Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

HÀ MINH TUẤN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

HÀ MINH TUẤN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


CAM KẾT
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên đã tận tình
hƣớng dẫn tôi thực hiện luâ ̣n văn này . Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu,
sự động viên của thầy đã giúp tôi vƣợt qua những khó khăn trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy, cô giảng dạy
chƣơng trình cao học đã truyền thụ những kiến thức quý báu, những kiến thức
này giúp ích tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iv
PHẦN MỞ DẦU ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...................................................................................... 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................... 5
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch ..................................................................... 7

1.2.1 Khái niệm chung về Du lịch. ............................................................. 7
1.2.2 Các loại hình du lịch ....................................................................... 10
1.2.3 Vai trò của du lịch ........................................................................... 13
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch.................................. 17
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH 24
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 24
2.2. Khung khổ phân tích ....................................................................................... 25

2.2.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu ........................................................... 26
2.2.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................................ 26
2.2.3 Phân tích dữ liệu ............................................................................. 26
2.2.4 Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 26
2.2.5 Kết luận và khuyến nghị .................................................................. 26
CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................ 27
CỦA MA-LAI-XI-A VÀ THÁI LAN ...................................................................... 27
3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a ............................................... 27

3.1.1 Tổng quan về đất nước về tiềm năng phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a27
3.1.2 Chiến lược phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a ................................ 28
3.1.3 Kết quả đạt được về phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a ................. 34


3.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan................................................... 36

3.2.1 Tổng quan về đât nước về tiềm năng phát triển du lịch của Thái
Lan............................................................................................................ 36

3.2.2 Chiến lược phát triển du lịch của Thái Lan .................................... 38
3.2.3 Kết quả đạt được về phát triển du lịch của Thái Lan ..................... 47
3.3 Đánh giá chung về kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan50

3.3.1 Các thành tựu .................................................................................. 50
3.3.2 Các điểm hạn chế ............................................................................ 51
CHƢƠNG 4: NHỮNG HÀM Ý CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM53
4.1 Tình hình, xu hƣớng phát triển du lịch thế giới và tiềm năng phát triển du lịch
của Việt Nam. ......................................................................................................... 53

4.1.1 Tình hình và xu hướng phát triển du lịch thế giới .......................... 53
4.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam. ................................... 56
4.1.3 Khái quát chính sách phát triển du lịch của Việt Nam ................... 58
4.2 Thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam. .................................................... 59

4.2.1 Thị trường khách. ............................................................................ 59
4.2.2 Doanh thu của ngành du lịch. ......................................................... 65
4.2.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật. .............................................................. 67
4.2.4 Về nguồn nhân lực. ......................................................................... 68
4.3 Các giải pháp để phát triển du lịch Việt Nam từ kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a,
Thái Lan trong phát triển ngành du lịch. ................................................................ 70

4.3.1 Chính sách của Nhà nước ............................................................... 70
4.3.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ............................... 78
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 83
DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 84


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa
Association of Southeast Asian Nations- Hiệp hội các quốc

1

ASEAN

2

ASEANTA

3

GDP

4

MICE

5

MIDA

6

MTPB


7

PATA

8

RM

Ringgit Malaysia- Ringgit Ma-lai-xi-a

9

TAT

Tourism Authority of Thailand- Tổng cục du lịch Thái Lan

10

TCEB

gia Đông Nam Á
ASEAN Tourism Association- Hiệp hội du lịch các nƣớc
ASEAN
Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm quốc nội
Meeting Incentive Conference Exhibition – Du lịch kết hợp
hội thảo, khen thƣởng, hội thảo, triển lãm
Malaysian Investment Development Authority- Tổng cục đầu
tƣ phát triển Ma-lai-xi-a
Malaysia Tourism Promotion Board- Hội đồng xúc tiến du

lịch Ma-lai-xi-a
Pacific Asia Travel Association- Hiệp hội du lịch các nƣớc
khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng

Thailand Convention and Exhibition Bureau- Văn phòng Hội
nghị và Triển lãm Thái Lan
United Nations Educational, Scientific and Cultural

11

UNESCO

Organization- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
Hiệp Quốc

i


United Nations World Tourism Organization- Tổ chức Du

12

UNWTO

13

USD

United States Dollar- Đô la Mỹ


14

VAT

Value Added Tax- Thuế giá trị gia tăng

15

WTO

World Trade Organization- Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

lịch Thế giới

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1

2


Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 4.1

Lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2013

57

7

Bảng 4.2

Thị trƣờng khách du lịch quốc tế dến Việt Nam năm 2013

60


8

Bảng 4.3

Thị trƣờng khách du lịch nội địa giai đoạn 2000-2013

62

9

Bảng 4.4

Doanh thu từ khách du lịch giai đoạn 2000-2013

64

10

Bảng 4.5

Khách du lịch đến Ma-lai-xi-a và Tổng doanh thu giai
đoạn (2000 – 2013)
Danh sách các nƣớc thu hút nhiều khách du lịch quốc
tếnhất thế giới năm 2013
Danh sách các nƣớc, vùng lãnh thổ có doanh thu từ du
lịch quốc tế cao nhất năm 2013
Khách du lịch đến Thái Lan và tỷ lệ tăng trƣởng khách
du lịch giai đoạn (2001-2013)
Danh sách 10 thành phố có lƣợt khách quốc tế đến

nhiều nhất trên thế giới năm 2013

Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp ngành du lịch đến
năm 2020

iii

Trang
35

36

48

49

50

68


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

Nội dung

1


Biểu đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu

2

Biểu đồ 4.1

3

Biểu đồ 4.2

Dự báo chỉ tiêu tăng trƣởng khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam đến năm 2030
So sánh doanh thu từ du lịch quốc tế của Việt Nam,
Ma-lai-xi-a và Thái Lan giai đoạn 2005-2013

iv

Trang
24
62

65


PHẦN MỞ DẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế ngày càng chuyển sang các
ngành dịch vụ. Trong đó du lịch là một trong những dịch vụ đƣợc chú ý nhất
hiện nay. Du lịch không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia

mà còn là cầu nối giao lƣu giữa các dân tộc, các quốc gia và các miền trong
một nƣớc. Chính vì vậy, phát triển du lịch là một trong những ƣu tiên trong
chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia.
Ngày nay, hoạt động kinh doanh du lịch đang ngày càng phát triển
mạnh, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia
trên thế giới. Du lịch là chìa khoá mang lại sự thịnh vƣợng cho cả nƣớc giàu
và nƣớc nghèo, hiện chiếm tới 40 % thƣơng mại dịch vụ toàn cầu. Theo số
liệu thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, trong năm 2013, số ngƣời đi du
lịch quốc tế trên thế giới là 1,087 tỉ ngƣời, đem lại nguồn thu tới 1,159 tỉ USD
cho ngành du lịch. Tuy nhiên, trong tƣơng lai con số này sẽ không ngừng tăng
lên. Dự tính đến năm 2030, số ngƣời hàng năm đi du lịch quốc tế trên thế
giới sẽ là 1,8 tỷ ngƣời [28, tr.2]. Thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với sự
gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi, giải trí, du lịch
của con ngƣời tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế
quan trọng bậc nhất trên thế giới.
Các nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á cũng không phải là một ngoại lệ
khi ngành du lịch ở các nƣớc này đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế đất nƣớc. Ma-lai-xi-a và Thái Lan là các nƣớc đứng đầu khu
vực về phát triển du lịch, với lƣợng du khách quốc tế đến Ma-lai-xi-a là 25,72
triệu ngƣời, đến Thái Lan là 26,5 triệu ngƣời trong năm 2013 [22, tr.9]. Trong
khi đó xét về tài nguyên du lịch tự nhiên hay tài nguyên du lịch văn hóa thì

1


Việt Nam có nhiều điểm tƣơng đồng với hai nƣớc này nhƣng chúng ta chỉ thu
hút đƣợc 7,5 triệu lƣợt du khách trong năm 2013. Tại sao Việt Nam lại thua
kém Ma-lai-xi-a và Thái Lan nhiều đến vậy trong khi đƣợc nhận định là có
tiềm năng du lịch khá tƣơng đồng?
Ma-lai-xi-a và Thái Lan có những kinh nghiệm gì về phát triển du lịch để Việt

Nam học tập? Việt Nam cần có những giải pháp chính sách gì để đƣa du lịch
phát triển ngang tầm với tiềm năng và lợi thế vốn có?
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng, tính thời sự của vấn đề này cũng nhƣ
những hiệu quả của việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch,
trƣờng hợp điển hình là Ma-lai-xi-a và Thái Lan, những nƣớc trong khu vực
Asean, có nhiều điểm tƣơng đồng về tiềm năng du lịch với Việt Nam, có
ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Đây đƣợc xem là việc làm cần thiết và cấp
bách để tìm ra bài học và xác định hƣớng đi đúng cho ngành du lịch Việt Nam
trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Từ đó tác giả lựa chọn đề tài:
“Phát triển du lịch: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và nghiên
cứu kinh nghiệm phát triển du lịch thành công tại hai nƣớc điển hình trong khu
vực Đông Nam Á nhƣ Ma-lai-xi-a, Thái Lan từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam. Đồng thời đề xuất những giải pháp để thu hút khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam cũng nhƣ kích cầu các chuyến đi du lịch nội địa.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản trên, đề tài sẽ hƣớng vào nghiên cứu cụ
thể các vấn đề sau:
Đánh giá thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành du lịch của Ma-lai-xi-a,
Thái Lan từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam.

2


Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch hiện tại của Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả ngành du lịch của Việt
Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài trƣớc tiên đi sâu nghiên cứu thực trạng và kinh nghiệm phát triển
du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan, sau đó đi vào phân tích thực trạng phát
triển du lịch Việt Nam. Từ đó rút ra bài học và đề xuất giải pháp phù hợp cho
vấn đề phát triển du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích, tổng hợp
thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành du lịch, trong đó tập trung vào
việc phát triển du lịch quốc tế đến tại hai nƣớc điển hình của khu vực Đông
Nam Á là Ma-lai-xi-a và Thái Lan xuyên suốt giai đoạn 2000 – 2013. Từ đó
có sự so sánh với thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và rút ra bài học
phát triển cho du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong luận văn này, du lịch sẽ đƣợc xem xét dựa trên góc độ là một ngành
kinh tế tổng hợp cùng những tác động của nó đến nền kinh tế đất nƣớc.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích rõ kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan ở
nhiều khía cạnh.
- Đánh giá về tiềm năng, thực trạng phát triển, điểm mạnh yếu, cơ hội và
thách thức của du lịch Việt Nam
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch của Việt Nam từ kinh nghiệm phát
triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan.
5. Kết cấu của luận văn:

3


Nội dung của Đề tài đƣợc phân bổ thành 4 chƣơng (không bao gồm
phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo):
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và khung khổ phân tích

Chƣơng 3: Kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan
Chƣơng 4: Những hàm ý cho phát triển du lịch của Việt Nam
Kết luận

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với chính sách phát triển du lịch, quảng bá điểm đến hiệu quả, Ma-laixi-a và Thái Lan đã đạt đƣợc những kết quả ngoạn mục về phát triển du lịch,
khẳng định vị trí của mình trong khu vực. Vì vậy có không ít sách, báo và tài
liệu tham khảo viết về vấn đề này.
Tổng quan về du lịch, các khái niệm, phát triển du lịch trong nghiên
cứu này có tham khảo từ một số tài liệu sau:
- Giáo trình Kinh tế Du lịch- NXB Lao Động- Xã Hội, 2006 (GS.TS. Nguyễn
Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa) bao gồm những vấn đề khái quát nhƣ:
Khái niệm về du lịch; nhu cầu, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch;
điều kiện phát triển du lịch; tính thời vụ trong du lịch. Đồng thời, giáo trình
còn bao hàm cả những vấn dề kinh tế du lịch nhƣ: Lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch. Mặt khác, những vấn
đề quản lý nhƣ phát triển du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt
Nam và thế giới.
- Thị trƣờng du lịch- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 (Nguyễn Văn
Lƣu) cung cấp những kiến thức cơ bản, cốt lõi về bản chất, đặc điểm, chức
năng và các loại thị trƣờng du lịch. Đặc biệt là mối quan hệ cung cầu và các
mối quan hệ thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với quan hệ cung cầu trên thị
trƣờng thế giới, Asean và trong nƣớc.
- Một Vòng Quanh Các Nƣớc: Thái Lan- NXB Văn Hóa- Thông Tin, 2005
(Trần Vĩnh Bảo) phân tích tổng quan về Thái Lan ở nhiều khía cạnh bao gồm

lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch, trong đó phân tích sâu về du
lịch Thái Lan và các điều kiện tự nhiên phát triển du lịch.
5


- Du lịch Việt Nam hội nhập trong Asean- NXB Văn hóa- Thông tin, 2014
(Nguyễn Văn Lƣu) giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về quá trình hội
nhập và phát triển của du lịch Việt Nam trong khu vực ASEAN, Ấn phẩm
cung cấp cho chúng ta thông tin về du lịch khu vực ASEAN và các nƣớc
thành viên; cơ cấu tổ chức, nguyên tắc và cơ chế hợp tác quốc tế về du lịch
trong ASEAN; nguồn lực phát triển của du lịch Việt Nam; thực trạng hội
nhập quốc tế của du lịch Việt Nam trong ASEAN; định hƣớng và giải pháp
đẩy mạnh hội nhập và hợp tác của du lịch Việt Nam trong ASEAN.
- Xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch- NXB Văn Hóa- Thông tin, 2013
(Nguyễn Văn Lƣu) giúp chúng ta có cái nhìn hệ thống hoá những khái niệm,
vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu tại chỗ thông qua hoạt động du lịch.
Đồng thời đó cũng là cơ sở quan trọng giúp cho ngành Du lịch và các ngành
liên quan đƣa ra những chủ trƣơng, chính sách, cơ chế với những giải pháp
hữu hiệu để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch ở nƣớc ta, mang lại
nguồn thu đáng kể cho đất nƣớc.
Về phần chính sách, chiến lƣợc phát triển du lịch sử dụng trong nghiên
cứu đƣợc tham khảo ở một số tài liệu sau:
- Luận án: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình du lịch cho
khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội của
Lê Thị Lan Hƣơng- Đại học kinh tế quốc dân (2005) đã nêu ra những vấn đề
lý luận cơ bản về chất lƣợng chƣơng trình du lịch. Ngoài việc phân tích, đánh
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình du
lịch, tác giả còn đề cập đến kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc trong hoạt
động này nhƣng chƣa tập trung phân tích sâu sắc các kinh nghiệm này và rút
ra bài học cho Việt Nam.

- Luận án: Khai thác và mở rộng thị trƣờng du lịch quốc tế của doanh nghiệp
lữ hành trên địa bàn Hà Nội của Phạm Hồng Chƣơng- Đại học kinh tế quốc

6


dân (2003) đã phân tích các mối quan hệ chủ yếu trong kinh doanh lữ hành và
trên thị trƣờng kinh doanh du lịch quốc tế. Chỉ ra đƣợc những khó khăn và
thuận lợi, những điểm mạnh và điểm yếu và thực trạng khai thác thị trƣờng
quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội.
- Azizan Marzuki (2010), Tourism development in Malaysia. A review on
Federal Government Policies đã cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình phát
triển du lịch của Ma-lai-xi-a từ những năm 1960-1970 đến năm 2010. Từ
những chính sách cụ thể của chính quyền trung ƣơng qua các kế hoạch 5 năm
và những kết quả cụ thể mà du lịch Ma-lai-xi-a đạt đƣợc.
- Pornphatu Rupjumlong (2012), Thailand’s Tourism policy law and regulatory
framework for competitiveness in the AEC khái quát về chính sách, chiến
lƣợc phát triển du lịch của Thái Lan, về thúc đẩy tính cạnh tranh của du lịch
Thái Lan trong cộng đồng kinh tế ASEAN.
- Amran, H. (2004), Policy and planning of the tourism industry in Malaysia
đã trình bày một cách tổng quan về các chính sách và kế hoạch phát triển du
lịch Malaysia qua từng giai đoạn cụ thể.
- UNWTO (2013), Annual report 2013 đã cung cấp những số liệu tổng quát
hoặc cụ thể về tình hình phát triển, kinh doanh du lịch quốc tế nói chung và số
liệu cụ thể của từng khu vực.
Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau về du lịch; nhƣng
chƣa có công trình nào nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển du lịch của Malai-xi-a và Thái Lan. Do đó, tôi lựa chọn đề tài trên là cần thiết và cấp bách
đối với phát triển du lịch Việt Nam.
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
1.2.1 Khái niệm chung về Du lịch.

Du lịch trƣớc hết là việc rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên để tiến hành
hoạt động tham quan giải trí ở một nơi khác và trở về lại nơi đã xuất phát khi

7


kết thúc chuyến đi. Cùng với thời gian hoạt động du lịch ngày càng phát triển
mạnh, hình thành nên nền "công nghiệp" ở một số nƣớc phát triển. Tuy nhiên
đến nay vẫn chƣa có khái niệm thống nhất về du lịch. Vì vậy khái niệm du
lịch sẽ đƣợc tiếp cận ở cả ba góc độ: ngƣời đi du lịch, giới kinh doanh du lịch
và góc độ tổng quát.
1.2.1.1 Tiếp cận du lịch ở góc độ nhu cầu con người
Thời kỳ trƣớc thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tƣợng lẻ tẻ của một số ít
ngƣời thuộc tầng lớp trên của xã hội. Những ngƣời tham gia vào hoạt động du
lịch thƣờng mang tính hoạt động tôn giáo, đi để thƣởng ngoạn cảnh sắc thiên
nhiên để lấy cảm hứng sáng tác thơ, ca, hội hoạ…Và thông thƣờng khách du
lịch tự lo lấy việc ăn, ở, đi lại cho chuyến đi của mình, du lịch chƣa đƣợc xem
là một ngành kinh tế. Ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động tƣơng đối
phổ biến của ngƣời dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.
Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11 do Quốc hội ban
hành ngày 14/6/2005 ghi rõ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời
gian nhất định”[10]. Hạn chế của quan điểm này là đƣa ra khoảng thời gian
nhất định, nhƣng chƣa nêu cụ thể là thời gian bao lâu. Theo quy định chung
của quốc tế thì thời gian đi phải lớn hơn 24 giờ và nhỏ hơn 12 tháng.
1.2.1.2 Tiếp cận du lịch ở góc độ là một ngành kinh tế
Thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ II kinh tế đƣợc khôi phục và
phát triển, thu nhập cá nhân cũng tăng lên, trình độ văn hoá của mọi ngƣời
cũng nâng cao. Dòng khách du lịch ngày càng đông. Và du lịch đƣợc xem

nhƣ là một cơ hội kinh doanh, là toàn bộ những hoạt động và những công việc
phối hợp với nhau nhằm thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch và tìm
kiếm lợi nhuận thông qua đó.

8


Du lịch ngày càng phát triển, các hoạt động ngày càng gắn bó chặt chẽ
với nhau và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ.
Với góc độ này du lịch đƣợc xem nhƣ là một ngành công nghiệp, là toàn bộ
các hoạt động có mục tiêu là chuyển các nguồn vốn, nguồn nhân lực và
nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch. Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu
cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
1.2.1.3 Tiếp cận du lịch một cách tổng quát
Ở góc độ là một môn khoa học kinh tế, khái niệm du lịch phải phản ánh
các mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu
hƣớng và các quy luật phát triển của nó. Nên có thể hiểu “ Du lịch là tổng hoà
các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch,
những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng dân cƣ địa
phƣơng trong quá trình thu hút khách và lƣu giữ khách du lịch” [5].
Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối
với hoạt động du lịch:
- Đối với khách du lịch, du lịch mang lại cho họ một sự hài lòng vì
đƣợc hƣởng một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ
ngơi, thăm viếng… của họ. Những khách du lịch khác nhau có những nhu cầu
du lịch khác nhau, do đó họ sẽ chọn những điểm du lịch khác nhau, với những
hoạt động giải trí khác nhau.
- Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, họ xem du lịch nhƣ là một cơ

hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng hàng hoá dịch vụ du
lịch cho du khách.
- Đối với chính quyền, du lịch đƣợc xem nhƣ là một nhân tố thuận lợi
đối với nền kinh tế trong lãnh thổ của mình. Chính quyền quan tâm đến số

9


công việc mà du lịch tạo ra, thu nhập mà cƣ dân có thể kiếm đƣợc, khối lƣợng
ngoại tệ mà khách du lịch quốc tế mang vào cũng nhƣ khoản thuế nhận đƣợc
từ hoạt động kinh doanh du lịch và từ khách du lịch.
- Đối với cộng đồng cƣ dân địa phƣơng, du lịch đƣợc xem nhƣ là một
cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập nhƣng đồng thời họ cũng là nhân tố
hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hoá của họ. Ở các
điểm du lịch, giữa khách du lịch và cƣ dân địa phƣơng luôn có sự tác động
qua lại lẫn nhau. Sự tác động này có thể có lợi, có thể có hại, cũng có thể
vừa có lợi vừa có hại.
1.2.2 Các loại hình du lịch
1.2.2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
- Du lịch quốc tế: là những chuyến du lịch mà nơi cƣ trú của khách du
lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua
biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
+ Du lịch quốc tế đến (Du lịch quốc tế nhận khách): là hình thức du
lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nƣớc nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó.
Quốc gia nhận khách du lịch nhận đƣợc ngoại tệ do khách mang đến nên đƣợc
coi là quốc gia xuất khẩu du lịch.
+ Du lịch ra nƣớc ngoài (Du lịch quốc tế gửi khách): là chuyến đi của
một cƣ dân trong một nƣớc đến một nƣớc khác và tiêu tiền kiếm đƣợc ở đất
nƣớc của mình. Quốc gia gửi khách đƣợc gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch.
- Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến

của khách cùng nằm trong lãnh thổ một quốc gia.
1.2.2.2 Căn cứ vào mục đích của chuyến đi
- Du lịch sinh thái: hấp dẫn những ngƣời thích tận hƣởng bầu không khí
ngoài trời, thích thƣởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật
hoang dã.

10


- Du lịch văn hóa: thu hút những ngƣời mà mối quan tâm của họ chủ
yếu là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của
nơi đến.
- Du lịch MICE: MICE là viết tắt của Meetings (hội họp), Incentives
(khen

thƣởng),

Conventions/Conferences

(hội

thảo/hội

nghị)



Exhibitions/Events (hội chợ triển lãm/sự kiện). Du khách tham gia loại hình
du lịch này thƣờng kết hợp nghỉ ngơi, tham quan với việc tham dự các cuộc
họp, hội thảo, hội nghị, triển lãm, sự kiện.

- Du lịch chữa bệnh: mục đích chính của du khách là du lịch để chữa
bệnh ở một vùng đất khác vì chất lƣợng tốt hơn, mức giá hợp lý hơn.
- Du lịch nghỉ dƣỡng: loại hình du lịch giúp cho con ngƣời phục hồi
sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng
thẳng thƣờng xuyên xảy ra trong cuộc sống.
- Du lịch tình nguyện: mục đích chính của du khách là đến giúp đỡ
ngƣời dân ở những vùng đất còn gặp nhiều khó khăn, giúp họ xây nhà, dạy
học cho trẻ em, truyền bá lối sống văn hóa…
- Du lịch nông nghiệp: du khách đến khám phá các vùng nông thôn,
cùng tham gia vào các hoạt động nông nghiệp với ngƣời dân nhƣ trồng trọt,
chăn nuôi… để hiểu biết hơn về cuộc sống của họ.
- Du lịch mạo hiểm: du khách tham dự các hoạt động nhƣ leo núi,
trekking (tức là khoác ba lô trên vai, đi bộ đến vùng nông thôn, vào rừng hoặc
xuyên núi để tìm hiểu thiên nhiên cũng nhƣ cuộc sống của ngƣời dân bản xứ)
… khám phá những vùng đất mà nhiều ngƣời chƣa đến.
- Du lịch thể thao: du khách viếng thăm các địa điểm để chơi các môn
thể thao hoặc theo dõi các trận đấu mà có thần tƣợng của họ tham gia.

11


1.2.2.3 Căn cứ vào loại hình lưu trú
- Du lịch ở trong khách sạn: là loại hình du lịch phổ biến nhất, loại hình
này phù hợp với những ngƣời lớn tuổi, những ngƣời có thu nhập cao vì ở đây
các dịch vụ hoàn chỉnh hơn, có hệ thống hơn, chất lƣợng phục vụ cao hơn
nhƣng giá cả cao hơn.
- Du lịch ở trong mô-ten: mô-ten là các khách sạn đƣợc xây dựng ven
đƣờng xa lộ nhằm phục vụ cho khách du lịch bằng xe hơi. Ở đây có các gara
để xe cho du khách. Các dịch vụ trong mô-ten phần lớn là tự phục vụ.
- Du lịch ở trong nhà trọ: nhà trọ là những khách sạn loại nhỏ của tƣ

nhân. Giá cả thƣờng rất phù hợp với các du khách có thu nhập thấp.
- Du lịch cắm trại: là loại hình du lịch đƣợc phát triển với nhịp độ cao
và đƣợc giới trẻ ƣa chuộng. Đầu tƣ cho loại hình du lịch này không cao, chủ
yếu sắm lều, bạt, giƣờng gấp và một số dụng cụ đơn giản rẻ tiền.
1.2.2.4 Căn cứ vào thời gian của chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày: chuyến đi thƣờng vào cuối tuần từ 1 – 2 ngày
trong phạm vi gần.
- Du lịch dài ngày: thƣờng là các chuyến đi có thời gian từ 1 tuần đến
10 ngày trở lên.
1.2.2.5 Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi
- Du lịch theo đoàn: các thành viên tham dự đi theo đoàn và thƣờng có
sự chuẩn bị tinh thần từ trƣớc.
- Du lịch cá nhân: khách du lịch đi riêng lẻ một hoặc hai ngƣời với
những cách thức và mục đích khác nhau.
1.2.2.6 Căn cứ vào việc sử dụng phương tiện giao thông
- Du lịch bằng mô tô – xe đạp: trong loại hình du lịch này, mô tô và xe
đạp đƣợc làm phƣơng tiện đi lại cho du khách từ nơi ở đến điểm đến du lịch.
Nó đƣợc phát triển ở nơi có địa hình tƣơng đối bằng phẳng.
- Du lịch bằng tàu hỏa: đƣợc hình thành từ những năm 40 của thế kỉ 19.
Ngày này do sự phát triển của ngành đƣờng sắt, số khách du lịch bằng tàu hỏa
12


ngày càng đông. Lợi thế của du lịch bằng tàu hỏa là: tiện nghi, an toàn, nhanh,
rẻ, đi đƣợc xa và vận chuyển đƣợc nhiều ngƣời.
- Du lịch bằng xe hơi: là loại hình du lịch đƣợc phát triển phổ biến và
rộng rãi nhất, nó có nhiều tiện lợi và đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng: nhanh, du
khách có điều kiện gần gũi với thiên nhiên, có thể dừng lại ở bất kì điểm du
lịch nào…
- Du lịch bằng máy bay: là loại hình du lịch có nhiều triển vọng nhất,

nó có nhiều ƣu thế: nhanh, tiện nghi. Tuy nhiên, giá cả của loại hình du lịch
này lại quá cao so với nhiều ngƣời.
- Du lịch bằng tàu biển: đƣợc phát triển ở những nƣớc có bờ biển đẹp,
có nhiều vịnh, đảo, hải cảng, sông hồ…
1.2.2.7 Căn cứ vào phương thức hợp đồng
- Chƣơng trình du lịch trọn gói: là chƣơng trình đƣợc doanh nghiệp kết hợp
các dịch vụ liên quan trong quá trình thực hiện chuyến đi du lịch thành một
sản phẩm dịch vụ tổng hợp chào bán theo một mức giá – giá trọn gói.
- Chƣơng trình du lịch từng phần: là chƣơng trình có mức giá chào bán tùy
theo số lƣợng các dịch vụ thành phần cơ bản.
1.2.3 Vai trò của du lịch
Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế xã hội, là một ngành kinh tế tổng
hợp. Sự phát triển du lịch có vai trò to lớn đến nền kinh tế và đời sống xã hội
tại từng quốc gia trên thế giới. Vai trò ấy đƣợc thể hiện qua những tác động
tích cực đến kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trƣờng.
1.2.3.1 Vai trò của Ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước
- Du lịch thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hoá các ngành nghề
kinh tế của các quốc gia, các địa phƣơng.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề trong
nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của du lịch thƣờng kéo theo sự phát triển

13


của một loạt các ngành khác nhƣ hàng không, vận tải, thƣơng mại, công
nghiệp, ngân hàng, nông nghiệp, v.v.
Khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch thì nhu cầu về hàng
hoá, dịch vụ của khách du lịch tại điểm đó sẽ tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi
một số lƣợng lớn hàng hoá, dịch vụ nhƣ vậy sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát
triển của các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là công nghiệp, nông nghiệp,

chế biến. Hơn thế nữa, các háng hoá, vật tƣ cung cấp cho khách du lịch
thƣờng có yêu cầu cao về chất lƣợng, đa dạng về kiểu dáng, chủng loại. Điều
này có nghĩa là chúng phải đƣợc sản xuất bằng công nghệ cao, dây chuyền
sản xuất hiện đại, tiên tiến. Do đó, để đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng,
các chủ doanh nghiệp buộc phải đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn các
lao động có tay nghề cao.
- Du lịch cũng đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thế
giới và các quốc gia nhờ nguồn thu không ngừng tăng lên trong cơ cấu tổng
sản phẩm quốc nội (GDP). Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm
2013, thu nhập du lịch chiếm 9 % GDP của thế giới [22, tr.2].
Bên cạnh đó, du lịch còn đóng góp vào nguồn thu chính phủ thông qua nghĩa
vụ thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế trực tiếp là thuế thu nhập của các đơn vị
kinh doanh du lịch và thuế thu nhập cá nhân. Thuế gián tiếp và thuế giá trị gia
tăng (VAT) do khách du lịch - những ngƣời tiêu dùng dịch vụ cuối cùng đóng
góp. Du lịch là ngành thu ngoại tệ, ngành xuất khẩu tại chỗ. Năm 2013, doanh
thu du lịch quốc tế toàn thế giới đạt 1159 tỷ USD. Ở Việt Nam năm 2013 con
số này là khoảng 200 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 6% GDP [15, tr.2]. Xét
trong cơ cấu các ngành kinh tế, du lịch thực sự có nhiều điểm nổi trội. Du lịch
quốc tế xuất khẩu tại chỗ đƣợc nhiều mặt hàng dễ hƣ hỏng mà lại ít rủi ro nhƣ
rau quả, thuỷ sản, thực phẩm tƣơi sống. Thậm chí, do đặc điểm xuất khẩu tại
chỗ, các mặt hàng này cũng không cần đóng gói hay bảo quản phức tạp. Nhìn

14


chung, các mặt hàng phục vụ du lịch không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm
đƣợc nhiều lao động, chênh lệnh giá giữa ngƣời mua và ngƣời bán không quá
cao. Ngƣời tiêu dùng mua hàng với giá thấp, ngƣời bán hàng bán đƣợc giá
cao, điều này đã kích thích sản xuất và tiêu dùng.
- Phát triển du lịch còn đóng vai trò đáng kể trong việc cân bằng cán

cân thanh toán quốc tế tại nhiều quốc gia thông qua sự gia tăng thu nhập
ngoại tệ.
- Thu nhập của ngành du lịch là thu nhập kép. Khi một nơi nào đó phát
triển du lịch thì tại đó hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi, giải trí sẽ
không ngừng xuất hiện. Sự ra đời của các cơ sở này sẽ đi kèm với việc phát
triển nhiều hoạt động kinh tế khác nhƣ: sản xuất thực phẩm, vật liệu xây
dựng, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nƣớc.
1.2.3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội:
- Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất
nghiệp. Đây đƣợc xem là ngành thu hút một lực lƣợng lao động vô cùng đông
đảo tại nhiều nƣớc trên thế giới. Cứ 1 việc làm trong ngành du lịch sẽ tạo ra
1,5 việc làm gián tiếp ở các ngành dịch vụ khác liên quan đến du lịch.
- Phát triển du lịch góp phần giảm nghèo đói và hạn chế sự di dân từ
nông thôn ra thành thị. Tại các nơi có du lịch phát triển, ngƣời dân địa phƣơng
có cơ hội tìm việc làm với thu nhập cao ngay trên chính quê hƣơng của mình.
Đồng thời, họ còn có cơ hội phát triển dịch vụ và tiêu thụ các sản phẩm nông
nghiệp, thủ công mỹ nghệ với số lƣợng nhiều và giáo cao hơn hẳn. Bên cạnh
đó, dân cƣ tại các điểm du lịch cũng có cơ hội đƣợc đào tạo nghề, đƣợc hƣởng
thụ hạ tầng kỹ thuật tốt, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
- Du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, giao lƣu, tiếp cận
cuộc sống hiện đại và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa
phƣơng. Ở chừng mực nào đó, du lịch có vai trò hạn chế bệnh tật, phục hồi
sức khỏe, tăng tuổi thọ và khả năng lao động của con ngƣời.
15


×