Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

An ninh nguồn nước và phát triển kinh tế kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRẦN DUY HƢNG

AN NINH NGUỒN NƢỚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRẦN DUY HƢNG

AN NINH NGUỒN NƢỚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ LAN HƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài
liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, công trình nghiên cứu, tạp chí
và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Trần Duy Hƣng


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài: “An ninh
nguồn nƣớc và phát triển kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt
Nam”.
Qua luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ngƣời
hƣớng dẫn khoa học TS. Trần Thị Lan Hƣơng – Viện Nghiên cứu Châu Phi
và Trung Đông đã tận tình chỉ bảo, định hƣớng, hƣớng dẫn và giúp đỡ có giá
trị lớn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tác giả cũng xin bày tỏ sự biết ơn tới Ban Giám hiệu trƣờng Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN, toàn thể giảng viên và chuyên viên Khoa Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế, Bộ phận sau đại học – Phòng Đào tạo nhà trƣờng đã tổ
chức chƣơng trình đào tạo, trang bị cho tác giả những kiến thức và hỗ trợ

trong nhiều quy trình liên quan trong quá trình đào tạo, học tập, nghiên cứu và
bảo vệ luận văn tại trƣờng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên – trƣờng
Đại học Kinh tế, PGS. TS. Nguyễn Việt Khôi – trƣờng Đại học Kinh tế và
PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng – Viện Nghiên cứu Đông Á là các thành viên
của Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu sơ bộ luận văn thạc sĩ của tác giả,
đã đƣa ra những nhận xét và góp ý thẳng thắn, chân thành, có giá trị cao góp
phần quan trọng giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn NGƢT. PGS. TS. Dƣơng Đức
Chính – Nguyên Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Kinh tế Hà Nội, Ban Giám
hiệu nhà trƣờng, Phòng Tổ chức Hành chính, toàn thể cán bộ chủ chốt và
giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh nhà trƣờng đã tạo điều kiện về công tác,
nhiệm vụ, hỗ trợ tài chính và động viên, giúp đỡ, cho phép tác giả thuận lợi
học tập, nghiên cứu và hoàn thành chƣơng trình thạc sỹ.


Sau cùng, tác giả xin đƣợc biểu thị lòng cảm ơn to lớn tới gia đình, bạn
bè, những ngƣời thân thƣơng đã dành sự quan tâm, hỗ trợ và động viên không
thể thiếu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày 26tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Duy Hƣng


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii

PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
4. Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................4
5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nƣớc .......................................................................6
1.1.3. Đánh giá chung ..........................................................................................9
1.2. Cơ sở lý luận về an ninh nguồn nƣớc ...............................................................9
1.2.1. Định nghĩa về an ninh nguồn nƣớc ............................................................9
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa an ninh nguồn nƣớc và phát triển
kinh tế ................................................................................................................12
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................22
2.1. Cách tiếp cận ..................................................................................................22
2.1. Khung khổ phân tích ......................................................................................22
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................25
2.2.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng ............................................................25
2.2.2. Phƣơng pháp kế thừa ...............................................................................26
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp ........................................................26
2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình ......................................27
2.2.5. Phƣơng pháp so sánh ...............................................................................29
CHƢƠNG 3. THƢ̣C TRẠNG AN NINH NGUỒN NƢỚC VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ...............................................31
3.1. Thực trạng an ninh nguồn nƣớc thế giới ........................................................31
3.1.1. Bối cảnh chung ........................................................................................31
3.1.2. Ai Cập ......................................................................................................39



3.1.3. Zimbabwe ................................................................................................42
3.1.4. Trung Quốc ..............................................................................................47
3.2. Tác động của an ninh nguồn nƣớc đến phát triển kinh tế của các nƣớc Ai Cập,
Zimbabwe và Trung Quốc ......................................................................................50
3.2.1. Tác động đối với vấn đề an ninh lƣơng thực ...........................................50
3.2.2. Tác động đối với tăng trƣởng kinh tế ......................................................55
3.2.3. Tác động đối với phát triển bền vững ......................................................63
3.3. Đánh giá chung về các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nƣớc và phát triển
kinh tế của các nƣớc Ai Cập, Zimbabwe và Trung Quốc .....................................70
3.3.1. Các giải pháp chính đã đƣợc thực hiện....................................................70
3.3.2. Đánh giá chung ........................................................................................76
CHƢƠNG 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐẢM BẢO AN NINH
NGUỒN NƢỚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT
NAM..........................................................................................................................80
4.1. Bài học kinh nghiệm từ các nƣớc: Ai Cập, Zimbabwe và Trung Quốc .........80
4.1.1. So sánh về an ninh nguồn nƣớc giữa 03 nƣớc: Ai Cập, Zimbabwe và
Trung Quốc .......................................................................................................80
4.1.2. Bài học kinh nghiệm từ các nƣớc Ai Cập, Zimbabwe và Trung Quốc ...86
4.2. An ninh nguồn nƣớc và phát triển kinh tế của Việt Nam ..............................91
4.3. Dự báo an ninh nguồn nƣớc thế giới và một số hàm ý chính sách cho Việt
Nam .....................................................................................................................100
4.3.1. Dự báo an ninh nguồn nƣớc thế giới .....................................................100
4.3.2. Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam ................................................104
KẾT LUẬN .............................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................114

2



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ANLT

An ninh lƣơng thực

2
3

ANNN
DWR

An ninh nguồn nƣớc
Cục Quản lý nƣớc của Zimbabwe

4

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

5
6


FAO
Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc
FAO AQUASTAT Hệ thống thông tin về nƣớc toàn cầu của FAO

7

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

8

IWRA

Hội tài nguyên nƣớc quốc tế

9

MWRDM

Bộ Quản lý và Phát triển nƣớc của Zimbabwe

10

OECD

Cơ quan hợp tác và phát triển kinh tế

11


SADC

Cộng đồng phát triển miền nam châu Phi

12

SDGs

Mục tiêu phát triển bền vững

13

SEPA

Cơ quan Nhà nƣớc bảo vệ các vấn đề về môi
trƣờng

14
15

UN Water
UNDP

Ủy ban Liên hợp quốc về Nƣớc
Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc

16

UNICEF


Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

17

UN-OCHA

Ủy ban Liên hợp quốc cho sự phối hợp về các
vấn đề nhân đạo

18

WFP

Chƣơng trình Lƣơng thực thế giới

19

WWF

Quỹ bảo tổn thiên nhiên hoang dã thế giới

20

ZINWA

Cơ quan Nƣớc quốc gia của Zimbabwe

i



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1

Bảng

Nội dung

Bảng 3.1 Nguồn tài nguyên nƣớc ở Ai Cập giai đoạn
2000-2010 (tỷ m3 nƣớc/năm)

2

Bảng 3.2 Nguồn nƣớc bề mặt các lƣu vực sông của
Zimbabwe

3

Bảng 3.3 Dân số của các quốc gia lƣu vực sông Nile

4

Bảng 3.4 Zimbabwe: Dự báo ảnh hƣởng đến thu nhập ròng
nông nghiệp do thời tiết thay đổi (% thay đổi thu

Trang
40

43

54

58

nhập ròng nông nghiệp trên một ha)
5

Bảng 4.1 Tỷ lệ đóng góp trong tổng GDP toàn cầu của 10
lƣu vƣ̣c sông đông dân nhấ t thế giới

ii

99


DANH MỤC HÌNH
STT
1

Hình

Nội dung

Hình 1.1 Đƣờng cong S thể hiện mối quan hệ giữa nƣớc và
tăng trƣởng kinh tế

Trang
18

2


Hình 3.1 Hệ thống sông chính của Ai Cập

39

3

Hình 3.2 Hệ thống sông chính của Zimbabwe

42

4

Hình 3.3 Hệ thống sông ngòi chính của Trung Quốc

46

5

Hình 4.1 Lƣợng nƣớc tiêu thụ bình quân đầu ngƣời ở các
quốc gia châu Á năm 2008

6

Hình 4.2 Hệ thống sông chính của Việt Nam

iii

89
92



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, nƣớc trở thành một chủ đề mang tính thời sự
đƣợc cả thế giới quan tâm. Tuy còn nhiều tranh luận khác nhau xung quanh
chủ đề nƣớc, nhƣng hầu hết các nhà khoa học, các nhà quản lý đều đánh giá
nƣớc là nguồn tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ XXI.
Nƣớc là một tài nguyên có những đóng góp quan trọng trong xã hội
loài ngƣời. Xét trên khía cạnh kinh tế, nƣớc là đầu vào sản xuất cho hầu hết
các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lƣợng, giao thông vận tải,
du lịch…, khiến hệ thống kinh tế đƣợc vận hành thông suốt và hiệu quả.
Trong khi đó, nguồn nƣớc ngọt trên thế giới đang có nguy cơ cạn kiệt dần
cùng với tình trạng gia tăng dân số, lũ lụt, hạn hán và đặc biệt là quá trình
hâm nóng khí quyển. Theo dự báo, nhiệt độ trung bình thế giới tăng thêm 2
độ C sẽ kéo theo mức chi phí thích ứng với biến đổi từ 70 đến 100 tỷ USD
mỗi năm, trong đó khoảng trên dƣới 20 tỷ liên quan đến việc sử dụng nƣớc .
Tổ chức Nông lƣơng Liên hiệp quốc (FAO) ƣớc tính, vào năm 2025 sẽ có 1,8
tỉ ngƣời sống ở những khu vực “hoàn toàn thiếu nƣớc” và 2/3 dân số thế giới
có thể chịu hoàn cảnh “bị căng thẳng về nƣớc”. Còn hiện tại 01 tỉ ngƣời trên
thế giới đang bị ám ảnh về sự khan hiếm nƣớc và mỗi ngày có tới 4.000 trẻ
em tử vong vì dùng nƣớc không đảm bảo vệ sinh. Mất an ninh nguồn nƣớc
(ANNN) đã và sẽ là nguyên nhân gây ra các cuộc bất đồng, xung đột giữa các
quốc gia.
Vấn đề phát triển và quản lý nguồn nƣớc nhằm đảm bảo an ninh nƣớc
đang trở thành trọng tâm của các quốc gia trên thế giới để đạt đƣợc tăng
trƣởng, phát triển bền vững và giảm nghèo. Đối với các nƣớc phát triển, đầu
tƣ cơ sở hạ tầng nguồn nƣớc, xây dựng thể chế và năng lực quản lý nguồn
nƣớc là nhiệm vụ quan trọng. Đối với các nƣớc đang phát triển, đầu tƣ phát
triển nguồn nƣớc và quản lý nguồn nƣớc là ƣu tiên hàng đầu. Còn đối với các



nƣớc kém phát triển, những thách thức trong việc quản lý nguồn nƣớc đang
khiến các nƣớc này khó đạt đƣợc tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo bền
vững.
Đối với Việt Nam – đƣợc xác định là một trong năm quốc gia bị ảnh
hƣởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, trong đó nƣớc sẽ chịu những ảnh
hƣởng lớn nhất và sớm nhất sẽ kéo đến việc ảnh hƣởng nặng nề đến ngành
nông nghiệp, công nghiệp, năng lƣợng,… Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập
ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đón nhận nhiều
dòng đầu tƣ quốc tế, di chuyển lao động quốc tế và gia tăng sản xuất. Vậy
Việt Nam cần phải làm gì để để đảm bảo ANNNchophát triển kinh tế bền
vững. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “An ninh nguồn nước và pháttriển kinh
tế: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” đƣợc đánh giá là mang
tính cấp thiết, nhằm phân tích đánh giá thực trạng ANNN của thế giới hiện
nay, mối quan hệ giữa ANNN và phát triển kinh tế bền vững, từ đó rút ra hàm
ý và kiến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm đảm bảo ANNN quốc gia.
- Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Chƣơng trình đào tạo Thạc sỹKinh tế Quốc tế trang bị cho học viên
phƣơng pháp tƣ duy khoa học, có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá các
vấn đề về kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế. Việc nghiên cứu ANNN
đặt trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế bền vững là vấn đề thời sự
quốc tế, đặc biệt đối với Việt Nam đang trên đà phát triển và có nguy cơ chịu
nhiều ảnh hƣởng sâu sắc từ mất ANNN. Do đó, đề tài “An ninh nguồn nước
và phát triển kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”là hoàn
toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
- Câu hỏi nghiên cứu:

Thực trạng ANNN và phát triển kinh tế của một số nƣớc trên thế giới?
Mối quan hệ giữa ANNN và phát triển kinh tế? Bài học kinh nghiệm nào cho

Việt Nam để đảm bảo ANNN cho phát triển kinh tế?

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung đánh giá thực trạng ANNN và ảnh hƣởng của nó đối
với phát triển kinh tế ở một số nƣớc tiêu biểutrên thế giới hiện nay. Từ đó rút
rabài học kinh nghiệm và gợi ý mô ̣t số hàm ý chiń h sách cho Viê ̣t Nam
.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những lý luận chung về ANNN;
- Thu thập, tổng hợp các nghiên cứu, số liệu để đánh giá thực trạng
ANNN và phát triển kinh tế của một số quốc gia đã lựa chọn;
- Đánh giá những vấn đề về ANNN của Việt Nam;
- Đƣa ra gợi ý chính sách cho Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề chung về ANNN thế giới và mối quan hệ
với phát triển kinh tế tại một số quốc gia đƣợc lựa chọn là Ai Cập, Zimbabwe,
Trung Quốc, và Việt Nam. Các giải pháp đã đƣợc các quốc gia thực hiện để
đảm bảo ANNN đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế. Từ đó đƣa ra gợi ý
chính sách cho Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu vào hiện trạng ANNN thế giới,
sự tác động qua lại với sự phát triển kinh tế, các giải pháp chính của một số
nƣớc điển hình đã chọn và Việt Nam.
- Về thời gian: luận văn sử dụng các dữ liệu chủ yếu đƣợc tổng hợp
trong thời gian 2010 - 2015, nhƣng do lĩnh vực nghiên cứu về ANNN còn

nhiều sự hạn chế về cơ sở số liệu và để phục vụ việc suy luận, áp dụng
phƣơng pháp phân tích, so sánh nhằm làm rõ quan điểm của mình, tác giả có
sử dụng một số dữ liệu ở thời điểm trƣớc khoảng thời gian trên.

3


4. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa đƣợc lý luận chung về an ninh nguồn nƣớc bao gồm
khái niệm và các tiêu chí để đánh giá phân tích mối quan hệ giữa an ninh
nguồn nƣớc và phát triển kinh tế;
- Phân tích đƣợc đặc điểm chung của một số quốc gia về an ninh nguồn
nƣớc và rút ra bài học kinh nghiệm;
- Một số hàm ý cho Việt Nam về an ninh nguồn nƣớc góp phần đảm
bảo sự phát triển kinh tế.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu theo 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực tra ̣ng an ninh nguồ n n ƣớc và phát triển kinh tế của các nƣớc
Ai Cập, Zimbabwe và Trung Quốc
Chƣơng 4. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho Việt Nam

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước

Tác phẩm “Tài nguyên nước và phát triển kinh tế của Ai Cập” của
Trần Thị Lan Hƣơng, Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn
lâm khoa học Việt Nam (2013). Tác phẩm này đã chỉ ra vai trò của tài nguyên
nƣớc trong phát triển kinh tế, nghiên cứu trƣờng hợp của Ai Cập – đất nƣớc
khan hiếm nƣớc và chứa đựng nhiều nguy cơ tác động đến ANNN, các chính
sách ổn định và bảo vệ nguồn nƣớc đã có hiệu quả trong việc tiết kiệm nƣớc,
mở rộng nguồn cung cho phát triển kinh tế.
Bài báo “Suy giảm tài nguyên nước và nguy cơ mất an ninh nguồn
nước ở Việt Nam”, tác giả Lê Bắc Huỳnh, đăng trên trang web của Cục Quản
lý tài nguyên nƣớc, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2013). Tác phẩm đã khái
quát hóa hiện trang suy kiệt và thoái hóa nguồn nƣớc trên thế giới và ở Việt
Nam bởi các nguyên nhân từ tự nhiên và do tác động từ con ngƣời, hậu quả
nghiêm trọng do mất ANNN. Tác giả nhận định Việt Nam đang có nguy cơ
mất ANNN trong khi chƣa có một công cụ pháp lý với những chế tài đủ mạnh
để bảo vệ ANNN, phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, có thể kể đến một số bài báo điển hình mang giá trị cung
cấp dữ liệu và ý tƣởng sau đây: “Bảo vệ nguồn nước để đảm bảo phát triển
xanh”, tác giả Khánh Linh, đăng trên trang web của Cục Quản lý tài nguyên
nƣớc, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2013); “An ninh nguồn nước và nỗi lo”,
đăng trên trang web của Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nƣớc, Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng (2011); “Năm vấn đề ảnh hưởng đến An ninh
nguồn nước của Việt Nam”, Lê Tuấn Anh, Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên
thiên nhiên, Đại học Cần Thơ (2011); “An ninh nguồn nước sông Mê Kông và

5


vai trò của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế”, của Nguyễn Hồng Phƣợng, Ủy
ban sông Mê Kông Việt Nam (2011).
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước

Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về chủ đề ANNN. Có thể kể tên
một số tác phẩm tiêu biểu sau đây:
Tác phẩm “Biodiversity loss and the global water crisis” đăng trên
Wetlands International (2010). Tác phẩm này phân tích tầm quan trọng của
nguồn nƣớc sạch trên thế giới, khủng hoảng nguồn nƣớc và mất đa dạng hệ
sinh thái. Nguồn nƣớc sạch phục vụ cuộc sống của con ngƣời trên cả thế giới
chỉ chiếm chƣa đến 1% tổng lƣợng sạch toàn cầu. Điều đó dẫn đến những sự
cạnh tranh lớn về nƣớc.Không chỉ phục vụ nhu cầu sống của con ngƣời, nƣớc
đƣợc sử dụng trong sản xuất thực phẩm, hàng hóa, nhiên liệu, năng lƣợng, các
ngành công nghiệp…, mà nƣớc còn đƣợc tiêu thụ một phần lớn bởi hệ sinh
thái. Mối quan hệ giữa đa dạng hệ sinh thái và nƣớc là mối quan hệ tƣơng hỗ,
để duy trì đa dạng hệ sinh thái rất cần nƣớc và nhờ có đa dạng hệ sinh thái mà
nguồn nƣớc đƣợc đảm bảo duy trì. Nhƣ một hệ quả, nhờ đó an ninh lƣơng thực
cũng nhận những ảnh hƣởng đáng kể từ sự liên kết giữa nƣớc và các hệ sinh
thái. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đề cập đến tác động của thay đổi khí hậu
đang diễn ra dẫn đến nguy cơ mấtANNN, các vấn đề về khả năng xuất hiện
thƣờng xuyên và khốc liệt hơn của các trận lũ lụt, khả năng hạn hán sẽ tiếp tục
gia tăng trên diện rộng và gay gắt hơn, kéo theo sự tàn phá sự sống và ảnh
hƣởng trực tiếp đến các khía cạnh của cuộc sống con ngƣời. Tác phẩm chƣa
nêu ra đƣợc giải pháp để giải quyết sự khủng hoảng về nguồn nƣớc cũng nhƣ
bảo vệ đa dạng hệ sinh thái.
Tác phẩm “Global Water Security – an engineering perspective” của
The Royal Academy of Engineering, United Kingdom (2010). Tác phẩm này
đề cập đến một số khái niệm về ANNN, sức ép đối với nguồn cung và nguồn
cầu về nƣớc. Thế giới đang mất ANNN, ở nhiều nơi nhu cầu về nƣớc tăng cao

6


quá mức gấp nhiều lần khả năng đáp ứngcủa các nguồn cung. Đây không

chỉlà vấn đề của các nƣớc đang phát triển khi mà hệ thống cơ sở hạ tầng về
nƣớc nghèo nàn và có những bộ phận dân cƣ không thể tiếp cận đƣợc các
nguồn nƣớc an toàn, mà còn là vấn đề của các nƣớc phát triển khi mà nhu cầu
về nƣớc ngày càng lớn không thể đƣợc tiếp tục đáp ứng. Tác phẩm cũng chỉ
ra một số tác động kinh tế của ANNN, những mối đe dọa do mất ANNN và
hàm ý một số chính sách. Chính sách để đảm bảo ANNN cần phải có sự phối
hợp mang tính quốc tế, do các quốc gia có sự chia sẻ những nguồn nƣớc
chung nhƣ các con sông xuyên biên giới, những hồ nƣớc ngọt chung biên
giới. Một số quốc gia phát triển hiện tại đã có chiến lƣợc “nhập khẩu” nƣớc
thông qua các thực phẩm nhập khẩu đƣợc chế biến từ các quốc gia khác. Các
chính sách để đảm bảo ANNN cũng phải đƣợc đặt trong các chính sách làm
giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu. Các công nghệ, chƣơng trình
hành động, các phƣơng pháp quản lý để giải quyết các vấn đề ANNN phải
đƣợc đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai.
Tác phẩm “Increasing water security: A development imperative”,
đăng trên Perspectives Paper, Global Water Partnership (2011). Bài nghiên
cứu này phân tích sự sẵn có của nguồn nƣớc trên thế giới hiện nay, những rủi
ro do mất ANNN trên 03 phƣơng diện: xã hội, môi trƣờng và kinh tế. Tác
phẩm cũng cung cấp một ma trận giữa các cấp độ căng thẳng về nƣớc và các
cấp độ khả năng ứng phó để chỉ ra các vấn đề ANNN cơ bản và thông qua đó
gợi ý một số giải pháp tổng quan nhằm đảm bảo ANNN trên thế giới.
Tác phẩm “Sink or Swim? Water security for growth and development”
của David Grey và Claudia W. Sadoff, đăng trên The International Bank for
Reconstruction and Development, the World Bank (2007). Tác phẩm này
nghiên cứu một cách rộng rãi các quốc gia đã đạt đƣợc thành tựu về đảm bảo
ANNN, những con đƣờng họ đã chọn và cái giá đã phải trả. Tác phẩm cũng
nghiên cứu những quốc gia chƣa đạt đƣợc ANNN và điều này đã ghìm sự

7



phát triển kinh tế và xã hội của những quốc gia đó ra sao. Tác phẩm cũng
nhắm đến mục tiêu chỉ ra đƣợc động lực của việc đạt đƣợc ANNN qua mô
hình đƣờng cong S giữa nguồn nƣớc và sự phát triển. Tác phẩm cũng đề cập
đến những nguy cơ toàn cầu do mất ANNN, vai trò của ANNN đối với tăng
trƣởng và phát triển kinh tế, những khó khăn thách thức trong việc tìm kiếm
giải pháp để đảm bảo ANNN thế giới.
Tác phẩm “Water security and the global water agenda” của United
Nations University (2013) đã cung cấp một khung khổ chung dành cho sự hợp
tác xuyên suốt trong hệ thống Liên hợp quốc về vấn đề ANNN, phân tích mối
quan hệ giữa ANNN với an ninh nhân loại, kiềm chế xung đột. Tác phẩm
cũng cho rằng ANNN phải đƣợc coi là một trong những thành tố để đạt đƣợc
Mục tiêu phát triển bền vững - Sustainable Development Goals (SDGs). Bên
cạnh đó, tác phẩm cũng cung cấp một số chính sách liên quan đến ANNN ở
một số quốc gia và khu vực, những thách thức của ANNN trên thế giới.
Tác phẩm “Water security for a planet under pressure: Interconnected
challenges of a changing world call for sustainable solutions” của Janos J.
Bogardi và các cộng sự, đăng trên SciVerse ScienceDirect, Current option in
environmental sustainability (2011). Tác phẩm này phân tích những mục tiêu
của Hội nghị Rio+20 về ANNN, những sức ép để bảo vệ ANNN toàn cầu và
một số giải pháp mang tính khu vực và quốc tế nhằm bảo vệ ANNN thế giới.
Tác phẩm “Water secutity framework” của tổ chức Wateraid, London
(2012). Tác phẩm này nhằm đề ra một khung khổ chung về ANNN ở cấp độ
phổ thông. Tác phẩm phân tích bản chất của cuộc khủng hoảng nƣớc trên toàn
cầu nhƣ sự yếu về ý chí chính trị và năng lực kém trong quản lý nguồn nƣớc
cũng nhƣ các dịch vụ cung cấp nƣớc, sự phân hóa xã hội và chính trị, sự
nghèo đói, sức bật của cộng đồng yếu không đủ để đƣơng đầu với các căng
thẳng về nguồn cung nƣớc, biến đổi khí hậu…. Tác phẩm cũng chỉ ra mối đe

8



dọa của ANNN đối với từng nhóm đối tƣợng và các chính sách để bảm bảo
ANNN.
1.1.3. Đánh giá chung
Nhìn chung, các tác phẩm trong và ngoài nƣớc đã phần nào phân tích
và đánh giá thực trạng ANNN thế giới và Việt Nam, phân tích những rủi ro
mang lại do mất ANNN. Tuy nhiên, các tác phẩm này chƣa hệ thống hóa và
phân tích đầy đủ các vấn đề mà đề tài đang quan tâm, đặc biệt chƣa đƣa ra
những hàm ý cụ thể cho Việt Nam trong bối cảnh phát triển thập niên thứ 2
của thế kỷ XXI. Vì vậy, đề tài này là hoàn toàn mới.
1.2.Cơ sở lý luận về an ninh nguồn nƣớc
1.2.1. Định nghĩa về an ninh nguồn nước
An ninh là một thuật ngữ cơ bản trong quan hệ quốc tế. Theo nghĩa
thông thƣờng an ninh đƣợc hiểu là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu
hiệu nguy hiểm đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thƣờng của cá nhân, của tổ
chức, của từng lĩnh vực trong hoạt động xã hội hoặc của an toàn xã hội [1].
Tuy nhiên, an ninh không phải là một khái niệm tĩnh mà là một khái niệm
động và trải qua nhiều thay đổi về cách hiểu, cũng nhƣ cách tiếp cận. Từ một
ý niệm truyền thống xoay quanh các chủ đề quân sự, chiến tranh và bạo lực
đƣợc gọi chung là An ninh truyền thống, khái niệm an ninh với những kết nối
mới xuất phát từ nhiều lĩnh vực khác nhau [3] đƣợc gọi chung là An ninh phi
truyền thống, trong đó có ANNN.
Khái niệm “nguồn nƣớc” trong luận văn này bao hàm tất cả các nguồn
chứa nƣớc bao gồm nƣớc mƣa, nƣớc bề mặt (trong sông, hồ, các dòng
chảy,…) và nƣớc ngầm.
ANNN (ANNN) là khái niệm thƣờng đƣợc sử dụng, nhƣng lại thiếu
một định nghĩa rõ ràng và thống nhất. Không giống nhƣ An ninh lƣơng thực
hay An ninh năng lƣợng đƣợc hiểu chung và phổ biến là khả năng đƣợc tiếp


9


cận các nguồn cung cấp đáng tin cậy một cách đầy đủ về lƣơng thực và năng
lƣợng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con ngƣời, cộng đồng và các quốc
gia hoặc nhóm quốc gia, phục vụ cho cuộc sống, sinh kế và sản xuất. ANNN
cũng có thể định nghĩa tƣơng tự nhƣng nó không chỉ làsự thiếu hụt về nƣớc
hay các mối đe dọa từ nƣớc. Nƣớc luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong
đời sống con ngƣời, đƣợc ví nhƣ “nguồn gốc của sự sống”, là đầu vào của hầu
hết các quá trình sản xuất, trong nông nghiệp, công nghiệp, năng lƣợng,…,
sức khỏe con ngƣời và hệ sinh thái. Đồng thời nƣớc cũng có thể gây nên
những tai họa, tổn thất nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Sự xuất
hiện của nƣớc là rộng khắp trong mọi yếu tố của cuộc sống, vì thế ANNN
cũng đƣợc xem xét trên nhiều phƣơng diệnhơn với những sự liên hệ đan xen,
ràng buộc lẫn nhau. Tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu dựa trên việc sử dụng
nƣớc nhƣ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con ngƣời hay cho các hoạt
động môi trƣờng mà có các định nghĩa về ANNN [20, trang 4].
David G. và Claudia S. (2007) cho rằng ANNN là sự sẵn sàng đáp ứng
của một lƣợng nƣớc với số lƣợng và chất lƣợng chấp nhận đƣợc,phục vụ các
nhu cầu về sức khỏe, sinh kế, hệ sinh thái và sản xuất, kèm theo những mức
độ rủi ro đối với con ngƣời, môi trƣờng và nền kinh tế.
Janos Bogardi (2012) dẫn lạikhái niệm Anh ninh nguồn nƣớctrong
Tuyên bố chung của các Bộ trƣởng tại Diễn đàn Quốc tế về Nƣớc lần thứ 2
(2000)là sự đảm bảo về việc nƣớc ngọt và hệ sinh thái liên quan đƣợc bảo vệ
và cải thiện; là sự đảm bảo về việc sự phát triển bền vững và ổn định chính trị
đƣợc đẩy mạnh, mọi ngƣời dân đƣợc tiếp cận với đủ lƣợng nƣớc an toàn ở
mức phí vừa với khả năng chi trả để có cuộc sống khỏe mạnh và hữu ích,
đƣợc bảo vệ trƣớc những hiểm họa từ những nguy cơ liên quan đến nƣớc.
ANNN còn đƣợcỦy ban Liên hợp quốc về Nƣớc (2013) định nghĩa là
năng lực của một cộng đồng bảo vệ đƣợc sự tiếp cận bền vững đủ lƣợng nƣớc


10


có chất lƣợng chấp nhận đƣợc để duy trì sinh kế, sức khỏe con ngƣời, và phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo chống lại sự ô nhiễm lây lan qua đƣờng nƣớc
và thiên tai liên quan đến nƣớc, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trƣờng hòa
bình và ổn định chính trị.
Tuy các định nghĩa khác nhau, nhƣng có thể chung quy lại ANNN là
khả năng của một cộng đồng tiếp cận được nguồn nước tin cậy và bao hàm
các vấn đề cơ bản: (i) đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cơ bản của đời sống con
người với khả năng tiếp cận nước một các đầy đủ về số lượng và chất lượng
chấp nhận được, (ii) bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, chống lại những hiểm
họa về thiên tai liên quan đến nước, (iii) phục vụ phát triển bền vững.
David và Claudia (2007) cũng chỉ ra 3 nhân tố quyết định đến ANNN
của một xã hội bao gồm: (1) yếu tố tự nhiên về thủy quyển – sự sẵn có, phân
bố và sự đa dạng của nguồn nƣớc tự nhiên mà xã hội đó đƣợc thừa hƣởng, (2)
môi trƣờng kinh tế - xã hội – cấu trúc của nền kinh tế và cách hành xử của xã
hội đó phản ánh những di sản về văn hóa và tự nhiên cũng nhƣ các chính sách
đƣợc áp dụng, (3) môi trƣờng tƣơng lai – sự biến đổi khí hậu đang ngày càng
trở thành nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến ANNN.
Có thể thấy có nhiều yếu tố đóng góp vào ANNN, từ sinh lý đến cơ sở
hạ tầng, thể chế, chính trị, xã hội và kinh tế - nhiều thành phần trong đó
dƣờng nhƣ nằm ngoài lĩnh vực về nƣớc. Xét ở khía cạnh này, ANNN nằm ở
trung tâm của nhiều lĩnh vực an ninh, mỗi trong số đó lại có mối quan hệ
phức tạp liên quan đến nƣớc. Nhƣ vậy, để giải quyết vấn đề ANNN cần có sự
phối hợp liên ngành, giữa các cộng đồng, các nhà nƣớc và cũng phải ƣu tiên
giải quyết các vấn đề về nƣớc nhƣ xung đột và bất ổn, môi trƣờng bền vững,
tăng trƣởng kinh tế, y tế, đói nghèo, bất bình đẳng, năng lƣợng,… Trong
khuôn khổ nghiên cứu và những giới hạn nhất định, luận văn này chỉ tập trung

vào mục tiêu vềphát triển kinh tế trong ANNN.

11


ANNN cho phát triển kinh tế có thể đƣợc hiểu là khả năng của một
cộng đồng tiếp cận đƣợc nguồn nƣớc tin cậy phục vụ cho các hoạt động nhằm
đạt mục tiêu phát triển kinh tế, trong đó có các khía cạnh liên quan đến an
ninh lƣơng thực (ANLT), tăng trƣởng kinh tế và phát triển bền vững.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa an ninh nguồn nước và phát
triển kinh tế
Phát triển kinh tế là thuật ngữ kinh tế - xã hội có nghĩa rộng, không chỉ
là quá trình mở rộng và tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm tăng
trƣởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế,
chất lƣợng cuộc sống, các vấn đề về tự nhiên và môi trƣờng.
Xét trên khía cạnh kinh tế, nƣớc là đầu vào sản xuất cho hầu hết các
ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lƣợng, giao thông vận tải, du
lịch…, khiến hệ thống kinh tế đƣợc vận hành thông suốt và hiệu quả. Bên
cạnh đó, nƣớc cũng cần thiết cho sự sống của con ngƣời, các loài sinh vật trên
thế giới. Có thể nói nƣớc là “dòng sinh mệnh” cho mọi hoạt động về cả ý
nghĩa sinh lý và kinh tế - xã hội. Mặt khác, nƣớc cũng là một sức mạnh mang
tính hủy hoại khi gây ra các thảm họa thiên tại cho con ngƣời nhƣ lũ lụt, sói
mòn, sạt lở,…, bệnh tật gây ra đình trệ kinh tế và đói nghèo.
ANNN rõ ràng là hƣớng đến 03 vấn đề cơ bản là khả năng tiếp cận
đƣợc nguồn nƣớc đầy đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng đảm bảo các nhu cầu
cơ bản của con ngƣời, bảo vệ hệ sinh thái và tránh các tác hại từ thiên nhiên
liên quan đến nƣớc cũng nhƣ phát triển bền vững. Nhƣ vậy, đảm bảo ANNN
không tác động chỉ vào sức mạnh kinh tế mà cả sức mạnh xã hội của một
cộng đồng. Đảm bảo đƣợc ANNN sẽ giảm các thiệt hại về sức khỏe con
ngƣời, bệnh tật, địa bàn sinh sống, các thiệt hại về kinh tế (bao gồm cả sản

xuất và giao thƣơng), và hơn nữa đảm bảo sức sống cho sự phát triển bền

12


vững. Đảm bảo ANNN chính là là góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh
tế.
Theo đó, trong khuôn khổ luận văn tiếp cận theo hƣớng nghiên cứumối
quan hệ giữa ANNN và phát triển kinh tế dựa trên sự tác động của ANNN với
các trụ cột cơ bản của phát triển kinh tế, đó là: ANNN đối với vấn đề ANLT,
đối với tăng trƣởng kinh tế và đối với phát triển bền vững.
1.2.2.1. An ninh nguồn nước đối với An ninh lương thực
Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Lƣơng thực thế giới (WFS), dƣới sự bảo trợ
của Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc (FAO), năm 1996 đã đƣa ra khái
niệm về An ninh lƣơng thực trong Kế hoạch hành động của mình nhƣ sau:
“Anh ninh lƣơng thực là trạng thái mà ở đó tất cả mọi ngƣời, tại mọi thời
điểm, đều có sự tiếp cận cả về mặt vật chất và kinh tế với nguồn lƣơng thực
đầy đủ, an toàn và đủ dinh dƣỡng, đáp ứng chế độ ăn uống và thị hiếu lƣơng
thực của mình, đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏe mạnh” (WFS,
1996). Khái niệm ANLT có thể đƣợc sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau, từ
cấp độ gia đình, cộng đồng cho đến cấp độ quốc gia và toàn thế giới. Nhƣ
vậy, có thể hiểu ANLT ngắn gọn là luôn luôn đảm bảo có sự cung cấp đầy đủ
lƣơng thực cho con ngƣời, đảm bảo không ai bị đói và chất lƣợng lƣơng thực
đảm bảo cho mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng thụ cuộc sống năng động và khỏe
mạnh.
Từ khái niệm trên, FAO đã nêu ra một số điều kiện cơ bản cần phải
đƣợc đáp ứng để đảm bảo có ANLT:
(1) Sự sẵn có nguồn lƣơng thực: sự cung ứng đầy đủ lƣơng thực phải
đƣợc đảm bảo một cách bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
thế giới do dân số gia tăng và chế độ ăn uống đang thay đổi.

(2) Sự tiếp cận với nguồn lƣơng thực: ANLT chỉ có thể đạt đƣợc khi
đảm bảo có sự tiếp cận cả về mặt vật chất và kinh tế với nguồn lƣơng thực.

13


Trong khi những nhân tố ảnh hƣởng đến sự tiếp cận về mặt vật chất, chẳng
hạn nhƣ chiến tranh, cấm vận xuất khẩu hoặc những vấn đề liên quan đến vận
tải là phổ biến ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển, thì những nhân tố
quyết định đế sự tiếp cận về kinh tế là đặc biệt nghiêm trọng ở các nƣớc đang
phát triển.
(3) Sự ổn định của nguồn cung lƣơng thực: lƣơng thực phải đƣợc cung
ứng với giá cả hợp lý và ổn định. Sự ổn định của nguồn cung lƣơng thực có ý
nghĩa quan trọng hơn đối với các nƣớc đang phát triển, bởi vì các nƣớc này
thƣờng phải lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu lƣơng thực từ nƣớc ngoài trong khi
lại hạn chế nguồn ngoại tệ.
(4) Sự an toàn, chất lƣợng của nguồn lƣơng thực: nguồn lƣơng thực
cung ứng phải đảm bảo an toàn, có chất lƣợng tốt, thỏa mãn nhu cầu về chế
độ ăn uống và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
ANLT đòi hỏi phải liên tục có sự cải thiện trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp, cải thiện hiệu quả của hệ thống phân phối và nâng cao khả năng
mua hàng của các bộ phận dân cƣ.
Một mối liên kết rõ ràng rằng không có nƣớc sẽ không có nông nghiệp,
và không có nông nghiệp đồng nghĩa với việc không có lƣơng thực. Liên
Hiệp Quốc cho rằng: An ninh lƣơng thực tồn tại nhằm đảm bảo cho con ngƣời
có thể tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn và bổ dƣỡng, đủ để đáp ứng nhu cầu
chế độ ăn uống vì một cuộc sống năng động và khỏe mạnh. Và nƣớc sạch là
nhu yếu phẩm đứng hàng đầu trong danh sách các thực phẩm đó [10].
Nƣớc đóng vai trò quan trọng trong hoạt độngsản xuất nông nghiệp để
tạo ra lƣơng thực cho con ngƣời. Không có nƣớc, đất đai trở nên khô cằn, cây

cối héo úa, không thể sản sinh ra lƣơng thực, gây mất an ninh lƣơng thực.
Theo Tổ chức Nông Lƣơng Liên hiệp quốc (FAO), mọi hoạtđộng của
con ngƣời đều sử dụng đến nƣớc. Trung bình một ngày mỗi ngƣời cần uống

14


từ 2-4 lít nƣớc; để làm ra số lƣơng thực cần dùng cho mỗi con ngƣời trong
mỗi ngày thì phải mất từ 2.000-5.000 lít nƣớc. Cũng theo các nhà khoa học,
trong tổng khối lƣợng nƣớc đƣợc khai thác sử dụng trên thế giới hiện nay là
3.800 tỉ m3 thì nông nghiệp sử dụng đến 70%.
Theomộtsố liệu khác của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
(2012), trên thế giới có 2,5 tỷ ngƣời đang khát nƣớc sạch, chiếm hơn 1/3 dân số
toàn cầu, khoảng 80 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng
thiếu lƣơng thực.
Qua đó có thể khẳng định đảm bảo ANNN chính là một mảng ghép
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực với một kết cấu hết sức
chặt chẽ và mấu chốt.
1.2.2.2. An ninh nguồn nước đối với tăng trưởng kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế đƣợc hiểu khá thốngnhất là sự tăng sản lƣợng thực
tế của một nềnkinh tế trong một khoảng thời gian. Thƣớc đophổ biến là mức
tăng tổng sản phẩm quốc nội(GDP) trong một năm hoặc mức tăng GDP
bìnhquân đầu ngƣời trong một năm.
Cho đến nay, các lý thuyết kinh tế đều chƣa phân tích đầy đủ mối quan
hệ giữa ANNN và tăng trƣởng kinh tế. Các học thuyết phát triển kinh tế, các
mô hình tăng trƣởng kinh tế hiện nay chƣa đề cập đúng mức vai trò của nƣớc
đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế, dẫn đến việc khai thác bừa bãi và
quá mức nguồn nƣớc, đem lại những hậu quả nghiêm trọng. Vào năm 1954,
Simon Kuznets lần đầu tiên giới thiệu về khái niệm đƣờng cong Kuznets, mô
tả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề bất bình đẳng thu nhập [28,

trang 10]. Đến năm 1991, đƣờng cong Kuznets đƣợc các lý thuyết gia khác
phát triển trở thành một phƣơng tiện để mô tả mối quan hệ giữa chất lƣợng
môi trƣờng và thu nhập đầu ngƣời theo thời gian [27, trang 7]. Các nhà kinh
tế đã sử dụng các dữ liệu về môi trƣờng cũng nhƣ thu nhập đầu ngƣời ở các

15


×