Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm từ thực tiễn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN ANH MINH

B¶O HIÓM THÊT NGHIÖP TRONG LUËT VIÖC LµM
Tõ THùC TIÔN TØNH QU¶NG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN ANH MINH

B¶O HIÓM THÊT NGHIÖP TRONG LUËT VIÖC LµM
Tõ THùC TIÔN TØNH QU¶NG NINH
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ DUNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật trực
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Anh Minh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ........... 7
1.1.
Một số vấn đề chung về bảo hiểm thất nghiệp ................................ 7
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp .......................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp ..................................................... 9
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp ....................................................... 10

1.2.
Pháp bảo hiểm thất nghiệp ............................................................. 12
1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ....................................... 12
1.2.2. Nguyên tắ c điều chỉnh pháp luật bảo hiể m thấ t nghiê ̣p ..................... 13
1.2.3. Nội dung pháp luật bảo hiểm thất nghiệp .......................................... 17
1.3.
Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo hiểm
thất nghiệp ........................................................................................ 24
1.3.1. Pháp luật của Nhật Bản về bảo hiểm thất nghiệp .............................. 24
1.3.2. Pháp luật của Nam Phi về bảo hiểm thất nghiệp................................ 26
1.3.3. Pháp luật của Canada về bảo hiểm thất nghiệp.................................. 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 31
Chƣơng 2: THƢ̣C TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP TRONG LUẬT VIỆC LÀM VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NINH ....... 32
2.1.
Thực trạng các quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Luật
Việc làm ............................................................................................. 32
2.1.1. Đối tƣợng tham gia bảo hiể m thấ t nghiê ̣p .......................................... 32


2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.1.5.
2.1.6.
2.2.
2.2.1.

Điều kiện hƣởng trợ cấp thất nghiệp .................................................. 36

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp .............................................................. 39
Quỹ BHTN và quản lý quỹ ................................................................ 53
Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ............................. 57
Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm thất nghiệp.................................. 59
Thực tiễn thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh ...... 59
Sơ lƣợc về tình hình kinh tế - xã hội và tình trạng thất nghiệp
tại tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 59
2.2.2. Thực tiễn thực hiện BHTN tại tỉnh Quảng Ninh................................ 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 79
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG LUẬT VIỆC LÀM
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BẢO
HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NINH ....................... 80
3.1.
Yêu cầu của việc hoàn thiện quy định về bảo hiểm thất
nghiệp trong Luật Việc làm và nâng cao hiệu quả thực hiện
bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh .................................... 80
3.2.
Kiến nghị hoàn thiện quy định về bảo hiểm thất nghiệp
trong Luật Việc làm ......................................................................... 83
3.2.1. Về đối tƣợng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ..................................... 83
3.2.2. Về thủ tục hƣởng bảo hiểm thất nghiệp ............................................. 85
3.2.3. Về việc hỗ trợ học nghề, tƣ vấn giới thiệu việc làm .......................... 86
3.2.4. Về Quỹ bảo hiểm thất nghiệp............................................................. 87
3.2.5. Về việc giải quyết quyền lợi cho ngƣời lao động .............................. 87
3.2.6. Về việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ................. 88
3.3.
Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất
nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh ............................................................. 89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 95

KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 98
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BLHS:

Bộ luật hình sự

ILO:

Tổ chức lao động quốc tế

LĐTBXH: Lao động - thƣơng binh và xã hội
NLĐ:

Ngƣời lao động

NSDLĐ:

Ngƣời sử dụng lao động


TCTN:

Trợ cấp thất nghiệp

TNHS:

Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Tỷ lệ thất nghiệp phân theo thành thị và nông thôn tỉnh
Quảng Ninh qua các năm, giai đoạn 2010 – 2014 (đơn vị: %)

62

Bảng 2.2. Tình hình tham gia BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

63

Bảng 2.3. Tình hình biến động về TCTN


67

Bảng 2.4. Tình hình lao động đƣợc tƣ vấn giới thiệu việc làm

68

Bảng 2.5. Tình hình lao động đang hƣởng TCTN tham gia hỗ trợ học nghề

70

Bảng 2.6. Tình hình thu chi BHTN trên địa bàn tỉnh

71


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Biểu đồ 2.1.

Tên biểu đồ

Trang

Thống kê số ngƣời nộp hồ sơ hƣởng TCTN và số ngƣời
có quyết định hƣởng TCTN (ngƣời)

65

Biểu đồ 2.2. Tình hình lao động hƣởng TCTN đƣợc hỗ trợ học nghề


69


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thất nghiệp là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội mà bấ t kỳ quố c gia nào
trên thế giới cũng phải đƣơng đầu. Thất nghiệp cũng là một hiện tƣợng khách
quan và đƣợc biểu hiện nhƣ một đặc trƣng vốn có của kinh tế thị trƣờng. Thất
nghiệp có tác động lớn đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội
của mỗi quốc gia, thất nghiệp đẩy NLĐ vào tình cảnh túng quẫn, lãng phí
nguồn lực xã hội, gia tăng tỷ lệ tội phạm, là một trong những nguyên nhân cơ
bản khiến nền kinh tế bị đình trệ. Do đó , BHTN đƣợc xem nhƣ là một chính
sách quan trọng hàng đầu trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp. BHTN
đƣợc xây dựng và thực hiện với mục đích bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ
khi bị mất việc làm, đồng thời tạo điều kiện để NLĐ có cơ hội t́im
̀ kiếm đƣợc
việc làm mới trong thời gian sớm nhất.
Việt Nam là nƣớc thực hiện chính sách pháp luật về BHTN tƣơng đối
muộn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đến năm 2006, BHTN mới
đƣợc quy định trong Luật BHXH và có hiệu lực thi hành từ năm 2009. Sau
hơn 5 năm thực hiện, về cơ bản BHTN đã đáp ứng đƣợc phần nào yêu cầu đặt
ra, đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ bị mất việc. Tiếp đến năm 2013, sau
khi đã xem xét và tiếp thu ý kiến, Nhà nƣớc đã chuyển phần BHTN từ Luật
BHXH năm 2006 sang quy định trong Luật việc làm năm 2013. Theo đó,
BHTN mang tính chất chủ động trong việc bảo đảm việc làm, đời sống cho
NLĐ tham gia BHTN mà bị mất việc làm nhanh chóng tìm đƣợc việc làm, trở
lại thị trƣờng lao động. Tuy nhiên kể từ khi thực hiện theo Luật việc làm tới
nay, chính sách BHTN cũng đã bộc lộ những thiếu sót, tồn tại không chỉ về
các quy định pháp luật mà còn trong thực tiễn thực hiện BHTN. Điển hình là
những bất cập về đối tƣợng tham gia, điều kiện hƣởng, thủ tực thực hiện, hay


1


các hoạt động hỗ trợ học nghề, tƣ vấn – giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó, tình
trạng vi phạm pháp luật về BHTN vẫn còn xảy ra khá nhiều gây thiệt hại chủ
yếu cho NLĐ.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, một đầu
tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, hội tụ những điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc. Quảng Ninh tập trung khá nhiều khu công nghiệp lớn,
các nhà máy xí nghiệp, chính vì vậy vấn đề việc làm luôn đƣợc hết sức quan
tâm. Tỉ lệ thất nghiệp đƣợc theo dõi sát sao theo từng năm để điều chỉnh và
quản lý chế độ BHTN. Qua hơn 6 năm thực hiện, BHTN trên địa bàn tỉnh đã
đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của NLĐ, NSDLĐ, phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội của tỉnh, góp phần quan trọng trọng việc bảo đảm thu nhập của
NLĐ và giúp họ sớm tìm đƣợc việc làm trở lại. Tuy nhiên, do là một chính
sách tƣơng đố i mới nên trong quá trình áp dụng và thƣ̣c hiện pháp luâ ̣t BHTN
tại Quảng Ninh vẫn còn nhiề u thiế u sót và ha ̣n chế nhƣ quy đ ịnh về điều kiện
tham gia, trình tự thủ tục, nhận thức của NLĐ về các quyền lợi đƣợc hƣởng
khi hƣởng TCTN; tình trạng NSDLĐ nợ đóng BHTN. Việc tìm ra những biện
pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng trên là điều hết sức cần thiết để
BHTN có thể phát huy đƣợc vai trò và ý nghĩa vốn có trong thực tiễn.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật
Việc làm từ thực tiễn Tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn thạc sỹ luật học cho
mình với mu ̣c đích tìm ra những nguyên nhân vƣớng mắc, tồn tại trong quá
trình áp du ̣ng nhƣ̃ng quy đinh
̣ pháp luâ ̣t về BHTN qua góc nhìn c

ủa tỉnh


Quảng Ninh, và từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về BHTN
và nâng cao hiệu quả thực hiện BHTN tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng và ở
Việt Nam nói chung.

2


2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp vấn đề thất nghiệp đƣợc đƣơ ̣c đề câ ̣p
tới nhƣ 1 trong vấ n đề quan tro ̣ng của an sinh xã hô ̣i và quan niệm thất nghiệp
không gắn với chủ nghĩa xã hội mà chủ yếu diễn ra ở các nƣớc phƣơng Tây .
Chỉ từ khi chúng ta chuyển đổi tƣ̀ nề n kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trƣờng nhiề u thành phầ n và đ ặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ khu vực năm 1998 thì vấn đề nghiên cứu thất nghiệp và BHTN
mới thực sự đƣợc đặt ra. Có khá nhiều nhà khoa học tâ ̣p trung nghiên cƣ́u vấ n
đề này với các bài viết, chuyên đề chuyên sâu. Cụ thể:
- Giáo trình, sách tham khảo: Bao gồm giáo trình luật an sinh xã hội của
một số cơ sở đào tạo luật học, nhƣ: Giáo trình luật an sinh xã hội Việt Nam của
Đại học Luật Hà Nội năm 2013; Giáo trình bảo hiểm của Đại học Kinh tế quốc
dân hà Nội năm 2004, Giáo trình bảo hiểm xã hội của Đại học Lao động - xã hội
năm 2011… Sách tham khảo “Pháp luật an sinh xã hội - những vấn đề lý luận
và thực tiễn” Nguyễn Hiền Phƣơng. Theo đó, các công trình này có đề cập đến
một số nội dung liên quan đến BHTN và pháp luật về BHTN.
Đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn: Các đề tài khoa học cấp
bộ, cấp cơ sở, luận án, luận văn cũng có đề cập đến nội dung BHTN và pháp
luật về BHTN tại Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu khoa học có thể kể đến
nhƣ đề tài khoa học: “Giải pháp về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” của Bộ
Lao động, thƣơng binh và xã hội, năm 1996; Đề tài khoa học: “Hoàn thiện
pháp luật bảo hiểm xã hội” của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2005. Các

luận án, nhƣ: Luận án “Chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hoài Thu, Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2004; Luận án “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng
và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hiền
Phƣơng, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2009.

3


Ngoài ra là các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành về an sinh xã
hội, với những phân tích tƣơng đối chuyên sâu và có nhiều so sánh tham khảo
với pháp luật nƣớc ngoài. Đó là: “Một số vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp”
của tác giả Trần Thị Thúy Lâm, đăng trên Tạp chí Luật học số 3/2004; “Điều
kiện, thời gian và mức hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” của
TS Lê Thị Hoài Thu, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2005;
“Những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp”
của Trần Thị Diệu Hồng, đăng trên Tạp chí Lao động và xã hội, số 260/2005;
“Quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Công ước của Tổ chức lao động
quốc tế ILO và một số nước trên thế giới” của tác giả Lê Thị Hoài Thu;
“Tham gia bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho cả người lao động và người sử
dụng lao động” của tác giả Đặng Quang Điều đăng trên Tạp chí Lao động và
xã hội, số 355/2009; “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp sau 3 năm thực hiện ở
Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Dung đăng trên Tạp chí Luật học, số 9/2012;
“Nhìn lại 5 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”, Lê
Thị Thanh Hà, Tạp chí quản lý nhà nƣớc, số 7/2014. Ngoài việc xây dựng hệ
thống một số vấn đề lý luận, các công trình nghiên cứu này, ở các mức độ
khác nhau, đã đi sâu phân tích những bất cập trong quy định của pháp luật
BHTN và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam, từ đó đƣa ra kiến nghị hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BHTN.
Tuy vậy, theo tìm hiểu và khảo cứu của tác giả thì chƣa có công trình

nào ở cấp luận văn nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật BHTN trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó tác giả lựa chọn đề tài “Bảo hiểm thất nghiệp
trong Luật Việc làm từ thực tiễn Tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn để góp phần
củng cố và làm rõ hơn nh ững vấn đề lý luận về BHTN, những quy định của
pháp luật hiện hành về BHTN cũng nhƣ thực tiễn thực hiện các quy định này
tại tỉnh Quảng Ninh.

4


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu với mục đích làm rõ những vấn đề chung về
BHTN, khái quát hệ thống pháp luật về BHTN ở Việt nam hiện nay và đánh
giá thực trạng quá trình áp dụng BHTN tại tỉnh Quảng Ninh từ đó nhận ra
những mặt làm đƣợc và những khiếm khuyết còn tồn đọng để có hƣớng kiến
nghị sửa đổi, hoàn thiện pháp luật. Từ mục tiêu trên, luận văn tập trung vào
các nhiệm vụ chính sau đây:
Một là, nghiên cứu để làm sáng tỏ một số vấn đề chung về thất nghiệp,
BHTN, pháp luật về BHTN.
Hai là, phân tích thực trạng pháp luật hiện hành về BHTN ở Việt Nam
và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng
Ninh. Qua đó, rút ra những điểm tích cực, những điểm còn tồn tại, bất cập
trong các quy định của pháp luật cũng nhƣ thực tiễn thực hiện pháp luật trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Ba là, đề xuất kiến nghị sửa đổi một số quy định của pháp luật hiện
hành về BHTN và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện BHTN trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật về BHTN
trong Luật Việc làm bao gồm: đối tƣợng tham gia BHTN, điều kiện hƣởng

BHTN, các chế độ của BHTN, quỹ BHTN, xử lý vi phạm pháp luật về BHTN
và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BHTN; cùng với đó là việc tâp trung
phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh. Đồng thời có sự tham khảo pháp luật quốc tế về BHTN để từ đó
đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về
bảo hiểm thất nghiệp.

5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở của phƣơng pháp luận về chủ
nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Bên cạnh đó luận văn cũng tham khảo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về
chính sách BHTN ở Việt Nam. Ngoài ra, những phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học kinh tế, xã hội phù hợp với từng vấn đề của đề tài cũng đƣợc vận
dụng nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, đối chiếu, thống kê, dự
báo khoa học.. Các phƣơng pháp này có thể đƣợc sử dụng riêng rẽ hoặc có thể
đƣợc kết hợp với nhau để làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học: Luận văn làm rõ hơn nữa vấn đề cơ bản về thất
nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp. Cùng với đó phân tích thực trang pháp luật về
BHTN theo Luật Việc làm tại Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực hiện
BHTN tại tỉnh Quảng Ninh để từ đó tìm ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có giá trị nhƣ một tài liệu tham khảo về
vấn đề BHTN tại Việt Nam. Đồng thời luận văn đƣa ra một cái nhìn bao quát
về việc thực hiện BHTN tại Quảng Ninh, giúp các cơ quan quản lý tại địa
phƣơng này có thể xem xét nghiên cứu để có thể ngày càng hoàn thiện chính
sách BHTN tại nơi đây.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật bảo
hiểm thất nghiệp.
Chương 2: Thực trạng các quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Luật
Việc làm và thực tiễn thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về bảo hiểm thất
nghiệp trong Luật Việc làm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện bảo
hiểm thất nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.
6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
VÀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề chung về bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
Mỗi một quốc gia khi phát triển kinh tế đều gặp phải những thách thức
và khó khăn chung, bao gồm các vấn đề về tài chính, lạm phát, thâm hụt ngân
sách, cho đến thực trạng thất nghiệp, nhu cầu giải quyết việc làm. Trong vài
năm trở lại đây tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng và khó kiểm soát.
Theo bản báo cáo “Vấn đề việc làm thế giới năm 2014” của ILO thì số ngƣời
thất nghiệp trên toàn cầu đã đạt đến con số 203,2 triệu ngƣời, dự báo sẽ tăng
lên đến 213 triệu ngƣời vào năm 2019 [34]. Tác động của thất nghiệp tới các
quốc gia là rất lớn, làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, gia tăng lạm phát, ảnh
hƣởng đến thu nhập và đời sống của NLĐ. Không những thế, nó còn gây ra
bất ổn trong xã hội, gia tăng tỷ lệ tội phạm. Chính vì vậy, để giải quyết tình
trạng thất nghiệp thì mỗi quốc gia đều có những chính sách riêng ví dụ chính
sách về tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao mức sống của NLĐ, chính sách về
dân số nhƣ hạn chế việc di dân từ nông thôn về thành thị, các chính sách pháp

lý nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh và môi trƣờng làm việc, nâng cao
trình độ, tay nghề của NLĐ, chính sách về BHTN. Trong các chính sách trên
thì BHTN đóng vai trò quan trọng nhất, là “xƣơng sống” trong việc giải quyết
tình trạng trạng thất nghiệp đang xảy ra.
Trên thế giới, vấn đề BHTN bắt đầu đƣợc ghi nhận trong các văn bản
pháp lý của các quốc gia kể từ sau cuộc Đại cách mạng công nghiệp lần thứ 2
vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi mà khoảng thời gian này là sự bùng
nổ của nạn thất nghiệp, sự phân hóa giai cấp, tầng lớp sâu sắc. Quốc đầu tiên
áp dụng và thực hiện chính sách pháp luật về BHTN là Vƣơng Quốc Anh, bắt

7


đầu thực hiện từ năm 1911, tiếp theo là Italia. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thực
hiện vào năm 1935, Cộng hòa Pháp thực hiện năm 1958, Trung Quốc bắt đầu
thực hiện năm 1986 [18]. Tính đến nay đã có hơn 70 quốc gia thực hiện chế
độ BHTN. BHTN không chỉ là một chính sách riêng của bất kỳ quốc gia nào
mà nó còn đƣợc thừa nhận trong cộng đồng quốc tế.
Công ƣớc số 102 của ILO có quy định rằng BHTN là một trong chín
nhánh của BHXH. Xuất phát từ khái niệm của BHXH là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ gặp nhữn rủi ro do mất việc
làm thông qua một quỹ chung từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH,
góp phần làm ổn định đời sống của NLĐ và gia đình họ. Một khi NLĐ bị rủi
ro mất việc làm, nghĩa là khả năng lao động của họ không đƣợc sử dụng, thì
họ đƣợc trợ cấp BHXH. Và chính trợ cấp BHXH này đƣợc cho là TCTN. Từ
góc độ này, BHTN đƣợc xem nhƣ là một phần của BHXH. Do đó, ở khá
nhiều quốc gia trên thế giới thì BHTN là một trong các nhánh nằm trong hệ
thống BHXH nhƣ Anh, Mỹ, Thụy Điển [26]. Tuy vậy ở một số quốc gia khác,
xuất phát từ quan điểm cho rằng, bảo hiểm chỉ mang tính chất thụ động, hỗ
trợ tạm thời cho NLĐ trong giai đoạn khó khăn sau khi mất việc làm mà

không toát lên đƣợc vai trò thực sự của BHTN là giảm tình trạng thất nghiệp
thông qua việc nhanh chóng giúp NLĐ quay lại thị trƣờng lao động và sớm
tìm kiếm đƣợc việc làm bằng các chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm
cho NLĐ. Canada, Hàn Quốc là những quốc gia quy định BHTN nằm trong
hệ thống pháp luật về việc làm hay điển hỉnh cho quan điểm này là Nhật Bản,
họ đã quy định vấn đề BHTN nằm trong Luật Bảo hiểm việc làm.
Tại Việt Nam, trƣớc đây thì chúng ta theo trƣờng phái Anh, Mỹ, Thụy
Điển khi quy định BHTN nằm trong hệ thống BHXH. Theo Từ điển tiếng việt,
BHTN đƣợc hiểu là sự “bảo đảm những quyền và lợi ích cho NLĐ, công nhân,
viên chức khi không làm việc do bị mất việc làm” [33, tr.34]. Các quan điểm
trên mới chỉ đề cập BHTN nhƣ một chế độ trợ cấp về tài chính cho NLĐ khi bị
8


mất việc làm, điều này đã bó hẹp BHTN nhƣ một là chế độ BHXH mà không
làm rõ đƣợc hết vai trò quan trọng của BHTN trong thực tế là thúc đẩy sự
chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giảm thất nghiệp, tìm và tạo việc làm cho NLĐ.
Sau nhiều năm thực hiện BHTN trong thực tiễn và đồng thời nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp khác nhau từ những học giả, nhà nghiên cứu về lĩnh
vực thất nghiệp, nhà nƣớc đã có điều chỉnh mang tính đột phá khi chuyển
toàn bộ chế độ BHTN quy định ở Luật BHXH năm 2006 sang Luật Việc làm
năm 2013. Chúng ta đã tiếp thu và bƣớc đầu áp dụng theo mô hình BHTN của
Nhật Bản. Khoản 4 Điều 3 Luật Việc Làm năm 2013 đã định nghĩa BHTN là
“chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ
NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ
BHTN”. Xét cho đến cùng thì BHTN không phải là biện pháp giải quyết hậu
quả thất nghiệp một cách bị động, mà BHTN có vai trò chủ động trong việc
thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giảm thất nghiệp, giúp NLĐ
nhanh chóng tìm đƣợc việc làm.
1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp

Xuất phát từ việc phân tích khái niệm BHTN chúng ta có thể thấy
BHTN mang một số đặc điểm chung của một chế độ nằm trong BHXH đồng
thời nó cũng mang một số đặc điểm đặc thù khác có tính chất của chế độ việc
làm, góp phần tạo nên một sự thống nhất trong quan hệ của chế độ an sinh xã
hội với vần đề việc làm.
Thứ nhất, đối tƣợng áp dụng chế độ BHTN chỉ là những ngƣời trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động và tham gia vào các quan hệ lao động
nhƣng do một lý do nào đó mà mất việc làm, tạm thời không có việc làm cho
dù đang tích cực tìm kiếm việc làm. So với các chế độ khác của BHXH thì
đối tƣợng áp dụng của BHTN hẹp hơn khá nhiều.
Thứ hai, BHTN mang tính chất bắt buộc, đây là một trong nhiều điểm

9


chung của các chế độ BHXH. Tính bắt buộc thể hiện qua 3 khía cạnh chính
chủ thể đóng, mức đóng, phƣơng thức đóng. Chủ thể bắt buộc tham gia
BHTN thƣờng là NLĐ và NSDLĐ, bên cạnh đó ở một số quốc gia, Nhà nƣớc
cũng là đối tƣợng bắt buộc tham gia BHTN. Còn về mức đóng và phƣơng
thức đóng cũng bị ràng buộc bởi những quy định theo một mức cụ thể và cách
thức nhất định. Các bên tham gia không có quyền lựa chọn mức đóng và
phƣơng thức đóng BHTN.
Thứ ba, NLĐ và NSDLĐ tạo lập nên một quỹ tài chính tập trung, đồng
thời quỹ này có sự hỗ trợ một phần cũng nhƣ sự bảo trợ từ phía nhà nƣớc.
Quỹ này hoạt động theo một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ
BHXH là lấy số đông bù số ít, có vai trò hỗ trợ một phần cho NLĐ và gia
đình NLĐ khi họ mất việc làm, giúp họ ổn định cuộc sống, nhanh chóng tìm
đƣợc việc làm mới.
Thứ tư, BHTN không chỉ nhằm mục đích thu và chi trả TCTN, mà nó
còn đƣa ra các biện pháp để giúp ngƣời lao đông nhanh chóng quay lại thị

trƣờng lao động. Vì vậy cơ quan BHTN phải vừa có nghĩa vụ nhận đăng ký
thông tin BHTN, kiểm tra các điều kiện của NLĐ trƣớc khi chi trả TCTN, vừa
cung cấp và cập nhật thông tin về thị trƣờng lao động việc làm nhằm giúp NLĐ
tìm đƣợc công việc phù hợp với khả năng và những yêu cầu của bản thân.
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp
* Đối với người lao động
Với bất kỳ NLĐ nào, họ đều có nhu cầu tìm cho mình một công việc ổn
định, phù hợp với trình độ, khả năng của bản thân, nhất là những công việc
nhẹ nhàng nhƣng có mức lƣơng cao nhằm duy trì cuộc sống ở mức cơ bản so
với mức sống chung của toàn xã hội. Khi NLĐ không may gặp rủi ro và mất
việc làm thì BHTN sẽ chịu trách nhiệm trong việc chi trả trợ cấp thông qua
một khoản tiền nhất định giúp NLĐ ổn định cuộc sống và có thể tránh rơi vào

10


tình trạng cùng cực, nghèo khó. Khoản tiền trợ cấp tuy không quá lớn những
cũng là một khoản hỗ trợ về mặt tài chính nhằm làm đảm bảo sự “cân bằng”
trong cuộc sống của NLĐ khi bị thất nghiệp.
Bên cạnh đó, BHTN không chỉ dừng lại ở việc bù đắp thu nhập, mà còn
giúp NLĐ sớm quay trở lại thị trƣờng lao động và nhanh chóng tìm đƣợc việc
làm phù hợp thông qua hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm hay đào tạo
nghề. Đây chính là điểm đặc thù của BHTN so với các chế độ khác của
BHXH, mang bản chất đặc trƣng của chế độ việc làm. Ngoài ra, NLĐ bị thất
nghiệp còn đƣợc hƣởng nhiều quyền lợi khác từ BHTN nhƣ đƣợc đóng bảo
hiểm y tế trong thời gian bị thất nghiệp hay đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao trình
độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Đây là một trong giải pháp
hữu hiệu trong việc phòng ngừa từ xa tình trạng thất nghiệp có thể xảy ra.
* Đối với người sử dụng lao động
Ngoài việc hỗ trơ cho NLĐ bị thất nghiệp, BHTN cũng đem lại một số

lợi ích cho NSDLĐ. BHTN giúp cho NSDLĐ không phải bỏ ra một khoản chi
phí quá lớn để giải quyết chế độ cho ngƣời bị mất việc làm. Nhờ đó, NSDLĐ
có thể cân bằng các khoản tài chính khác, góp phần ổn định doanh nghiệp.
Đồng thời trong quá trình lao động, một khi NSDLĐ tham gia đóng một cách
tích cực và đầy đủ thì tâm lý của NLĐ sẽ đƣợc ổn định hơn khá nhiều, họ sẽ
không quá lo lắng nếu chẳng may bị mất việc làm, và khi đó chất lƣợng và
công việc sẽ tăng lên đáng kể và NSDLĐ sẽ đƣợc hƣởng lợi rất nhiều, doanh
nghiệp sẽ trên đà ngày càng phát triển. Thực chất đây là mối quan hệ cả hai
bên đều có lợi, do đó không có lý do gì mà NSDLĐ không tham gia đóng
BHTN. Đây cũng vừa là quyền lợi và trách nhiệm của họ.
Mặt khác, việc cung cấp thông tin, tƣ vấn đào tạo cho NLĐ bị thất
nghiệp tìm việc làm, giúp cho NSDLĐ, những ngƣời có nhu cầu lao động và
những ngƣời thất nghiệp, đang có nhu cầu tìm việc làm, có nhiều cơ hội gặp

11


nhau hơn. Xuất phát từ nguyên tắc có cung thì ắt sẽ có cầu, BHTN nhƣ là một
cầu nối trong việc tạo lập mối quan hệ giữa những NLĐ bị thất nghiệp với
NSDLĐ. Từ đó, NSDLĐ đƣợc đáp ứng nhu cầu lao động phù hợp với mong
muốn, yêu cầu công việc mà họ đề ra.
* Đối với nhà nước và xã hội
Đối với bất kỳ quốc gia nào, một khi tình trạng thất nghiệp gia tăng thì
đồng nghĩa với việc nền kinh tế đang suy thoái, nguồn nhân lực bị lãng phí
quá mực, các giá trị sản phẩm và dịch vụ cũng sụt giảm nghiêm trọng đồng
thời nó cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát, mất cân đối cơ
cấu kinh tế. Do đó việc thực hiện chế độ BHTN góp phần giải quyết có hiệu
quả tình trạng thất nghiệp, giảm tải các gánh nặng về tài chính cho các vấn đề
xã hội và mục tiêu xa hơn và quan trọng hơn là đảm bảo ổn định cho sự phát
triển kinh tế của quốc gia.

Ngoài ra, thất nghiệp gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng mất thu nhập đột
ngột và đƣơng nhiên khi thất nghiệp kéo dài thì ngƣời lao động sẽ gặp khó
khăn về mặt tài chính[30, tr.78], dẫn đến việc phát sinh các tệ nạn xã hội nhƣ
cờ bạc, trộm cắp, mại dâm.. Đây là “mầm mống” gây bất ổn chính trị – xã hội
ở bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy, BHTN cũng có một vai trò không nhỏ trong
việc ổn định cuộc sống cho NLĐ trong thời gian bị thất nghiệp cũng nhƣ góp
phần ổn định trật tự an ninh – xã hội.
1.2. Pháp bảo hiểm thất nghiệp
1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Từ khái niệm, đặc điểm và vai trò của BHTN, đồng thời trên cơ sở quy
định của pháp luật, có thể hiểu khái niệm pháp luật BHTN là tổng thể các quy
phạm pháp luật do Nhà nƣớc ban hành điều chỉnh các quan hệ về việc đóng
góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho

12


NLĐ bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm đƣa ngƣời thất
nghiệp trở lại thị trƣờng lao động và tìm đƣợc việc làm.
Pháp luật BHTN, kể từ khi xuất hiện đến nay, luôn phát huy tác dụng
trong việc tạo cơ sở pháp lý để các bên quan hệ BHTN thực hiện các nghĩa
vụ đóng phí BHTN để đƣợc hƣởng chế độ khi bị mất việc làm. Đồng thời
pháp luật BHTN luôn là hình thức bảo hiểm bắt buộc, theo đó NLĐ và
NSDLĐ khi đủ điều kiện bắt buộc phải tham gia đóng phí vào quỹ BHTN,
nhằm để tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho NLĐ khi bị mất việc làm
không có thu nhập.
1.2.2. Nguyên tắ c điều chỉnh pháp luật bảo hiểm thấ t nghiê ̣p
Nguyên tắc diều chỉnh pháp luật BHTN là khung pháp lý chung mang
tính chất chủ đạo, định hƣớng và chi phố i toàn b ộ các quy phạm pháp luật về
BHTN. Vì BHTN là mô ̣t phầ n không thể thiế u trong chế đô ̣ an sinh – xã hội

nên BHTN phải tuân theo nhƣ̃ng nguyên tắ c chung c ủa pháp luâ ̣t an sinh xã
hô ̣i. Các nguyên tắc này gồm có:
* Nguyên tắc đầu tiên là bảo đảm sự chia sẻ rủi ro giữa những người
tham gia BHTN
BHTN là mô ̣t phầ n không thể thiế u trong chế đô ̣ an sinh x ã hội của bất
kỳ quốc gia nào và một trong những nguyên tắc cực kỳ quan trọng của chế đ ộ
an sinh – xã hội là b ảo đảm sự chia sẻ rủi ro giƣ̃a nhƣ̃ng ngƣời tham gia , do
đó nguyên tắ c này cùng là nguyên tắ c thƣ́ yế u của BHTN

. Nguyên tắ c này

xuấ t phát tƣ̀ sƣ̣ tƣơng trơ ̣ giƣ̃a nhƣ̃ng ngƣời tham gia , đă ̣t lơ ̣i ích cô ̣ng đồ ng ,
tâ ̣p thể lên trên lơ ̣i ích của mô ̣t cá nhân cu ̣ thể hay nói cách khác là lấ y số
đông bù số ít. Một nguyên tắc thể hiện rõ tính nhân văn xã hội.
Theo nguyên tắ c này , không phải bấ t kỳ ai đã tham gia BHTN cũng
đƣơ ̣c hƣởng các chế đô ̣ của BHTN . Nế u nhƣ vâ ̣y thì dƣờng nhƣ có sƣ̣ bấ t
công không công bằ ng đố i với tấ t cả nhƣ̃ng ngƣời đã tham gia và đóng bảo
13


hiể m theo thời hạn quy định. Tuy nhiên đó chỉ là mô ̣t góc nhiǹ mang tiń h chấ t
“ngắ n ha ̣n”, không đảm bảo tiń h chấ t lâu dài . Khi ngƣời lao đô ̣ng gă ̣p rủi ro
và bị mất việc làm thì BHTN nhƣ là chiếc phao cứu sinh giúp họ tạm ổn định
cuô ̣c số ng trong mô ̣t khoảng thời gian nhấ t đinh.
̣ Mọi ngƣời tham gia đều phải
ý thức đƣợc rằng càng nhiều ngƣời tham gia thì gánh n ặng đóng góp phí đối
với từng ngƣời càng có cơ hội để giảm xuống. Ngƣợc lại, khi NLĐ gặp rủi ro,
phần ho ̣ đƣơ ̣c hƣởng từ đó mà có điều kiện để tăng lên.
Chính vì vậy , viê ̣c tham gia BHTN là điề u kiê ̣n bắ t buô ̣c đố i với
không chỉ riêng NLĐ mà cả ngƣời sƣ̉ du ̣ng lao đô ̣ng khi ho ̣ giao kế t hơ ̣p

đồ ng. Chỉ khi có sự chung tay và chia sẻ của một cả cộn

g đồ ng thì BHTN

mới thƣ̣c sƣ̣ hiê ̣u quả .
* Nguyên tắc thứ hai là mức đóng BHTN dựa trên cở sở tiề n lương của
người lao động
Khác với các loại bảo hiểm dân sự hay thƣơng mại , thì bảo hiểm thất
nghiê ̣p mang tin
́ h chấ t của chế đô ̣ an sinh – xã hội . Trong khi các loa ̣i bảo
hiể m kia bảo đảm về tài sản hay tính ma ̣ng thì bảo hiể m thấ t nghiê ̣p la ̣i đảm
bảo cho ngƣời lao động về vấn đề tài chính mà cụ thể phần thu nhập

[11].

Mƣ́c thu nhâ ̣p đƣơ ̣c bảo hiể m ch ính là mức tiền lƣơng hay mức tiền công
hàng tháng do nhà nƣớc quy định thống nhất .. Vấ n đề tiề n lƣơng luôn luôn là
mô ̣t trong nhƣ̃ng vấ n đề đƣơ ̣c quan tâm hàng đầ u trong bấ t kỳ bản hơ ̣p đồ ng
lao đô ̣ng hay hơ ̣p đồ ng viê ̣c làm nà o. Chỉ khi xác định rõ mức tiền lƣơng dựa
trên tính chấ t công viê ̣c và khả năng của ngƣời lao đô ̣ng thì chúng ta mới có
thể quy đinh
̣ đƣơ ̣c mƣ́c đóng bảo hiể m thấ t nghiê ̣p.
Về cơ bản, mức đóng bảo hiể m thấ t nghiê ̣p dƣ̣a trên cơ sở

tiề n lƣơng

của ngƣời lao động. Nế u NLĐ thuô ̣c đố i tƣơ ̣ng thƣ̣c hiê ̣n chế đô ̣ tiề n lƣơng do
nhà nƣớc quy định thì tiền lƣơng hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là
tiề n lƣơng theo nga ̣ch , bâ ̣c và các khoản phu ̣ cấ p chƣ́c vu ̣ và thâm niên công


14


tác, còn đối với trƣờng hợp NLĐ đóng theo mức do ngƣời sử dụng lao động
đề ra thì tiền lƣơng hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lƣơng đã
đƣơ ̣c thố ng nhấ t trong hơ ̣p đồ ng lao đô ̣ng mà ngƣời lao đô ̣ng v

à ngƣời sử

dụng lao động đã ký trƣớc đó.
* Nguyên tăc thứ ba là mức hưởng của BHTN được tính trên cơ sở mức
đóng, thời gian đóng BHTN
Nguyên tắ c này dƣ̣a trên mố i quan hê ̣ giƣ̃a sƣ̣ đóng góp và hƣởng thu ̣
của NLĐ , có đóng thì mới có hƣởng . Tuy nhiên cầ n phải có sƣ̣ tƣơng xƣ́ng
về tỷ lê ̣ đóng góp và hƣởng thu ̣ nhằ m ta ̣o ra sƣ̣ công bằ ng

, hơ ̣p lý cho

ngƣời lao đô ̣ng cũng nhƣ đảm bảo sƣ̣ an toàn và ổ n đinh
̣ của quỹ BHTN
tránh tình trạng nhà nƣớc phải

bù đắp và hỗ trợ quá nhiều . Nhà nƣớc phải

tính toán nhƣ thế nào cho phù hợp để mức hƣởng có thể đáp ứng đƣợc mức
số ng tố i thiể u của ngƣời lao đô ̣ng và ta ̣o ra nhƣ̃ng điề u kiê ̣n phù hơ ̣p và
thuâ ̣n lơ ̣i cho ho ̣ trong viê ̣c t

ìm kiếm việc làm nhằm nhanh chóng thoát


khỏi tình trạng thất nghiệp . Nhà nƣớc cũng phải làm sao để cân đối giữa
mƣ́c hƣởng và thời gian hƣởng , không để tình tra ̣ng ngƣời lao đô ̣ng đƣơ ̣c
hƣởng trơ ̣ cấ p quá thấ p trong khoảng t hời gian ngắ n vì nế u không thì ho ̣ sẽ
gă ̣p rấ t nhiề u khó khăn trong viê ̣c ổ n đinh
̣ cuô ̣c số ng và nhanh chóng tim
̀
đƣơ ̣c viê ̣c . Hay nế u để ngƣời lao đô ̣ng đƣơ ̣c hƣởng trơ ̣ cấ p cao trong mô ̣t
khoảng thời gian dài thì sẽ lãng phí tiề n của trong viê ̣c chi trả BHTN cũng
nhƣ sẽ sinh ra tâm lý ỷ la ̣i và “lƣời” lao đô ̣ng ở ho ̣ .
Ngoài ra nguyên tắc này cũng có mối quan hệ khăng khít với nguyên
tắ c chia sẻ rủi ro , lấ y số đông bù số ít . BHTN không chỉ mang tiń h chấ t kinh
tế thông qua các khoản trơ ̣ cấ p thấ t nghiê ̣p mà nó còn mang tiń h chấ t xã hô ̣i
sâu sắ c, có sự chung tay góp sức của cả cộng động nhằm giúp ngƣời lao động
vƣơ ̣t qua đƣơ ̣c khó khăn sau khi rơi vào tiǹ h tra ̣ng mấ t viê ̣c làm.

15


* Nguyên tắc thứ tư là viê ̣c thực hiê ̣n bảo hiểm thấ t nghiê ̣p phải đơn
giản, dễ dàng , thuận tiê ̣n, đảm bảo ki ̣p thời và đầ y đủ quyề n lợi của người
tham gia
Đối với bất kỳ NLĐ nào họ ý thức đƣợc rằng một khi do rủi ro hay bấ t
trắ c mà mấ t viê ̣c làm thì ho ̣ sẽ ngay lâ ̣p tƣ́c rơi vào tình tra ̣ng khó khăn về tài
chính cũng nhƣ trong trong việc cân bằng cuộc sống đồng thời chúng ta cũng
không thể dƣ̣ đoán trƣớc khi nào rủi ro sẽ đế n với ho ̣. Do vâ ̣y, các quy định về
chế đô ̣ BHTN phải đảm bảo yêu tố kip̣ thời , lƣờng trƣớc đƣơ ̣c các khả năng
có thể xảy ra đối với ngƣời lao động . Các thủ tục trong việc tham gia BHTN ,
điề u kiê ̣n và thời gian hƣởng trơ ̣ cấ p thấ t nghiê ̣p phải đơ n giản , chính xác, dễ
dàng và đáp ứng đầy đủ các quyền lợi cơ bản cho ngƣời lao động , tránh việc
để xảy ra tình trạng thủ tục tục rƣờm rà , qua nhiề u khâu gây khó khăn và mấ t

thời gian cho NLĐ.
Không nhƣ̃ng giúp NLĐ dễ dàn g trong viê ̣c hƣởng trơ ̣ cấ p thấ t nghiê ̣p ,
các quy định phải làm thế nào để hỗ trợ NLĐ quay lại thị trƣờng lao động một
cách nhanh nhất và sớm có việc làm . Các hoạt động nhƣ hỗ trợ tìm kiếm việc
làm, hỗ trơ ̣ ho ̣c nghề cầ n đƣơ ̣c quy đinh
̣ mô ̣t cách cu ̣ thể , hơ ̣p lý và dễ dàng
cho ngƣời lao đô ̣ng tiế p câ ̣n và tìm hiể u.
Trên thƣ̣c tế có rấ t nhiề u tiǹ h tra ̣ng NLĐ có đủ các điề u kiê ̣n để hƣởng
BHTN nhƣng la ̣i không đƣơ ̣c hƣởng vì nhƣ̃ng rào cản , vƣớng mắ c trong quá
trình quản lý và thực hiện nhƣ thiếu sót các thủ tục cần có , quá thời ha ̣n hoàn
thiê ̣n hồ sơ. Vì thế, Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng lao động nên tạo những điều
kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i nhấ t để giúp ho ̣ có thể hƣởng

các quyền lợi chính đáng của

mình khi đã tham gia vào chế độ BHTN.
* Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công
khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ
Theo nguyên tắ c này thì Nhà nƣ ớc là chủ thể duy nhất có quyền quản

16


lý quỹ BHTN. Do quỹ BHTN là quỹ tài chính tài chính tập trung, vì vậy nhà
nƣớc có vai trò chủ đạo và thống nhất trong việc quản lý và sử dụng quỹ.
Hoạt động thu chi và sử dụng quỹ sẽ đƣợc đƣợc báo cáo thƣờng xuyên để nhà
nƣớc dễ dàng nắm bắt. Nhà nƣớc cũng sẽ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch
hoạt động, xem xét mức hỗ trợ cho quỹ BHTN cũng nhƣ việc hỗ trợ quỹ
BHTN đề từ đó tạo ra sự đồng bộ thống nhất trong quá trình quản lý và sử
dụng quỹ. Bên cạnh đó, nhà nƣớc thiết lập một hệ thố ng cơ quan công quyề n

tƣ̀ trung ƣơng tới điạ phƣơng thố ng nhấ t trong viê ̣c quản lý và s

ử dụng quỹ

BHTN. Các kế hoạch thu chi của quỹ BHTN phải đƣợc công khai và báo cáo
thƣờng xuyên tới Nhà nƣớc, việc sử dụng quỹ và hoạt động đầu tƣ quỹ phải
đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho quỹ BHTN, tránh để xảy ra trƣờng
hợp “vỡ quỹ” gây ra những thiệt hai cho các bên tham gia.
1.2.3. Nội dung pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Đối với mỗi quốc gia khi xây dựng hệ thống chính sách pháp luật về
BHTN, đều cần những nội dung cơ bản làm nền tảng. Các nội dung này
xoay quanh các vấn đề về đối tượng tham gia BHTN, điều kiện hưởng
BHTN, các chế độ của BHTN, quỹ BHTN; thủ tục thực hiện BHTN và tổ
chức chính sách BHTN; xử lý vi phạm về BHTN.
1.2.3.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Trong vấn đề BHTN thì đố i tƣơ ̣ng tham gia là n ội dung đƣơ ̣c quan tâm
đầu tiên, mang tính chất bắt buộc, nhằm xác đinh
̣ chủ thể đủ điề u kiê ̣n tham
gia vào BHTN . Đối với mỗi quốc gia thì tùy vào tình hình xã hội – viê ̣c làm
mà có những quy định khác nhau , có thể mở rộng thêm cũng nhƣ bó h ẹp đố i
tƣơ ̣ng tham gia BHTN. Về cơ bản, đối tƣợng tham gia BHTN gồm ba chủ thể
là NLĐ, NSDLĐ và Nhà nƣớc.
* Về phía NLĐ
Theo Điều 2 Công ƣớc số 44 của ILO về “Công ƣớc về bảo đảm tiền trợ
17


×