Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 107 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRNG TH PHNG LAN

PHáP LUậT VIệC LàM Và GIảI QUYếT VIệC LàM
Từ THựC TIễN TỉNH QUảNG BìNH

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRNG TH PHNG LAN

PHáP LUậT VIệC LàM Và GIảI QUYếT VIệC LàM
Từ THựC TIễN TỉNH QUảNG BìNH
Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Lấ TH HOI THU

H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trƣơng Thị Phƣơng Lan


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM ........................................................................ 6
1.1.
Khái quát chung về việc làm và giải quyết việc làm..................... 6
1.1.1.
Quan niệm về việc làm ...................................................................... 6
1.1.2.
Phân loại việc làm ............................................................................ 10
1.1.3.

Tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm ...................... 13
1.2.
Sự điều chỉnh của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm .... 16
1.2.1.
Các nguyên tắc về việc làm và giải quyết việc làm......................... 16
1.2.2.
Nội dung cơ bản của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm .... 19
1.3.

1.3.1.
1.3.2.

Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm theo quan điểm
của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), một số quốc gia trên
thế giới và gợi mở cho Việt Nam .................................................. 23
Tổ chức lao động Quốc tế ................................................................ 23
Pháp luật của một số quốc gia ......................................................... 25

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM, GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH
QUẢNG BÌNH ............................................................................... 30
2.1.
Thực trạng pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm .......... 30
2.1.1.
Về trách nhiệm các bên trong lĩnh vực việc làm ............................. 30
2.1.2.
Về các biện pháp pháp lý giải quyết việc làm ................................. 43
2.1.3.
Về việc làm và giải quyết việc làm đối với nhóm lao động đặc thù ..... 49
2.1.4.

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với vấn đề
việc làm ............................................................................................ 56


2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.

Thực tiễn thi hành pháp luật việc làm và giải quyết việc
làm tỉnh Quảng Bình ..................................................................... 59
Về việc làm ...................................................................................... 59
Giải quyết việc làm tại tỉnh Quảng Bình ......................................... 61
Những thuận lợi, khó khăn về thực hiện việc làm và giải
quyết việc làm ở tỉnh Quảng Bình ................................................ 68
Thuận lợi .......................................................................................... 68
Khó khăn .......................................................................................... 69

Chƣơng 3: MỘT SỐ YÊU CẦU NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ VIỆC
LÀM, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH .......... 73
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.

3.3.
3.3.1.
3.3.2.

Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả
pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm ............................... 73
Về kinh tế ......................................................................................... 73
Về xã hội .......................................................................................... 75
Về pháp lý ........................................................................................ 77
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm ............................... 80
Về các quy định pháp luật ............................................................... 80
Về tổ chức thực hiện ........................................................................ 84
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về việc làm và giải quyết việc làm tại tỉnh Quảng Bình ..... 86
Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ............................................ 86
Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý, thực thi các chính sách ......... 90

KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN:

Bảo hiểm tất nghiệp

BHXH:


Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

CNH, HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND:

Hội đồng nhân dân

ILO:

Tổ chức lao động Quốc tế

LĐNT:

Lao động nông thôn

LĐ-TB-XH:

Lao động – Thương binh và xã hội

NLĐ:

Người lao động


UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

XKLĐ:

Xuất khẩu lao động


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việc làm và giải quyết việc làm là vấn đề quan trọng, là mối quan tâm
lớn của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các
nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Việc làm và
giải quyết việc làm cho người lao động luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, là mối
mối quan tâm hàng đầu của mỗi một quốc gia, là mục tiêu chính trong chiến
lược xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn và đặc biệt là
trong cơ chế thị trường hiện nay.
Trong bố i cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam đã gia nhập
thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hiê ̣p đinh
̣ đố i tác chiế n
lươ ̣c xuyên Thái Bình Dương và Hiê ̣p đinh
̣ thương ma ̣i tự do Viê ̣t Nam

-


Châu Âu... bên cạnh nhiều cơ hội, thời cơ thuận lợi nhưng chúng ta cũng phải
đối mặt với rất nhiều thách thức tác động tới vấn đề việc làm như khả năng tỷ
lệ thất nghiệp sẽ tăng do một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ không đủ sức
cạnh tranh phải giải thể; di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị,
vào các khu công nghiệp; cạnh tranh về lao động trình độ cao sẽ ngày càng
gay gắt; lao động nước ngoài (đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình độ quản
lý…) tham gia vào thị trường lao động Việt Nam nhiều hơn, đồng thời lao
động của Việt Nam cũng di chuyển ra nước ngoài nhiều hơn; tốc độ đô thị
hoá nhanh, người nông dân bị thiếu việc làm hoặc mất việc làm do ảnh hưởng
của quá trình đô thị hóa là vấn đề tất yếu xảy ra…
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu
cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc làm cho người

1


lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động
ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được xác định tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Thực hiện tốt các chính sách
về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao
nhất năng lực của người lao động. Bảo đảm quan hệ lao động hài hòa, cải thiện
môi trường và điều kiện làm việc. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm”. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã xác định rõ: “Tập trung
giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân”; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng cũng đã xác định các chỉ tiêu quan trọng về xã hội
như sau: Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã

hội khoảng 40%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%; tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Đối với tỉnh Quảng Bình, là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam với
diện tích tự nhiên 8.065,27 km2, dân số năm 2015 là 872.925 người, với điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ cấu kinh tế lạc hậu, dân cư phân bố không đều;
trình độ dân trí còn thấp. Để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình
thì vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn
tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động của
Quảng Bình khá dồi dào. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế,
tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, trình độ học vấn không cao, thể lực và
tầm vóc con người đã được cải thiện dần nhưng vẫn còn thấp so với bình quân
chung của cả nước, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao và giảm chậm so với
yêu cầu, điều này sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến thể trạng và thể lực của
nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Đặc biệt trong năm 2016, Quảng Bình là tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất

2


từ sự cố ô nhiễm môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh gây ra, đã ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng, sâu rộng đến
mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân tỉnh Quảng Bình; hoạt động
khai thác, tiêu thụ thủy hải sản bị đình trệ, đời sống, việc làm, thu nhập của
người dân gặp nhiều khó khăn. Theo thống kế tình hình thiệt hại sau sự cố cô
nhiễm là: Số tàu thuyền bị ảnh hưởng: 7.854 tàu; hơn 1.500 ha diện tích nuôi
trồng thủy hải sản; 16.672 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp và 10.667 lao động
bị ảnh hưởng gián tiếp… trận mưa lũ lịch sử chưa từng có vừa xảy ra vào
tháng 10 năm 2016 đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, môi trường, ảnh
hưởng lớn cả về trước mắt và lâu dài đến đời sống, lao động, việc làm của
nhân dân… Ước tính tổng thiệt hại gần 3.000 tỷ đồng…

Là một tỉnh nghèo, khó khăn chồng chất khó khăn nên vấn đề sinh kế
cho người dân là bài toán khó cho các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Bình
trong việc ổn định tư tưởng, tình cảm của người dân, trong việc giải quyết chế
độ, chính sách cho người dân bị ảnh hưởng và đặc biệt là phải xác định, xây
dựng được lộ trình, giải pháp sát hợp để chuyển đổi ngành nghề, giải quyết
việc làm cho số lao động bị ảnh hưởng từ những sự cố nêu trên.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Pháp luật việc làm và
giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình" làm đề tài luận văn thạc sỹ
luật học của mình với mong muốn làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về
việc làm, giải quyết việc làm và nghiên cứu thực tiễn giải quyết việc làm trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình để từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp
luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm, đồng thời đề xuất những giải
pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho tỉnh Quảng Bình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở pháp luật về lao động, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề việc làm và giải quyết việc làm như:

3


"Vai trò của Nhà nư ớc trong liñ h vực giải quyế t việc làm ", Tạp chí Luật
học, số 1/2006 của TS. Nguyễn Hữu Chí;
"Pháp luật hợp đồng lao động từ quy định đến thực tiễn”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 23/2014 của PGS. TS Lê Thị Hoài Thu;

Bàn về khái niệm việc làm dưới góc độ pháp luật lao động”, Tạp chí
Luật học, số 6/2004 của ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng; và một số đề tài
nghiên cứu dưới góc độ pháp lý như: Luận văn thạc sỹ luật học: Giải quyết
việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành
phố Đà Nẵng” của tác giả Phùng Thị Hoài Thương; “Những vấn đề pháp lý

cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở
Việt Nam hiện nay” của tác giả Lâm Thị Thu Huyền; Pháp luật việc làm và
thực trạng giải quyết việc làm tại tỉnh Thái Bình” của tác giả Vũ Văn Pho.
Các công trình trên đã đề cập một cách toàn diện các quy định của pháp
luật về việc làm và giải quyết việc làm cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy
nhiên, để có cái nhìn đa chiều và góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện pháp
luật giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt là thực tiễn giải
quyết việc làm tại tỉnh Quảng Bình là hết sức cần thiết . Vì vậy, việc lựa cho ̣n
đề tài này là vừa có giá trị lý luận , vừa có ý nghiã thực tiễn , như một sự bổ
sung cầ n thiế t vào khoa ho ̣c luật lao động.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về việc làm và giải quyết việc làm.
Khái quát pháp luật về việc làm, nghiên cứu các quy định của pháp luật
lao động về việc làm; tìm ra các vướng mắc, tồn tại, bất cập để trên cơ sở đó,
đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm.
Đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình, từ đó đưa ra những giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định về việc làm và
giải quyết việc làm trong Bộ luật lao động năm 2012 và Luật việc làm năm
2013 để từ đó chỉ ra những hạn chế của các quy định này. Ngoài ra, luận văn
còn đánh giá thực trạng thi hành các quy định việc làm và giải quyết việc làm
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp
chủ yếu, phù hợp để giải quyết việc làm cho lao động tại tỉnh Quảng Bình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về vấn đề nhà nước và
pháp luật.
Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được làm 3 chương, gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về việc làm, giải quyết việc làm và
thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Một số yêu cầu nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật về việc làm, giải quyết việc làm tại tỉnh Quảng Bình.

5


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1. Khái quát chung về việc làm và giải quyết việc làm
1.1.1. Quan niệm về việc làm
Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giải quyết việc
làm là công việc quan trọng của tất cả các quốc gia. Cuộc sống của bản thân
và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ. Sự tồn tại
và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính sách
giải quyết việc làm. Với tầm quan trọng như vậy, việc làm được nghiên cứu
dưới nhiều góc độ như kinh tế, xã hội học, lịch sử và pháp lý. Khi nghiên cứu
dưới góc độ lịch sử thì việc làm liên quan đến phương thức lao động, kiếm
sống của con người và xã hội loài người. Các nhà kinh tế coi sức lao động
thông qua quá trình thực hiện việc làm của người lao động là yếu tố quan
trọng của đầu vào sản xuất và xem xét vấn đề thu nhập của người lao động từ

việc làm. Trong thống kê, điều tra xã hội người ta quan tâm đến tỷ lệ người có
việc làm và thất nghiệp, nhu cầu việc làm của xã hội. Thông qua đó, các nhà
quản lý nắm được tình trạng việc làm, tương quan cung – cầu lao động, sự
phân bố nguồn lực… để đưa ra biện pháp giải quyết việc làm. Pháp luật lại
chủ yếu quan tâm đến tính hợp pháp của việc làm và giải quyết việc làm, các
nội dung bảo vệ việc làm hợp pháp [14, tr.64]. Do việc làm được nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này.
Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), thuật ngữ “việc làm” được đề
cập trong nhiều văn kiện như: Tuyên ngôn Philadenphia năm 1944; Chương
trình việc làm thế giới” năm 1969; Tuyên bố tại Hội nghị việc làm thế giới
năm 1976; Công ước số 22 năm 1964… nhưng trong các văn kiện này chưa

6


nêu ra khái niệm “việc làm”. Đến Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 năm 1993 của
các nhà thống kế lao động, ILO mới đưa ra quan niệm về người có việc làm
và người thất nghiệp. Theo đó, người có việc làm được hiểu là những người
làm một việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng
hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo
việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc
hiện vật; còn người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng
đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ trở lại việc làm. Gần đây nhất, năm
2005, ILO đã đưa vào từ điển chuyên ngành khái niệm “làm”. Theo đó, “Việc
làm là một công việc được trả công. Việc làm cũng đề cập đến số người tự tạo
việc làm và tham gia làm việc để được trả công” [3]. Đây là khái niệm ngắn
gọn, chỉ đề cập một cách chung nhất, khái quát nhất đến những công việc do
cá nhân thực hiện cho chính bản thân hoặc cho chủ thể khác để được trả công
xứng đáng, phù hợp.
Trên thế giới, quan niệm về việc làm đưa ra dưới nhiều góc độ, với

những phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Giáo sư N.Y. Asuda (Nhật Bản) cho
rằng “Việc làm là những tác động của người lao động vào vật chất sinh ra lợi
nhuận”. Còn cố vấn Văn phòng lao động Quốc tế Giăng Mutê đưa ra quan
điểm “Việc làm như một tình trạng, trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc
hiện vật, do có sự tham gia tích cực có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ
lực sản xuất” [14, tr.64].
Ở Việt Nam, quyền có việc làm được coi là quyền hiến định của mọi
công dân. Tuy nhiên, trước năm 1986, khái niệm việc làm chỉ bó hẹp trong
phạm vi những gì mà pháp luật cho phép. Trong giai đoạn này, chỉ những
người trong biên chế của Nhà nước hoặc là xã viên hợp tác xã mới được coi là
có việc làm nghiêm chỉnh. Quan niệm này xuất phát từ việc đề cao các hình
thức sở hữu được coi là thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa

7


(XHCN) là quốc doanh và tập thể. Bên cạnh đó, luật pháp cũng không thừa
nhận sức lao động là một loại hàng hóa, không thừa nhận có sự tồn tại của các
hiện tượng kinh tế - xã hội như thất nghiệp, thị trường lao động, quyền tự do
kinh doanh của người dân. Nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất và cũng là chủ sử
dụng lao động lớn nhất của nền kinh tế. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo
việc làm cho mọi người lao động. Từ quan niệm trên, các quy định pháp lý về
vấn đề việc làm chủ yếu thể hiện các chế độ như: Tuyển dụng lao động, cho
thôi việc đối với công nhân viên chức nhà nước; Nhà nước bảo đảm mọi vấn
đề về việc làm cho lực lượng lao động trong biên chế từ tiền lương, tiền công,
các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), đào tạo bồi
dưỡng, nghỉ phép, chế độ thai sản… cũng như các ưu đãi, phúc lợi xã hội
khác. Do vậy, khi đề cập đến vấn đề việc làm ở khía cạnh pháp lý, người ta
thường cho rằng việc làm trước hết là quyền của công dân, quyền của người
lao động. Hiến pháp năm 1959 quy định: “Công dân Nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa có quyền làm việc. Nhà nước dựa vào sự phát triển có kế hoạch của
nền kinh tế quốc dân dần dần mở rộng công việc làm, cải thiện điều kiện lao
động và lương bổng, để đảm bảo cho công dân được hưởng quyền đó” (Điều
30). Đến Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền có
việc làm” (Điều 58). Điều này thể hiện sự ảnh hưởng tư tưởng, nhận thức,
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh lúc đó cả nước đang ra sức
lao động, sản xuất, dồn lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nền
kinh tế đang trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề
việc làm đã có những thay đổi căn bản. Hiến pháp năm 1992 khẳng định:
“Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế
hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động” (Điều 55). Với quan
điểm mới này, đã mở ra bước chuyển căn bản nhận thức về việc làm và giải

8


quyết việc làm đối với Nhà nước và mỗi công dân. Một lần nữa, Hiến pháp
năm 2013 Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam lại khẳng định: “Công dân có
quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc” (Điều 35).
Trên cơ sở của Hiến pháp, Nhà nước đã ban hành Bộ luật lao động năm
1994 và được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2006, 2007 và đặc biệt Bộ
luật lao động năm 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012 thì khái niệm việc
làm lại được hoàn chỉnh thêm một bước: “Việc làm là hoạt động lao động tạo
ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” (Điều 9).
Hơn thế, ngày 16/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã
thông qua Luật việc làm, khái niệm việc làm lại tiếp tục khẳng định: “Việc
làm là hoạt động tạo thu nhập mà không bị pháp luật cấm” (Điều 3). Như vậy,
Bộ luật lao động năm 2012 và Luật việc làm năm 2013 đều có quy định chung

về khái niệm việc làm. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc làm đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia và là vấn đề bảo đảm an sinh xã hội luôn được
Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Tóm lại, có thể còn có nhiều khái niệm khác nhau về việc làm nhưng
dù ở góc độ nào, có thể hiểu một cách khái quát nhất: Việc làm là hoạt động
lao động của con người, mang lại thu nhập, không bị pháp luật cấm và được
xã hội thừa nhận. Dưới góc độ này thì việc làm có các dấu hiệu sau.
Thứ nhất, việc làm phải là những hoạt động lao động có mục đích của
con người nhằm tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần phục vụ bản thân, gia
đình và xã hội. Hoạt động lao động có thể là lao động trí óc hay lao động chân
tay giản đơn, lao động có trình độ cao hay là lao động trình độ thấp.
Thứ hai, việc làm là hoạt động của con người tạo ra nguồn thu nhập.
Hoạt động đem lại thu nhập có thể được lượng hóa dưới các dạng: Người lao
động nhận được tiền công, tiền lương hoặc hiện vật từ người sử dụng lao

9


động, tự đem lại thu nhập cho người lao động. Như vậy, một hoạt động được
xem xét có phải là việc làm hay không không phải là việc làm chủ yếu dựa
trên tính hợp pháp của hoạt động đó.
Thứ ba, việc làm là hoạt động không bị pháp luật cấm. Quan niệm trên
về việc làm vừa mang tính mềm dẻo vừa tạo nhiều cơ hội để người lao động
kiếm việc làm trên cơ sở nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp quyền
“công dân có thể làm tất cả những gì pháp luật không cấm”.
“Việc làm” và “thất nghiệp” là một cặp phạm trù song hành với nhau
khi bàn về vấn đề việc làm. Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO),”Thất
nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm
việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương thịnh hành”.
Ở Việt Nam, thất nghiệp là vấn đề mới phát sinh trong thời kỳ chuyển

đồi nền kinh tế cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường.Vì vậy,
tuy chưa có văn bản pháp luât quy định riêng về thất nghiệp, nhưng có đề
cập đến ở một số văn bản Luật như Luật việc làm năm 2013 và các văn bản
hướng dẫn thi hành, qua đó có thể khẳng định: Thất nghiệp là những người
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang
không có việc làm.
Tóm lại: Thất nghiệp có ba đặc trưng sau: Có khả năng lao động; Đang
không có việc làm; Đang đi tìm việc làm.
1.1.2. Phân loại việc làm
Có nhiều cách phân loại việc làm, tuy nhiên có thể phân loại việc làm
theo một số căn cứ sau:
- Căn cứ vào điều kiện và môi trường làm việc, việc làm được phân thành
hai loại: Việc làm bình thường và việc làm nặng nhọc độc hại, nguy hiểm.
Việc làm bình thường là loại việc làm trong đó các công việc không
chứa đựng hoặc chứa đựng ít các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Việc

10


làm bình thường xét về mặt kỹ thuật thường có thao tác hoạt động, quy trình,
quy phạm của nghề, công việc tương đối đơn giản. Người lao động tiến hành
công việc trong điều kiện lao động tương đối thuận lợi và ít bị nguy cơ đe dọa
về tính mạng thân thể. Chính vì vậy mà người lao động có thể trực làm hoặc
tuy có sự bảo hộ nhưng không đáng kể để giải quyết công việc đó một cách an
toàn và không để lại những hậu quả xấu cho tương lai [10].
Việc làm nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là công việc chứa các yếu tố
có hại cho cơ thể con người như hóa học, vật lý, sinh học, môi trường đối với
cơ thể người lao động. Khi người lao động trực tiếp thực hiện các công việc
trong điều kiện lao động đó thì các yếu tố trên sẽ có tác động vào cơ thể người
lao động gây ra các bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, với

các yếu tố nguy hiểm, độc hại của công việc thì nguy cơ tại nạn lao động xảy
ra đối với người lao động là rất lớn.
- Căn cứ vào đối tượng lao động, việc làm được phân thành hai loại:
Việc làm cho người lao động bình thường và việc làm cho người lao động đặc
thù. Tình trạng đặc thù của người lao động được thể hiện qua việc giới hạn
những công việc và giới hạn chịu được những công việc do nguyên nhân xuất
phát từ tình trạng cơ thể [10].
Đối với những người lao động bình thường, có sức khỏe về thể lực và
trí lực thì họ sẽ lao động trong các điều kiện lao động bình thường. Họ là
những người có năng lực lao động đầy đủ.
Đối với một số lực lượng lao động đặc thù như lao động chưa thành
niên, lao động nữ hoặc lao động là người khuyết tật, là những lao động có
sự phát triển không bình thường hoặc khiếm khuyết về cơ thể hoặc không
phù hợp với tình trạng cơ thể khiến họ không có nhiều cơ hội để thực hiện
tất cả các công việc [10]. Nhà nước có những quy định cụ thể đối với họ.
Điều này thể hiện trong việc Nhà nước đưa ra những điều kiện ưu tiên và

11


những hành vi cấm người lao động, người sử dụng lao động không được
làm và có cả những cơ chế ưu đãi với người sử dụng lao động nếu có sử
dụng lực lượng lao động này.
- Căn cứ vào tính chất công việc và thời gian làm việc, việc làm được
phân thành hai loại: Công việc làm trọn thời gian và công việc không làm
trọn thời gian.
Công việc làm trọn thời gian là việc làm mà người lao động có thể thực
hiện công việc với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần
được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh
nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hay quy định của người sử dụng lao

động. Theo đó người lao động phải dành toàn bộ thời gian làm công việc đó và
phải có trách nhiệm với công việc đó. Đặc biệt khi người lao động có sự gắn bó
với công việc thì sẽ tạo được kỹ năng và tính yêu nghề, tâm lý ổn định cho họ.
Việc làm không trọn thời gian là việc làm có thời gian làm việc ngắn
hơn với thời gian làm việc bình thường theo ngày được quy định trong pháp
luật lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập
thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động. Theo đó, công việc làm
không trọn thời gian thì những người thực hiện việc làm đang có một công
việc đòi hỏi thời gian làm việc không dài hoặc tính chất công việc không ổn
định. Người lao động chỉ phải thực hiện nghĩa vụ công việc trong một thời
gian ngắn, sự có mặt của người lao động tại nơi làm việc không đòi hỏi
thường xuyên. Đây là công việc mà người lao động thường làm thêm hoặc
công việc có tính chất tạm thời. Tuy nhiên, việc thực hiện công việc đó vẫn
phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động về việc làm và các quy
định về việc làm.
- Ngoài ra, xét theo vị trí lao động, mức độ sử dụng thời gian làm việc
của người lao động thì việc làm cũng được phân thành việc làm chính và việc

12


làm phụ. Việc làm chính là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời
gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác. Việc làm phụ là
công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.
Hay cũng có thể chia việc làm thành việc làm toàn thời gian, bán thời
gian, việc làm thêm. Việc làm toàn thời gian: Chỉ một công việc làm 8 tiếng
mỗi ngày, hoặc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần.
Việc làm bán thời gian: Mô tả công việc làm không đủ thời gian giờ hành
chính quy định của Nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời gian
làm việc có thể dao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục. Việc

làm thêm: Mô tả một công việc không chính thức, không thường xuyên bên
cạnh một công việc chính thức và ổn định.
1.1.3. Tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm
Việc làm và giải quyết việc làm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của
mỗi quốc gia, dân tộc. Nhân tố quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia,
dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội đó chính là con người. Con người
bằng trình độ, năng lực, sức lao động của mình đóng góp vào sự phát triển
chung đó thông qua việc làm. Xã hội càng phát triển thì vấn đề tạo việc làm
và giải quyết được bài toán về giải quyết việc làm cho người lao động càng
trở nên được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế, việc làm và giải
quyết việc làm có vai trò rất quan trọng đối với quốc gia, cá nhân, đơn vị sử
dụng lao động và xã hội:
Đối với mỗi quốc gia: Việc làm là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển, tiến
bộ của quốc gia. Bởi thế, giải quyết việc làm phải gắn liền với sự phát triển
kinh tế - xã hội. Một xã hội phát triển bền vững phụ thuộc vào sự nỗ lực, quan
tâm giải quyết việc làm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn xã
hội. Do vậy, để phát triển, xã hội cần xác định giải quyết tốt việc làm, tạo thu
nhập cho mọi người có cuộc sống ổn định. Lao động là một trong những

13


nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành,
lĩnh vực của nền kinh tế nói riêng và của quốc gia nói chung. Vì vậy, nó là
nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn
phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì
mối quan hệ hài hòa giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền
kinh tế có xu hướng phát triển bền vững [29]. Bên cạnh đó, giải quyết được
việc làm, hạn chế thất nghiệp, giúp cho xã hội phát triển ổn định bền vững,
bảo đảm phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, ngăn

ngừa, hạn chế các tệ nạn tiêu cực xảy ra.
Đối với mỗi cá nhân: Có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống
bản thân mình, nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá
nhân. Vì vậy, việc làm có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, nó không
thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và
xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế
và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
Việc làm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống con người,
làm cho xã hội luôn phát triển, quan hệ việc làm có thể là quan hệ tiền quan
hệ lao động, có thể đan xen với quan hệ lao động, không có việc làm thì
không thể có quan hệ lao động.
Việc làm là điều kiện tiên quyết giúp con người tồn tại, hòa nhập vào
cộng đồng cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người với cộng
đồng xã hội. Thông qua việc làm mọi người lao động có điều kiện khẳng định
mình trong cuộc sống và luôn hướng tới những giá trị nhân văn cao đẹp. Đặc
biệt, việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của
từng cá nhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập
trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự
nhiên, cơ sở hạ tầng,..), vào những nhóm người nhất định (lao động không có

14


trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp,..). Như vậy, việc làm là một yếu tố
giúp con người nói chung và người lao động nói riêng tồn tại, hòa nhập cộng
đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động đối với cộng đồng.
Việc làm không chỉ là nguồn sống mà còn là lẽ sống, một trong những điều
kiện quan trọng để phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Đồng thời,
việc làm là một trong các quyền của con người thuộc nhóm về kinh tế, văn
hóa, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp.

Đối với đơn vị sử dụng lao động: Người lao động là nhân tố quyết
định đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của cơ quan, tổ chức sử dụng lao
động. Đối với mỗi đơn vị sử dụng lao động, bất kể là cơ quan nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân hay các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp thì ngay từ
đầu khi xây dựng đề án thành lập, hoạt động thì yếu tố con người, tổ chức
nhân sự luôn được đặt lên hàng đầu sau yếu tố về tài chính và các nguồn lực
khác. Bởi chính con người, mỗi một cá nhân, người lao động mới hình thành
nên tổ chức, hình thành nên bộ máy, hình thành nên tập thể và quyết định đến
sự vận hành, phát triển của cơ quan, tổ chức. Cá nhân, người lao động có
mạnh thì cả tập thể mới mạnh. Mạnh ở đây phải kể đến trình độ, năng lực,
kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết của người lao động. Người sử
dụng lao động phải biết tuyển người, dùng người vừa đúng, vừa trúng và phát
huy được năng lực của người lao động bằng các hoạt động quản lý của mình.
Ngoài ra, luôn biết tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao
động, thể hiện vai trò, trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với người
lao động, sự quan tâm của người quản lý về đời sống vật chất, tinh thần cho
người lao động và nó cũng là mối quan hệ tạo nên sự gắn kết giữa người lao
động với người sử dụng lao động và ngược lại. Muốn vậy, người sử dụng lao
động luôn luôn phải tìm kiếm, tạo ra việc làm và giải quyết việc làm nhằm ổn
định tiền lương, tăng thu nhập cho người lao động. Vì thế yếu tố việc làm, tạo

15


việc làm và người lao động là hai yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của đơn vị sử dụng lao động.
1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm
1.2.1. Các nguyên tắc về việc làm và giải quyết việc làm
Thứ nhất, Nhà nư ớc thố ng nhấ t quản lý lĩnh vực việc làm và giải quyế t
việc làm.

Tinh thần của nguyên tắ c này thể hiện ở khoản 1 Điều 7, Luật việc
làm “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả
nước”. Tại Điều 9 Bộ luật Lao động quy định: “Nhà nước, người sử dụng
lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm
cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm”. Với tư
cách vừa là chủ thể quản lý, vừa là chủ thể sử dụng lao động lớn nhất hiện
nay, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo việc làm cho từng cá nhân người lao
động. Do vậy, Nhà nước thố ng nhấ t quản lý nguồ n nhân lực và quản lý lao
động bằng pháp luật và có chính sách để phát triển , phân bố nguồ n nhân lực ,
phát triể n đa da ̣ng các hình thức sử du ̣ng lao động và dich
̣ vu ̣ việc làm . Theo
đó, Nhà nước chủ yếu thực hiện, quản lý ở tầm vĩ mô bằng việc ban hành và
tổ chức thực hiện các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật. Nhà nước
phải đảm bảo việc làm thông qua

việc xác định chỉ tiêu tạo việc làm trong

quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 10 năm, 5 năm và hàng năm
gắ n với chính sách việc làm và lao động

, đảm bảo cơ hội làm việc bình

đẳ ng, công bằ ng cũng như xây dựng , tạo lập các công cụ , thể chế hỗ trơ ̣
trong liñ h vực tạo và giải quyết việc làm ; khuyết khích, tạo điều kiện thuận
lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, phát triển sản
xuất kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động; phân bổ ngân sách và
bảo đảm nguồn lực để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình giải quyết việc
làm của quốc gia cũng như từng địa phương.

16



Thứ hai, cấm cưỡng bức , ngược đãi ngư ời lao động trong việc làm và
giải quyết việc làm.
Vấn đề cấm ngược đãi và cưỡng bức người lao động trong quá trình lao
động là nguyên tắc được nhiều quốc gia quan tâm trong việc xây dựng và
thực hiện các quy định về việc làm. Ở Việt Nam, nguyên tắ c nà y đươ ̣c quy
đinh
̣ ta ̣i Khoản 2, khoản 3 Điề u 8 Bộ luật Lao động năm 2012: "Cấ m ngươ ̣c
đãi người lao động”, “cấ m cưỡng bức người lao động ". Hay tại khoản 4, Điều
9 Luật việc làm cũng quy định “cấm dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để
lừa gạt người lao động…”. Nội dung nguyên tắ c này thể hiện các cơ quan
Nhà nước cũng như người sử du ̣ng lao động không đươ ̣c buộc người lao động
phải tiến hành những việc làm trái với ý nguyện của họ và trong quá trình sử
dụng lao động không đươ ̣c có những hành vi có tính chấ t ngươ ̣c đãi người lao
động. Đây là một nguyên tắ c thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Nhà nước
ta, nhằ m bảo vệ quyề n lơ ̣i của ngư ời lao động

. Bởi vì , trước hết người lao

động thuộc về số đông người trong xã hội . Hơn nữa, trong quan hệ lao động
các chủ thể có điạ vi ̣kinh tế không bình đẳ ng. Người sử dụng lao động có đầy
đủ các điề u kiện về vố n , tư liệu sản xuất , công nghệ kỹ thuật ... Ngược lại ,
người lao động la ̣i rơi vào vi ̣thế yế u , họ chỉ có một tài sản duy nhất là sức lao
động để đổ i lấ y thu nhập , đảm bảo cuộc số ng . Chính vì vậy , trong quá trình
lao động, người sử dụng lao động không được dùng vị thế kinh tế của mình để
ép buộc, cưỡng bức, ngược đãi người lao động phải làm việc theo ý muốn của
mình trái với quy đinh
̣ của pháp luật, vi pha ̣m quyề n con người. Tinh thần của
nguyên tắc này nhằm hướng tới mục đích bảo vệ nhân quyền và chống lại tình

trạng nô dịch việc làm.
Thứ ba, bình đẳ ng trong liñ h vực việc làm và giải quyết việc làm
Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, “Mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật” (khoản 1, Điều 16). Theo đó, mọi người lao động

17


đều có quyền bình đẳng về cơ hội có việc làm, được đối xử bình đẳng trong trả
công khi làm công việc như nhau, không bị phân biệt đối xử về bất cứ tiêu chí
nào. Điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012 quy định “Người lao
động có quyền nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử”.
Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong việc làm, Bộ luật lao
động năm 2012 quy định: “Cấm phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu
da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo...” (khoản 1
Điều 8). Luật việc làm năm 2013 quy định: “Bình đẳng về cơ hội việc làm và
thu nhập” (khoản 2 Điều 4); “cấ m phân biệt đối xử trong việc làm và nghề
nghiệp" (khoản 1 Điều 9). Người lao động không bị phân biệt đối xử về dân
tộc, thành phầ n xã hội, tín ngưỡng tôn giáo trong liñ h vực việc làm. Họ có thể
làm việc ở bấ t cứ nơi nào miễn là ho ̣ có sức khỏe , khả năng và trình độ nghề
nghiệp đáp ứng nhu cầ u của ngư ời tuyể n du ̣ng lao động.
Không ai có thể phủ nhận những ưu thế của nền kinh tế thị trường, đặc
biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Dưới góc độ việc làm, toàn cầu hóa tạo ra
một lượng việc làm rất lớn thậm chí vượt ra khỏi biên giới quốc gia, từ đó khả
năng lựa chọn và cơ hội việc làm cho mỗi công dân là rất cao. Tuy nhiên, toàn
cầu hóa cũng có những mặt trái của nó về lĩnh vực việc làm. Đó là tình trạng
thất nghiệp, là sự phân biệt việc làm của nhóm người lao động yếu thế... Và ở
đây, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước là phải hạn chế đến mức thấp nhất sự
bất bình đẳng trong vấn đề việc, đảm bảo công bằng trong cung cấp việc làm
và tiếp cận việc làm cho mọi công dân [5]. Vì thế, nguyên tắ c bình đẳ ng trong

lĩnh vực việc làm một mặt đảm bảo quyền lợi cho người lao động được có cơ
hội việc làm, mặt khác ta ̣o điề u kiệ n để người lao động phát huy khả năng tìm
tòi sáng ta ̣o, không ngừng ho ̣c tập nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, rèn
luyện ý thức tổ chức kỷ luật đáp ứng yêu cầ u của người sử du ̣ng lao động.

18


Thứ tư, đa dạng hóa việc làm và khuyế n khích mọi hoạt độ ng tạo ra
việc làm và hỗ trợ tạo ra việc làm.
Với dân số khoảng hơn 90 triệu dân ở nước ta hiện nay thì số lượng lao
động có nhu cầu có việc làm là rất lớn, thật sự là sức ép đối với xã hội và Nhà
nước ta. Vì vậy, việc đa dạng hóa các nguồn và hình thức tạo, giải quyết việc
làm là hướng đi cần thiết của Nhà nước ta nhằm khai thác nguồn lực và tận
dụng mọi tiềm năng của xã hội trong lĩnh vực giải quyết việc làm [5].
Đa dạng hóa việc làm được coi là nguyên tắc linh hoạt, mềm dẻo và
đầy tính nhân văn, tính an sinh xã hội của nước ta. Áp dụng nguyên tắc này
nhằm tạo cơ chế mở cho người sử dụng lao động và người lao động trong việc
tìm kiếm việc làm, tạo ra việc làm mà không bị pháp luật cấm nhằm tạo ra
việc làm ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn, chất lượng hơn, đặc biệt phù
hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát
triển nhất định.
Nguyên tắc này được hiểu là việc Nhà nước huy động mọi nguồn lực,
khả năng của xã hội trong giải quyết việc làm, đồng thời phải đa dạng và sử
dụng một cách linh hoạt các hình thức tạo ra việc làm và giải quyết việc làm.
Bên cạnh đó còn phát huy tính chủ động, năng động của mọi người lao động
có khả năng lao động trong xã hội và khả năng thu hút lao động của các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nư ớc khuyế n khích mo ̣i hoa ̣t
động ta ̣o ra việc làm , mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút lao động


.

Nguyên tắc này vừa thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, vừa thể hiện trách
nhiệm của xã hội, của người sử dụng lao động và của cá nhân người lao động
trong một mối quan quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau trong vấn đề việc
làm và giải quyết việc làm.
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm
Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm

19


×