Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy NGỮ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.57 KB, 11 trang )

Đổi mới phương pháp dạy học
để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS
Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu
chung của nhà trường THCS; là hình thành những con người có ý
thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn; có
lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng,
tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải, sự công
bằng, căm ghét cái xấu, cái ác.
Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy
sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ
trong nghệ thuật; trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành
và sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.
sau nhiều năm thực hiện chương trình thay sách, đội ngũ giáo viên
từng bước nắm chắc nội dung, chương trình; chất lượng ổn định,
được nâng lên. Nhìn chung giáo viên có tinh thần trách nhiệm, vận
dụng đổi mới phương pháp dạy học; học sinh có nền nếp trong việc
học tập bộ môn Ngữ văn . Tuy nhiên tỉ lệ học sinh ham thích học tập
bộ môn còn thấp, còn mang tính “đối phó” khá cao. Trong dạy – học
vẫn có một số hạn chế nhất định:
* Về phía giáo viên:
Chưa thực sự đầu tư, việc tự học tự rèn, chưa chú trọng nghiên cứu
chuyên sâu, mở rộng chương trình toàn cấp. Kiến thức truyền thụ
khô khan, thiếu liên hệ, mở rộng.
Việc vận dụng đổi mới phương pháp vào các tiết dạy chưa linh hoạt,
sinh động, hấp dẫn, chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh.


Lối dạy truyền thụ một chiều có giảm nhưng vẫn còn. Vì vậy chưa
phát huy năng lực độc lập suy nghĩ, tính chủ động, sáng tạo trong
việc tìm tòi, khám phá những hiểu biết mới mẻ qua mỗi giờ học Ngữ
văn.


Việc tính toán thời gian, tạo cơ hội cho học sinh ôn, luyện (rèn kỹ
năng thực hành, vận dụng) thường xuyên sau một bài, một nhóm
bài… chưa được thực hiện liên tục và có hiệu quả. Mặt khác, việc sử
dụng thiết bị dạy học chưa được chú trọng nên ở một số tiết còn dạy
chay.
Việc sử dụng các thiết bị dạy học giúp học sinh có một cái nhìn toàn
diện về nội dung chương trình góp phần củng cố, rèn kỹ năng vận
dụng kiến thức còn ít, nhất là đối với các tiết Tiếng Viêt, Tập làm văn.
* Về phía học sinh:
Một số học sinh chưa xác định được nhu cầu học tập học còn mang
tính đối phó, chưa hứng thú, chưa nỗ lực phấn đấu vươn lên thông
qua việc đọc thêm sách, tìm hiểu, khám phá mở rộng, bài học. Kiến
thức về thực tế cuộc sống còn nghèo nàn nên khi thực hành viết văn
thuyết minh và nghị luận về một số vấn đề tư tưởng và đạo lí hay sự
việc, hiện tượng trong đời sống học sinh làm bài sơ sài, qua loa.
Học sinh chưa nắm chắc kiến thức, còn nhiều lỗ hổng; kĩ năng vận
dụng chậm, phương pháp học tập chưa tốt. Một số học sinh phát âm
chưa chuẩn, khả năng diễn đạt còn chưa rõ ràng, mạch lạc; chữ viết
cẩu thả, sai chính tả, dấu câu. Kĩ năng đọc, viết còn yếu. Nhiều em
đọc chưa lưu loát, diễn cảm; có em còn e ngại khi giáo viên cho đọc
bài, phát biều ý kiến trước lớp. Nhiều học sinh còn thụ động, ngại
“động não”; chủ yếu ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập


khuôn những gì giáo viên giảng. Khi viết bài, học sinh còn mắc nhiều
lỗi về chính tả, dùng từ, dấu câu, dựng đoạn. Thậm chí còn hiểu sai,
làm sai yêu cầu đề ra. Sai chính tả là lỗi phổ biến nhất.Có nhiều bài
văn từ đầu đến cuối không có một dấu chấm câu nào, nhiều từ đơn
giản cũng không viết đúng. Lỗi dùng từ, diễn đạt, dựng đoạn; liên kết
câu, đoạn, không tách đoạn; việc xây dựng, liên kết các đoạn văn

còn lúng túng; viết câu sai cấu trúc, sai lô gíc. Dùng từ sai nghĩa.
Qua khảo sát kết quả bài làm học sinh cho thấy: Nhiều bài văn của
học sinh khiến người chấm dở khóc dở cười vì những sai sót quá cơ
bản suy diễn theo cảm tính, viết mà không hiểu những gì mình đã
viết… Ngoài những lỗi trên thì tình trạng học sinh làm bài sai kiến
thức cơ bản vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Đó là tình trạng “râu ông nọ cắm
cằm bà kia”, viết sai tên tác giả, tác phẩm, nhầm tác phẩm của nhà
văn này với nhà văn khác… Điều đó cho thấy một số học sinh chưa
nắm chắc về kiến thức kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc
sống còn hạn chế.
Nếu như giáo viên có tình yêu bộ môn, tâm huyết, tinh thần
ham tìm tòi, khám phá của người thầy truyền đến học sinh trong quá
trình giảng dạy, giao tiếp. Luôn tự mình rút kinh nghiệm, tìm giải pháp
khắc phục những hạn chế để nâng cao chất lượng dạy học. Nắm
chắc chương trình, nội dung kiến thức từ cơ bản đến sâu, rộng, quan
tâm, tận tình, thân thiện, không gắt gỏng… khiến học sinh cảm thấy
dễ gần, tạo sự tự tin của học sinh trong học tập, khuyến khích học
sinh mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước
tập thể. Ngôn ngữ trong sáng, phù hợp đặc trưng bộ môn, khai thác
vốn kiến thức, kinh nghiệm học sinh sẵn có để học sinh xây dựng,
hoàn thiện kiến thức mới, qua đó giúp học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng.


Sử dụng các thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe,
nhìn để minh họa cho bài giảng. Trước khi chuẩn bị lên lớp cần
chuẩn bị mỗi bài học chu đáo, lường trước những nội dung khó để
lựa chọn phương pháp phù hợp, “Phương pháp tốt là làm đơn giản
những phức tạp, phương pháp tồi là làm phức tạp những đơn giản”.
Trong giờ học luôn tạo hứng thú học tập cho học sinh và thực hiện
những biện pháp, thủ thuật thích hợp, tác động đến học sinh như:

phù hợp năng khiếu; học sinh học “được”, học có kết quả; chỉ ra
được tính độc đáo, mới lạ của kiến thức truyền thụ; tạo được sự lôi
cuốn, hấp dẫn; sự khuyến khích, động viên của giáo viên, nắm chắc
trình độ học tập, những lỗi sai của từng học sinh để có thể giúp học
sinh khắc phục, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy.
Bởi thế cho nên việc giảng dạy bộ môn ngữ văn THCS phải nói
rất cần những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng toàn diện,
góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Sau đây, tôi xin
giới thiêu một số giải pháp có thể vận dụng vào quá trình giảng dạy :
– Một là chú trọng rèn kỹ năng cho học sinh một cách toàn diện,
thường xuyên. Tạo cơ hội cho học sinh được rèn luyện kỹ năng,
khắc phục những hạn chế cơ bản từ lỗi chính tả, đến dùng từ, đặt
câu, diễn đạt… Kinh nghiệm cho thấy những trẻ sống trong gia đình
cha mẹ có trình độ thì khả năng dùng từ, diễn đạt tốt hơn, thậm chí
có em mới vào lớp 1 đã có khả năng này do các em được “tắm trong
ngôn ngữ” gia đình từ phát âm đến dùng từ, diễn đạt.
– Hai là thực hiện yêu cầu phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
cho học sinh.
Giáo viên phải từng bước chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền


thụ một chiều sang phương pháp dạy học mới, dạy học theo hướng
nghiên cứu bài học, chống lối dạy đọc – chép, trong đó học sinh dưới
sự tổ chức, gợi mở, dẫn dắt của giáo viên tự mình chiếm lĩnh bài
văn, tự rút ra những kết luận, những bài học cần thiết cho mình với
sự chủ động tối đa. Làm cho “Học” là một quá trình kiến tạo; học sinh
tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,
…muốn vậy cần có những biện pháp yêu cầu học sinh “động não”.
+ Cần phân tích hiệu quả tác động của từng loại câu hỏi để lựa chọn
phù hợp: Câu hỏi hẹp ( kín ) Chỉ có một cách trả lời thoả đáng

thường là rất ngắn; câu hỏi rộng: Loại câu hỏi này buộc học sinh phải
suy nghĩ nhiều và giúp giáo viên thu thập được nhiều thông tin về
mức độ tiếp thu của học sinh; câu hỏi tái hiện: tái hiện lại một giai
đoạn trong cuộc đời một nhân vật, tái hiện lại bức tranh thiên nhiên
trong một đoạn thơ…. ; câu hỏi tái tạo: Đối với GV dạy văn, rèn luyện
được năng lực tưởng tượng của học sinh là rất quan trọng, là biện
pháp tích cực để phát huy trí lực, phát huy tính chủ động sáng tạo
của học sinh trong mỗi giờ học văn, thể hiện được sự cảm thụ, rung
động tinh tế của người học trước những khám phá mới lạ, bất ngờ.
+ Khi xây dựng hệ thống câu hỏi đảm bảo các yêu cầu: Phù hợp với
đặc trưng thể loại, đối tượng học sinh . Câu hỏi hiểu biết nội dung và
hình thức tác phẩm: đọc một đoạn thơ (văn), tóm tắt một đoạn, kể về
một nhân vật… ; phân tích: một chi tiết, một hình ảnh, tên tác phẩm,
một biện pháp tu từ… ; phát biểu cảm nghĩ: về một nhân vật, một câu
thơ, một đoạn thơ… Muốn trả lời câu hỏi này, đòi hỏi HS phải nhớ,
phải thuộc kiến thức; bước đầu có sự khám phá về những nét đặc
sắc về nghệ thuật, nội dung tác phẩm; thấy được mối liên quan về
những sự việc, sự kiện, chi tiết…


+ Tận dụng được công nghệ mới nhất – Ứng dụng CNTT trong dạy
học.
Cần chú ý khai thác tốt thế mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học. Việc sử dụng bài giảng điện tử với những hình ảnh,
âm thanh sinh động, hấp dẫn làm cho người học dễ dàng tiếp thu,
khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập của học sinh. giáo viên
cần biết tính toán khai thác thế mạnh này để tăng thời gian hoạt động
cho học sinh. Tuy nhiên cần tránh tình trạng học sinh chỉ “nhìn”,
“nghe” là chính dẫn đến sau một tiết học học sinh nắm lờ mờ, không
chắc, không sâu kiến thức mới, không rèn luyện, củng cố kỹ năng

nào, thậm chí đối với học sinh yếu không đọng lại được chút gì sau
tiết học. Song cần lưu ý khắc phục những hạn chế như: Cần chú ý
sử dụng với liều lượng hợp lý, tránh ôm đồm gây quá tải cho học
sinh; tính thời gian lướt qua một trang hợp lý, đảm bảo học sinh kịp
theo dõi, nắm bắt vấn đề. Chú ý, vai trò “thao tác mẫu của giáo viên”
vẫn là rất cần thiết và khó có thể thay thế được.
– Ba là mở rộng kiến thức phù hợp làm phong phú nội dung từng bài
hay nói cách khác là dạy học theo phương pháp tích hợp, liên môn.
Mở rộng kiến thức trong giờ dạy văn lớp 9 là một trong những cách
đem đến cho học sinh những rung động, những khám phá riêng về
một tác phẩm văn chương tốt nhất. Mặt khác việc mở rộng kiến thức
trong giờ dạy văn còn giúp cho giáo viên tự làm giàu vốn kiến thức
cho bản thân, tạo cho học sinh có thói quen tìm tòi, sáng tạo; hứng
thú. Tuy nhiên giáo viên cần chọn nội dung mở rộng kiến thức phù
hợp, không gây quá tải mà chỉ mang tính chất làm rõ, minh họa, kích
thích hứng thú, nhu cầu tìm hiểu của học sinh. Trên cơ sở đó những
học sinh có nhu cầu có thể tự tìm hiểu thêm ở nhà …


– Bốn là tổ chức việc ôn tập cho HS: giáo viên cần tranh thủ mọi cơ
hội giúp học sinh phải “động não” huy động vốn kiến thức, kỹ năng
cũ thực hiện tốt các khâu liên hoàn “Học – Luyện – Ôn”.
Học sinh có điều kiện được gặp đi, gặp lại nhiều lần và sẽ nhớ sâu,
nhớ lâu. Việc ôn tập có thể thực hiện : yêu cầu học sinh nhắc lại, vận
dụng kiến thức cũ giải quyết tình huống mới; so sánh, nêu nhận xét
về sự phát triển của mạch kiến thức, làm bài tập tổng hợp … Nhằm
khuyến khích học sinh “Học bài – Làm bài – Ôn bài ” nên tổ chức cho
học sinh làm bài khảo sát chất lượng dưới dạng trắc nghiệm khách
quan gắn với kiến thức, kỹ năng cần bổ trợ cho học sinh.
Đối với ôn tập một chủ đề, một giai đoạn văn học, một chương …

giáo viên có thể sử dụng dạng sơ đồ mạng hệ thống bảng biểu
( dùng để so sánh, ôn tập nội dung cơ bản của kiến thức). Giáo viên
nên hướng dẫn học sinh tự chủ động xây dựng bảng hệ thống hóa,
bảng biểu, nội dung kiến thức cơ bản .. trước, qua đó cũng góp phần
phát triển sự sáng tạo đối với từng học sinh.
Tác dụng giúp học sinh xác định được kiến thức cơ bản, trọng tâm,
nắm chương trình một cách cô đọng, mạch lạc, rèn kỹ năng diễn đạt,
trình bày theo cách riêng của mình, không cần học vẹt từng câu,
từng đoạn theo sách giáo khoa
Ví dụ 1
Học xong phần truyện Việt Nam hiện đại, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Văn.
*Lý thuyết: ( HS soạn theo bảng mẫu)
* Luyện tập:
Kể tóm tắt, nêu nội dung ý nghĩa các truyện?
Truyện yêu thích nhất? Nhân vật yêu thích nhất? Ý nghĩa?


Đọc, kể diễn cảm truyện em thích nhất.
– Năm là học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập sau mỗi
bài.
Tổ chức tiết ôn tập theo quy định của phân phối chương trình:
Giáo viên có thể tổ chức dưới nhiều hình thức ôn tập phong phú,
sinh động và nhẹ nhàng. Bám sát vào mục tiêu cần đạt của tiết ôn
tập, dựa vào nội dung hướng dẫn ôn ở SGK, chọn lọc và sắp xếp lại
kiến thức sao cho phù hợp mà vẫn nổi bật trọng tâm. Dành 2/3 thời
gian của tiết học để HS thực hành.
Các hình thức ôn có thể là: Đố vui ôn luyện, Thi đọc, kể chuyện diễn
cảm, Thi hái hoa dân chủ. HS có thể tham gia ra đề thi, làm giám
khảo, dẫn chương trình… giáo viên tổ chức ôn tập như vậy sau khi

đã hướng dẫn, kiểm tra, sửa bài khó cho HS và HS đã hoàn thành
các yêu cầu giáo viên đề ra. Cũng ở tiết ôn tập này giáo viên có thể
tổng kết được một phần kết quả ôn tập thường xuyên, định kỳ của
HS, nhận ra những thành công và hạn chế trong quá trình ôn tập của
các em để tiếp tục có kế hoach phụ đạo ngay trong giờ học chính
khóa giúp các em làm bài kiểm tra học kỳ, cuối năm thành công.
Đồng thời nắm được hệ thống kiến thức cùng các kỹ năng cơ bản
của chương trình đang học để lên lớp trên học được tốt.
– Sáu là phát huy tính sáng tạo của học sinh:
Sáng tạo là một hành động làm nên những cái mới. Điều quan trọng
nhất đối với sáng tạo là phải có các ý tưởng. Tính sáng tạo chính là
kết quả ở mức độ cao của tư duy tích cực, chủ động, độc lập. Tuy
nhiên mức độ sáng tạo của học sinh có hạn nhưng đó là những cơ
sở ban đầu để phát triển trí sáng tạo về sau này .


Về phía học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và
tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã
giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám
phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người
học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng
những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn. Giáo viên có thể dùng
biện pháp yêu cầu mỗi học sinh lần lượt trình bày ý tưởng, ý kiến sau
đó tổ chức nhận xét, đánh giá (phương pháp động não).
Giáo dục ý thức, khuyến khích tinh thần sáng tạo ngay từ những việc
nhỏ, khen khi học sinh có những ý tưởng mới, độc đáo, dùng
phương pháp nêu gương để hình thành dần ở học sinh ý thức, thói
quen, tạo tiền đề cho khả năng sáng tạo sau này. Việc này có thể
thực hiện nhiều lúc, nhiều nơi.
+ Giáo dục tinh thần ham hiểu biết, có thói quen đọc sách và Văn

hóa đọc cho HS .
+ Hướng dẫn học sinh phương pháp Đọc- hiểu tốt, phát triển sức
đọc .
+ Kết hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học song hành với
đổi mới PP và kỹ thuật dạy học trong chính khóa .
– Bảy là tổ chức dạy ngoại khóa:
Giảng dạy bộ môn ngữ văn, người dạy cũng như người học trước
hết phải có niềm say mê, yêu thích văn chương, có tâm hồn nhạy
cảm, giàu cảm xúc, thêm vào đó là một vốn tri thức phong phú, vốn
tiếng Việt dồi dào…
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn , làm thế nào để phát
huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục
thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Văn học


trong tình hình hiện nay.
Giải quyết thực trạng trên, cần phải kết hợp đổi mới phương pháp
giảng dạy cả giờ chính khoá lẫn hoạt động ngoại khoá, mà trước hết
là phải có một quan niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của
những hoạt động ngoại khoá Văn học
Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp
dạy học học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả,
nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường
suy tưởng – thẩm định về bài học cho học sinh; phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy
học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học, vì thế, vừa
là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, “góp phần tạo ra
lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học
sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển
cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục” (Phan Trọng luận,

Phương pháp dạy văn, Nxb Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381).
Ngoại khoá Văn học góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản
của Văn học điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong
giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy
Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú
học văn, tổ chức các hoạt động ngoại khoá Văn học là một xu hướng
khả dĩ đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng lấy
người học làm trung tâm. Hoạt động ngoại khoá văn học, không chỉ
góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng
sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá
những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện khả


năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá
trình chuẩn bị và “đồng hành” với người học khám phá kiến thức
mới.
Với những điều trình bày trên đây, để góp phần cải thiện thực trạng
ngại học văn của học sinh hiện nay, thiết nghĩ hoạt động ngoại khoá
Văn học trong trường Phổ thông là một hoạt động chuyên môn bổ
ích, lý thú và có tính khả thi. Hoạt động ngoại khoá Văn học vì thế
cần được duy trì một cách thường xuyên và có hiệu quả. Ví dụ:
Ngoai khóa về 1 tác giả : Nguyễn Trãi , Nguyễn Du , Nguyễn Đình
Chiểu , Hồ Chí Minh , Chính Hữu , Phạm Tiến Duật …
Ngoai khóa về 1 tác phẩm : Chuyện người con gái Nam Xương ,
Truyện Kiều , Truyện Lục Vân Tiên , Nhật ký trong tù …
Ngoai khóa về 1 chương văn học : Truyện trung đại …
Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS là yêu cầu quan
trọng đòi hỏi mỗi giáo viên cần nhận thức đúng và thực hiện tốt để
nâng cao chất lượng học tập, đáp ứng được mục tiêu đào tạo bộ

môn, giúp học sinh yêu thích học bộ môn hơn. Bên cạnh đó việc
nâng cao chất lượng dạy học phải được thực hiện đồng bộ bằng
nhiều giải pháp khác như dạy học tích cực, ở cả phía thầy và trò.



×