốc gia được chọn lựa một số
quyền chọn trong trụ cột I. Sự khác biệt thứ hai giữa Basel I và Basel II là trong các

17


quy định mới các ngân hàng có thể áp dụng mô hình riêng của họ để xác định các
rủi ro cho họ yêu cầu về vốn, do đó họ không nhất thiết phải sử dụng các mô hình
đánh giá rủi ro do Ủy ban Basel xây dựng. Mô hình đánh giá tính toán rủi ro được
xây dựng dựa trên các tài sản của ngân hàng. Trong khi đó theo quy định của Basel
I, trong một số trường hợp các ngân hàng phải chấp nhận hệ số rủi ro là 100% cho
tất cả các khách vay không phân biệt đó là khoản nợ xấu hay tốt.
Nghiên cứu cùaTolluro (2008) đã hệ thống hóa những thay đổi lớn giữa Basel
II với Basel I, bao gồm: yêu cầu lập vốn dự phòng riêng cho rủi ro hoạt động; điều
chỉnh các mức rủi ro tín dụng; cho phép các ngân hàng lớn, có hoạt động phức tạp
được sử dụng mô hình rủi ro tín dụng nội bộ căn bản và nâng cao để tính vốn tối
thiểu; đưa ra các quy định đối với các cơ quan giám sát ngân hàng và tằng tường
tính kỉ luật thị trường với các quy định các ngân hàng phải minh bạch thông tin
trong một số lĩnh vực.
Tóm lại những nghiên cứu nêu trên đã phân tích nội dung của Hiệp ước vốn
Basel I, II; chỉ ra những ưu điểm của Basel II so với Basel I. Song, rất ít nghiên cứu
đề cập đến nội dung của Basel III. Hơn nữa, khi phân tích nội dung của Hiệp ước
vốn Basel, những nghiên cứu này chưa làm nổi bật được tính hệ thống và toàn diện
của khung QTRR Basel để từ đó lý giải tại sao hệ thống ngân hàng của các nước
không thuộc G10 nên tự nguyện thực hiện các nguyên tắc của Hiệp ước vốn. Ngoài

ra, các điều kiện cần để có thể áp dụng các trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II đã
được rất ít các nghiên cứu đề cập đến và chưa đầy đủ.
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng Basel II ở các ngân hàng nước
ngoài
1.1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm áp dụng Basel II của một số nước
Nghiên cứu của Tô Ánh Dương (2006) cũng đã phân tích kinh nghiệm của
Hàn Quốc và Trung Quốc trong việc tiếp cận và ứng dụng các chuẩn mực đánh giá
hoạt động ngân hàng an toàn theo Basel, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam. Cụ thể với trường hợp của Hàn Quốc, tác giả đã phân tích ứng dụng
Hiệp ước vốn theo các trụ cột thông qua việc đánh giá các cơ quan giám sát tài
chính, hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Các quy định an toàn trong hệ
thống ngân hàng và hoạt động công khai tài chính. Tuy nhiên phần đánh giá kinh

18


nghiệm của Trung Quốc về việc tiếp cận và áp dụng các chuẩn mức Basel, nghiên
cứu mới chỉ dựng lại ở việc cung cấp các thông tin liên quan đến Ủy ban Quản lý
Ngân hàng Trung Quốc, vấn đề giải quyết các khoản nợ quá hạn và nâng cao quản
trị doanh nghiệp. Do hạn chế về nguồn số liệu nên khung phân tích trong nghiên
cứu trường hợp của Hàn Quốc và Trung Quốc trong nghiên cứu của Tô Ánh Dương
(2006) chưa thật cân xứng. Bên cạnh đó, tác giả tập trung nhiều vào chức năng, cơ
cấu năng lực của cơ quan giám sát.
Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Tuyết Nhung (2015) đã nghiên cứu kinh
nghiệm quản lý vốn chủ sở hữu theo các nguyên tắc của Basel II từ phía các NHTW
ở Mỹ, Trung Quốc và Singapore. Những kinh nghiệm quản lý vốn của NHTW trong
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những bước đầu tiên khi các NHTW xây dựng
kế hoạch, lộ trình thực hiện các quy định vốn của Basel II. Để thực hiện thành công
Basel, các NHTW đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các hệ thống văn
bản pháp luật theo quy định của Basel II để NHTM và cơ quan giám sát cùng thực

hiện. Bên cạnh đó, NHTW còn phải đánh giá khoảng cách giữa điều kiện thực tại
của các NHTM với các yêu cầu Basel II đặt ra, đánh các tác động định lượng của
thực hiện Basel II đối với các NHTM. Vốn có được quản lý chặt chẽ hay không còn
phụ thuộc vào hoạt động giám sát từ NHTW hoặc các cơ quan giám sát. Song
nghiên cứu của Hoàng Thị Tuyết Nhung (2015) chưa đánh giá kinh nghiệm của
NHTW Trung Quốc, Singapore và FED trong những hoạt động này.
1.1.2.2 Các nghiên cứu về việc thực hiện Basel II của các ngân hàng nước ngoài
Thực hiện trụ cột I: Yêu cầu về vốn
Một mảng quan trọng trong trụ cột I được các nghiên cứu tập trung phân tích là
các kết quả đạt được trong trụ cột I đối với yêu cầu vốn tối thiểu. Theo Daniel (2008),
đến cuối tháng 12/1991 đa số các ngân hàng thuộc nhóm G10 (trừ một số ngân hàng
ở Nhật Bản và Citi Corp ở Mỹ) đều thực hiện nghiêm chỉnh cảm kết nguồn vốn cấp I
tối thiều đạt 8%. Trong những năm tiếp theo tỷ lệ này không những được giữ vững
mà còn tăng từ mức 9,3% năm 1988 lên 12,2% năm 1996. Giai đoạn 1997 – 2001 tỷ
lệ vốn rủi ro trung bình ở 128 ngân hàng lớn ở G10 là 11,2%; con số này ở các ngân
hàng của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản lần lượt là 11,9%, 10,8% và 10,9%.

19


Đối lập với các nghiên cứu này, báo cáo của Standard & Poor’s (2008) tỏ ra
hoài nghi về độ chính xác của việc tự đánh giá mức độ rủi ro ở các ngân hàng dẫn
đến những nghi ngờ về tỷ lệ vốn rủi ro của các ngân hàng. Tuy nhiên, Lowe (2007)
khẳng định hệ số an toàn vốn ở hệ thống các ngân hàng ở các nước phát triển thực
sự được cải thiện do nguồn vốn được tăng cường và tốc độ tăng trưởng các tài sản
rủi ro được kiểm soát. Không chỉ đưa ra những con số, một số nghiên cứu đã giải
thích tại sao các ngân hàng ở G10 lại duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu của
Basel quy định đến 30%. Nghiên cứu của Jackson và cộng sự (2005) cho rằng luật
ngân hàng ở một số quốc gia đặt tỷ lệ vốn bắt buộc cao hơn hẳn quy định của Basel.
Theo Daniel (2008), các ngân hàng duy trì mức vốn cao để đối phó với một số ảnh

hưởng tiêu cực, hoặc khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Mặc dù đánh giá tác động của việc duy trì tỷ lệ vốn tối thiểu đến sức khoẻ của
ngân hàng là rất phức tạp, song có nhiều nghiên cứu đã tập trung vào mối quan hệ
này. Để chứng minh mối quan hệ giữa việc thực hiện tốt quy định vốn tối thiểu với sự
phát triển ổn định của các ngân hàng, Demirguc và Detragiacha (2010) đã chạy mô
hình trên số liệu từ năm 1999-2006 của hơn 3000 ngân hàng, tuy nhiên kết quả
nghiên cứu của họ không có ý nghĩa lớn về mặt thống kê. Một số nghiên cứu đã tìm
thấy mối tương quan thuận chặt giữa việc cải thiện vốn tối thiểu với kỉ luật thị trường.
Theo nghiên cứu của Dermiguc (2009), hệ thống ngân hàng ở các nước G10 đều ổn
định và vượt qua hai cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở các nước đang phát triển
trong giai đoạn 1992-2007 là bằng chứng cho tính hiệu quả của Hiệp ước vốn Basel.
Theo Patrick (2005) một vấn đề rất quan trọng là Basel II đã hạn chế hành
vi trốn tránh việc tăng vốn dự phòng ở. Đây là một tình trạng khá phổ biến trong
giai đoạn các ngân hàng áp dụng các nguyên tắc vốn của Basel I và trong thời
gian đầu ban hành Basel II. Theo nghiên cứu này, các ngân hàng đã chú ý nhiều
hơn đến mảng rà soát giám sát. Sự chuyển hướng này đã có tác dụng đánh động
cho các ngân hàng trước các nguy cơ rủi ro đồng thời các ngân hàng cũng có
khoảng thời gian hợp lý để điều chỉnh mức rủi ro cho các hạng mục cho vay theo
biến động của thị trường.

20


Một số nghiên cứu lại tập trung phân tích về việc sử dụng các mô hình đo
lường rủi ro theo như đề xuất của Basel II trong trụ cột I. Theo nghiên cứu của
Patrick (2005) ngay khi Basel II được ban hành, các ngân hàng có kiến thức tốt hơn
về các rủi ro; có khả năng đo lường và kiểm soát rủi ro phức tạp mà các ngân hàng
phải đối mặt bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Mỗi
một rủi ro đều đươc xác định phương pháp đo lường tính toán với với mức độ phức
tạp khác nhau.

Hầu hết các ngân hàng đã sử dụng phương pháp chuẩn hóa đối với rủi ro tín
dụng và an toàn vốn của Basel II làm công cụ quản lý yêu cầu vốn tối thiểu. Khảo
sát của khoảng 294 ngân hàng đã cho thấy rằng 38% các ngân hàng đã phải dùng
đến các phương pháp tiêu chuẩn hóa (PWC, 2005). Các ngân hàng khác đang sử
dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao đã tự phát triển các hệ thống xếp hạng
nội bộ của mình, tự xác định rủi ro cho các hoạt động cho vay và thiết lập vốn dự
trữ. Phương pháp này giúp ngân hàng đánh giá tốt hơn đối với danh mục các khoản
cho vay khác nhau bao gồm các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, cho các
cá nhân và giữa các ngân hàng với nhau bởi vì phương pháp này sử dụng một cơ
chế nhạy cảm hơn với rủi ro đồng thời sử dụng rộng rãi kết quả của các cơ quan
đánh giá tín dụng để đo lường mức độ ro trong hoạt động cho vay.
Thực hiện Trụ cột II: Thanh tra giám sát trong hệ thống ngân hàng
Theo Tarrulo (2008), các ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn trong việc xác định,
kiểm soát và QTRR. Song nghiên cứu của Capiro và các cộng sự (2009) lại cho
rằng, hoạt động giám sát ở các ngân hàng đặc biệt là ở các tổ chức tín dụng Mỹ
chưa nghiêm ngặt nên không ngăn chặn được hành động đặt các khoản vay ra ngoài
bảng cân đối tài sản ở các ngân hàng, chưa giải quyết được các phát sinh từ chứng
khoán hóa. Cuộc khủng hoảng nhà đất dưới chuẩn 2007 đã bộc lộ những yếu kém
về chất lượng giám sát ở các ngân hàng đặc biệt là đối với hoạt động chứng khoán
hóa.
Nghiên cứu của Beck và các cộng sự (2006) giữ quan điểm về vai trò của các
giám sát đến các ngân hàng. Những tác giả này cho rằng về dài hạn, các giám sát

21


viên có quyền hạn mạnh mẽ để giám sát hoạt động ngân hàng có thể cải thiện hoạt
động quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức ngân hàng, giảm tham nhũng trong
hoạt động cho vay của ngân hàng và cải thiện các hoạt động tài chính của các ngân
hàng. Tuy nhiên Becker và các cộng sự (2006) lại nhìn thấy mặt trái của sức mạnh

giám sát trong tay. Theo ông, sức mạnh của người giám sát như một phương tiện để
tìm kiếm lợi ích riêng của họ chứ không phải là phúc lợi xã hội của các ngân hàng
và nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố bất lợi phát sinh từ hoạt
động tổng kiểm soát, bao gồm:
- Tác động từ các thế lực chính trị. Với vị thế chính trị trong xã hội, các chính
trị gia có thể ảnh hưởng đến người giám sát bằng cách thuyết phục các ngân hàng
cấp các khoản vay cho nhóm khách hàng của mình hoặc chỉ định những khu vực
buộc ngân hàng cho vay. Sau đó họ bắt tay vào việc bắt các nhóm được nhận các
khoản vay phải hối lộ hoặc đóng góp. (Djankove và cộng sự, 2006).
Mục đích của việc giám sát trong Basel II và việc phải tuân thủ các yêu cầu về
rủi ro bị hoàn toàn thất bại khi các chính trị gia có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động cho vay của ngân hàng để trục lợi. Các giám sát viên sử dụng quá mức quyền
hạn để giúp các ngân hàng đối phó với các yêu cầu về vốn tối thiểu. Theo Levine,
(2003), hiệu quả phân bổ tín dụng ngân hàng sẽ thất bại và làm ảnh hưởng đến hệ
thống tài chính.
Fernandez Gonzalez (2005) nhận thấy rằng các nước với hệ thống kế toán và
kiểm toán có trình độ thấp hơn hay yếu hơn thường có hệ thống giám sát ngân hàng,
kỉ luật quản lý rất hiệu quả và năng suất, hệ thống ngân hàng ổn định.
David VanHoose (2007) lập luận một cách thẳng thắn rằng, trụ cột II về quy
trình giám sát đã ban cho các giám sát quyền hạn tùy ý. Việc này dẫn đến một sự
thỏa hiệp về độ an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính trong dài hạn dẫn đến
những cuộc khủng hoảng tiềm tàng trong ngành ngân hàng do không có đủ lực để
chống lại hành vi lạm dụng quyền. Hậu quả là trụ cột này càng làm trầm trọng thêm
vấn đề rủi ro đạo đức trong ngân hàng.

22


×