Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chuẩn mực đạo đức : Cần – Kiệm – Liêm – Chính của chủ tịch Hồ Chí Minh. Liên hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.97 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………2
NỘI DUNG……………………………………………………………..3
I.

Chuẩn mực đạo đức : Cần – Kiệm – Liêm – Chính của chủ tịch Hồ

II.

Chí Minh……………………………………………………..3
1. Cần………………………………………………………..3
2. Kiệm………………………………………………………..5
3. Liêm………………………………………………………..7
4. Chính……………………………………………………..9
Liên hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân ……………10

KẾT LUẬN………………………………………………….13
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………14

LỜI NÓI ĐẦU
1


Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức. Ở
người, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời
công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó Người trở
thành “ tinh hoa và khí phách, lương tâm và danh dự” thành biểu tượng của đạo
đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta mà còn là biểu tượng của
đạo đức – văn minh nhân loại. Tấm gương đạo đức của Bác làm trong sáng thêm
lương tâm của dân tộc và của loài người.
Một trong những phẩm chất đạo đức đáng quý của Bác là Cần – Kiệm –


Liêm – Chính. Trong muôn vàn bài học đạo đức của Hồ Chí Minh, bài học về cần,
kiệm , liêm , chính có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xây
dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta hiện nay.
“ Một hột gạo, một đồng tiền là mồ hôi, nước mắt của đồng bào. Vì vậy, ta
phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác. Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ
thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách
xoay tiền, do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối. Thậm chí làm chợ đen chợ
đỏ, thụt két, buôn lậu. Có cần mới kiệm. Có cần, kiệm mới liêm. Có cần, kiệm,
liêm mới chính”.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên …. để em có thể hoàn
thành tốt bài tiểu luận. Cảm ơn đề tài mà … đã giao cho em, tạo điều kiện cho em
mở rộng hiểu biết cũng như thay đổi cách suy nghĩ, cách sống , cách ứng xử hang
ngày.

NỘI DUNG
2


III.

Chuẩn mực đạo đức : Cần – Kiệm – Liêm – Chính của chủ tịch Hồ
Chí Minh
“ Trời có bốn mùa : Xuân , hạ, thu, đông
Đất có bốn phương : Đông, tây, nam , bắc
Người có bốn đức : cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”
( Hồ Chí Minh, Toàn tập )
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành


đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách
mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đạo đức là một trong những vấn đề quan
tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định : “ Đạo đức cách mạng không phải từ trên
trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phải phát triển
củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
1.

Cần
Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “ cần” là một trong những phẩm
chất trung tâm của đạo đức cách mạng, là mối quan hệ “ với tự mình” của mỗi
người.
Trước hết, cần là lao động cần củ, siêng năng ; lao động có kế hoạch, sáng
tạo, có năng suất cao ; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,
không ỷ lại, không dựa dẫm. Cần có nghĩa là làm việc có phương pháp, có khoa
học và có trí tuệ. Cần mà không có trị tuệ thì cũng chỉ là bấn thân bất toại. Phải
thấy rõ “ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của
chúng ta” . Lời dạy của Người từ thế kỷ trước, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Dẫu khoa học kỹ thuật phát triển tạo ra những thành tựu mới, giải phóng đáng kể
3


sức lao động, nhưng đức tính cần cù siêng năng ở lĩnh vực nào cũng là đòi hỏi
không thể thiếu.
Người nhắc nhở chúng ta về công tác tổ chức khi nói đến chữ “ cần” , đó là “
phải theo nguyên tắc là có việc mới cần đến người, chứ không phải là có sẵn người
nên phải tìm việc cho làm”. Đã có nhiều trường hợp chúng ta vì người mà bố trí
việc khiến cho bộ máy cồng kềnh , trở nên kém hiệu quả.

Không dừng lại ở cá nhân, người còn mở rộng đến tập thể, cộng đồng và cả
nước. Người nói :
“ Siêng năng thì mau tiến bộ
Cả nhà thương nhau thì chắc ấm no
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh
Cả nước siêng năng thì nước mạng giàu”
Như vậy, chữ “ cần” không chỉ mang ý nghĩa đạo đức của con người, mà nó còn
là vấn đề kinh tế, nếu lao động siêng năng thì sẽ tăng năng suất lao động, làm giàu



cho đất nước : “ năng suất lao động là nguồn của cải lớn nhất”
Cần phải đi liền với kế hoạch.
“ Phải cố gắng học tập dung kĩ thuật mới, xây dựng cơ sở kĩ thuật mới, kiên quyết



từ bỏ lối làm ăn lạc hậu”
Phải tuyên truyền mọi người hăng say lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng



liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mọi người.
Phải tổ chức lao động cho tốt, đồng thời phải “ củng cố và phát triển các HTX



nông nghiệp, phải tiếp tục cải tiến quản lý các xí nghiệp”
Người cũng lên án tính lười biếng :
“ Lười biếng là kẻ địch của chữ cần

Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc”
2.

Kiệm
Kiệm trong lời dạy của bác có ý nghĩa hết sức sâu rộng. Trước hết, kiệm là
tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản
than mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ.
4


Đẩy mạng sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm là một nét nổi bật trong tư
duy kinh tế của chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo quan điểm của Người, sản xuất và tiết
kiệm luôn gắn liền với nhau . Đẩy mạnh gia tăng sản xuất và thực hành tiết kiệm
là trách nhiệm và là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người công dân đối với đất
nước. Chúng ta phải hiểu rằng thực hành tiết kiệm góp phần xây dựng nền kinh tế
nước nhà tức là yêu nước.
Về vấn đề tiết kiệm, Bác chỉ ra : “ Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không
phải là xem đồng tiền to bằng cái nong” mà là “ khi không nên tiêu xài thì một
đồng xu cũng không nên tiêu, khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho
Tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng . Như thế mới
đúng là kiệm”
Tiết kiệm với mục đích giúp sản xuất phát triển, là để cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân, phục vụ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Người
phê phán cách thức tiết kiệm cứng nhắc nặng nề như : “ ép bộ đội , cán bộ và nhân
dân nhịn ăn, nhịn mặc”.
Như vậy quan điểm về tiết kiệm của Người mang nội dung khoa học, đó là
tích lũy, được coi như một nguyên tắc cơ bản để tái sản xuất mở rộng xã hội chủ
nghĩa. Tiết kiệm là để có được nhiều sản phẩm và để được tiêu dùng nhiều hơn.
Tiết kiệm để sử dụng thời gian, nhân lực, tài lực , trí tuệ của con người đạt hiệu
quả hơn. Tiết kiệm là hình thức giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng và huy

động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, Người thường
xuyên nhắc nhở : “ Chúng ta chỉ có thể xây dựng bằng cách gia tăng sản xuất và
thực hành tiết kiệm. Sản xuất mà không có tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà
trống”
Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân cảu con người. Cần mà
không có kiệm “ thì làm chừng nào xào chừng ấu”. Cúng như một cái thùng không
có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không, Kiệm
5


mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Cũng như cái thùng
chỉ đựng một ít nước, mà không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc chắn nước đó








sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.
Nếu toàn dân ta “ thi đua tiết kiệm”:
Các cơ quan tiết kiệm tiền công và của công, để đỡ tốn ngân quỹ
Chiến sĩ thi đua tiết kiệm thuốc đạn, bằng cách bắn phát nào trúng phát ấy
Công nhân thi đua tiết kiệm nguyên liệu
Học sinh thi đua tiết kiệm giấy bút
Đồng bào hậu phương thi đua tiết kiệm tiền bạc và lương thực, để giúp đỡ bộ đội
Mỗi người, thi đua tiết kiệm thời giờ
Thì kết quả thi đua tiết kiệm cũng bằng kết quả thi đua gia tăng sản xuất.
Một mặt, chúng ta thi đua KIỆM

Một mặt, chúng ta thi đua CẦN
Kết quả CẦN cộng KIỆM là bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân sẽ no ấm, kháng
chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công, nước ta sẽ mai giàu mạnh
ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới.
Câu chuyện phong bì của Hồ Chí Minh:
Hồ chủ tịch dùng một cái phong bì hơn 2,3 lần. Người nói : “ Trung bình ,
cái phong bì là 180 phân vuông giấy. Mỗi ngày các cơ quan, đoàn thể và tư nhân
trong nước ta dùng cũng hết một vạn phong bì, tức là 180 thước vuông giấy. Mỗi
tháng là 5400 thước. Mỗi năm là 64800 thước vuông giấy. Nếu ai cũng tiết kiệm,
dùng một cái phong bì 2 lần, thì mỗi năm chỉ tốn một nửa giấy, tức là 32400
thước. Còn 32400 thước thì để dùng cho các lớp bình dân học vụ , thì chẳng tốt
sao ? Hơn nữa, nhờ sự tiết kiệm giấy, mà tiền bạc, công phu làm giấy có thể thêm
vào kiến thiết khác, thì càng lợi ích hơn nữa …”
3) Liêm
Liêm là liêm khiết, trong sáng, không tham của cải vật chất, không tham địa
vị,không tham sung sướng; không nịnh hót kẻ trên và cũng không thích người
khác tâng bốc mình. Chữ Liêm, theo Bác, còn phải hiểu theo nghĩa rộng là trung
6


với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Có như thế thì không bao giờ vụ lợi. Tất cả vì sự
nghiệp của Đảng, của dân tộc,Chữ Liêm theo tinh thần, đạo đức của người cách
mạng cao cả là thế!
Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với
chữ Cần. Có Kiệm mới Liệm được.
Vì xa xỉ mà sinh tham lam. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng,
tham ăn ngon, sống yên đều là Bất Liêm.
Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của
công làmcủa tư.
Người buôn bán, mua 1 bán 10, hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ,tích

trữ đầu cơ.
Người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào.
Người cày ruộng, không ra công đào mương mà lấy cắp nước ruông của
láng giềng.
Người làm nghề (bất cứ nghề gì) nhân lúc khó khăn mà bắt chẹt đồng bào.
Người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm cho mình. Đều là tham lam,
dều là Bất Liêm.
Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm).
Gặp việc phải, ,mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật úy
lạo. Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh úy tử.
Đều làm trái với chữ Liêm.
Do Bất Liêm mà đi đến tội ác trộm cắp.
Công khia hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, Bất Liêm tức là trộm cắp.
Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to,cấp
thấp thìquyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục
khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”.
7


Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫucho dân.
“Quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót ,thì “quan” dù
không liêm cũng phải hóa ra Liêm.
Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để
giúp cán bộ thực hiện được chữ Liêm.
4) Chính
Nội dung của Chính, theo Bác là “không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn.
Điều gìkhông đúng đắn, thẳng thắn, tức là tà”.Hiểu rộng ra là phải làm theo chủ
trương, chínhsách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; không làm sai, không vì lợi
ích cá nhân để ngàyphát huy điều chính, giảm và tiêu diệt điều tà.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ,

lại cầncó ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm,
nhưng còn phảiChính mới là người hoàn toàn.
Trên quả đất có hàng trăm triệu người. Song số người ấy có thể chia làm hai
hạng: người Thiện và người Ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc. Song
những côngviệc ấy có thể chia làm hai thứ: việc Chính và việc tà.
• Làm việc Chính, là người Thiện.
• Làm việc tà , là người ác.
• Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm), Chính là Thiện.
• Lười biếng, xa xỉ, tham lam, là tà, là ác.
Đối với mình: không tự cao,tự đại,luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự
kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới,
luôn giữthái độ chân thành, khiêm tốn,đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lộc.
8


Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao
nhiệm vụgì quyết làm cho kì được “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù
nhỏ mấy cũngtránh”.
Bác còn dặn: “Mình là người làm việc phải có công tâm, công đức.Chớ nên
củacông dùng vào việc tư, chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải
công minh,chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ hay tư thù, tư oán. Mình có
quyền dùng người thìphải dùng những người có tài năng, làm được việc.Chớ vì bà
con, bầu bạn mà bổ họ vàochức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất lòng mà dìm những
kẻ có tài hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt
làm quan cách mạng” .Người còn nhấn mạnh,cán bộ, công chức phải tự mình
“chính” trước mới giúp được người khác “chính”, nếu mình không “chính” mà
muốn người khác “chính” là vô lý.
Một sử gia người Mỹ - bà Stenson - nhận định về Hồ Chí Minh: "Một số
đông người đã bị tha hoá chạy theo đời sống vật chất, bất chấp cả nhân phẩm đạo

đức, coi sựhưởng thụ là mục đích của cuộc sống thì nhân loại lại tìm về tấm gương
sáng ngời nhân cách Hồ Chí Minh - một tấm gương cho mọi thế hệ tiếp theo". Đó
chính là nền tảng, làđạo đức thuộc về thì quá khứ, hiện tại và tương lai - Đạo đức
Hồ Chí Minh.

IV.

Liên hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân
Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện lời dạy “ Cần , kiệm , liêm, chính “ của

Bác , mỗi người Việt Nam nói chung, trước hết là mỗi cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức cần phải thực hiện tốt những việc sau:


Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng
tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ; biết quý trọng công
9


sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân, không xa hoa,
lãng phí, phô trương, hình thức.


Thực hiện “Cần, kiệm, liêm, chính” phải kiên quyết chống
bệnhlười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với
làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo trọng nhưng tư
tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân,tư
lợi; việc gì có lợi cho mình thì “hăng hái”, tranh thủ kiếm lợi,
việc gì không “kiếm chác” được cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh
đạm; không muốn phục vụ dân mà ngược lại,muốn dân phục




vụ mình.
Phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng phải kết hợp chặt
chẽgiữa “xây và chống”. Xây dựng ý thức và thói quen hành vi
đạo đức cho cán bộ, đảngviên không đơn thuần chỉ là quá trình
tuyên truyền, giáo dục về các giá trị, chuẩn mực đạođức cách
mạng, mà còn là quá trình đấu tranh, khắc phục, loại bỏ dần
thói hư, tật xấu củacon người.

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi con người ta đều có cái thiện và ác ở trong
lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”.
Như vậy, xây dựng đạo đức cách mạng phải đi liền với đấu tranh, phê phán
những biểu hiện trái với đạo đức cách mạng. Hai mặt này không thể tách rời
nhau, bởi lẽ, vun đắp cho những giá trị tốt đẹp cũng đồng thời là quá trình
loại bỏ những cái xấu, cái tiêu cực; mặt khác, đấu tranh đẩy lùi thói hư, tật
xấucủa cán bộ, đảng viên cũng đồng thời là quá trình khẳng định những giá
trị chân, thiện,mỹ, khẳng định đạo đức cách mạng.
10


Hiện nay, điều mà chúng ta phải tiếp tục thực hiện là đẩy mạnh cuộc
vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương6,
lần 2 (khóa VIII), nhất là nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, tự phê bình và
phê bình;thông qua đó giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên.
Đặc biệt, cần triển khai thực hiện nghiêm túc cuộc đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí - thứ “giặc nội xâm” vô cùng nguy hiểm, làm trong
sạch bộ máy Đảng, Nhà nước. Điều đó đòi hỏi các cấp từ Trung ương đến địa

phương phải có quyết tâm chính trị rất cao, “có gan thừa nhận khuyết điểm”
và sửachữa khuyết điểm; phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, chấn
chỉnh kỷ cương, phépnước; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ
luật nghiêm minh đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm các quy định về
trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, lối sống;đồng thời, phát huy dân chủ rộng
rãi của quần chúng tham gia góp ý cho cán bộ, đảngviên. Từng cán bộ, đảng
viên phải có ý thức tự tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời. HồChí Minh
dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh,
rènluyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng
mài càng sáng,vàng càng luyện càng trong”.
Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ, đảng viên, dù trong điều kiện, hoàn
cảnh nào cũng phải giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng. Điều đó đòi hỏi
các tổ chức Đảng phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, rèn luyện,
kiểm tra cán bộ, đảng viên;

11


KẾT LUẬN
Trong muôn vàn bài học đạo đức của Hồ Chí Minh, bài học về cần,
kiệm, liêm, chính có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước,
xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta hiện nay.
“ Sự nghiệp cách mạng của chúng ta, cuộc sống của nhân dân ta đang
đòi hỏi phải kiên quyết làm trong sạch Đảng và làm lành mạnh đời sống đạo
đức xã hội. Làm được hai nhiệm vụ trên cũng chính là thực hiện trung thành
với những khát vọng và di huấn đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho
Đảng ta, dân tộc ta. Trở về và thấu hiểu sâu hơn nữa cội nguồn Hồ Chí Minh,
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta vững tâm kiên định đi tới
trong cuộc đấu tranh vì một nền đạo đức Việt Nam ngang với tầm vóc của
dân tộc và thời đại, thấm sâu những tư tưởng lớn của Người về đạo đức mới,

đạo đức cách mạng”
Tư tưởng đạo đức cách mạng của Bác vẫn còn nguyên tính thời sự, soi sáng
cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức
Việt nam ngang tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, nguyên
nhân đề ra các tệ nạn tiêu cực ảnh hưởng đến chế độ.
12


Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về Trung với nước nói chung và về đạo đức
cách mạng nói riêng là một tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc ta.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mang, vấn
đề đặt ra không chỉ là ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị thực tiễn to lớn
của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và phát triển
những giá trị của tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ của đất nước
ta trong giai đoạn hiện nay.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh : Toàn tập – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng


/>
14



×